Thực Trạng Các Yếu Tố Tác Động Đến Hoạt Động Quản Lý Nhà Nước Đối Với Nợ Xấu Của Các Ngân Hàng Thương Mại


cơ sở vững ch c cho hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM Việt Nam, từ đó nâng cao hiệu quả của hoạt động này.

Biến X2 - Các quy định về chuẩn mực nợ ấu trong hoạt động tín dụng của NHTM, đạt giá trị B = 0,149 và Sig. = 0,007, thể hiện mối quan hệ tích cực c ng chiều giữa biến này với hiệu quả hoạt động QLNN về nợ xấu của NHTM với ngưỡng tin cậy 99%. Kết quả này khẳng định giả thuyết 2: Các chuẩn mực nợ xấu do NHNN quy định và ban hành kịp thời và ph hợp đối với NHTM có quan hệ c ng chiều tích cực đối với hiệu quả hoạt động QLNN về nợ xấu của NHTM. Kết quả này ph hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đó của Hu và Chiu, 2006; Baudino và Yun, 2017... Thực tế, tại Việt Nam, NHNN đã quan tâm, chú trọng đến quy định xếp hạng tín dụng (chấm điểm tín dụng) tại các NHTM, trích lập dự ph ng rủi ro tín dụng của các NHTM và chuẩn mức nợ xấu (đo lường, giới hạn) tại các NHTM, nhờ vậy nợ xấu của các NHTM phần nào được kiểm soát và góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN về nợ xấu của NHTM.

Biến X3 - Tổ chức kiểm tra, giám sát nợ ấu của NHTM có tác động tích cực c ng chiều (B = 0,174) đến hiệu quả hoạt động QLNN về nợ xấu của NHTM với ngưỡng tin cậy 99% (Sig. = 0,001), qua đó khẳng định giả thuyết 3 đúng. Cụ thể, chất lượng tổ chức kiểm tra, giám sát của NHNN đối với nợ xấu của NHTM càng tốt thì hiệu quả hoạt động QLNN đối với nợ xấu của NHTM càng cao. Kết quả này ph hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đó của Trueck và Svetlozar, 2008; Klingelhöfer và Sun, 2019 ... Thực tế, tại Việt Nam, trên cơ sở khuôn khổ pháp lý đã được xây dựng đối với việc QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam, công tác kiểm tra, giám sát nợ xấu của các NHTM được NHNN tiến hành thường xuyên, thể hiện vai trò quản lý của NHNN đối với các nợ xấu của NHTM, từ đó đảm bảo hiệu quả hoạt động QLNN về nợ xấu của NHTM.

Biến X4 - Hoạt động ử lý các NHTM khi có với nợ ấu vượt ngưỡng cho phép, đạt giá trị B = 0,278 và Sig. = 0,000, thể hiện mối quan hệ tích cực c ng chiều giữa biến này với hiệu quả hoạt động QLNN về nợ xấu của NHTM với ngưỡng tin cậy 99%. Như vậy, giả thuyết 4 được khẳng định đúng: hoạt động này càng hiệu


quả thì hiệu quả hoạt động QLNN về nợ xấu của NHTM càng cao. Kết quả này ph hợp với kết quả của các nghiên cứu trước đó của Anastasiou, 2016; Ghosh, 2017 ... Tại Việt Nam, c ng với việc kiểm tra, giám sát nợ xấu của các NHTM, NHNN chịu trách nhiệm trong việc kịp thời xử lý những vi phạm của các NHTM khi nợ xấu vượt ngưỡng trong hoạt động tín dụng. Việc xử lý vi phạm của các NHTM được thực hiện kịp thời, kh c phục các hậu quả có thể xảy ra, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động QLNN về nợ xấu của NHTM.

