Tình Hình Tài Chính Của Ngân Hàng Hsbc Trong 3 Năm 2008-2010

UOB đặc biệt quan tâm ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động của ngân hàng, đặc biệt là mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nhằm tạo ra các sản phẩm mới có tính đột phá, có hàm lượng công nghệ cao, có tính cạnh tranh trên thị trường. Điển hình là việc áp dụng chương trình KIOS banking - giao dịch điện tử qua KIOS. Đây là một trong các kênh giao dịch ngân hàng điện tử, sử dụng công nghệ màn hình cảm ứng và bảo mật bằng tĩnh mạch để cung cấp dịch vụ cho khách hàng với các nền tảng cơ sở hạ tầng an ninh, bảo mật đặc biệt.

UOB còn tập trung nâng cao năng lực quản lý, tăng cường hiệu quả bằng cách thành lập các nhóm chuyên gia kinh tế xem xét và phân tích số liệu cũng như tư vấn về tính khả thi của các hoạt động dựa trên các điều kiện kinh tế xã hội hiện đại. Để thực hiện được điều này, UOB áp dụng và khai thác hiệu quả hệ thống thông tin quản lý (MIS) phục vụ cho kế hoạch của mình. Hệ thống thông tin quản lý này đảm bảo cho UOB có hệ thống báo cáo đầy đủ, thu thập được những quyết định kinh doanh ngân hàng. Việc xây dựng hệ thống MIS và tiêu chuẩn hóa hệ thống này đã giúp UOB nâng cao hiệu quả quản lý về tài chính, quản lý rủi ro, vốn, nguồn nhân lực, quan hệ khách hàng và lợi nhuận...

Bên cạnh đó, UOB còn chú trọng nâng cấp khả năng sử dụng ngân hàng điện tử của các tổ chức với phần mềm thiết kế cho thị trường Singapore. Kế hoạch đưa ra nhằm tăng số lượng khách hàng sử dụng ATM, sử dụng dịch vụ ngân hàng qua mạng Internet và các phương tiện điện tử khác, phát triển phần mềm giúp cho việc thẩm định và đánh giá rủi ro tín dụng, mở rộng thị trường tín dụng tiêu dùng, đánh giá lại khách hàng mục tiêu, phân chia khách hàng trong hoạt động bán lẻ nhằm phục vụ tốt nhất cho từng đối tượng.

2.1.2. Kinh nghiệm từ các ngân hàng của Anh

Các ngân hàng ở Anh có thế mạnh về nguồn vốn, kinh nghiệm và công nghệ. Trong đó, hai ngân hàng HSBC và SCB có một nền tảng công nghệ vô cùng chắc chắn để cung cấp đến khách hàng mọi dịch vụ, mọi lúc, mọi nơi. Các sản phẩm bán lẻ của HSBC và SCB đều được hỗ trợ tối đa bởi các ứng dụng khoa học kỹ thuật. Điều đó chứng minh đẳng cấp vượt trội của một nhà cung cấp dịch vụ lâu đời và hàng đầu trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.

Với thế mạnh về vốn, kinh nghiệm hoạt động trong môi trường ngân hàng và đặc biệt là lợi thế về công nghệ, các ngân hàng ở Anh đã mang lại cho người tiêu dùng cá nhân những sản phẩm dịch vụ bán lẻ tiện lợi, hiệu quả và nhanh chóng.

a. Ngân hàng The Hong Kong and Shanghai Banking Corporation Limited (HSBC)

HSBC là một trong các tập đoàn ngân hàng lớn nhất trên thế giới, trụ sở chính đặt tại vương quốc Anh, bao gồm các ngân hàng và chi nhánh tại châu Âu, châu Á-Thái Bình Dương, châu Mỹ, Trung Đông và châu Phi…, có lịch sử hoạt động trên 100 năm. HSBC thuộc sở hữu của 190.000 cổ đông tại hơn 100 nước và vùng lãnh thổ, cổ phiếu của tập đoàn và các ngân hàng con được niêm yết tại sở giao dịch chứng khoán London, Hồng Kông, New York và Paris.

HSBC có mạng lưới chi nhánh rộng nhất trên thế giới: có hơn 7000 chi nhánh tại 81 quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau. Cơ cấu lợi nhuận được phân bổ đều theo khu vực địa lý: 30% châu Á và Trung Đông, 30% châu Mỹ và 40% châu Âu (chủ yếu tại Anh) và cũng đa dạng đều theo đối tượng khách hàng: doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp vừa và nhỏ và khách hàng cá nhân.

Bảng 2.3: Tình hình tài chính của Ngân hàng HSBC trong 3 năm 2008-2010


Đơn vị: triệu USD


Chỉ tiêu

31/12/2010

31/12/2009

31/12/2008

Tổng tài sản có

2.364,5

2.527,5

2.354,3

Xếp hạng trong nước

-

-

-

Xếp hạng trên thế giới

-

-

-

Vốn tự có

130,831

95,205

128,160

Thu nhập ròng

6,694

6,498

20,455

ROA

0,27%

0,26%

0,97%

ROE

5,78%

4,70%

15,90%

Vốn tự có/Tổng TSC

5,53%

3,79%

5,69%

Hệ số an toàn vốn CAR

13,7%

11,4%

13,6%

Thu nhập hoạt động

72,714

73,135

61,751

Chi phí hoạt động

34,395

38,535

39,042

Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động

47,30%

52,69%

63,22%

Tổng dư nợ/Tổng tiền gửi

79,08%

85,8%

89,5%

Tổng TS lỏng/Tổng TSC

3,57%

20,11%

21,63%

Tổng TS lỏng/Tổng tiền gửi

64,71%

45,57%

46,46%

Tỉ lệ nợ quá hạn/Tổng TSC

1,29%

1,00%

0,83%

Tỉ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ

3,32%

2,65%

2,00%

Dự phòng rủi ro/Nợ quá hạn

83,45%

95,18%

98,1%

Dự phòng rủi ro/Vốn tự có

19,52%

26,64%

13,45%

Tỷ lệ tài sản có sinh lời/Tổng TSC (nếu có)

92,90%

92,49%

92,48%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.

(Nguồn: Báo cáo của công ty Fitch Ratings )

HSBC có thế mạnh trong hầu hết các lĩnh vực ngân hàng và tài chính, kể cả ngân hàng đầu tư, chứng khoán và bảo hiểm. Năm 2009, tổng tài sản có của tập đoàn HSBC giảm 6,89% so với năm 2008 do sự cắt giảm kinh doanh các công cụ phái sinh, cho vay khách hàng và đầu tư tài chính. Trong khi đó, vốn chủ sở hữu tăng 37,42% do trong tháng 4 năm 2009, HSBC đã hoàn tất thành công việc phát hành quyền, bổ sung 17,8 tỷ USD vào vốn chủ sở hữu. Thu nhập ròng cao hơn năm 2008, tuy không nhiều, chỉ tăng 3,02%. Mặc dù tình hình kinh tế toàn cầu vẫn trong bối cảnh khó khăn, HSBC vẫn tạo được lợi nhuận tốt, đặc biệt là ở khu vực châu Âu và châu Á-Thái Bình Dương. Trong năm 2009, khủng hoảng của khu vực Trung Đông cũng có tác động không tốt tới hoạt động của HSBC. Lợi nhuận trước thuế của tập đoàn ở khu vực này chỉ đạt 0,5 tỷ USD, giảm 74% so với năm 2008. Chỉ số ROA và ROE đều cao hơn năm trước, tuy không đáng kể. Hệ số an toàn vốn vẫn được duy trì ở mức tốt là 13,7%. Chi phí được quản lý tốt. Năm 2009, chỉ số chi phí/thu nhập ở mức 47,3%, giảm 5,39% so với năm trước. Tuy nhiên, nợ quá hạn cũng tăng lên ở mức 3,32% so với mức 2,65% của năm 2008. Năm 2009, tiền gửi khách hàng cũng ở mức cao là 1.159 tỷ USD mặc dù lãi suất có giảm. (Báo cáo thường niên, website ngân hàng HSBC)

HSBC là một tập đoàn tập trung vào việc huy động tiền gửi. Khả năng huy động vốn và khả năng thanh khoản là mặt mạnh của tập đoàn HSBC và là lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng lớn thuộc tập đoàn này. HSBC định vị thương hiệu của mình thông qua thông điệp “Ngân hàng toàn cầu am hiểu địa phương”, ngân hàng này được đánh giá là vượt trội ở khả năng bán hàng và khả năng giới thiệu các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới cho thị trường với số lượng vốn đầu tư, mạng lưới, chủng loại sản phẩm, số lượng nhân viên và khách hàng nhiều hơn hẳn so với các ngân hàng khác.

HSBC rất chú trọng đầu tư ứng dụng công nghệ, phát triển dịch vụ của mình theo hướng hiện đại hóa, tạo điều kiện tối đa cho khách hàng có thể tiếp cận được các dịch vụ bán lẻ của mình. HSBC là là ngân hàng cung cấp nhiều sản phẩm, dịch vụ tài chính cá nhân độc đáo, đa dạng và sáng tạo như: tài khoản thanh toán dành cho cá nhân, tài khoản tiền gửi định kỳ, tài khoản dành cho du học sinh, chứng

chỉ tiền gửi, khoản vay tín dụng tiêu dùng, cho vay tài trợ mua nhà, cho vay tài trợ mua ô tô, cho vay có đảm bảo, hình thức khấu chi có thế chấp và không có thế chấp… HSBC cũng là một trong những ngân hàng đầu tiên giới thiệu dịch vụ ATM và thẻ ATM, là ngân hàng tiên phong trong việc triển khai hệ thống ngân hàng tự động qua điện thoại. Hệ thống thẻ visa và master của HSBC cũng là một trong những thành công trong việc phát triển dịch vụ bán lẻ của ngân hàng này, doanh số phát hành thẻ tăng mạnh qua các năm.

HSBC cũng là ngân hàng đầu tiên áp dụng hệ thống tài khoản tiết kiệm trực tuyến, thu hút được hơn 1 tỷ USD tiền gửi chỉ trong hai tháng đầu tiên sau khi triển khai chương trình ngân hàng trực tuyến tại Mỹ, qua chương trình này, HSBC đã mở rộng hoạt động tới 7 bang của nước Mỹ và cả bang Colombia, nơi đã có các chi nhánh ngân hàng bán lẻ của Mỹ. Hiện nay, HSBC đã có thể tiếp cận các khách hàng trên toàn bộ nước Mỹ - thị trường mà trước đây HSBC chưa từng có mặt.

Biểu đồ 2.1: Doanh số phát hành thẻ của HSBC giai đoạn 2005 – 2010


Đơn vị: triệu thẻ


Nguồn Tổng hợp từ website ngân hàng HSBC HSBC cũng là một trong những ngân 1


(Nguồn: Tổng hợp từ website ngân hàng HSBC)

HSBC cũng là một trong những ngân hàng rất chú trọng đến việc đầu tư phát triển các trung tâm dịch vụ khách hàng. Tính đến cuối năm 2007, ngân hàng này đã có 14 trung tâm dịch vụ khách hàng trên toàn cầu,9 trong số đó đặt tại Anh. Một trung tâm dịch vụ khách hàng của HSBC có số nhân viên lên tới 300 người, trung bình xử lý khoảng 8.400 cuộc gọi/ngày.

b. Ngân hàng Standard Chartered Bank (SCB)

Ngân hàng SCB được thành lập năm 1853, là một trong 10 ngân hàng lớn nhất của Anh tính theo tài sản có. Tuy có trụ sở chính tại Anh nhưng hoạt động tại Anh tương đối hạn chế, hoạt động chủ yếu thông qua mạng lưới chi nhánh nước ngoài, tập trung ở châu Mỹ và các thị trường mới nổi như khu vực châu Á-Thái Bình Dương, châu Phi và Trung Đông. SCB chịu sự giám sát của Cơ quan Giám sát dịch vụ tài chính (FSA).

Năm 2000, SCB mua lại ngân hàng Grindlays - ngân hàng tại Ấn độ và Trung Đông - từ ANZ. Đầu năm 2005, SCB mua lại ngân hàng lớn thứ 7 của Hàn Quốc là Korea First Bank (KFB) và Hàn Quốc trở thành thị trường quan trọng lớn thứ hai sau Hồng Kông trong chiến lược của ngân hàng. SCB có 2 chi nhánh tại Anh và 620 chi nhánh nước ngoài đặt tại 56 nước trên thế giới, có thế mạnh về dịch vụ ngân hàng bán buôn, bán lẻ và đầu tư. Chiến lược của SCB là tập trung vào dịch vụ ngân hàng cho người tiêu dùng, tín dụng công ty, dịch vụ cho các định chế tài chính, kinh doanh ngoại tệ, quản lý vốn và tài trợ thương mại.

Năm 2009, bất chấp kinh tế khó khăn, hoạt động của SCB vẫn phát triển tốt. Tổng tài sản có của SCB tăng 0,36% so với năm 2008. Hạng mục lớn nhất trong tổng tài sản có là cho vay khách hàng với tỷ trọng 45,41%. So với năm 2008, dư nợ cho vay tăng 13,84%. Vốn chủ sở hữu trong năm 2009 cũng tăng 23,49% so với năm trước. Nguồn vốn của ngân hàng tăng còn có sự đóng góp của việc tăng trưởng của tiền gửi khách hàng. Tiền gửi khách hàng là hạng mục lớn nhất trong nguồn vốn của ngân hàng SCB với tỷ trọng tới 57,54%. Hệ số an toàn vốn ở mức tốt là 12,78%, cao hơn mức 11,73% của năm 2008. SCB là một trong số ít các ngân hàng có lịch sử lâu năm ở Anh không cần tới sự trợ giúp về vốn của chính phủ trong cơn khủng hoảng tài chính, mặc dù theo đánh giá của các tổ chức định mức tín nhiệm quốc tế SCB hiện nay có khả năng được chính phủ hỗ trợ ở mức cao nhất nếu cần thiết.

Bảng 2.4: Tình hình tài chính của SCB trong 3 năm 2008-2010


Đơn vị: triệu USD


Chỉ tiêu

30/09/2010

31/12/2009

31/12/2008

Tổng tài sản có

436.653

435.068

329.205

Xếp hạng trong nước

8

9

8

Xếp hạng trên thế giới

56

66

64

Vốn tự có

27.340

22.140

20.851

Thu nhập ròng

3.477

3.344

2.989

ROA

0,80%

0.92%

1,00%

ROE

14,05%

16,35%%

15,60%

Vốn tự có/Tổng TSC

6,26%

5,09%

6,33%

Hệ số an toàn vốn CAR

12,78%

11,73%

11,24%

Thu nhập hoạt động

15.184

13.968

11.067

Chi phí hoạt động

7.952

7.611

6.215

Chi phí hoạt động/Thu nhập hoạt động

52,37%

54,49%

56,16%

Tổng dư nợ/Tổng tiền gửi

78,60%

83,01%

85,82%

Tổng TS lỏng/Tổng TSC

9,77%

27,41%

18,02%

Tổng TS lỏng/Tổng tiền gửi

16,97%

49,48%

33,0%

Tỉ lệ nợ quá hạn/Tổng TSC

0,41%

0,69%

0,70%

Tỉ lệ nợ quá hạn/Tổng dư nợ

0,91%

1,36 %

1,22%

Dự phòng rủi ro/Nợ quá hạn

110,80%

65,88%

78,11%

Dự phòng rủi ro/Vốn tự có

7,69%

8,95%

8,68%

(Nguồn: Báo cáo của công ty Fitch Ratings )

Thu nhập ròng tăng 3,98%. Chỉ số chi phí/thu nhập giảm 2,12% so với năm 2008 và đạt mức tương đối tốt là 52,37% trong năm 2009. Chỉ số ROA và ROE đều giảm so với năm 2008, tuy không đáng kể. Tỷ lệ nợ quá hạn là 0,91%, rất thấp so với các ngân hàng đồng hạng. (Báo cáo thường niên, website ngân hàng SCB)

SCB là một trong những ngân hàng rất chú trọng đầu tư vào mảng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, hướng tới đối tượng phục vụ là các khách hàng cá nhân và hộ gia đình, tiền gửi dân cư chiếm một phần khá lớn trong nguồn vốn huy động của SCB, giúp tập đoàn đáp ứng được danh mục đầu tư cho vay lớn. SCB đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng bằng cách làm việc cả ngoài giờ hành chính lẫn trong ngày nghỉ cuối tuần ở nhiều khu vực trên thế giới. Một trong những giải pháp rất thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ của SCB là việc áp dụng hệ thống quản lý quan hệ khách hàng – CRM

CRM - Customer Relationship Management – là một chiến lược doanh nghiệp nói chung để lựa chọn và quản lí những mối quan hệ khách hàng có giá trị nhất. CRM yêu cầu một nguyên lí về doanh nghiệp khách hàng trung tâm và sự mở rộng để hỗ trợ các quá trình dịch vụ, giao dịch, tiếp thị một cách có hiệu quả. CRM cho phép việc định tuyến thông minh các tương tác với khách hàng từ bên trong và bên ngoài thông qua nhiều kênh liên lạc khác nhau, bao gồm điện thoại, email, web chat. Các ứng dụng CRM có thể tác động tốt đến việc quản lí mối quan hệ khách hàng với điều kiện hãng kinh doanh phải có các chiến lược, sự lãnh đạo và sự mở rộng đúng đắn.

Như vậy, thông qua việc sử dụng hệ thống CRM, SCB có thể hiểu được nhóm khách hàng chính và tùy biến sản phẩm dịch vụ cho khách hàng của mình, đo hoạt động khách hàng thông qua những dự án khách hàng, chiến dịch marketing, chương trình giới thiệu sản phẩm. SCB triển khai công nghệ tập trung vào khách hàng như phần mềm Call center, những trang web tự phục vụ, bố trí và tổ chức hợp lý những tiến trình liên quan tới mô hình kinh doanh tập trung vào giá trị khách hàng. Khi chiến lược quản trị khách hàng được thực hiện thích hợp và công nghệ CRM mang lại hiệu quả chi phí thích hợp, SCB có thể tránh nhầm lẫn và lãng phí

Xem tất cả 109 trang.

Ngày đăng: 13/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí