Quy Mô Thị Trường Tmđt Bán Lẻ Tại Việt Nam (2016-2020)

Hình 2 1 Quy mô thị trường TMĐT bán lẻ tại Việt Nam 2016 2020 Nguồn Sách trắng 1


Hình 2. 1: Quy mô thị trường TMĐT bán lẻ tại Việt Nam (2016-2020)

(Nguồn: Sách trắng thương mại điện tử Việt Nam 2021) Qua các năm số lương người tiêu dùng mua sắm trực tuyến ngày một tăng, đến 2020 đã có 49,3tr người, ước tính giá trị mua sắm trực tuyến của một người trung bình rơi vào khoảng hơn 200USD.

Con số được đưa ra tại Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2021 của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) vừa đưa ra tại sự kiện Diễn đàn Toàn cảnh thương mại điện tử Việt Nam - VOBF 2021, diễn ra sáng nay 20/4.

Báo cáo cho biết, tốc độ tăng trưởng trung bình của thương mại điện tử giai đoạn 2016-2019 hoảng 30%. Quy mô thương mại điện tử bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng tăng từ 4 tỷ USD năm 2015 lên khoảng 11,5 tỷ USD năm 2019. Báo cáo dự đoán tốc độ tăng trưởng của năm 2020 tiếp tục duy trì ở mức trên 30% và đạt quy mô 15 tỷ USD.

Kết quả khảo sát nhanh của VECOM vào tháng 5/2020 tiếp tục được củng cố cho cả năm 2020 và đầu năm 2021, cho biết một mặt các doanh nghiệp đã năng động, thích nghi và quan tâm hơn tới kinh doanh trực tuyến, mặt khác công cồng người tiêu dùng mua săm trực tuyến tăng nhanh.

Kết hợp cả hai yếu tố trên dẫn tới nhiều lĩnh vực kinh doanh trực tuyến duy trì được sự ổn định và tăng trưởng tốt, bao gồm bản lẻ hàng hóa trực tuyến, gọi và và đồ ăn, giải trí trực tuyến, tiếp thị trực tuyến, thanh toán trực tuyến, đào tạo trực tuyến. Ước tính chung năm 2020 thương mại điện tử nước ta tăng trưởng khoảng 15% và đạt quy mô khoảng 13,2 tỷ USD.

Báo cáo chỉ số thương mại điện tử Việt Nam 2021 của VECOM cũng dẫn báo cáo Thương mại điện tử Đông Nam Á 2020 của Google, Temasek và Bain&Company, thương mại điện tử Việt Nam năm 2020 tăng 16% và đạt quy mô trên 14 tỷ USD. Trong đó lĩnh vực bán lẻ hàng hóa trực tuyến tăng 46%, gọi xe và đồ ăn công nghệ tăng 34%, tiếp thị, giải trí và trò chơi trực tuyến tăng 18%, riêng lĩnh vực du lịch trực tuyến giảm 28%.

Báo cáo này cũng dự đoán tốc độ tăng trưởng trung bình giai đoạn 2020-2025 là 29% và tới năm 2025 quy mô thương mại điện tử nước tai đặt 52 tỷ USD.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

Liên quan tới bán lẻ hàng hóa trực tuyến, theo khảo của VECOM sản lượng bưu gửi qua dịch vụ chuyển phát năm 2020 tăng 47%. Những doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu có mức tăng trưởng bưu gửi từ 30% tới 60%. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát thấp hơn so với tốc độ tăng sản lượng.

Trong Quý II/2021, báo cáo từ iPrice Group cho thấy thứ hạng các doanh nghiệp TMĐT đa ngành trong bản đồ TMĐT Việt Nam bắt đầu có sự chuyển dịch. Ngoài ra, nghiên cứu số liệu từ Google chỉ ra rằng nhu cầu tìm kiếm cửa hàng thiết yếu trên môi trường online tăng mạnh.

Kết quả sau Quý II/2021, theo số liệu của iPrice Group và SimilarWeb, tổng số lượt truy cập vào top 50 website mua sắm trong bản đồ TMĐT Việt Nam sáu tháng đầu năm đạt hơn 1,3 tỷ lượt, cao nhất từ trước đến nay. Số liệu cũng cho thấy lượt truy cập trong Quý II/2021 tăng 10% so với Quý I/2021.

Sàn TMĐT đa ngành Shopee Việt Nam đánh dấu quý thứ 12 dẫn đầu về lượt truy cập website với 73 triệu lượt truy cập trong quý này, tăng 9,2 triệu lượt so với Quý I/2021.

Sau nhiều quý liên tiếp bị các đối thủ qua mặt, Lazada Việt Nam vươn lên hạng 2 trong “cuộc đua tứ mã” về lượt truy cập website các sàn TMĐT đa ngành. Theo đó, lượt truy cập website trung bình của Lazada Việt Nam tăng 14% so với ba tháng đầu năm và nhận về 20,4 triệu lượt truy cập.


Hình 2 2 Vị thế của sản phẩm Việt Nam trên các sàn giao dịch TMĐT Nguồn iPrice 2

Hình 2. 2: Vị thế của sản phẩm Việt Nam trên các sàn giao dịch TMĐT

( Nguồn: iPrice)

Quy mô và tiềm năng của ngành TMĐT tại Việt Nam từ lâu đã được biết đến. Sách trắng Thương mại điện tử 2021 từ Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số cho biết hiện có đến 49,3 triệu người tiêu dùng Việt tham gia mua sắm trực tuyến, tỷ lệ cao nhất trong khu vực. Cộng với hoạt động giãn cách xã hội diễn ra trên diện rộng thời gian qua và thực tế các chuỗi cung ứng truyền thống như chợ bị tê liệt thì TMĐT càng đóng một vai trò quan trọng. Hồi tháng 9, một báo cáo của Công ty thanh toán Visa cho thấy những con số hết sức ấn tượng: có đến 87% người tiêu dùng Việt được khảo sát hiện mua sắm trực tuyến giao hàng tận nhà và có đến 82% trải nghiệm các dịch vụ này lần đầu tiên là sau khi đại dịch xảy ra. Có thể thấy, TMĐT trong mùa dịch không còn đơn thuần là một sự lựa chọn trong số các kênh phân phối mà đã trở thành yếu tố sống còn để các doanh nghiệp trong nước vượt khó và tiếp tục phát triển.

Tuy vậy, đáng lo ngại khi các doanh nghiệp trong nước vẫn đang rất loay hoay trong việc tận dụng kênh phân phối này. Khi nghiên cứu top các mặt hàng được tìm mua từ các sàn TMĐT thông qua việc đếm số lượt tìm kiếm và click vào sản phẩm, iPrice đã phát hiện ra thực tế là các sản phẩm mang thương hiệu Việt chỉ chiếm trung bình 17% các mặt

hàng được tìm mua trên sàn TMĐT trong năm 2020 và nửa đầu 2021. Ngược lại, có đến 83% số sản phẩm được quan tâm nhất trên các sàn TMĐT là hàng ngoại nhập.

Đáng lo ngại hơn khi con số này còn có dấu hiệu suy giảm từ 2020 sang 2021.

Cụ thể, tỷ lệ hàng hóa mang thương hiệu Việt trong top 1200 sản phẩm bán chạy chỉ chiếm 20% trong thời điểm dịch năm 2020. Trong đó, khi so sánh giữa các sàn, thương hiệu Việt được tìm mua nhiều nhất trên sàn TMĐT Sendo với tận 25% trong số 300 sản phẩm phổ biến trên sàn Sendo là hàng Việt Nam, theo sau là Tiki (23%), Lazada Việt Nam (18%) và Shopee Việt Nam (13%).

Bước sang nửa đầu năm 2021, các mặt hàng thuộc thương hiệu trong nước chỉ còn chiếm 14% các sản phẩm được người tiêu dùng tìm mua, cho thấy một sự suy giảm rõ so với năm trước. Dẫn đầu trong chỉ số này giữa các sàn năm 2021 tiếp tục là hai sàn nội địa Tiki (21%) và Sendo (16%).

Việc hai sàn nội Sendo và Tiki xếp cao nhất về lượng hàng Việt trong các sản phẩm bán chạy phần nào cho thấy tính phù hợp cao và sự hỗ trợ tích cực của hai sàn này cho các doanh nghiệp Việt.

Tiki là sàn duy nhất trong bốn sàn bắt buộc tất cả người bán phải có giấy phép đăng ký kinh doanh. Quy định này vô hình chung làm giảm một lượng nhà bán chuyên nhập hàng ngoại về bán lại và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp nội.

Trong khi đó, Sendo ghi dấu ấn trong năm 2021 với các chương trình Gian Hàng Việt phối hợp cùng Bộ Công Thương và tích cực xúc tiến đưa nông sản các tỉnh trên cả nước lên sàn trong mùa dịch. Lãnh đạo Sendo gần đây cũng không giấu mong muốn biến sàn này thành địa chỉ kinh doanh trực tuyến của các thương hiệu Việt Nam.

Dẫu vậy, thực tế số liệu đã cho thấy việc các sàn nội tạo điều kiện cho hàng Việt là một mặt nhưng để hàng Việt phổ biến hơn trên TMĐT thì cần xuất phát từ chính bản thân nỗ lực của doanh nghiệp trong nước.

Hình 2 3 Thứ hạng 4 sàn TMĐT Việt Nam phổ biến trong Quý II 2021 Nguồn iPrice Trong 3

Hình 2. 3: Thứ hạng 4 sàn TMĐT Việt Nam phổ biến trong Quý II/2021

( Nguồn: iPrice)

Trong khi đó, lượt truy cập trung bình vào website của hai sàn thương mại điện tử đa ngành nội địa Tiki và Sendo có sự giảm nhẹ, lần lượt đạt 17,2 và 7,9 triệu lượt.

Như vậy, trật tự các doanh nghiệp thương mại điện tử đa ngành tốp đầu ở Quý II/2021 đã có sự thay đổi nhất định. Theo như xu hướng hiện tại, cuộc chơi lại dường như đang bị lấn át bởi các doanh nghiệp ngoại.

Báo cáo hàng năm của Facebook và Bain & Company tại thị trường Đông Nam Á cho thấy rằng doanh số thương mại điện tử của Việt Nam năm 2021 ước tính đạt 12 tỷ USD. Đồng thời, đưa ra dự báo con số này sẽ tăng 4,5 lần và đạt 56 tỷ USD vào năm 2026, quy mô thị trường đứng thứ hai trong khu vực chỉ sau Indonesia.

Điều đó cho thấy rằng thấy rằng thị trường TMĐT Việt Nam đang có triển vọng tích cực và dự báo sẽ tiếp tục bùng nổ trong thời gian tới. Tuy vậy, tình hình dịch bệnh vẫn còn tiếp diễn và có khả năng cao sẽ còn liên tục tạo nên những thay đổi khác nữa trong tương lai.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT

2.2.1. Xây dựng kế hoạch phát triển hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT

2.2.1.1. Kế hoạch phát triển hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT quốc gia

(i) Phát triển TMĐT góp phần thúc đẩy thương mại và nâng cao sức cạnh tranh của DN trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới;

(ii) Nhà nước đóng vai trò tạo lập môi trường pháp lý và cơ chế chính sách thuận lợi nhằm thu hút công nghệ tiên tiến và khuyến khích DN ứng dụng TMĐT ; cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ hoạt động TMĐT;

(iii) Phát triển TMĐT cần được gắn kết chặt chẽ với việc ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin và truyền thông;

(iv) Rà soát, bổ sung, sửa đổi các văn bản quy phạm pháp luật liên quan nhằm bảo đảm toàn bộ hệ thống pháp luật được định hướng chung là hỗ trợ, tạo điều kiện cho TMĐT phát triển.

Ngày 15 tháng 5 năm 2020, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 645/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025. Kế hoạch đặt ra mục tiêu cụ thể về quy mô thị trường TMĐT, hạ tầng dịch vụ phụ trợ cho TMĐT, phát triển TMĐT giữa các vùng kinh tế, ứng dụng TMĐT trong doanh nghiệp, phát triển nguồn nhân lực. Đến năm 2025, doanh số thương mại điện tử B2C (tính cho cả hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trực tuyến) tăng 25%/năm, đạt 35 tỷ USD, chiếm 10% so với tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng cả nước; 80% website thương mại điện tử có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến; 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử, bao gồm mạng xã hội có chức năng sàn giao dịch thương mại điện tử; 40% doanh nghiệp tham gia hoạt động thương mại điện tử trên các ứng dụng di động; 1.000.000 lượt doanh nghiệp, hộ kinh doanh, cán bộ quản lý nhà nước, sinh viên được tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng ứng dụng TMĐT v.v…

2.2.1.2. Kế hoạch phát triển hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT của các địa phương

Căn cứ vào kế hoạch phát triển TMĐT quốc gia, các địa phương đã chủ động xây dựng kế hoạch phát triển TMĐT của từng địa phương mình với các mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể hơn trong việc phát triển TMĐT ở địa phương.

Thực hiện Quyết định số 645/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025, các hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT được triển khai trên khắp tất cả các tỉnh, thành phố trên cả nước, từng bước mở rộng ra khu vực nhằm đẩy mạnh hoạt động thương mại điện tử xuyên biên giới; ban hành hệ thống tiêu chuẩn cho dịch vụ chuyển phát và hoàn tất đơn hàng trong thương mại điện tử; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu địa chỉ; phát triển nền tảng Bản đồ số Việt Nam để hỗ trợ phục vụ cho công tác quản lý trực tuyến dịch vụ bưu chính, vận chuyển, giao nhận và hoàn tất đơn hàng cho thương mại điện tử trên phạm vi toàn quốc.

2.2.2. Xây dựng chính sách và ban hành pháp luật về hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT

2.2.2.1. Chính sách phát triển hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT

a, Chính sách thương nhân

Điều kiện thiết lập website thương mại điện tử bán hàng:

Là thương nhân, tổ chức hoặc cá nhân đã được cấp mã số thuế cá nhân

Như vậy, các thương nhân như doanh nghiệp có mã số thuế được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hộ kinh doanh cá thể có mã số thuế cá nhân, tổ chức khác có mã số thuế sẽ là chủ thể thiết lập website thương mại điện tử bán hàng.

Có website thuộc sở hữu của thương nhân, tổ chức, cá nhân thiết lập

Đã thông báo với Bộ Công Thương về việc thiết lập website thương mại điện tử bán hàng

b, Chính sách bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT

Thị trường TMĐT đang ngày càng rộng mở với nhiều mô hình, chủ thể tham gia, các chuỗi cung ứng cũng đang dần thay đổi theo hướng hiện đại hơn khi có sự hỗ trợ từ số hóa và công nghệ thông tin. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19, thị trường thương mại điện tử đang trở nên sôi động hơn và việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng kênh phân phối mới đang trở thành một phương án hữu hiệu cho các doanh nghiệp Việt vượt qua khó khăn, mang đến cơ hội mới từ phía cầu thị trường trên cơ sở làm thay đổi thói quen mua hàng của người tiêu dùng, chuyển từ thói quen mua hàng truyền thống sang mua hàng qua thương mại điện tử.

c, Chính sách thuế đối với hoạt động bán hàng qua các sàn TMĐT

Trong những năm qua, các quy định pháp luật về thuế của Việt Nam đã được kiện toàn và có tính bao quát, điều chỉnh đối với TMĐT ngay từ khi hoạt động này mới ra đời, đảm bảo cơ sở pháp lý cho việc thu thuế, cụ thể như:

Thuế giá trị gia tăng (GTGT): Theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Luật thuế GTGT năm 1997; Điều 3 và Điều 4 Luật thuế GTGT năm 2008 (đã được sửa đổi, bổ sung vào các năm 2014, 2015 và 2016) và các văn bản hướng dẫn thì các hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng tại Việt Nam là đối tượng chịu thuế GTGT; Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế và tổ chức, cá nhân khác nhập khẩu hàng hóa chịu thuế (gọi chung là người nhập khẩu) là đối tượng nộp thuế GTGT.

Do đó, các hàng hóa, dịch vụ sử dụng tại Việt Nam được mua, bán thông qua loại hình TMĐT từ các trang mạng điện tử đặt tại Việt Nam hay tại các quốc gia khác thì người bán đều phải kê khai và nộp thuế GTGT theo quy định.

Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN): Tại Điều 2 và Điều 3 các Luật Thuế TNDN năm 2003, Luật Thuế TNDN năm 2008 đã quy định rõ tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập đều phải nộp thuế TNDN.

Cụ thể: DN Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam; DN nước ngoài có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam có hoặc không liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó và thu nhập chịu thuế phát sinh ngoài Việt Nam liên quan đến hoạt động của cơ sở thường trú đó; DN nước ngoài không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nộp thuế đối với thu nhập chịu thuế phát sinh tại Việt Nam.

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN): Theo quy định tại Điều 2 và Điều 3 Luật Thuế TNCN năm 2007 (được sửa đổi, bổ sung các năm 2012 và 2014), đối tượng nộp thuế TNCN là cá nhân cư trú có thu nhập thuộc diện chịu thuế quy định phát sinh trong và ngoài lãnh thổ Việt Nam và cá nhân không cư trú có thu nhập thuộc diện chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Như vậy, cá nhân công dân Việt Nam hay cá nhân nước ngoài phát sinh thu nhập từ các giao dịch TMĐT tại Việt Nam và tại các trang mạng của Việt Nam cũng như các trang mạng quốc tế đều phải kê khai và nộp thuế TNCN.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/05/2023