Nội Dung Quản Lý Nhà Nước Đối Với Hoạt Động Bán Hàng Qua Các Sàn Giao Dịch Tmđt

1.4.1. Nội dung quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT

QLNN đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT là một bộ phận của QLNN về kinh tế do đó các nội dung QLNN đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT cũng xuất phát từ các nội dung QLNN đối với các hoạt động bán hàng qua các sàn TMĐT. Theo hướng tiếp cận từ quá trình quản lý, QLNN đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT bao gồm các nội dung: (i) Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển TMĐT; (ii) Xây dựng chính sách và ban hành pháp luật về TMĐT; (iii) Tổ chức thực hiện kế hoạch, chính sách phát triển TMĐT; (iv) Kiểm soát các hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch.

1.4.1.1. Xây dựng chiến lược, kế hoạch phát triển thương mại điện tử

Chiến lược thương mại điện tử

Có thể hiểu chiến lược TMĐT là định hướng phát triển TMĐT quốc gia trong một thời kỳ tương đối dài với các mục tiêu tổng quát, cụ thể và hệ thống các giải pháp nhằm huy động tối đa các nguồn lực và tổ chức thực hiện trong thực tiễn để thực hiện các mục tiêu phát triển TMĐT mà Nhà nước đã đặt ra.

Hệ thống chiến lược phát triển TMĐT trong nền kinh tế quốc dân bao gồm:

- Chiến lược TMĐT quốc gia, chiến lược này do cơ quan QLNN đối với các hoạt động bán hàng qua các sàn TMĐT hiện nay là Bộ công thương xây dựng và được Chính phủ phê duyệt. Chiến lược này thể hiện những quan điểm, các mục tiêu tổng quát và các giải pháp vĩ mô chủ yếu để phát triển TMĐT.

- Chiến lược phát triển TMĐT của tỉnh (thành phố). Chiến lược này do Sở thương mại nghiên cứu xây dựng và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố thông qua.

- Chiến lược phát triển TMĐT của từng DN, đây là chiến lược phát triển TMĐT do các DN tự xây dựng phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển TMĐT của mỗi DN.

Chiến lược TMĐT quốc gia có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình phát triển TMĐT. Nhờ có chiến lược này mà các hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT ở nước ta phát triển đúng hướng và đến được mục tiêu. Chiến lược này cũng giúp các nhà quản lý doanh nghiệp ứng dụng TMĐT chủ động thích nghi với môi trường, đồng thời chiến lược TMĐT quốc gia sẽ đảm bảo tính đúng đắn, hợp lý của các chính sách, các quyết định của cơ quan QLNN đối với các hoạt động bán hàng qua các sàn TMĐT.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 79 trang tài liệu này.

Kế hoạch phát triển các hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT

Kế hoạch phát triển TMĐT là các kế hoạch cụ thể nhằm chi tiết hóa các chiến lược phát triển TMĐT. Các kế hoạch phát triển TMĐT bao gồm hai loại kế hoạch chủ yếu: kế hoạch trung hạn, kế hoạch hàng năm.

Quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam - 4

Kế hoạch trung hạn: (bao gồm các kế hoạch 3 năm, 5 năm) là phương tiện chủ yếu để cụ thể hoặc các mục tiêu và các giải pháp đã được lựa chọn trong chiến lược phát triển TMĐT. Kế hoạch trung hạn thường là các kế hoạch 5 năm trong đó chỉ rõ các mục tiêu và giải pháp cụ thể để triển khai chiến lược phát triển TMĐT.

Kế hoạch hàng năm: là sự cụ thể hóa của kế hoạch trung hạn nhằm thực hiện nhiệm vụ phát triển TMĐT của kế hoạch trung hạn. Kế hoạch hàng năm được xây dựng căn cứ vào mục tiêu, định hướng chiến lược, vào phương pháp, nhiệm vụ của kế hoạch trung hạn.

Xây dựng chính sách và ban hành pháp luật về thương mại điện tử

+ Chính sách thương mại điện tử

Chính sách TMĐT là một bộ phận trong chính sách KT-XH của đất nước, nó quan hệ chặt chẽ và phục vụ cho sự phát triển KT-XH nói chung, TMĐT nói riêng.

Theo nghĩa rộng, chính sách TMĐT là một hệ thống các quy định, công cụ và biện pháp thích hợp mà Nhà nước áp dụng để điều chỉnh các hoạt động TMĐT ở những thời kỳ nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đã đề ra trong chiến lược phát triển TMĐT.

Chính sách TMĐT bao gồm các chính sách chủ yếu sau:

Chính sách thương nhân

Đây là chính sách rất quan trọng của cơ quan QLNN trong lĩnh vực thương mại nói chung, TMĐT nói riêng. Chính sách này quy định các điều kiện, thủ tục khi các thương nhân đăng ký thành lập Website TMĐT; quy định quyền hạn và nghĩa vụ của thương nhân khi tham gia TMĐT; quy định những lĩnh vực, ngành hàng thương nhân không được kinh doanh trong TMĐT; quy định những hành vi của thương nhân bị cấm trong hoạt động TMĐT.

Chính sách bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT

Mục tiêu của chính sách là bảo vệ các lợi ích hợp pháp của người tiêu dùng khi họ tham gia TMĐT.

Bảo vệ người tiêu dùng có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình phát triển TMĐT, một chính sách bảo vệ người tiêu dùng tốt sẽ tạo ra niềm tin cho người tiêu dùng khi họ thực hiện các hoạt động TMĐT từ đó sẽ thúc đẩy sự phát triển của TMĐT.

Nội dung của chính sách bảo vệ người tiêu dùng trong TMĐT bao gồm: bảo vệ dữ liệu cá nhân của người tiêu dùng khi họ thực hiện TMĐT; bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi phát sinh các tranh chấp trong quá trình thực hiện giao dịch TMĐT; cơ chế giải quyết các mâu thuẫn phát sinh trong quá trình thực hiện các giao dịch TMĐT.

Chính sách thuế trong thương mại điện tử

Chính sách thuế trong TMĐT quy định những khoản nộp bắt buộc mà các cá nhân và pháp nhân thực hiện TMĐT có nghĩa vụ phải thực hiện đối với Nhà nước.

Mục đích chính yếu của chính sách thuế nói chung, thuế trong hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT nói riêng là phải đáp ứng yêu cầu ổn định và tăng nguồn thu cho ngân sách nhà nước.

Chính sách phát triển nguồn nhân lực cho TMĐT

TMĐT liên quan đến việc ứng dụng CNTT vào các giao dịch thương mại, do đó để có thể triển khai được hoạt động TMĐT thì đòi hỏi nguồn nhân lực cho hoạt động này cần phải hiểu rõ những kiến thức cơ bản về TMĐT. Điều này đồng nghĩa với việc phải có chính sách về tuyên truyền và đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT, phổ biến kiến thức chung cho mọi người dân về việc thực hiện các giao dịch TMĐT.

Mục tiêu của chính sách là tạo ra được nguồn nhân lực có chất lượng cao hoạt động trong lĩnh vực TMĐT.

Nội dung của chính sách nguồn nhân lực cho TMĐT bao gồm: hỗ trợ các đơn vị trong đào tạo nguồn nhân lực cho TMĐT, các hỗ trợ này bao gồm: hỗ trợ về xây dựng chương trình đào t ạo; hỗ trợ về tài liệu đào tạo; hỗ trợ về đào tạo đội ngũ giảng viên; hỗ trợ hợp tác quốc tế trong đào tạo TMĐT. Hỗ trợ cho đào tạo nâng cao trình độ, năng lực quản lý cho đội ngũ thực hiện công tác QLNN đối với các hoạt động bán hàng qua các sàn TMĐT ở cấp Trung ương và địa phương.

Chính sách phát triển hạ tầng công nghệ cho thương mại điện tử

Để phát triển TMĐT thì hai loại hạ tầng công nghệ không thể thiếu đó là hạ tầng CNTT & TT và công nghệ thanh toán trong TMĐT.

+ Hạ tầng CNTT & TT: Chính sách phát triển hạ tầng CNTT & TT với mục tiêu là xây dựng được hạ tầng CNTT & TT hiện đại, an toàn, đồng bộ để đáp ứng được các yêu cầu phát triển của TMĐT.

Các yếu tố trong hạ tầng CNTT & TT bao gồm: ngành công nghiệp thiết bị CNTT & TT (máy tính, thiết bị mạng ...) đây là các yếu tố thuộc về "phần cứng" trong đầu tư

cho TMĐT; ngành công nghiệp phần mềm; ngành viễn thông ( các hệ thống dịch vụ viễn thông cố định, di động ...); Internet và các dịch vụ gia tăng dựa trên nền Internet.

+ Công nghệ thanh toán: Thanh toán trực tuyến là một trong những vấn đề cốt yếu của TMĐT. Thiếu hạ tầng thanh toán điện tử TMĐT sẽ khó có điều kiện để phát triển theo đúng nghĩa của nó.

Xây dựng và ban hành pháp luật về thương mại điện tử

Để tiến hành tổ chức và quản lý nền kinh tế nói chung, các hoạt động TMĐT nói riêng, Nhà nước phải ban hành một hệ thống pháp luật kinh tế và văn bản quy phạm pháp luật để điều chỉnh các quan hệ xã hội hình thành trong lĩnh vực QLNN về kinh tế nói chung, QLNN đối với các hoạt động bán hàng qua các sàn TMĐT nói riêng.

Pháp luật về TMĐT là hệ thống các quy tắc có tính chất bắt buộc chung, thể hiện ý chí của các cơ quan QLNN về kinh tế nói chung, về TMĐT nói riêng, do Nhà nước đặt ra, thực thi và bảo vệ nhằm phát triển TMĐT theo những mục tiêu đã định.

Hệ thống pháp luật về TMĐT có vai trò vô cùng quan trọng đối với QLNN đối với các hoạt động bán hàng qua các sàn TMĐT, vai trò này được thể hiện ở các điểm sau:

Hệ thống pháp luật về TMĐT tạo tiền đề pháp lý vững chắc để điều chỉnh các quan hệ kinh tế trong TMĐT, đảm bảo sự phát triển bền vững của TMĐT, tạo cơ sở để thực hiện các mục tiêu QLNN đối với các hoạt động bán hàng qua các sàn TMĐT. Hệ thống pháp luật về TMĐT tạo cơ chế pháp lý hiện hữu để thực hiện sự bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ giữa các chủ thể kinh tế tham gia TMĐT nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế quốc dân.

Hệ thống pháp luật về TMĐT tạo cơ sở pháp lý cần thiết để kết hợp hài hòa phát triển TMĐT với sự phát triển chung của nền kinh tế.

Tổ chức thực hiện kế hoạch và chính sách phát triển các hoạt động bán hàng qua các sàn giao d ịch TMĐT.

Đây là giai đoạn triển khai các kế hoạch và chính sách phát triển các hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT vào thực tiễn. Giai đoạn này bao gồm các công việc: truyền thông và tư vấn, triển khai các chương trình, dự án phát triển; vận hành các quỹ; phối hợp hoạt động.

Truyền thông và tư vấn: các cơ quan tổ chức thực thi cần vận hành hệ thống truyền thông, tư vấn đại chúng và chuyên môn để tuyên truyền, hướng dẫn việc thực hiện các kế hoạch, chính sách phát triển các hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch

TMĐT, giúp cho các doanh nghiệp và người tiêu dùng hiểu được các nội dung của kế hoạch, chính sách để từ đó ủng hộ việc thực hiện các kế hoạch và chính sách một cách tự nguyện.

Triển khai các chương trình, dự án phát triển TMĐT: các chương trình, dự án phát triển được coi là công cụ đặc biệt quan trọng để triển khai các chính sách phát triển TMĐT nhằm hướng tới kết quả cuối cùng và tập trung nguồn lực vào các khâu xung yếu nhất của chính sách. Tuy nhiên, để đảm bảo hiệu lực, hiệu quả của các chương trình và dự án, hoạt động triển khai phải được đặc biệt quan tâm.

Theo kinh nghiệm của các nước, để triển khai có hiệu quả TMĐT, Chính phủ cần xây dựng bốn chương trình cơ bản sau: (i) Xây dựng hạ tầng công nghệ cho TMĐT; (ii) Xây dựng cơ sở pháp lý cho TĐT; (iii) Xây dựng hạ tầng nhân lực cho TMĐT; (iv) Xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội cho TMĐT.

Vận hành các quỹ: đây thực chất là quy trình quản lý việc sử dụng kinh phí dùng cho việc thực hiện chính sách. Điều quan trọng là phải đảm bảo sự quản lý thống nhất của Nhà nước đối với các quỹ để có thể tập trung được các nguồn lực khác nhau cho việc thực hiện các mục tiêu của chính sách một cách thực sự nghiêm ngặt và hiệu quả.

Phối hợp hoạt động: các kế hoạch, chính sách phát triển TMĐT thường được triển khai bởi nhiều chủ thể, từ các cơ quan QLNN cho đến các tổ chức ngoài Nhà nước nên cần phải phối hợp hoạt động của họ để có thể huy động được tối đa sức mạnh của các lực lượng.

Do tính chất không biên giới của TMĐT nên trong quá trình phối hợp hoạt động các cơ quan QLNN cần trú trọng đến vấn đề hợp tác quốc tế trong TMĐT bằng cách tham gia vào các tổ chức quốc tế về TMĐT.

Kiểm soát các hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT

Kiểm soát TMĐT là tổng thể những hoạt động của cơ quan QLNN nhằm kịp thời phát hiện và xử lý những sai sót, ách tắc, đổ vỡ, những khó khăn, vướng mắc cũng như những cơ hội phát triển TMĐT nhằm đảm bảo cho hoạt động TMĐT tuân theo đúng các định hướng, mục tiêu phát triển TMĐT đã đề ra.

1.4.2. Các nguyên tắc quản lý nhà nước đối với hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT

- Nguyên tắc tự do, tự nguyện thỏa thuận trong giao dịch thương mại điện tử

Các chủ thể tham gia hoạt động thương mại điện tử có quyền tự do thỏa thuận không trái với quy định của pháp luật để xác lập quyền và nghĩa vụ của từng bên trong giao dịch. Thỏa thuận này là căn cứ để giải quyết các tranh chấp phát sinh trong quá trình giao dịch.

- Nguyên tắc xác định phạm vi hoạt động kinh doanh trong thương mại điện tử

Nếu thương nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và xúc tiến thương mại trên website thương mại điện tử không nêu cụ thể giới hạn địa lý của những hoạt động này, thì các hoạt động kinh doanh đó được coi là tiến hành trên phạm vi cả nước.

- Nguyên tắc xác định nghĩa vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong hoạt động thương mại điện tử

a) Người sở hữu website thương mại điện tử bán hàng và người bán trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử phải tuân thủ các quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng khi cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng;

b) Khách hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử là người tiêu dùng dịch vụ thương mại điện tử và là người tiêu dùng hàng hóa, dịch vụ do người bán trên website này cung cấp;

c) Trường hợp người bán trực tiếp đăng thông tin về hàng hóa, dịch vụ của mình trên website thương mại điện tử thì thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ thương mại điện tử và thương nhân, tổ chức cung cấp hạ tầng không phải là bên thứ ba cung cấp thông tin theo quy định của Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

- Nguyên tắc kinh doanh các hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện thông qua thương mại điện tử

Các chủ thể ứng dụng thương mại điện tử để kinh doanh hàng hóa, dịch vụ hạn chế kinh doanh hoặc hàng hóa, dịch vụ kinh doanh có điều kiện phải tuân thủ các quy định pháp luật liên quan đến việc kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG BÁN HÀNG QUA CÁC SÀN GIAO DỊCH THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM

2.1. Thực trạng phát triển hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch thương mại điện tử ở Việt Nam từ năm 2016 - 2021

2.1.1. Giai đoạn thương TMĐT hình thành và được pháp luật thừa nhận chính thức

Thị trường TMĐT hiện đang trở thành một hình thái kinh doanh phổ cập của doanh nghiệp và có sức lan tỏa mạnh mẽ trong cộng đồng. Đặc biệt trong năm 2020, trước ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong kinh doanh thì thị trường TMĐT đã trở thành kênh kinh doanh hữu hiệu giúp các doanh nghiệp vừa giao dịch được với khách hàng, vừa đảm bảo các yêu cầu trong phòng chống dịch. Đánh giá về thị trường TMĐT giai đoạn 2015-2019 cho thấy, số người tham gia mua sắm trực tuyến tăng liên tục từ 30,3 triệu người lên 44,8 triệu người, tăng bình quân 10,3%/năm. Giá trị mua sắm trực tuyến của một người cũng tăng từ 160 USD lên 225 USD, tăng bình quân 8,8%/năm. Doanh số TMĐT bán lẻ B2C tăng từ 4,07 tỷ USD lên 10,08 tỷ USD, chiếm 4,9% tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng cả nước. Tỷ lệ người dân sử dụng Internet tăng từ 54% lên 66%. Bước sang năm 2020, TMĐT không chỉ duy trì đà tăng trưởng mà còn bứt phá mạnh mẽ, trở thành mô hình kinh doanh quan trọng giúp các doanh nghiệp đối phó với đại dịch Covid-19 và phát triển kênh phân phối mới, đóng góp vào thành công trong tăng trưởng dương của nền kinh tế Việt Nam. Dự báo năm 2020, quy mô thị trường TMĐT có khả năng lên tới 13 tỷ USD.

Điểm sáng và đáng chú ý của thị trường TMĐT Việt Nam trong thời gian qua là sự tham gia sâu hơn, rộng hơn với việc đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường TMĐT Việt Nam. Cụ thể, năm 2018, SBI Holdings của Nhật Bản đã rót thêm vào Sendo 51 triệu USD; kế đến Alibaba cũng đã đầu tư thêm 2 tỷ USD vào Lazada Đông Nam Á và SEA tăng thêm 1.200 tỷ đồng tương đương 50 triệu USD vốn điều lệ cho Shopee Việt Nam. Việc các doanh nghiệp lớn nước ngoài đổ vốn vào thị trường cho thấy sức hút và tiềm năng phát triển của thị trường TMĐT Việt Nam. Ngoài ra, việc các doanh nghiệp lớn nước ngoài đầu tư vào thị trường TMĐT cũng đang tạo ra sự cạnh tranh về chiếm lĩnh thị phần giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp nước ngoài.

Tham gia thị trường TMĐT với việc mua bán qua các website TMĐT đã trở thành hoạt động phổ biến của doanh nghiệp và cộng đồng. Các loại hàng hóa, dịch vụ thường được người tiêu dùng mua trên mạng đứng đầu là hàng hóa/dịch vụ khác chiếm 59%;

đứng thứ hai gồm dịch vụ spa và làm đẹp với Nhạc/video/DVD/ Game cùng chiếm 45%; thứ ba là dịch vụ tư vấn, đào tạo trực tuyến chiếm 38% và thấp nhất là thiết bị đồ dùng gia đình chiếm 6%... Năm 2019, giá trị mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng từ 1 triệu đồng đến 3 triệu đồng chiếm tỷ lệ cao nhất 26%; trên 5 triệu đồng chiếm 25% và từ 3 triệu đồng đến 5 triệu đồng chiếm 23%.

Theo Báo cáo "Kinh tế Internet Đông Nam Á 2018" do Google Temasek thực hiện và công bố, tốc độ tăng trưởng Thương mại Điện tử của Việt Nam giai đoạn 2015-2025 được dự báo ở mức 43%, đưa Việt Nam trở thành nước có nền TMĐT tăng trưởng nhanh nhất khu vực. Thương mại điện tử đang ngày càng thể hiện vai trò quan trọng trong việc tạo ra nhiều giá trị sản xuất và tiêu dùng mới, là động lực phát triển và lĩnh vực tiên phong của nền kinh tế số trong thời gian tới.

2.1.2. Hoạt động bán hàng qua các sàn giao dịch TMĐT giai đoạn từ năm 2016 - 2021

Việt Nam tiếp đà phục hồi và tăng trưởng tích cực từ quý IV năm 2020, tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I/2021 ước tính tăng 4,48% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn tốc độ tăng 3,68% của quý I/2020. Từ những tháng đầu của năm 2021, dịch Covid-19 bùng phát ở một số tỉnh, thành phố đã đặt ra không ít thách thức cho việc phát triển kinh tế và công tác bảo đảm an sinh xã hội. Với sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt, kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và sự nỗ lực của các cấp, các ngành, người dân và doanh nghiệp, Việt Nam đang tiếp tục thực hiện các giải pháp nhằm hiệu quả mục tiêu kép “vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế” .

Đồng hành với những thách thức, khó khăn trong bối cảnh dịch bệnh, giai đoạn 2020-2021 Việt Nam chứng kiến nhiều chuyển biến tích cực từ thói quen mua sắm, kinh doanh trực tuyến của cộng đồng người tiêu dùng và doanh nghiệp trong cả nước, tốc độ tăng trưởng của thương mại điện tử bán lẻ năm 2020 ổn định ở mức 18%, với doanh thu bán lẻ đạt 11,8 tỷ USD.

Năm 2021 là năm đầu tiên triển khai Quyết định số 645/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 15 tháng 5 năm 2020 phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển thương mại điện tử quốc gia giai đoạn 2021 – 2025; theo đó, các giải pháp hỗ trợ quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp, tăng cường năng lực các hệ thống hạ tầng và dịch vụ hỗ trợ cho thương mại điện tử để các doanh nghiệp có khả năng chống chọi với dịch bệnh Covid – 19 đang là nhóm giải pháp được ưu tiên triển khai từ quý IV/2021.

Xem tất cả 79 trang.

Ngày đăng: 22/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí