Tổng Quan Về Ngân Hàng Tmcp Ngoại Thương Việt Nam – Chi Nhánh Huế


CHƯƠNG 2

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM – CN HUẾ


2.1. Tổng quan về ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Huế

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

Khái quát về sự ra đời và phát triển của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam: Được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam với tên giao dịch quốc tế là Bank for Foreign Trade of Vietnam, tên điện tín là Vietcombank (VBC). Tiền thân là cục quản lý ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng nhà nước) với tên gọi là Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam. Năm 2008, NHNN cấp giấy phép hoạt động số 138/GP-NHNN cho NHNT sau khi cổ phần hóa, chuyển đổi ngân hàng Ngoại Thương Việt Nam từ ngân hàng thương mại Nhà

Nước sang ngân hàng thương mại cổ phần.

Ngân hàng TMCP ngoại thương là một trong những thành viên đầu tiên của Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam và là thành viên của nhiều hiệp hội ngân hàng khác như Hiệp hội Ngân hàng Châu Á, Hiệp hội Tư vấn Doanh nhân APEC, Câu lạc bộ Ngân hàng Châu Á Thái Bình Dương…

Trải qua 50 năm hình thành và phát triển, ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam đã có những bước tiến vượt bậc, trở thành ngân hàng hoạt động đa lĩnh vực và đi đầu trong việc cung cấp các dịch vụ tài chính tại Việt Nam như thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, cho vay tài trợ xuất nhập khẩu, các dịch vụ tài chính,… Đồng thời là ngân hàng chủ lực trong thực hiện chính sách tỷ giá của NHNN, thay mặt Chính phủ đàm phán, tiếp nhận và quản lý các khoản vốn vay nước ngoài, viện trợ của nước ngoài.

Với bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực ngân hàng cũng như lợi thế về đội ngũ cán bộ nhân viên, hạ tầng kỹ thuật hiện đại,… Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam luôn giữ vai trò chủ lực trong hệ thống ngân hàng Việt Nam, được nhà nước xếp hạng là một trong 23 doanh nghiệp đặc biệt.


Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Huế

Ngân hàng TMCP Ngoại thương – chi nhánh Huế được thành lập theo quyết định số 68 QĐ NH3 ngày 10/08/1993 của Tổng giám đốc ngân hàng ngoại thương Việt Nam và đi vào hoạt động ngày 02/11/1993. Trụ sở chính đóng tại 78 Hùng Vương, TP Huế.

Là một trong những ngân hàng hàng đầu trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Qua 20 năm hoạt động, chi nhánh ngày càng phát triển lớn mạnh và đã góp phần không nhỏ cho sự phát triển của tỉnh nhà nói riêng cũng như hệ thống ngân hàng TMCP ngoại thương Việt nam nói chung. Hiện nay mạng lưới của chi nhánh bao gồm:

- Trụ sở chính: 78 Hùng Vương, TP Huế.

- Phòng giao dịch số 1: 155 Trần Hưng Đạo, TP Huế.

- Phòng giao dịch số 2: 2A Hùng Vương, TP Huế.

- Phòng giao dịch Phạm Văn Đồng: C8 Khu liền kề, Phạm Văn Đồng, TP Huế.

- Phòng giao dịch Mai Thúc Loan: 67 Mai Thúc Loan, TP Huế.

- Phòng giao dịch Bến Ngự: 48 Nguyễn Huệ, TP Huế.

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Huế là ngân hàng phục vụ thanh toán xuất nhập khẩu đầu tiên được hình thành tại tỉnh Thừa Thiên Huế, và được xem là ngân hàng đối ngoại chủ lực trên địa bàn tỉnh, góp phần tích cực phát triển kinh tế địa phương, tháo gỡ những vướng mắc trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư tín dụng, kiều hối… Với đội ngũ nhân viên viên hơn 170 người, VCB thực hiện các hoạt chính, bao gồm:

- Nhận tiền gửi tiết kiệm bằng VNĐ và ngoại tệ.

- Cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ.

- Chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước.

- Thanh toán xuất nhập khẩu.

- Nhận mua bán ngay có kỳ hạn và hoán đổi các loại ngoại tệ mạnh.

- Bảo lãnh và tái bão lãnh.

- Thực hiện nghiệp vụ hối đoái

- Phát hành các loại thẻ dung trong nội địa và quốc tế.

- Thực hiện nghiệp vụ thuê mua tài chính.


2.1.2. Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ của các phòng ban

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam – Chi nhánh Huế có các phòng ban hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ riêng đã được phân công theo chỉ đạo điều hành của Ban giám đốc. Giữa các phòng ban có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, phối hợp với nhau để thực hiện các hoạt động của Ngân hàng. Bên cạnh đó, cơ cấu tổ chức của các phòng ban ngày càng được cải tiến theo hướng hiện đại hơn nhằm đáp ứng ngày càng tốt nhu cầu của KH, đồng thời góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng. Chức năng và nhiệm vụ cụ thể của bộ máy tổ chức tại Chi nhánh Vietcombank - Huế như sau:

- Giám đốc: Chịu trách nhiệm chung mọi hoạt động của ngân hàng, có quyền ra quyết định trong phạm vi theo quy định của NHTW, đồng thời chịu trách nhiệm trực tiếp với NHTW và cơ quan Pháp luật Nhà nước.

- Phó Giám Đốc: Trực tiếp quản lý các bộ phận chức năng trong phòng quan hệ khách hàng, phòng rủi ro tín dụng, phòng hành chính nhân sự, phòng kế toán, tổ quản lý nợ, phòng thanh toán quốc tế, phòng kinh doanh dịch vụ, phòng thanh toán thẻ, phòng ngân quỹ, thổ vi tính, PGD số 1, PGD số 2.

- Phòng quan hệ khách hàng: Tiếp xúc với khách hàng trong các giao dịch, cho vay ngắn, trung và dài hạn bằng VMĐ và ngoại tệ.

- Phòng hành chính nhân sự: Có nhiệm vụ quản lý hành chính và chức năng tham mưu cho Giám đốc trong công tác quản lý tổ chức, nhân sự, quy hoạch đào tạo và đề cử cán bộ.

- Phòng kiểm tra nội bộ: Có chức năng tham mưu cho Giám đốc trong quản lý và khắc phục những sai sót trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh.

- Phòng tổng hợp: Có nhiệm vụ lập kế hoạch, định hướng cho chi nhánh trong từng thời điểm và giai đoạn cụ thể, tổng hợp và cân đối nguồn vốn, cân đối kế hoạch tín dụng, xây dựng lãi suất đầu vào, đầu ra…

- Phòng kế toán: Có chức năng hạch toán kế toán, lưu giữ, bảo quản và quản lý tài sản nhà nước theo pháp lệnh kế toán thống kê và các chế độ tài chính kế toán hiện hành của Bộ tài chính và NHNT Việt Nam quy định, tham mưu cho Ban Giám Đốc


trong việc xử lý các nhiệm vụ của phòng có chất lượng và hiệu quả, thực hiện nhiệm vụ kế toán thanh toán trong nước.

- Tổ quản lý nợ: Quản lý và trực tiếp thực hiện các tác nghiệp liên quan đến giải ngân, thu hồi nợ, đảm bảo số liệu trên hệ thống khớp đúng số liệu trên hồ sợ, đảm bảo lưu giữ hồ sơ vay đầy đủ và an toàn, đảm bảo các khoản cấp tín dụng đều tuân thủ các bước quy định trong quá trình tín dụng.

- Phòng thanh toán quốc tế: Có chức năng hỗ trợ công tác thanh toán quốc tế trong giao dịch với các ngân hàng ở nước ngoài.

- Phòng kinh doanh dịch vụ: Nhận và chuyển tiền, thực hiện các sản phầm dịch vụ, thiết lập quan hệ đại lý với các ngân hàng nước ngoài.

- Phòng thanh toán thẻ: Đây là nơi cung cấp các loại hình dịch vụ thanh toán thẻ: connect24, JCB, Master Card, Visa Card…

- Tổ vi tính: Chịu trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến công nghệ, máy móc thiết bị vi tính trong toàn ngân hàng.

- Phòng ngân quỹ: Quản lý trực tiếp và bảo quản các loại tiền giấy, giấy tờ có giá, các hồ sơ thế chấp, cầm cố, kí gửi, giao dịch thu chi tiền mặt trên 50 triệu VNĐ và các ngoại tệ khác.

- PGD số 1, số 2, PGD Phạm Văn Đồng, PGD Mai Thúc Loan, PGD Bến Ngự: Tiếp xúc trực tiếp và thực hiện các giao dịch với khách hàng.


Phó Giám đốc 1

Phó Giám đốc 2

Giám đốc

Khóa luận tốt nghiệp



Phòng giao dịch số 1

Phòng giao dịch số 2

PGD

Phạm Văn Đồng

PGDB

ến Ngự

PGD

Mai Thúc Loan


Tổ xử


Phòng


Phòng


Phòng


Phòng


Phòng


Phòng

lý nợ


hành


kiểm


tổng


kế


khách


khách

xấu


chính-


tra và


hợp


toán


hàng


hàng



nhân


giám








thể



sự


sát

tuân








nhân





thủ









Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

Đánh giá công tác kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng tmcp ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế - 4

Phòng


Phòng


Phòng


Tổ vi


Phòng


Phòng

kinh


thanh


ngân


tính


quản


thanh

doanh dịch vụ


toán thẻ


quỹ




lý nợ


toán quốc tế


Tổ Marketing

Tổ tín dụng DN


Ghi chú:

Quan hệ trực tuyến: Quan hệ chức năng:


Sơ đồ 2.1: Tổ chức Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế



2.1.3. Một số chỉ tiêu về nguồn lực

Bảng 2.1: Tình hình lao động tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam - Chi nhánh Huế giai đoạn 2010-2012

Đơn vị tính: người



Chỉ tiêu

Năm

So sánh

2010

2011

2012

2011/2010

2012/2011

Số

lượng

%

Số

lượng

%

Số

lượng

%

+/-

%

+/-

%

Tổng số

lao động

158

100

166

100

175

100

8

5%

9

5.4%

Phân theo giới tính

Nam

51

32%

54

33%

59

32%

3

5.8%

5

9.3%

Nữ

107

68%

112

67%

116

68%

5

4.7%

4

3.6%

Phân theo trình độ học vấn

ĐH và trên ĐH

149

94.3%

157

94.5%

165

94.2%

8

5.3%

8

4.8%

Cao đẳng, trung cấp

4

2.5%

4

2.4%

5

2.8%

0

0

1

25%

LĐ phổ thông

5

3.2%

5

3.1%

5

3%

0

0

0

0

(Nguồn: Phòng hành chính nhân sự - Vietcombank Huế)

Qua bảng 2.1, ta nhận thấy rằng:

Tổng số lao động của ngân hàng tính đến cuối năm 2011 là 166 người, tăng thêm 8 người so với năm 2010 tương ứng với tăng 5%. Sang năm 2012, tổng số lao động tiếp tục tăng thêm 9 người so với năm 2011, tương ứng với tốc độ tăng 5.4%.

Có thể thấy rằng tình hình nhân lực của ngân hàng qua 3 năm 2010-2012 liên tục tăng về số lượng để đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu nguồn nhân lực cần thiết. Trong khi vào giai đoạn này, giải pháp ở hầu hết các ngân hàng thương mại lựa chọn để giảm bớt chi phí là cắt giảm số lượng lao động. Nhưng số lượng lao động ở Vietcombank Huế vẫn tăng đều, điều này càng chứng tỏ nhu cầu nhân lực không hề giảm mà ngược lại còn tăng. Đây cũng là tín hiệu tốt về khả năng cạnh tranh cũng như uy tín, sự tin tưởng của khách hàng dành cho Vietcombank Huế.


Xét cơ cấu lao động phân theo giới tính:

Qua cả 3 năm thì lao động nữ luôn chiếm ưu thế hơn lao động nam. Cụ thể, tỷ lệ lao động nam và nữ không biến động nhiều, tỷ lệ nam dưới 35% và nữ trên 65%. Đây cũng là điều dễ hiểu bởi trong ngành ngân hàng, là ngành thiên về dịch vụ nên nhu cầu về lao đông nữ sẽ lớn hơn, có nhiều lợi thế như ngoại hình, cách phục vụ, diễn giải, giao tiếp,… và như vậy thì dễ dàng làm hài lòng khách hàng hơn.

Xét cơ cấu lao động phân theo trình độ học vấn:

Nhìn vào bảng ta cũng có thể thấy tỷ lệ nhân viên có trình độ Đại học và trên Đại học chiếm tỷ trọng lớn và hầu như không biến động nhiều qua các năm, tỷ lệ này gần bằng 95%. Cụ thể, năm 2011 tăng 8 người so với năm 2010, tương ứng tăng 5.3%. Năm 2012 tăng 8 người, tương ứng tăng 4.8% so với năm 2011. Đây cũng là điểm mạnh về nhân sự mà Vietcombank nên tiếp tục phát huy. Là một ngân hàng lớn trên địa bàn, công tác tuyển chọn lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ ở khâu đầu vào sẽ là lợi thế, giảm bớt chi phí đào tạo lại đồng thời tạo điều kiện cho ngân hàng phát triển hơn nữa trong môi trường cạnh tranh như hiện nay. Đối với lao động có trình độ Cao đẳng, trung cấp, qua 2 năm 2010- 2011, số lượng lao động không tăng, vẫn giữ nguyên là 4 người, nhưng năm 2012 tăng lên 5 người. Cũng như số lượng lao động có trình độ phổ thông không thay đổi qua 3 năm, vẫn giữ nguyên là 5 người. Đây là điểm cần chú ý để nâng cao hơn nữa chất lượng đội ngũ nhân viên, đáp ứng được yêu cầu công việc, khả năng xử lý công việc và giúp nâng cao chất lượng dịch vụ mang lại sự hài lòng đối với khách hàng đưa ngân hàng ngày càng phát triển và lớn mạnh.

2.1.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Trong giai đoạn 2010-2012, lợi nhuận mà Vietcombank Huế thu được biến động tăng giảm qua các năm nhưng đều dương và là con số không hề nhỏ so với các ngân hàng khác trên địa bàn dù gặp phải những tín hiệu không tốt từ nền kinh tế. Cụ thể, lợi nhuận năm 2011 đạt 97,653.16 triệu đồng, tăng 30,007.22 triệu đồng so với năm 2010, tương ứng với tăng 44.36%. Lợi nhuận năm 2012 đạt 84,835.01 triệu, giảm 12,818.15 so với năm 2011, tương ứng với giảm 13.13%.

Năm 2011, có được con số này là nhờ tổng thu nhập trong năm tăng 171,524.57 triệu đồng so với năm 2010, ứng với tăng 75.52%, mà mức tăng này chủ yếu là nhờ


vào thu nhập từ lãi chiếm 83.89%. Đi kèm với nó là tổng chi phí cũng tăng 141,517.35 triệu đồng so với năm 2010, trong đó chi phí lãi chiếm 89.16%. Đây cũng là một điều dễ hiểu bởi trong giai đoạn này, tình hình lãi suất cho vay cũng như lãi suất tiền gửi biến động rất lớn, liên tục tăng và đạt ở mức cao dẫn đến thu nhập lãi, chi phí lãi phải trả cũng tăng lên. Nhưng với mức chênh lệch lãi suất thì phần lợi nhuận mà ngân hàng thu được cũng tăng lên con số rất lớn.

Sang năm 2012, lợi nhuận đã giảm so với năm 2011 là do trong năm này phần thu nhập có giảm, nhưng không đáng kể, chỉ giảm 5,161.94 triệu đồng, tương ứng với 1.29%. Trong khi đó, phần chi phí lại tăng 7,656.21 triệu đồng so với năm 2011, tương ứng với 2.54%. Chủ yếu là do các khoản chi phí phát sinh ngoài lãi tăng thêm 27,646.75 triệu đồng, tương ứng 37.5% so với năm 2011. Điều này sẽ là lưu ý cần quan tâm đối với ngân hàng để tiếp tục giảm thiểu các loại chi phí không cần thiết, góp phần gia tăng lợi nhuận – mục tiêu mà các doanh nghiệp nào cũng hướng đến.

Qua những phân tích trên ta thấy rằng trong giai đoạn 2010-2012, trong tình hình khó khăn riêng của ngành ngân hàng cũng như những sóng gió chung từ nền kinh tế. Vietcombank Huế đã không ngừng nỗ lực phấn đấu tăng thu nhập, cắt giảm chi phí để hướng đến mục tiêu gia tăng con số lợi nhuận trong thời gian qua. Đây là điều đáng ghi nhận và cần được phát huy để Vietcombank ngày càng lớn mạnh và là cánh tay đắt lực cho ngân hàng nhà nước chèo lái nền kinh tế đi qua những khó khăn.


Khóa luận tốt nghiệp


Bảng 2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt nam – chi nhánh Huế giai đoạn 2010-2012

ĐVT: triệu đồng



Chỉ tiêu

Năm

So sánh

2010

2011

2012

2011/2010

2012/2011

GT

%

GT

%

GT

%

+/-

%

+/-

%

I. Tổng thu nhập

227,133.97

100%

398,658.54

100%

393,496.60

10%

171,524.57

75.52

-5,161.94

-1.29

1.Thu từ lãi

203,186.18

89.46

373,637.27

93.72

374,879.72

95.27

170,451.09

83.89

1,242.45

0.33

-Thu từ cho vay

161,514.34

79.49

233,988.50

62.62

184,126.22

49.12

72,474.16

44.87

-49,862.28

-21.31

-Thu từ tiền gửi

39,574.66

19.48

135,501.16

36.27

187,079.22

49.9

95,926.50

242.39

51,578.06

38.06

-Thu khác về HĐ tín dụng

2,097.17

1.03

4,147.62

1.11

3,674.17

0.98

2,050.45

97.77

-473.45

-11.41

2.Thu nhập ngoài lãi

23,947.79

10.54

25,021.27

6.28

18,616.88

4.73

1,073.48

4.48

-6,404.39

-25.6

II. Tổng chi phí

159,488.03

100%

301,005.38

100%

308,661.59

100%

141,517.35

88.73

7,656.21

2.54

1.Chi phí lãi.

120,148.57

75.33

227,272.34

75.5

207,281.80

67.16

107,123.77

89.16

-19,990.54

-8.8

-Chi trả lãi tiền gửi

108,320.71

90.16

184,123.85

81.01

192,299.45

92.77

75,803.14

69.98

8,175.60

4.44

-Chi trả lãi tiền vay

11,598.34

9.65

42,980.00

18.91

14,980.23

7.23

31,381.66

270.57

-27,999.77

-65.15

-Chi trả lãi PHGTCG

229.52

0.19

168.49

0.07

2.12

0

-61.03

-26.59

-166.37

-98.74

2.Chi ngoài lãi

39,339.46

24.67

73,733.04

24.5

101,379.79

32.84

34,393.58

87.43

27,646.75

37.5

III. Lợi nhuận

67,645.94


97,653.16


84,835.01


30,007.22

44.36

-12,818.15

-13.13

(Nguồn: Phòng Kế toán – Vietcombank Huế)



Phan Thị Diệu Oanh - K43B Kế toán - Kiểm toán 36


2.1.5 Tình hình tài sản và nguồn vốn

Bảng 2.3 Tình hình tài sản và nguồn vốn của NH TMCP Ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Huế giai đoạn 2010-2012

ĐVT: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm

So sánh

2010

2011

2012

2011/2010

2012/2011

GT

%

GT

%

GT

%

+/-

%

+/-

%

A. Tài sản

2,533.23

100

2,971

100

3,154

100

257.77

10.18

363

13.01

Tiền mặt

53.92

2.13

55

1.97

68

2.16

1.08

2

13

23.64

Tiền gửi tại NHNN

15.56

0.61

20

0.72

14

0.44

4.44

28.53

-6

-30

Quan hệ tín dụng với KH

1,714

67.66

1,564

56.04

1,613

51.14

-150

-8.75

49

3.13

Sử dụng vốn khác

40.44

1.6

20

0.72

50

1.59

-20.44

-50.54

30

150

TS cố định

12.44

0.49

17

0.61

15

0.48

4.56

36.66

-2

-11.76

Quan hệ trong hệ thống

696.86

27.51

1,295

46.4

1.394

44.2

598.14

85.83

99

7.64

B. Nguồn vốn

2,533.23

100

2,971

100

3,154

100

437.67

17.28

183

6.16

Tiền gửi

6.22

0.25

6

0.2

5.12

0.16

-0.22

-3.54

-1

-14.67

Vốn huy động từ KH

1,961

77.41

2,133

71.79

2,327

73.78

172

8.77

194

9.1

Phát hành trái phiếu, kỳ phiếu

4.87

0.19

3.20

0.11

0.15

0

-1.67

-34.29

-3

-95.31

Vốn và các quỹ

121.33

4.79

150

5.05

213.73

6.78

28.67

23.63

64

42.49

Quan hệ trong hệ thống

383.69

15.15

482

16.22

318

10.08

98.31

25.62

- 164

-34.02

Nguồn vốn khác

56.12

2.22

196.8

6.62

290

9.19

140.68

250.68

93

47.36

(Nguồn: phòng kế toán – Vietcombank Huế)

Qua bảng cho ta thấy tình hình tài sản và nguồn vốn của chi nhánh trong 3 năm từ 2010 đến 2012 có sự biến động khá lớn và đều tăng qua các năm. Năm 2011, tổng tài sản ở mức 2,791 tỷ đồng, tăng 257.77 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 10.18 %


so với năm 2010. Sang năm 2012, con số này tăng lên đến 3,154 tỷ đồng, tức là tăng 363 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 13.01% so với năm 2011.

Trong chỉ tiêu tài sản thì ta có thể dễ dàng nhìn thấy, chỉ tiêu “Quan hệ tín dụng với khách hàng” chiếm một tỷ trọng khá lớn qua các năm và có nhiều biến động. Cụ thể, năm 2011, con số này chiếm 1,564 tỷ đồng, giảm 150 tỷ đồng, tương ướng với tốc độ giảm 8.75% so với năm 2010. Sở dĩ như vậy là vì sự giảm sút về tín dụng với khách hàng này xuất phát từ khủng hoảng kinh tế, lạm phát tăng cao, chính sách tiền tệ của ngân hàng nhà nước có nhiều biến động để thích ứng với điều kiện không ổn định của nền kinh tế, lãi suất cho vay được đẩy lên cao,.. làm cho cầu về vốn của khách hàng giảm sút khiến cho chỉ tiêu này giảm khá mạnh. Sang năm 2012, với những động thái tích cực hơn từ nền kinh tế, lãi suất cho vay đã phần nào hạ nhiệt, chỉ tiêu này đã tăng lên 1,613 tỷ đồng, tăng 3.13% so với năm 2011.

Đối với các chỉ tiêu Nguồn Vốn thì “vốn huy động từ khách hàng” luôn đóng vai trò quan trọng và chiếm một tỷ trọng khá lớn. Với những chính sách lãi suất hấp dẫn đã thu hút được một lượng lớn vốn nhàn rỗi của người dân trên địa bàn cũng như chuyển đổi vốn từ các kênh đầu tư khác kém an toàn hơn trong giai đoạn biến động theo nhiều chiều hướng không tốt của nền kinh tế. Điều này đã khiến cho chỉ tiêu này liên tục tăng qua các năm. Cụ thể, năm 2011, ở mức 2,133 tỷ đồng, tăng 8.77% so với năm 2010, tiếp tục tăng khi bước sang năm 2012, chỉ tiêu này đạt 2,327 tỷ đồng, tăng 194 tỷ đồng, tương ứng tăng 9.1%.

Tình hình tài sản và nguồn vốn của chi nhánh qua 3 năm 2010-2012 khá ổn định, là một trong những dấu hiệu khả quan cho thấy sự nỗ lực trong việc tạo ra uy tín, thu hút được khách hàng và từ đó giúp cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh ngày càng phát triển.


2.2. Tổ chức công tác kế toán tại ngân hàng TMCP ngoại thương Việt Nam – chi nhánh Huế

Kiểm soát viên

Trưởng phòng kế toán

Phó Phòng Kế toán

Kế toán quản lý tài khoản KH

Kế toán liên hàng (Bù trừ, c.tiền)

Kế toán nhật ký chứng từ

Kế toán tiền vay

2.2.1. Tổ chức bộ máy kế toán



Kế toán

Kế toán

chi tiêu

TSCĐ,

nội bộ,

VLCC

thuế



Sơ đồ 2.2: Tổ chức bộ máy kế toán tại Vietcombank Huế

Chú thích: : Quan hệ trực tiếp

: Quan hệ gián tiếp

- Trưởng phòng kế toán: Chịu trách nhiệm tổ chức và chỉ đạo toàn bộ công tác kế toán tại chi nhánh theo chế độ kế toán Việt Nam, tổ chức ghi chép, tính toán và phản ánh chính xác, kịp thời đầy đủ mọi biến động tài sản, phân tích hoạt động kinh tế, lập đầy đủ và đúng hạn các báo cáo kế toàn cho ban Giám đốc.

- Phó phòng kế toán (kiêm kế toán tổng hợp): cùng với trưởng phòng kế toán xây dựng và tổ chức công tác kế toán tại chi nhánh, chỉ đạo về mặt nghiệp vụ và giám sát kiểm tra công việc của kế toán viên.

- Kiểm soát viên: có trách nhiệm kiểm tra, kiểm soát, đảm bảo tính chính xác, hợp lý của chứng từ. Mọi chứng từ phát sinh đều phải có sự kiểm duyệt và chữ ký của KSV.

Xem tất cả 68 trang.

Ngày đăng: 20/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí