thích đủ lớn cần thiết để biến đường lối, chiến lược của Đảng thành hiện thực, góp phần thống nhất tư tưởng và hành động của mọi người trong xã hội, đẩy nhanh và hữu hiệu sự tiến bộ của các hoạt động thuộc mục tiêu bộ phận mà chính sách nhằm hướng tới và thực hiện các mục tiêu chung của phát triển kinh tế quốc dân.
Trong hệ thống các công cụ quản lý, các chính sách là bộ phận năng động nhất, có độ nhạy cảm cao trước những biến động trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước nhằm giải quyết những vấn đề bức xúc mà xã hội đặt ra. Thực tiễn nước ta và nhiều nước trên thế giới đều chứng tỏ: phần lớn những thành công trong công cuộc đổi mới và cải cách kinh tế đểu bắt nguồn từ việc lựa chọn và áp dụng những chính sách kinh tế thích hợp, có năng suất cao để khai thác tối ưu các lợi thế so sánh của đất nước về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực, vốn, công nghệ, thị trường, kết cấu hạ tầng.
1.2.4. Quản lý Nhà nước đối với hoạt động của doanh nghiệp bán lẻ
Việc quản lý Nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ là một bộ phận trong việc quản lý Nhà nước đối với hệ thống phân phối. Mỗi nền kinh tế đều có các hệ thống phân phối hàng hóa vĩ mô hoạt động rất phức tạp. Nhà nước có vai trò quản lý vĩ mô phải tạo điều kiện cho các doanh nghiệp phát triển các hệ thống phân phối hàng hóa hiện đại, hoạt động có hiệu quả cao. Nhà nước phải đảm bảo các điều kiện về môi trường kinh doanh để các hệ thống phân phối hàng hóa hoạt động có hiệu quả, bảo vệ các dòng chảy hàng hóa hợp pháp, hạn chế những dòng chảy hàng hóa tiêu cực, bất hợp pháp. Đặc điểm của quản lý vĩ mô của Nhà nước đối với các hệ thống phân phối hàng hóa là không can thiệp trực tiếp vào hoạt động phân phối của các doanh nghiệp và các hệ thống phân phối cụ thể mà chủ yếu là bằng các công cụ gián tiếp. Vai trò quản lý của Nhà nước được thể hiện trên các mặt sau:
Một là, xây dựng và thực thi hệ thống luật pháp hoàn chỉnh, chi phối hoạt động của các hệ thống phân phối hàng hóa nhằm đảm bảo môi trường pháp lý thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển hiệu quả các hệ thống phân phối hàng hóa. Hệ
thống pháp luật phải đảm bảo hàng hóa lưu thông thông suốt qua các hệ thống phân phối, chống các hành vi độc quyền và các hình thức phân phối bất hợp pháp.
Hai là, tác động đến sự hình thành, phát triển và hoạt động của hệ thống phân phối bằng các chiến lược, quy hoạch, chính sách để định hướng các dòng chảy hàng hóa và dịch vụ trên thị trường.
Ba là, tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển của hệ thống phân phối thông qua xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho hoạt động phân phối lưu thông hàng hóa của toàn nền kinh tế. Ví dụ, đầu tư xây dựng hệ thống thông tin viễn thông, xây dựng hạ tầng giao thông, đường xá, bến cảng, kho bãi, xây dựng các kết cấu hạ tầng thương mại như chợ, trung tâm thương mại và dịch vụ…
Bốn là, quản lý hệ thống phân phối qua việc xây dựng bộ máy quản lý hành chính vĩ mô các hoạt động kinh doanh trên thị trường.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ - 1
- Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp bán lẻ trên thị trường Việt Nam sau khi Việt Nam mở cửa thị trường dịch vụ bán lẻ - 2
- Các Chức Năng Quản Lý Nhà Nước Về Kinh Tế Theo Giai Đoạn Tác Động
- Một Số Bài Học Kinh Nghiệm Về Quản Lý Nhà Nước Các Doanh Nghiệp Bán Lẻ Cho Việt Nam.
- Số Doanh Nghiệp Phân Phối Bán Lẻ Theo Quy Mô Lao Động Đến 31/12 (2004-2006)
- Tác Động Của Cam Kết Đối Với Các Doanh Nghiệp Bán Lẻ Việt Nam
Xem toàn bộ 127 trang tài liệu này.
Năm là, Nhà nước có chính sách và biện pháp chi phối trực tiếp đến sự hoạt động của các hệ thống phân phối hàng hóa, xây dựng các loại hình trung gian thương mại kiểu mới, xây dựng các mô hình liên kết mới trong phân phối…
Đây chính là nền tảng để các doanh nghiệp trong lĩnh vực phân phối nói chung, các doanh nghiệp trong lĩnh vực bán lẻ nói riêng tồn tại và phát triển mạnh mẽ trong môi trường tự do cạnh tranh ngày càng gay gắt.
1.3. Kinh nghiệm của một số quốc gia trong quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp bán lẻ
1.3.1. Nhật Bản
Vào đầu những năm 50 của thế kỷ XX, hệ thống phân phối hàng hóa Nhật Bản còn mang nặng tính sản xuất nhỏ, hầu hết các cửa hàng bán lẻ kiểu gia đình, quy mô nhỏ. Hình thức mua bán trên thị trường chủ yếu là các giao dịch ngẫu nhiên theo kiểu “mua đứt bán đoạn”. Hệ thống phân phối hàng nông sản chủ yếu qua các chợ và các cửa hàng bán lẻ nhỏ. Tuy nhiên sau một thời gian, Nhật Bản đã nhanh chóng mở cửa thị trường cho phép các công ty của Mĩ đầu tư trực tiếp vào lĩnh vực bán lẻ.
Nhật Bản là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới với dân số trên 127 triệu người, doanh số bán lẻ khoảng một nghìn tỷ USD. Nhờ đó Nhật Bản trở thành thị trường bán lẻ lớn thứ hai chỉ sau Mĩ (số liệu 2003). Tỉ lệ bán lẻ trên đầu người của Nhật là 8183 dollar, gần bằng Mĩ (8204 dollar). Điều đáng chú ý là Nhật có tỉ lệ bán lẻ thực phẩm trên đầu người rất cao - 3367 dollar. Nhật Bản là một nước giàu, thị trường tiêu thụ lớn, vì vậy Nhật Bản là mục tiêu hấp dẫn mà các nhà bán lẻ quốc tế chú ý. Chính yếu tố cạnh tranh khốc liệt đã buộc các doanh nghiệp Nhật Bản phải nhanh chóng vận dụng những phương thức phân phối tiến bộ như chia hệ thống phân phối hàng hóa thành nhiều cấp độ trung gian. Mỗi cấp độ trung gian được chuyên môn hóa cao vào một số chức năng phân phối nhất định. Các công ty sản xuất lớn cũng nhanh chóng phát triển các hệ thống phân phối hiện đại theo kiển phương Tây. Các cơ quan quản lý vĩ mô đã xây dựng hệ thống luật pháp điều chỉnh hoạt động phân phối lưu thông, tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng, chống độc quyền. Bên cạnh đó chính phủ cũng quan tâm phát triển hạ tầng cơ sở cho phân phối và phát triển các ngành kinh doanh hỗ trợ như tài chính, ngân hàng, bảo hiểm…
Năm 1998, Nhật Bản nới lỏng luật về các cửa hàng lớn; năm 1999 nới lỏng quy chế về thuốc tân dược. Năm 2000 đánh dấu sự kiện Seveneleven đã vượt DAIE và đứng đầu về doanh số bán lẻ và lần đầu tiên xuất hiện doanh nghiệp có vốn nước ngoài mang tên NIHONTOIZARASU. Đây là thời kỳ ngành công nghiệp phân phối Nhật Bản chú ý đến những cải cách bắt đầu từ tập trung nghiên cứu người tiêu dùng tiến tới thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Môi trường cạnh tranh có sự thay đổi, từ cạnh tranh giữa các cửa hàng độc lập chuyển sang cạnh tranh có tính chất tổng hợp và đa dạng hơn. Năm 2002 có 1.3 triệu cửa hàng bán lẻ - khoảng 1 cửa hàng cho 100 người. Trên dưới 70% cửa hàng được gọi là cửa hàng “Papa Mama”. Năm 2004 ghi nhận quá trình hướng tới phục hồi kinh tế (Cách mạng lưu thông lần ba) và lần đầu tiên, doanh số của liên minh Aeon vượt qua Itoyokado, đứng đầu các doanh nghiệp bán lẻ tổng hợp. Hiện nay các hình thức bán lẻ phát triển là: cửa hàng tiện ích; Trung tâm gia đình; cửa hàng tân dược; nhà sản xuất – bán lẻ hàng may mặc...
Một số hình thức khác gặp khó khăn là cửa hàng bách hóa, GMS (siêu thị tổng hợp); vấn đề sống còn là cải tổ để “sống sót trên thương trường” và chuyển sang giai đoạn tấn công.
Một số văn bản pháp luật điều chỉnh lĩnh vực bán lẻ tại Nhật Bản:
a. Luật quy định vị trí nhà hàng bán lẻ có quy mô lớn
Tháng 6 – 2000 luật liên quan đến các biện pháp cần được áp dụng cho các nhà hàng bán lẻ có quy mô lớn nhằm bảo vệ môi trường sống đã có hiệu lực. Thay thế luật điều chỉnh nhà hàng bán lẻ có quy mô lớn trước đây, luật này đã bảo vệ các cơ sở bán lẻ quy mô vừa và nhỏ bằng cách giới hạn việc mở các chi nhánh bán lẻ quy mô lớn. Mục đích của luật mới là nhằm tăng cường sự phát triển đúng đắn, bảo vệ môi trường sống của các khu vực xung quanh. Luật này là một trong số 3 bộ luật mới được áp dụng gần đây liên quan tới chính sách phát triển địa phương và môi trường đô thị. Hai luật còn lại là luật cải thiện và tái thiết các trung tâm thành phố sửa đổi.
Luật quy định vị trí cửa hàng bán lẻ có quy mô lớn này yêu cầu các cá nhân và doanh nghiệp mới thành lập một cửa hàng bán lẻ lớn với diện tích sàn trên 1000 m2 cần đáp ứng các yêu cầu: Vấn đề giao thông (Phải đảm bảo đủ chỗ trống đỗ xe cho xe hơi và xe đạp, lối vào và ra các tuyến phố), sự tiện ích với người đi bộ, ngăn cản và giảm tiếng ồn, tăng cường tái chế và giảm chất thải, hợp tác với các cơ quan
phòng chống cháy và các tai họa khác và quan tâm tới môi trường cộng đồng…
b. Luật quy hoạch đô thị
Có hiệu lực từ năm 1968 nhằm thiết lập các điều khoản cần thiết cho công tác quy hoạch thành phố với mục tiêu thiết lập sự phát triển đúng đắn của thành phố và công tác cải tạo một cách quy củ. Theo luật này, đất đai quốc hữu hóa có thể được chia thành khu quy hoạch đô thị, khu quy hoạch tương đương đô thị hay khu vực quy hoạch phi đô thị. Khu vực quy hoạch đô thị lại được chia tiếp thành các khu vực thúc đẩy đô thị hóa và khu vực giới hạn quá trình đô thị hóa. Các khu vực đẩy mạnh quá trình đô thị hóa là những khu vực yêu cầu phát triển và bảo dưỡng nói chung, trong khi các khu vực còn lại là những khu vực trong đó quá trình đô thị
hóa cần được kiểm soát. Khu vực đẩy mạnh đô thị hóa có các thiết kế cho mỗi khu riêng biệt về việc đất đai được sử dụng như thế nào, loại nhà hàng nào được phép xây dựng và chúng phải được xây dựng như thế nào (phân vùng).
c. Luật chống độc quyền
d. Luật chống các hình thức quà tặng không đúng mức và các thông báo sai trên sản phẩm
đ. Luật chống cạnh tranh không bình đẳng
e. Luật xúc tiến doanh nghiệp bán lẻ quy mô vửa và nhỏ
g. Luật giao dịch thương mại cụ thể hóa (đặc định)
Bao gồm các hình thức bán hàng ngoài phạm vi cửa hàng và văn phòng bán hàng như bán hàng tận nhà, bán hàng theo đơn đặt hàng qua thư, bán hàng thông qua tiếp thị điện tử, tiếp thị đa cấp (mô hình kim tự tháp), các giao dịch cung cấp dịch vụ như phòng khám thẩm mĩ và các lớp học ngoại ngữ), và các giao dịch cung cấp dịch vụ kinh doanh…
h. Luật về hợp đồng của người tiêu dùng năm 2000
i. Luật vệ sinh an toàn thực phẩm
k. Luật thuế đối với rượu
l. Luật về dược phẩm
Luật này quy định rằng để bán thuốc cho các nhà bán lẻ hoặc các cơ sở y tế, thì nhà bán buôn phải xin giấy phép của cơ quan hành chính địa phương; thêm vào đó luật này quy định rằng để bán thuốc trực tiếp cho người tiêu dùng thì mỗi cửa hàng bán lẻ cũng phải xin cấp giấy phép của cơ quan hành chính địa phương (có 5 loại giấy phép kinh doanh đối với việc bán lẻ thuốc)
m. Luật tăng cường sức khỏe
Luật tăng cường sức khỏe (trước đây là luật tăng cường dinh dưỡng), ngăn cấm các quảng cáo sai sự thực hay thực chất nhằm mục đích lừa dối người dân về tác dụng duy trì sức khỏe và lợi ích của sản phẩm được bán như loại thực phẩm (bao gồm cả các thuốc không có giấy phép hay phê duyệt và những sản phẩm tươi sống không phải đối tượng trong luật liên quan đến các vấn đề về thực phẩm )
Theo luật này những người có trách nhiệm trông nom các trang thiết bị do nhiều người sử dụng như các cửa hàng bách hóa, nhà hàng, trường học, bệnh viện, nhà hát… phải nỗ lực tiến hành các biện pháp cần thiết nhằm chống khói thuốc là ở dạng bị động (hít phải khói thuốc của người khác trong phòng môi trường đóng hay khép kín)
1.3.2. Trung Quốc
Thị trường bán lẻ Trung Quốc là một trong những thị trường bán lẻ lớn nhất thế giới. Quy mô thị trường bán lẻ hiện nay của Trung Quốc là khoảng 550 tỷ USD. Dự báo trong 20 năm tới, thị trường bán lẻ của Trung Quốc sẽ là khoảng 2.4 ngàn tỷ USD. Tăng trưởng trong lĩnh vực bán lẻ ở Trung Quốc đạt 22% trong năm 2008 và xu hướng nổi trội là sát nhập giữa các công ty.
Theo lộ trình mà Chính phủ Trung Quốc (TQ) đã cam kết khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) bắt đầu từ 11/12/2004, lĩnh vực bán lẻ tại đây được mở cửa một cách hoàn toàn. Theo đó, các công ty, tập đoàn bán lẻ nước ngoài sẽ không còn bị giới hạn ở thị phần, số cửa hàng hay vị trí của chúng. Sau khi Trung quốc mở cửa thị trường, có khoảng 40 tập đoàn phân phối lớn của nước ngoài tràn vào khai thác thị trường tiềm năng này. Sớm nhất là Carrefour (Pháp) vào Trung Quốc từ năm 1992, ngay khi nước này mở cửa thị trường bán lẻ cho đầu tư nước ngoài. Những đại gia khác cũng góp mặt vào thị trường này như Tessco (Anh), Metro (Đức), Aeon (Nhật), Ikea (Thụy Điển), Makro (Hà Lan), McDonald’s (Mỹ) hay Dairy Farm (Hồng Kông)…
Sự tham gia của tập đoàn bán lẻ nước ngoài đã gây sức ép rất lớn với các nhà bán lẻ Trung Quốc. 60% doanh thu bán lẻ rơi vào tay các tập đoàn bán lẻ nước ngoài, khiến các công ty bán lẻ Trung Quốc rơi vào tình thế rất khó khăn, một số bị phá sản. Trong khoảng thời gian chưa tới 10 năm kể từ năm 1992 khi Trung Quốc cho phép thành lập các liên doanh bán lẻ bằng việc sửa đổi luật đầu tư nước ngoài, các công ty nước ngoài đã chiếm được 5 – 8% thị phần bán lẻ. Chỉ trong vòng 2 năm sau khi tập đoàn bán lẻ lớn thứ hai thế giới Carrefour mở trung tâm bán lẻ thứ
hai tại Thượng hải, trong phạm vi 35 km, 3 công ty thuộc dạng “cá mập” trong nước đã bị phá sản.
Nguyên nhân dẫn đến việc thua kém của các công ty bán lẻ nội địa được biết đến một phần là do Bộ Thương mại đã nhượng bộ quá nhiều trong quá trình đàm phán trên lĩnh vực thương mại dịch vụ khi Trung Quốc gia nhập WTO và không quản lý một cách thật chặt chẽ hoạt động của các công ty bán lẻ nước ngoài. Một số doanh nghiệp nước ngoài đã không ngồi chờ đến thời điểm ngày 11/12/2004 mà đã chủ động đi “cửa sau” qua chính quyền cấp thấp hơn. Tại đây, chính quyền địa phương có vẻ dễ hơn trong việc cho phép các tập đoàn nước ngoài mở trung tâm bán lẻ. Ngoài ra, nguyên nhân chính làm các công ty trong nước thua ngay trên sân nhà là xuất phát từ yếu tố chủ quan. Ở tầm quốc gia, chưa có tập đoàn bán lẻ Trung Quốc nào được xem là đối thủ ngang cơ với các đại gia bán lẻ nước ngoài. Hiện nay, số lượng trung tâm, cửa hàng bán lẻ của các nhà đầu tư nước ngoài là không đáng kể so với trong nước nhưng lại chiếm lĩnh được thị phần không nhỏ. Họ có lợi thế về kinh nghiệm thương trường trong cuộc đua. Chính phủ Trung quốc nhận định các công ty trong nước không nên tiếp tục tranh cãi hay chỉ trích mà phải nỗ lực để tự cứu mình, họ cần học hỏi kinh nghiệm từ chính những đối thủ nước ngoài.
Khi các hãng bán lẻ lớn của nước ngoài chiếm lĩnh những vị trí đẹp nhất ở các thành phố lớn, thì các hãng phân phối của Trung Quốc có lẽ sẽ thích hợp hơn ở các thành phố cỡ trung bình, nơi mà năng suất thấp hơn. Và có thể những hình thức kinh doanh khác sẽ phù hợp hơn như nhượng quyền thương mại từ McDonald’s, KFC và Tuppeware.
Nhằm thích ứng với yêu cầu toàn cầu hóa kinh tề và việc gia nhập WTO, nâng cao hiệu suất vận hành nền kinh tế, trong những năm gần đây Chính phủ Trung Quốc đã tích cực thúc đẩy sự phát triển của lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa hiện đại, trong đó có lĩnh vực bán lẻ, cụ thể là:
(a) Cải cách các quy định và phương thức quản lý có liên quan, tạo môi trường lành mạnh cho sự phát triển của lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa hiện đại.
- Điều chỉnh phương thức quản lý hành chính, tạo thuận lợi hơn cho việc đăng ký kinh doanh của các doanh nghiệp phân phối và lưu thông hàng hóa, giảm thiểu việc quản lý phê chuẩn có tính chất hành chính
- Cải tiến và hoàn thiện chính sách quản lý thu thuế của các doanh nghiệp phân phối và lưu thông hàng hóa.
- Cải tiến việc quản lý giao thông của các loại xe cộ phân phối và lưu thông hàng hóa ở thành thị, tạo thuận lợi cho xe cộ phân phối và lưu thông hàng hóa đi lại, đỗ, xếp dỡ hàng hóa trong thành phố.
- Đơn giản hóa thủ tục hải quan, đẩy nhanh tốc độ lưu thông hàng hóa hiệu quả.
(b) Tăng cường bồi dưỡng và đào tạo nguồn nhân lực, áp dụng trang thiết bị kỹ thuật tiên tiến trong phân phối và lưu thông hàng hóa:
- Nhà nước xây dựng và hoàn thiện hệ thống chuẩn hóa các tiêu chuẩn kỹ thuật phân phối và lưu thông hàng hóa và các tiêu chuẩn liên quan, tích cực quán triệt và phổ biến rộng rãi các tiêu chuẩn đó.
- Tăng cường bồi dưỡng, đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóa.
- Mở rộng việc sử dụng trang thiết bị và kỹ thuật tiên tiến trong phân phối và lưu thông hàng hóa cũng như trong việc tiếp cận thông tin thị trường
(c) Xây dựng quy hoạch phát triển phân phối và lưu thông hàng hóa:
- Đẩy nhanh việc xây dựng các trung tâm phân phối và lưu thông hàng hóa mang tính xã hội hóa, chấn chỉnh lại các tổ chức phân phối và lưu thông hàng hóa.
- Hiện tại các ban ngành có liên quan của Nhà nước đang xem xét xây dựng quy hoạch phát triển hệ thống phân phối và lưu thông hàng hóa thống nhất trên toàn Trung Quốc, chỉ đạo thúc đẩy sự phát triển của lưu thông hàng hóa hiện đại cả thành thị và nông thôn.
(d) Thực hiện các biện pháp khuyến khích, hỗ trợ các doanh nghiệp phân phối và lưu thông hàng hóa: