Xây Dựng Và Ban Hành Pháp Luật Về Thương Mại Điện Tử

Các chủ thể nước ngoài kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam: Luật Quản lý thuế năm 2007 (được sửa đổi, bổ sung các năm 2012, 2014 và 2016) đã có quy định các chủ thể kinh doanh trên lãnh thổ Việt Nam đều phải đăng ký, khai thuế trước khi bắt đầu tiến hành các hoạt động kinh doanh.

2.2.2.2. Xây dựng và ban hành pháp luật về thương mại điện tử

Các VBPL được Nhà nước ban hành về TMĐT liên quan đến các hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT trong thời gian gần đây bao gồm:

Nghị định số 85/2021/NĐ-CP của Chính phủ : Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16 tháng 5 năm 2013 của Chính phủ về thương mại điện tử

Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ ngày 28/09/2021 : Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Chỉ thị 21/CT-TTG ngày 09/09/2020: Chỉ thị về tăng cường phòng ngừa, xử lý hoạt động lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Quyết định 645/QĐ-TTg ngày 19/05/2020: Quyết định Phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử giai đoạn 2021-2025

Thông tư 21/2018/TT-BCT: TThông tư sửa đổi một số điều của Thông tư số 47/2014/TT-BCT ngày 05/12/2014 của BCT quy định về quản lý website TMĐT và Thông tư số 59/2015/TT-BCT ngày 31/12/2015 của BCT quy định về quản lý hoạt động TMĐT qua ứng dụng trên thiết bị di động

Thông tư 59/2015/TT-BCT: Thông tư số 59/2015/TT-BCT ngày 31 tháng 12 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về quản lý hoạt động thương mại điện tử qua ứng dụng trên thiết bị di động

2.2.3. Tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

2.2.3.1. Truyền thông và tư vấn

Chuyển đổi số, trong đó có các hoạt động thương mại điện tử là một xu thế tất yếu đang diễn ra trên toàn cầu. Bối cảnh kinh tế thế giới cho thấy, dưới tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nhiều mô hình kinh tế số đã xuất hiện và phát triển rất

Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam - 6

nhanh chóng. Đặc biệt khi tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp trên toàn cầu, trong khi nhiều ngành kinh tế gặp rất nhiều khó khăn thì chính kinh tế số lại là cứu cánh cho nền kinh tế nhiều quốc gia.

Theo đó, trong giai đoạn 2021 - 2023, Trung ương Hội LHTN Việt Nam và Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam đồng hành triển khai các nội dung: Tuyên truyền, phổ biến về thương mại điện tử - Chuyển đổi số cho cán bộ, hội viên, thanh niên. Trong đó, tổ chức các tọa đàm, diễn đàn trực tuyến, trực tiếp cho thanh thiếu niên; phối hợp triển khai các hoạt động nâng cao ý thức của thanh niên bảo vệ thông tin cá nhân khi tham gia các nền tảng số; tuyên truyền phổ biến kiến thức về kinh tế số tới thanh niên Việt Nam thông qua các chương trình như: Tour kiến thức về kinh tế số, chia sẻ gương thành công trong kinh tố số, chuyển đổi số.

Cùng với đó, hai bên sẽ phối hợp xây dựng sàn thương mại điện tử “Thanh niên khởi nghiệp sáng tạo cùng nông sản, đặc sản Việt Nam”. Trong đó, mỗi tỉnh thành tham gia bằng các sản phẩm nông sản, đặc sản được áp dụng công nghệ để nâng cao chất lượng và sản lượng. Tổ chức các hoạt động quảng bá sản phẩm nông sản, đặc sản của các tỉnh thành trên sàn thương mại điện tử. Các nguồn thu hợp pháp (nếu có) của sàn thương mại điện tử được sử dụng để hỗ trợ triển khai các hoạt động phục vụ công tác Đoàn, Hội và phong trào thanh thiếu nhi.

Xây dựng bộ tiêu chuẩn số cho doanh nghiệp chuyển đổi số và cẩm nang hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp như: Xây dựng cẩm nang hướng dẫn chuyển đổi số cho doanh nghiệp; Triển khai các chương trình đào tạo doanh nghiệp chuyển đổi số và cung cấp công nghệ giúp doanh nghiệp chuyển đổi số.

2.2.3.2. Triển khai các chương trình, dự án

Kế hoạch hướng mục tiêu chung Triển khai các giải pháp, hoạt động hỗ trợ phát triển lĩnh vực TMĐT, đưa TMĐT trở thành hoạt động được sử dụng, ứng dụng phổ biến trong các cơ quan quản lý nhà nước và đại bộ phận các doanh nghiệp; góp phần nâng cao hiệu quả trong hoạt động quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước; nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh; thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa, phù hợp với tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế; tham gia vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

Cụ thể đến năm 2025, đó là: Có 80% website TMĐT của các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; 40- 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa, các HTX, các hộ kinh doanh cá thể có hoạt động kinh doanh trên các sàn TMĐT, bao gồm các mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch TMĐT; 40% doanh nghiệp tham gia hoạt động TMĐT trên các ứng dụng di động; 100% các siêu thị, trung tâm thương mại, các cơ sở mua sắm lớn hiện đại phải đảm bảo được việc thanh toán (POS) và cho phép người tiêu dùng thanh toán không dùng tiền mặt; 100% các đơn vị cung cấp điện, nước, viễn thông, truyền hình chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt và cung cấp hóa đơn điện tử cho người tiêu dùng; Khuyến khích hình thành các doanh nghiệp khởi nghiệp về TMĐT; các cá nhân tổ chức phát triển các giải pháp về TMĐT; Đảm bảo và duy trì 100% các trang thông tin và Cổng thông tin điện tử của địa phương trên môi trường internet; Duy trì và cung cấp 100% thủ tục hành chính lên hệ thống trang thông tin điện tử, cổng thông tin điện tử của địa phương. Trong đó đến năm 2025 đạt 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 phổ biến, liên quan đến người dân và doanh nghiệp được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công của tỉnh; 70% các cơ sở giáo dục cao đẳng và giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh triển khai đào tạo và giới thiệu về lĩnh vực TMĐT cho sinh viên các ngành học; 100% cán bộ quản lý nhà nước về TMĐT được đào tạo và tập huấn về pháp lý, kỹ năng TMĐT trong thời kỳ mới; Phấn đấu 60% các doanh nghiệp, HTX các hộ kinh doanh cá thể được tham gia các khóa tập huấn, đào tạo về kỹ năng TMĐT.

2.2.3.3. Phối hợp hoạt động

Để tạo lập môi trường cho sự phát triển có hiệu quả của TMĐT đòi hỏi phải có sự tham gia phối hợp của rất nhiều các Bộ, Ngành, các tổ chức trong và ngoài nước.

Trong thời gian qua, cơ quan QLNN đối với các hoạt động bán hàng qua các sàn TMĐT là Bộ Công thương đã phối hợp với rất nhiều các Bộ, Ngành khác nhau trong việc triển khai các chương trình dự án phát triển TMĐT. Cụ thể, Bộ đã phối hợp với Bộ Tư pháp trong việc hoàn thiện khung pháp lý cho TMĐT; phối hợp với Bộ Giáo dục và đào tạo, Bộ Lao động thương binh và xã hội, các cơ quan truyền thông của Việt Nam trong việc đào tạo, tuyên truyền và phổ biến các kiến thức về TMĐT; Phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ, Ngân hàng Nhà nước trong việc xây dựng các chương trình phát triển công nghệ hỗ trợ TMĐT v.v... Kết quả của việc phối hợp hoạt động này là đã bước đầu tạo dựng được môi trường tương đối hoàn thiện cho việc phát triển TMĐT ở Việt Nam.

2.2.4. Kiểm tra, thanh tra thương mại điện tử

2.2.4.1. Công cụ kiểm tra thanh tra hoạt động bán hàng qua các sàn TMĐT

Theo Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT quốc gia giai đoạn 2021-2025 được thông qua tại Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15/5/2020, Chính phủ đã đặt ra các mục tiêu rất rõ ràng. Đó là hỗ trợ, thúc đẩy việc ứng dụng rộng rãi TMĐT trong DN và cộng đồng; Thu hẹp khoảng cách giữa các thành phố lớn và các địa phương về mức độ phát triển TMĐT; Xây dựng thị trường TMĐT lành mạnh, có tính cạnh tranh và phát triển bền vững; Mở rộng thị trường tiêu thụ cho hàng hóa Việt Nam trong và ngoài nước thông qua ứng dụng TMĐT; Đẩy mạnh giao dịch, TMĐT xuyên biên giới. Đặc biệt, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia có thị trường TMĐT phát triển thuộc nhóm 3 nước dẫn đầu khu vực Đông Nam Á.

Để thực hiện các mục tiêu này, Bộ Công Thương cũng đã nghiên cứu và đề xuất các nhóm giải pháp trọng tâm nhằm tăng cường bảo vệ quyền lợi chính đáng cho người tiêu dùng trong TMĐT và thúc đẩy các DN tham gia, phát triển thị trường TMĐT cạnh tranh lành mạnh, phát triển bền vững.

TMĐT là một lĩnh vực rất đặc thù, đó là sự kết hợp giữa công nghệ và thị trường, giữa thực thể tồn tại với thực thể trong không gian số, do đó hoạt động TMĐT cũng là lĩnh vực chịu nhiều tác động và thay đổi nhanh chóng. Chính vì vậy, khung pháp lý cần được hoàn thiện gắn với thực tiễn.

Nhằm gia tăng các công cụ quản lý hiệu quả hơn đối với hoạt động TMĐT, ngày 25/9/2021, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 85/2021/NĐ-CP (Nghị định 85) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 52/2013/NĐ-CP ngày 16/5/2013 của Chính phủ về TMĐT. Đây được coi là thay đổi rất quan trọng với một số nội dung đáng chú ý. Cụ thể:

Bổ sung trách nhiệm cung cấp thông tin về hàng hoá, dịch vụ của người bán:

Theo quy định mới, đối với hàng hóa, dịch vụ được giới thiệu trên website, người bán phải cung cấp những thông tin để khách hàng có thể xác định chính xác các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ, nhằm tránh sự hiểu nhầm khi quyết định việc đề nghị giao kết hợp đồng.

Thông tin về hàng hóa công bố trên website phải bao gồm các nội dung bắt buộc thể hiện trên nhãn hàng hóa theo quy định pháp luật về nhãn hàng hóa, trừ các thông tin có tính chất riêng biệt theo sản phẩm, như năm, tháng, ngày sản xuất; hạn sử dụng; số lô sản xuất; số khung, số máy.

Người bán hàng hóa, dịch vụ phải đáp ứng điều kiện đầu tư, kinh doanh thuộc danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện phải công bố số, ngày cấp và nơi cấp giấy phép, giấy chứng nhận đủ điều kiện, văn bản xác nhận, hoặc các hình thức văn bản khác theo quy định pháp luật về điều kiện kinh doanh của ngành, nghề đó.

Bắt buộc công bố về chính sách kiểm hàng trên website TMĐT:

Theo Nghị định 85, tất cả các website TMĐT phải công bố về chính sách kiểm hàng; chính sách hoàn trả, bao gồm thời hạn hoàn trả, phương thức trả hoặc đổi hàng đã mua, cách thức lấy lại tiền, chi phí cho việc hoàn trả này.

Như vậy, từ 01/01/2022, chính sách kiểm hàng khi người dùng mua sản phẩm bắt buộc phải được thể hiện rõ ràng ở trên website TMĐT đó.

Các hình thức hoạt động của sàn giao dịch TMĐT:

Nghị định mới này quy định rõ các hình thức hoạt động của sàn giao dịch TMĐT gồm: Website cho phép người tham gia được mở các gian hàng để trưng bày, giới thiệu hàng hóa hoặc dịch vụ; Website cho phép người tham gia được mở tài khoản để thực hiện quá trình giao kết hợp đồng với khách hàng; Website có chuyên mục mua bán, trên đó cho phép người tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ.

Đặc biệt, từ ngày 01/01/2022, bên cạnh hình thức hoạt động của sàn giao dịch TMĐT thông qua website như trước đây, thương nhân, tổ chức còn được thực hiện hoạt động TMĐT thông qua các mạng xã hội như: Facebook, Zalo, Instagram... Theo đó, người tham gia trực tiếp hoặc gián tiếp các hoạt động mua bán phải trả phí và thực hiện đăng ký theo quy định.

Bổ sung trách nhiệm của thương nhân:

Đối với những sàn giao dịch TMĐT có chức năng đặt hàng trực tuyến, thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT phải có trách nhiệm: Chỉ định đầu mối tiếp nhận yêu cầu và cung cấp thông tin trực tuyến cho cơ quan quản lý Nhà nước về các đối tượng có dấu hiệu vi phạm pháp luật; Đầu mối này sẽ cung cấp thông tin trong vòng 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận yêu cầu để kịp thời phục vụ công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Bên cạnh đó, đại diện cho người bán nước ngoài trên sàn giao dịch TMĐT phải có trách nhiệm giải quyết các khiếu nại của người tiêu dùng liên quan đến hàng hóa, dịch vụ do thương nhân nước ngoài cung cấp. Đồng thời, có trách nhiệm thông báo nghĩa vụ thuế

của người bán nước ngoài khi tham gia sàn giao dịch TMĐT theo quy định của pháp luật Việt Nam...

2.2.4.2. Hoạt động kiếm tra, thanh tra hoạt động bán hàng qua các sàn TMĐT

Bộ Công Thương vừa phê duyệt Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, kiểm soát, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm.

Theo đó, đối tượng thanh tra, kiểm tra là các thương nhân, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu website, ứng dụng thương mại điện tử bán hàng hoặc kinh doanh trên website, ứng dụng cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và các thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử có dấu hiệu lợi dụng hoạt động thương mại điện tử để kinh doanh hàng nhập lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

Các địa bàn trọng điểm nằm trong chiến dịch kiểm tra là: Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hoá, Nghệ An, Đà Nẵng, TP Hồ Chí Minh và Cần Thơ.

Bên cạnh việc thanh tra, kiểm tra, kế hoạch còn đặt mục tiêu tuyên truyền, phổ biến pháp luật nhằm đẩy lùi hành vi vi phạm về buôn lậu, hàng giả, hàng cấm, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ và hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ... trên môi trường trực tuyến.

2.3. Đánh giá thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT

2.3.1. Thành công

Thứ nhất, về xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển các hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT.

Từ phân tích thực trạng QLNN đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT cho thấy trong thời gian qua cơ quan QLNN đã có nhiều cố gắng trong việc xây dựng kế hoạch phát triển các hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT , trong đó Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc giai giai đoạn 2021-2025 được coi là bản kế hoạch mang tính định hướng của các cơ quan QLNN đối sự phát triển TMĐT ở Việt Nam. Những định hướng và chủ trương đúng đắn của các cơ quan QLNN đã giúp DN triển khai và ứng dụng có hiệu quả TMĐT trong hoạt động SXKD; TMĐT ngày càng trở thành ứng dụng quan trọng trong hoạt động của các DN; TMĐT đã đóng góp rất lớn vào việc quảng bá hình ảnh, xúc tiến đầu tư, mở rộng hợp tác quốc tế của các DN. Nhờ có

sự hỗ trợ của các cơ quan QLNN, ngày càng có nhiều DN áp dụng các mô hình TMĐT ở các cấp độ khác nhau, hình thành nên các mô hình kinh doanh mới rất có hiệu quả.

Bên cạnh đó sự nhận thức về các lợi ích của TMĐT trong DN và người dân đã được nâng cao nhờ việc tích cực tuyên truyền, phổ biến về các lợi ích của TMĐT. TMĐT đã làm thay đổi đáng kể thói quen, tập quán của người tiêu dùng; thay đổi phương thức kinh doanh truyền thống. Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2021-2025 cũng được coi là một kế hoạch mang tính đột phá với rất nhiều các mục tiêu và giải pháp cụ thể để đảm bảo cho sự phát triển ngày càng nhanh của các hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT ở Việt Nam trong giai đoạn tới.

Thứ hai, về xây dựng chính sách và ban hành pháp luật về TMĐT

Trong thời gian qua, các cơ quan QLNN đã có rất nhiều cố gắng trong việc xây dựng các chính sách phát triển, rất nhiều chính sách như chính sách phát triển hạ tầng công nghệ, chính sách phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT từ đó các hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT đã đạt được những thành công nhất định.

Chính sách phát triển hạ tầng công nghệ cho TMĐT, sau một thời gian xây dựng và triển khai, cho đến nay hạ tầng công nghệ cho TMĐT đã được chú trọng đầu tư tạo ra điều kiện rất lớn cho các thương nhân, DN ứng dụng thành công trong các hoạt động bán hàng. Cùng với sự phát triển của Internet thì hạ tầng CNTT quốc gia cũng luôn được trú trọng đầu tư thích đáng. Hệ thống thông tin quốc gia ngày càng được hoàn thiện với rất nhiều các công nghệ mới được ứng dụng; tốc độ đường truyền Internet ngày càng tăng, ngày

càng có nhiều DN cung cấp các dịch vụ viễn thông, Internet đã được cung cấp đến hầu hết các tỉnh thành trên phạm vi cả nước. Các công nghệ thanh toán ngày càng hiện đại, an toàn và bảo mật, thuận tiện cho người sử dụng. Chính các điều kiện này đã mở ra cơ hội rất lớn cho việc triển khai trong các hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT một cách rộng rãi.

Khung pháp lý cho hoạt động TMĐT đã dần hình thành. Ba bộ luật cơ bản điều chỉnh hoạt động TMĐT là: luật giao dịch điện tử; luật Công nghệ thông tin và luật Viễn thông là cơ sở để các Bộ, Ngành ban hành các văn bản dưới luật điều chỉnh những lĩnh vực cụ thể của TMĐT.

Hệ thống pháp luật về TMĐT cũng từng bước được hiệu chỉnh để phù hợp với hệ thống pháp quốc tế về TMĐT, phù hợp những cam kết của Việt Nam với cộng đồng quốc tế trong quá trình phát triển kinh tế.

Hệ thống pháp luật về TMĐT đã tạo ra nền tảng pháp lý cơ bản để các cơ quan QLNN thực hiện các hoạt động của mình; là cơ sở để các DN ứng dụng và triển khai TMĐT vào hoạt động SXKD; tạo niềm tin cho người tiêu dùng khi tham gia các giao dịch TMĐT.

Thứ ba, về tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển các hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT

Để triển khai thực hiện Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2016- 2020, Kế hoạch tổng thể phát triển TMĐT giai đoạn 2021-2025, các cơ quan QLNN đối với các hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT đã triển khai rất nhiều các chương trình,

dự án để hỗ trợ việc ứng dụng TMĐT trong DN và từng bước hoàn thiện môi trường cho sự phát triển có hiệu quả của TMĐT.

Trong tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển, nhờ có sự chỉ đạo kịp thời của các cơ quan QLNN , đặc biệt là sự chỉ đạo trực tiếp của Cục TMĐT và CNTT, rất nhiều DN đã nhận được sự tư vấn, hỗ trợ kịp thời về mặt công nghệ, về lựa chọn mô hình bán hàng hiệu quả.

Thứ tư, hoạt động thanh tra, kiểm tra các hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT bước đầu đã đạt được những kếtquả nhất định. Nhờ có hoạt động này, các DN, người bán đã có ý thức hơn trong việc chấp hành pháp luật về TMĐT, người tiêu dùng đã phần nào tin tưởng vào việc thực hiện các giao dịch TMĐT.

2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Việc quản lý nhà nước về hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT đã được nhà nước quan tâm triển khai thực hiện, tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế.

Thứ nhất, các quy định của nước ta chưa phù hợp với pháp luật các nước trong khu

vực

Asean là một thị trường chung non trẻ đang trong quá trình khẳng định mình. Tuy

nhiên, trong khu vực, các nước vẫn còn tồn tại những điểm khác biệt về điều kiện kinh tế, văn hóa, tín ngưỡng… Do những yếu tố khác nhau cơ bản đó cho nên các quy định của pháp luật về quản lý thị trường TMĐT của các nước cũng rất khác nhau, đây là một rào cản lớn cho nền TMĐT. Để so sánh, ta có thể thấy, Indonesia là một nước có những người Hồi giáo chiếm đa số, do đó Chính phủ nước này đã thông qua những quy định nghiêm ngặt đối với sản phẩm có thể xâm phạm tín ngưỡng của nước này như thịt lợn hay rượu bia. Hay ở Philippine, việc mua bán vũ khí quân dụng được diễn ra khá tự do, thế nhưng mặt hàng này ở nhiều nước khác, kể cả ở Việt Nam là hàng quốc cấm. Một ví dụ khác là Campuchia cho phép các nhà kinh doanh của nước này thanh toán bằng ngoại tệ đối với các giao dịch trong nước kể cả giao dịch mua bán trên website thương mại trực tuyến. Trong khi đó, các quy định pháp luật của nước ta lại có những ngăn cản đối với hình thức thanh toán này. Điều này gây rất nhiều cản trở đối với các nhà đầu tư trong nước vì nếu khách hàng ở nước ngoài muốn mua được sản phẩm có nguồn góc từ Việt Nam bắt buộc phải đổi từ đồng tiền nước ngoài sang Việt Nam đồng thì mới mua được. Do đó, gây ra rất nhiều cản trở đối với các website có tham vọng thu hút các khách hàng ngoại quốc. Nước ta vẫn chưa có cơ chế phối hợp, tham chiếu với các nước trong khu vực

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2023