3.4. Thực trạng các yếu tố tác động đến hoạt động quản lý nhà nước đối với nợ xấu của các ngân hàng thương mại

Để làm rõ hơn thực trạng QLNN đối với nợ xấu của hệ thống NHTM Việt Nam, luận án này phân tích và đánh giá thực trạng các yếu tố tác động đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM. Cụ thể:

3.4.1. Các yếu tố thuộc về môi trường

Trước tiên, tác giả tập trung nghiên cứu thực trạng các yếu tố thuộc về môi trường tác động đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Có 09 yếu tố thuộc về môi trường được lựa chọn nghiên cứu, cụ thể như sau:

Bảng 3.13: Kết quả khảo sát tác động các yếu tố môi trường

Tổng mẫu N = 162


Tiêu chí

Trung bình

Độ lệch chuẩn

YT1 - Thể chế và chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ

3,951

0,964

YT2 - Môi trường pháp lý

3,938

0,944

YT3 - Tình trạng phát triển của nền kinh tế (tăng trưởng GDP)

3,957

0,775

YT4 - Lạm phát

4,222

0,926

YT5 - Thất nghiệp

3,870

1,010

YT6 - Môi trường cạnh tranh ngành

4,000

1,063

YT7 - Nhu cầu tín dụng của thị trường

4,228

0,623

YT8 - Hệ thống tài chính thế giới

3,815

1,105

YT9 - Xu thế hội nhập toàn cầu

3,568

1,002

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 231 trang tài liệu này.

Quản lý nhà nước đối với nợ xấu của hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 1669272396 - 14

Nguồn: Khảo sát điều tra

Thể chế và chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ

Theo kết quả khảo sát điều tra, thể chế và chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ có tác động lớn đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt


Nam với điểm trung bình đạt 3,951/ 5 điểm. Thực tế cho thấy, bất ổn về thể chế và hệ thống các chính sách có liên quan có thể ảnh hưởng tới hệ thống tài chính của cả quốc gia c ng như tình hình tín dụng và nợ xấu của hệ thống ngân hàng. Đảng và Nhà nước Việt Nam đã nhận thức rõ tầm quan trọng của yếu tố này và luôn nỗ lực đảm bảo sự ổn định của thể chế và chính sách phát triển kinh tế của Chính phủ.

Bên cạnh đó, theo các chuyên gia, tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng và chuyển đổi môi trường đã tạo ra nhu cầu mới cho thể chế và các chính sách phát triển kinh tế quốc gia. Càng nhiều doanh nghiệp muốn vay vốn đầu tư, mở rộng quy mô, nguy cơ nợ xấu của hệ thống ngân hàng ngày càng tăng cao trước những rủi ro từ doanh nghiệp. Điều này đ i hỏi Chính phủ phải đề ra các chính sách phát triển kinh tế mang tính dài hạn, từ đó các tổ chức tài chính trong hệ thống nền kinh tế mới hoạt động một cách hiệu quả và an toàn.

Môi trường pháp lý

Kết quả khảo sát ch ra tác động đáng kể của môi trường pháp lý đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam (điểm trung bình đạt 3,938 / 5 điểm). Năm 2005, Ban Chấp hành TW Đảng, Bộ Chính trị đề ra thông báo số 91- TB/TW ch rõ chiến lược phát triển của toàn hệ thống ngân hàng, xác định việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả của hệ thống ngân hàng là một nhiệm vụ cấp bách trước măt c ng như chiến lược lâu dài của Đảng và Nhà nước góp phần phát triển kinh tế, xã hội và công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước . Năm 2006, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đề án phát triển ngành Ngân hàng đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020.

Tình trạng phát triển của nền kinh tế (tăng trưởng GDP)

Kết quả khảo sát cho thấy, tình trạng phát triển của nền kinh tế (tăng trưởng GDP) có tác động lớn đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam với số điểm trung bình là 3,957 / 5 điểm. Các chuyên gia tham gia phỏng vấn cho r ng, trong điều kiện nền kinh tế phát triển một cách ổn định, tiết kiệm tăng thì lượng tiền gửi vào các NHTM tăng cao. Đây c ng là giai đoạn mở rộng đầu tư của các doanh nghiệp làm cho nhu cầu vay vốn c ng tăng cao. Và ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng khủng hoảng, suy thoái, thu nhập của người lao động thấp


đi, các cơ hội đầu tư của doanh nghiệp bị thu hẹp lại, như vậy lượng tiền gửi vào các ngân hàng c ng giảm, nhu cầu vay vốn c ng giảm. Như vậy, môi trường kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động kinh doanh của các NHTM. Tính đến tháng 10 năm 2017, tốc độ GDP bình quân đạt 6,4%, tỷ lệ nợ xấu giảm xuống còn 2,34%. Đến năm 2018 GDP tăng 7,08%, cao nhất trong 10 năm qua thì tỷ lệ nợ xấu c ng giảm xuống thấp nhất vào cuối năm 2018 đầu năm 2019 là 1.91%.

Lạm phát

Theo kết quả khảo sát điều tra, yếu tố lạm phát có tác động rất lớn đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam, điểm trung bình của tiêu chí này là 4,222 / 5 điểm. Thực tế cho thấy, trong giai đoạn 2011 – 2015, NHNN Việt Nam đã điều hành chủ động và linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ, phối hợp ch t ch với chính sách tài khóa, góp phần quan trọng trong kiểm soát và đưa lạm phát ở mức cao 23% vào tháng 8/2011 xuống c n 1,84% năm 2014 và 0,63% năm 2015. Năm 2019, ch số lạm phát ước tăng 2,73%. Như vậy lạm phát năm 2019 thấp nhất trong 3 năm gần đây khi năm 2018 là 3,54% và năm 2017 là 3,53% (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2019). Nhờ tác động tích cực đó, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng c ng được kéo giảm về mức dưới 3%.

Thất nghiệp

Kết quả khảo sát ch ra tác động đáng kể của yếu tố thất nghiệp đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam với số điểm trung bình là 3,870 / 5 điểm. Theo các chuyên gia tham gia khảo sát, tỷ lệ thất nghiệp có quan hệ nghịch biến với tỷ lệ nợ xấu, nghĩa là tỷ lệ thất nghiệp của Việt Nam càng cao thì tỷ lệ nợ xấu có xu hướng giảm. Thực tế, tại Việt Nam, tỷ lệ thất nghiệp chung của Việt Nam 6 tháng đầu năm 2019 là 1,99%, trong đó khu vực thành thị là 2,95%; khu vực nông thôn là 1,51%. Trong cả năm 2019, tỷ lệ thất nghiệp của dân số từ 15 tuổi trở lên ở mức thấp, ch 2,05%. Hầu hết người thất nghiệp có độ tuổi từ 15-54, lao động trẻ từ 15-24 tuổi là những người thất nghiệp nhiều nhất, chiếm tới 44,4% tổng số lao động thất nghiệp (Tổng cục Thống kê Việt Nam, 2019). Các chuyên gia cho r ng, Chính phủ Việt Nam đang ngày càng chú trọng để giảm thiểu tỷ lệ thất nghiệp, tạo công ăn việc làm cho người trong độ tuổi lao động, từ đó s tác động tích cực đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam.


Môi trường cạnh tranh ngành

Kết quả khảo sát điều tra cho thấy môi trường cạnh tranh ngành có tác động rất lớn đến đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam, điểm trung bình của tiêu chí này là 4,000. Theo các chuyên gia, môi trường cạnh tranh ngành bao gồm sự tổng hòa của các yếu tố như nhà cung cấp, khách hàng, đối thủ tiềm ẩn, … Các yếu tố này tạo nên áp lực cạnh tranh cho các ngân hàng, gồm các áp lực cạnh tranh của các đối thủ cạnh tranh hiện tại, đe doạ từ phía các nhà cung cấp vốn, áp lực đến từ khách hàng … Môi trường cạnh tranh ngành càng cao s khiến các NHTM đôi khi vì cạnh tranh mà bỏ quên tính an toàn của các khoản vay, gây phức tạp thêm tình hình nợ xấu và hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam.

Nhu cầu tín dụng của thị trường

Theo kết quả khảo sát điều tra, với số điểm trung bình đạt 4,228 / 5 điểm- cao nhất trong số 09 yếu tố thuộc về môi trường, nhu cầu tín dụng của thị trường là yếu tố tác động mạnh m nhất đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Theo các chuyên gia tham gia phỏng vấn, nhu cầu tín dụng của các cá nhân và tổ chức tại Việt Nam đang ngày càng tăng cao trong những năm gần đây. Yếu tố tài chính và tiết kiệm của dân cư tác động rất lớn tới tình hình tài chính của ngân hàng.

35.00%

30.00%

25.00%

20.00%

2.52%

27.65%


3.30%


3.79% 3.70%


2.55% 2.46% 2.34%

18.71%


1.89%


1.89%

15.00%

10.00%


10.90%

4.86%


12.51% 14.16%

17.29%

18.17%

14.00% 13.50%

5.00%

0.00%

7.00%



2010

2011

2012 2013 2014

2015 2016

2017

2018

2019



Tăng trưởng tín dụng

Tỷ lệ nợ xấu




Hình 3.6: Mối quan hệ giữa tăng trưởng tín dụng và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010-2019

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

Thực tế, chính nhu cầu tín dụng của cá nhân lẫn doanh nghiệp tăng cao dẫn đến tăng trưởng tín dụng trong thị trường tín dụng Việt Nam. Về cơ bản, tăng


trưởng tín dụng nhanh s kéo theo nợ xấu tăng. Cụ thể, tại các ngân hàng Việt Nam, nhiều trường hợp doanh nghiệp lợi dụng chính sách cho vay dễ, ưu tiên khách hàng VIP, sự sơ hở quản lý của ngân hàng để cố ý lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, chẳng hạn như làm giả báo cáo tài chính, làm giả báo cáo kiểm toán nh m đáp ứng điều kiện cho vay không bảo đảm, từ đó chiếm dụng vốn tiêu sài cho mục đích cá nhân dẫn đến mất khả năng chi trả. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế Việt Nam, cơ hội sử dụng vốn vay của khách hàng ngày càng được mở rộng. Chính vì vậy, yếu tố uy tín và đạo đức khách hàng có tác động lớn đển tình hình nợ xấu của cả hệ thống các ngân hàng Việt Nam.

Hệ thống tài chính thế giới

Theo kết quả khảo sát điều tra, yếu tố hệ thống tài chính thế giới có tác động đáng kể đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam với điểm trung bình đạt 3,815. Các chuyên gia cho r ng về cơ bản, hệ thống tài chính thế giới đã phát triển từ cuối thế kỷ 19 cùng với toàn cầu hóa kinh tế thông qua việc thành lập các NHTW, các hiệp ước đa phương và các tổ chức liên chính phủ. Hệ thống tài chính thế giới góp phần quan trọng vào việc cải thiện tính minh bạch và hiệu quả của thị trường quốc tế, từ đó tác động lớn đến hệ thống tài chính của từng quốc gia c ng như hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam.

Xu thế hội nhập toàn cầu

Kết quả khảo sát điều tra ch ra tác động đáng kể của xu thế hội nhập toàn cầu đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam, điểm số trung bình của tiêu chí này là 3,568 / 5 điểm. Theo các chuyên gia tham gia phỏng vấn, xu thế hội nhập toàn cầu đang là xu hướng tất yếu và ngày càng được mở rộng trên toàn thế giới. Xu thế này đang tác động mạnh m đến mọi lĩnh vực chính trị - kinh tế - văn hóa - xã hội. Đối với hệ thống tài chính, những thay đổi liên quan đến xu thế hội nhập toàn cầu có tác động đáng kể đến nợ xấu và QLNN đối với nợ xấu của các NHTM.

3.4.2. Các yếu tố thuộc về ngân hàng nhà nước

Tiếp theo, tác giả nghiên cứu tác động của các yếu tố thuộc về NHNN đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Các yếu tố thuộc về NHNN được lựa chọn nghiên cứu gồm: (i) Chính sách tiền tệ của NHNN, (ii) Trình


độ phát triển của hệ thống ngân hàng, và (iii) Trình độ, năng lực quản lý tín dụng của NHTW.

Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước

Theo kết quả khảo sát điều tra, chính sách tiền tệ của NHNN có tác động rất lớn đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam với điểm trung bình của tiêu chí này là 4,358 / 5 điểm. Theo kết quả phỏng vấn chuyên gia, thời kì sau khủng khoảng kinh tế năm 2008, NHNN đã áp dụng chính sách tiền tệ theo hướng linh hoạt. Đề khuyến khích sản xuất ngăn ch n nguy cơ suy giảm kinh từ năm 2009 chính sách tiền tệ được điều ch nh một cách chủ động, linh hoạt. trong đó chính sách về lãi suất được điều ch nh tăng giảm theo những biến động của thị trường.

Bảng 3.14: Kết quả khảo sát tác động các yếu tố thuộc về NHNN

Tổng mẫu N = 162


Tiêu chí

Trung bình

Độ lệch chuẩn

YT10 - Chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước

4,358

0,744

YT11 - Trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng

4,179

0,779

YT12 - Trình độ, năng lực quản lý tín dụng của Ngân hàng

Trung ương

4,605

0,690

Nguồn: Khảo sát điều tra

18.60%

16.95%

13.13%

11.75%

13.47%

10.37%

8.67%

7.06%

7.40%

7.00%

6.81%

4.86%

6.04%

3.79%

7.11%

2.52% 3.30%

3.70%

1.84%

2.55%

0.63%

4.74%

2.46%

3.54%

3.53%

2.34%

2.73%

1.89% 1.89%

20.00%

18.00%

16.00%

14.00%

12.00%

10.00%

8.00%

6.00%

4.00%

2.00%

0.00%

2010 2011 2012

2013

2014 2015

2016

2017 2018

2019

Lãi suất cho vay


Tỷ lệ nợ xấu


Lạm phát



Hình 3.7: Mối quan hệ giữa lạm phát, lãi suất cho vay và tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2010-2019

Nguồn: Thống kê của World Bank, NHNN và tác giả tổng hợp


Chính sách tiền tệ của NHNN đã được điều ch nh theo hướng tích cực, đến 6 tháng đầu năm 2019, NHNN đã giữ ổn định các mức lãi suất điều hành, đồng thời ch đạo các TCTD cân đối tài chính để áp dụng lãi suất cho vay hợp lí. M t b ng lãi suất huy động và cho vay cơ bản tiếp tục ổn định, lãi suất cho vay ng n hạn phổ biến ở mức 6 - 9%/năm và 9 - 11%/năm đối với trung và dài hạn. Giai đoạn 2018- 2019 c ng là lúc tỷ lệ nợ xấu ở mức thấp nhất khoảng 1,89%. Tùy thuộc vào sự điều ch nh các công cụ trong chính sách tiền tệ của NHNN mà có thể làm gia tăng ho c giảm vấn đề nợ xấu trong nền kinh tế. Như vậy, có thể thấy r ng, những chính sách tiền tệ của NHNN có ảnh hưởng đến quản lý nợ xấu của các NHTM.

Trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng

Kết quả khảo sát cho thấy trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng có tác động mạnh m đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam với điểm trung bình của tiêu chí này là 4,179 / 5 điểm. Theo các chuyên gia nhận định, hiện nay, hệ thống ngân hàng đã được phân thành hai cấp rõ ràng và tạo thành một mạng lưới cung cấp dịch vụ ngân hàng trong nền kinh tế bao gồm NHNN và các NHTM, NHQD, NHCS, các chi nhánh NHNNg. Hệ thống ngân hàng đã và đang xây dựng một bộ máy quản lý và mạng lưới tổ chức phù hợp với yêu cầu của từng thời kì. Cơ sở vật chất và các trang thiết bị phục vụ cho quá trình làm việc c ng được tăng cường và đảm bảo phù hợp với điều kiện làm việc. Nhìn chung, trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam đang từng bước được cải thiện, điều này góp phần trong việc giảm nợ xấu của các NHTM ở Việt Nam. Tuy nhiên so với nhiều quốc gia trên thế giới, trình độ phát triển của hệ thống ngân hàng Việt Nam còn rất thấp, điều này làm ảnh hưởng đến quản lý nợ xấu của các NHTM và nợ xấu vẫn là một trong những vấn đề cần giải quyết của ngành ngân hàng

Trình độ, năng lực quản lý tín dụng của NHTW đối với các NHTM

Với điểm trung bình đạt 4,605 / 5 điểm, trình độ, năng lực quản lý tín dụng của NHTW đối với các NHTM là yếu tố thuộc về NHNN có tác động mạnh nhất đến hoạt động QLNN đối với nợ xấu của các NHTM Việt Nam. Trong thời gian gần đây, NHNN Việt Nam ngày càng triển khai hiệu quả các hoạt động quản lý và kiểm

Xem tất cả 231 trang.

Ngày đăng: 24/11/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí