trở hàng hóa. Ngày càng có nhiều tuyến đường ven biển Trung Quốc và từ
Trung Quốc đến các nước và các khu vực trên thế giới được mở ra. Phần lớn các tuyến đường biển quốc tế đều xuất phát từ các cửa biển và tỏa ra bốn hướng đông, tây, nam bắc để nối Trung Quốc với các trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
Ghi chú: Số liệu trên không tính Hồng Kông
Nguồn: UNCTAD, 2012
Hình 2.2: Vận tải hàng hóa bằng đường biển của Trung Quốc
Nguồn: UNCTAD, 2012
Hình 2.3: Vận tải hàng hóa bằng đường biển của Hồng Kông
Theo số liệu của Hiệp hội Cảng biển Quốc tế IAPH, trong nhiều năm gần đây, Trung Quốc (không kể Hồng Kông) luôn được xếp là quốc gia đứng đầu thế giới về vận tải bằng công ten nơ11. Trung Quốc dẫn đầu thế giới về vận tải bằng công ten nơ từ năm 2006 với khối lượng vận chuyển là 84.811 nghìn TEU, năm 2010 là 125.103 nghìn TEU (tăng 148% so với năm 2006), bỏ xa
các cường quốc về
vận tải biển khác như
Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Nhật
Bản. Nếu chỉ tính trong thời gian 2006 - 2010 thì chỉ riêng Hồng Kông cũng đã luôn đứng vị trí thứ tư thế giới về vận tải hàng hóa bằng đường biển.
Mô hình quản lý vận tải bằng tàu biển Trung Quốc
Để phát triển ngành vận tải bằng tàu biển thì trước tiên phải có đội tàu hùng hậu để có thể chuyên trở hàng hóa đi khắp nơi trên thế giới. Để làm được điều này Trung Quốc đã có nhiều chính sách khuyến khích ngành tàu biển phát
triển. Cho tới nay (2012), Trung Quốc đã trở quốc đóng tàu lớn nhất trên thế giới.
thành một trong những cường
11 Containersation International Yearbook 2012, International Association of Ports and Harbors, iaphworldports.org/Statistics.aspx
Để đẩy mạnh phát triển ngành đóng tàu, từ năm 1950, Trung Quốc đã
cho thành lập Cục Phát triển Công nghiệp Đóng tàu trực thuộc Bộ Công nghiệp nặng. Đến năm 1953, Cục Phát triển Công nghiệp Đóng tàu được đổi tên thành Cơ quan Công nghiệp tàu thủy.
Bên cạnh đó Trung Quốc còn cho thành lập một số viện nghiên cứu về quản lý và công nghiệp đóng tàu. Công nghiệp đóng tàu của Trung Quốc phát triển mạnh vào những năm 1980 và 1990. Từ những năm 1990 tới 2000, Trung Quốc đã tập trung mạnh vào đóng các tàu chở dầu và khí hóa lỏng. Năm 2007, Trung Quốc đã đóng thành công tàu hóa lỏng lớn nhất thế giới. Chiếc tàu này dài 292m và rộng 43,35m, có sức chở 147.200 mét khối khí hóa lỏng. Trong đội tàu biển của Trung Quốc thì lớn nhất là tàu chờ hàng rời sau đó là tàu chở dầu. Ngành vận tải bằng tàu biển của Trung Quốc được coi là lớn nhất thế giới mà tập trung chủ yếu vào các cảng ở Hồng Kông và Thượng Hải.
Để quản lý lượng hàng hóa lưu thông khổng lồ như vậy, Trung Quốc đã xây dựng cho mình một ngân hàng dữ liệu và hệ thống kiểm tra tiêu chuẩn hóa
lưu thông phân phôi
han
g hoá qua can
g biên
. Theo Tân Hoa Xã12, năm 2012, để
góp phân
thuc
đẩy mạnh mẽ lưu thông phân phôi
han
g hoá can
g biển Trung Quôc-
ASEAN, cơ quan tiêu chuân
hoá Trung Quôc
và cac
nươc
ASEAN đã xây dưng
quan hệ hữu nghi,
hơp
tac
trong công tac
tiêu chuân
hoá lưu thông phân phôi
hàng hoá qua cảng biển.
Viện Nghiên cưú
công nghệ tiêu chuân
Quan
g Tây, Trung Quôc
đã thiêt
lập quan hệ hưu
nghị vơi
cac
cơ quan tiêu chuân
hoá cua
cac
nươc
ASEAN như
Tôn
g cuc
Tiêu chuân
Đo lươn
g Chât
lươn
g Viêt
Nam, Cuc
Tiêu chuân
Malaysia, Cơ
quan Tiêu chuân
Indonesia, Uy
ban Tiêu chuân
San
xuât
và San
g tao
Singapore.
Trung Quốc đã ký Ban
ghi nhớ hơp
tac
vơi
Trung tâm Thông tin Tôn
g cuc
Tiêu
chuân
Đo lươn
g Chât
lươn
g Viêt
Nam để tiên
han
h trao đôi
đin
h kỳ về thông tin tiêu
chuân
quôc
gia nhằm bao
đam
tin
h chin
h xac
, uy tin
và hiêu
quả cua
cac
dữ liêu
thông tin tiêu chuân
lưu thông phân phôi
han
g hoá qua can
g biên.
12 Xin Hua (2012) Lưu thông phân phôi chuẩn hoá”
haǹ g hoá can̉ g biên
Trung Quôć -ASEAN đang đi lên thơi
đai
“tiêu
2.1.2.2. Quản lý Các khu kinh tế ven biển của Trung Quốc
a) Quá trình hình thành các khu kinh tế ven biển của Trung Quốc
Các khu kinh tế ven biển của Trung Quốc, đặc biệt là các đặc khu kinh tế, là thực sự ra đời kể từ khi thực hiện quá trình cải cách mở cửa, bắt đầu từ
Hội nghị
Trung
ương III khóa XI của Đảng cộng sản Trung Quốc tháng
12/1978. Vào thời kỳ này (1978), Trung Quốc đã xác lập đường lối cải cách mở cửa làm trung tâm. Trung Quốc thực hiện cải cách mở cửa nhằm thu hút nguồn vốn, kỹ thuật và nhân tài cũng như kinh nghiệm quản lý hiện đại từ bên ngoài,… đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc xây dựng các đặc khu kinh tế là một biện pháp quan trọng để thực hiện đường lối cải cách mở cửa Trung Quốc.
Trung Quốc ngay từ đầu đã chú trọng xây dựng các đặc khu kinh tế ven biển bởi vì:
- Vùng ven biển thường có cảng nước sâu, thuận lợi cho vận tải đường biển. Vận tải đường biển hiện là có chi phí thấp nhất.
- Nhiều vùng biển của Trung Quốc gần đường hàng hải quốc tế, thuận lợi cho giao lưu buôn bán quốc tế; thuận lợi cho xuất nhập khẩu và thu hút FDI, tạo điều kiện để đi đầu thực hiện các chính sách mở cửa kinh tế của Trung Quốc.
- Khu ven biển thuận lợi cho phát triển tổng hợp các ngành kinh tế-dịch
vụ, như: công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ cảng biển, vì đây là
khu vực có vị trí giao lưu thuận lợi và có truyền thống lâu đời trong buôn bán quốc tế. Mặt khác, đây lại là nơi giàu tài nguyên và có nguồn lao động dồi dào. Các khu kinh tế có thể là những cực tăng trưởng, tạo điều kiện cho kinh tế vùng và kinh tế cả nước khởi sắc.
- Các nhà đầu tư nước ngoài cũng rất quan tâm đến các khu kinh tế ven biển.
Có thể kể đến các đặc khu kinh tế lớn của Trung Quốc được hình thành trong thời kỳ này là Thâm Quyến (1980), Chu Hải (1980), Sán Đầu (1980), Hạ Môn (1980), Hải Nam (1988).
b) Cách thức quản lý các khu kinh tế ven biển Trung Quốc
Theo đánh giá chung, các khu kinh tế ở Trung Quốc đã thành công do đã
có thể chế kinh tế tốt, thể chế hành chính hợp lý, ngân sách độc lập, chính sách
ưu đãi đầu tư đặc biệt.
Thể chế hành chính hợp lý:
+ Tinh giảm các cơ quan quản lý hành chính. Tại các đặc khu kinh tế, cơ quan quản lý hành chính được giảm xuống mức thấp nhất. Tại các đặc khu kinh tế, các cơ quan quản lý hành chính cấp đặc khu (ngang với cấp thành phố) đã được giảm xuống còn khoảng 4 đơn vị, như ở đặc khu kinh tế Thâm Quyến chỉ có Cục Phát triển Kinh tế, Cục Phát triển Thương mại, Cục Vận tải và Cục Nông nghiệp. Chính quyền đặc khu kinh tế giảm chức năng kinh doanh trực tiếp, tăng cường xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng môi trường đô thị với tử tưởng “Quy hoạch đi đầu, đất đai là trung tâm, ngành nhà đất nhất thể hóa, nhà cửa bám theo đất đai, nắm khâu điều tiết khống chế vĩ mô, bỏ quản lý vi mô”.
+ Chính quyền và doanh nghiệp được tách riêng. Việc quản lý và kinh
doanh các tài sản của nhà nước được phân định rõ ràng. Chẳng hạn như ở
Thâm Quyến, cơ cấu quản lý tài sản của nhà nước được chia làm ba tầng:
Tầng thứ nhất, Ủy ban Quản lý tài sản quốc hữu thành phố. Đây là cơ quan quyết sách chỉ đạo, chuyên lo quản lý tài sản quốc hữu, quản lý vĩ mô.
Tầng thứ hai, Các công ty kinh doanh tài sản quốc hữu. Đây là các công ty có chức năng kinh doanh các nguồn vốn của nhà nước ở thành phố.
Tầng thứ ba, các doanh nghiệp nhà nước đa dạng.
Tuy là ba tầng nhưng thực chất có hai tầng quản lý là tầng vĩ mô và tầng quản lý vi mô cấp doanh nghiệp
+ Bỏ chế độ “cán bộ nhà nước” thay bằng chế độ “công vụ viên”, thi tuyển cạnh tranh gay gắt, công khai. Việc đề bạt căn cứu vào công tích, sa thải căn cứu vào việc không hoàn thành nhiệm vụ, đãi ngộ xứng đáng.
Thể chế kinh tế tốt: Điểm quan trọng nhất của các khu kinh tế Trung Quốc là có một bộ máy hành chính với quyền tự quản khá cao, đủ để có thể đề xuất, chuẩn y và thực thi những thể chế hành chính và kinh tế vượt trội so với
khung thể chế chung ở trong nước, được Quốc hội cho phép. Chẳng hạn như
đặc khu Thẩm quyến của Trung Quốc, Thẩm quyến có quyền ban hành luật và các qui định pháp luật của riêng mình. Thẩm quyến cũng hoàn toàn độc lập với chính quyền tỉnh và trung ương về ngân sách. Các chính sách của Chính phủ
Trung Quốc đối với khu kinh tế đã trao cho các khu KT sự độc lập hoàn toàn
về bộ máy quản lý, cũng như quyền hạn thực sự về lập pháp, hoạch định chính sách hay ngân sách. Đó chính là điểm đặc biệt của mô hình quản lý khu kinh tế ven biển ở Trung Quốc, và chính điều này đã tạo nên thành công trong phát triển các khu kinh tế ven biển ở Trung Quốc.
Chính phủ Trung Quốc cũng ban hành nhiều luật và qui định pháp lý
chung, tạo ra môi trường pháp lý thông thoáng cho đầu tư vào các khu kinh tế ven biển.
Chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt:
+ Chế độ thuế ưu đãi, cụ thể là:
o Miễn thuế nhập khẩu đối với mọi hàng hóa nhập vào đặc khu và từ đặc khu xuất khẩu ra bên ngoài.
o Thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân, thuế giá trị gia tăng,… đều có mức ưu đãi thấp hơn nhiều so với nội địa và thậm trí thấp hơn cả Hồng Kông.
o Thủ tục hải quan đơn giản theo thông lệ quốc tế.
+Chính sách đất đai: Các đặc khu kinh tế còn sử dụng chính sách miễn giảm thuế đất để thu hút đầu tư. Chẳng hạn như: Thâm Quyến miễn thuế sử dụng đất trong 5 năm đầu và giảm 50% trong những năm tiếp theo cho các công ty sản xuất những sản phẩm có hàm lượng khoa học cao; Chu Hải miễn thuế đất cho các công ty có vốn FDI đang áp dụng công nghệ cao hoặc các công ty có lợi nhuận thấp.
Với những chính sách quản lý thông thoáng, linh hoạt đối với các đặc khu kinh tế cộng với nguồn lao động dồi dào, các đặc khu kinh tế của Trung Quốc đã thu hút được một số lượng rất lớn các nhà đầu tư nước ngoài và thực hiện xuất khẩu lớn. Từ đó các đặc khu kinh tế đã có sự phát triển vượt trội,
đặc biệt là trong những năm 1990. Nhờ sự phát triển của các đặc khu kinh tế, các vùng kinh tế lạc hậu của Trung Quốc đã phát triển. Các đặc khu kinh tế đã trở thành các cực tăng trưởng của đất nước, có tác dụng lan tỏa và lôi kéo các vùng khác của đất nước phát triển theo. Có thể nói, các đặc khu kinh tế của Trung Quốc, nhất là ở vùng biển đã góp phần quan trọng vào thành tích tăng trưởng của Trung Quốc, từ năm 1990 đến nay.
2.1.3. Đánh giá thực trạng quản lý kinh tế biển của Trung Quốc
2.1.3.1. Những thành công trong quản lý kinh tế biển của Trung Quốc
Từ thực trạng quản lý kinh tế biển của Trung Quốc có thể thấy Trung Quốc đã đạt được nhiều thành quả to lớn trong phát triển kinh tế biển. Kinh tế biển đã đóng một phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế của Trung Quốc. Cơ chế và chính sách quản lý kinh tế biển đã góp phần không nhỏ trong việc đưa Trung Quốc dần dần trở thành một quốc gia mạnh về biển. Có thể kể đến một số thành công nổi bật trong quản lý kinh tế biển của Trung Quốc như sau:
Thứ nhất, quản lý kinh tế biển góp phần quan trọng trong phát triển các khu kinh tế ven biển
Mô hình quản lý các khu kinh tế ven biển khá đặc sắc với các đặc điểm như: Thể chế kinh tế tốt, thể chế hành chính hợp lý, ngân sách độc lập, chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt.
Chính mô hình đặc sắc này đã tạo nên thành công của các khu KT ven biển ở Trung Quốc.
Đặc biệt là bốn đặc khu kinh tế ven biển của Trung Quốc là Thâm
Quyến, Chu Hải, Sán Đầu, Hạ Môn và Hải Nam, đã đạt được những thành tựu lớn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài vào phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất nước Trung Quốc.
Các đặc khu kinh tế của Trung Quốc đã gặt hái được nhiều thành quả to lớn trong việc biến các làng chài hoặc thị trấn hẻo lánh, nhỏ bé thành những thành phố hiện đại, kinh tế phát triển, đời sống sung túc. Các đặc khu kinh tế
đã thực sự
trở
thành đầu tàu cho sự phát triển kinh tế của Trung Quốc, trở
thành cực tăng trưởng của đất nước, “cửa sổ” để “phòng thí nghiệm” của cải cách thể chế .
mở cửa với bên ngoài,
Thứ hai, quản lý kinh tế biển góp phần đưa kinh tế hàng hải phát triển vượt bậc
Hệ thống cảng biển Trung Quốcđược quản lý theo mô hình chính quyền cảng. Chính nhờ có mô hình quản lý hàng hải này, Sau 30 năm cải cách và phát triển, Trung Quốc đã xây dựng cho mình một hệ thống cảng biển lớn vào bậc
nhất trên thế
giới. Có thể
kể đến các cảng lớn của Trung Quốc như cảng
Shanghai (Thượng Hải) đứng đầu thế giới, sau đó là cảng Hồng Kông đứng thứ ba thế giới, cảng Shenzhen (Thâm Quyến) đứng thứ tư thế giới,…
Không chỉ đạt được những thành quả to lớn trong phát triển hệ thống cảng biển, Trung Quốc còn mở rộng được các tuyến đường hàng hải của mình tỏa đi khắp nơi trên thế giới, đi theo cả bốn hướng Đông - Tây - Nam - Bắc. Trong nhiều năm gần đây Trung Quốc (không kể Hông Kông) luôn được xếp là quốc gia đứng đầu thế giới về vận tải bằng công ten nơ13. Trung Quốc dẫn
đầu thế
giới về
vận tải bằng công ten nơ
năm 2006 với khối lượng vận
chuyển là 84.811 nghìn TEU, năm 2010 là 125.103 nghìn TEU (tăng 148% so với năm 2006), bỏ xa các cường quốc về vận tải biển khác như Mỹ, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản. Nếu chỉ tính trong thời gian 2006-2010 thì chỉ riêng Hồng Kông cũng đã luôn đứng vị trí thứ tư thế giới về vận tải hàng hóa bằng đường biển.
Bảng 2.1: Các cảng của Trung Quốc nằm trong danh sách 50 cảng đứng đầu thế giới năm 2011 theo trọng lượng hàng hóa qua cảng
Tên cảng, tên nước | Xếp hạng Trên thế giới | Lượng hàng qua cảng 2011 (Triệu TEUs) | |
1 | Shanghai, China | 1 | 31,74 |
2 | Hong Kong, China | 3 | 24,38 |
3 | Shenzhen, China | 4 | 22,57 |
4 | Ningbo-Zhoushan, China | 6 | 14,72 |
5 | Guangzhou Harbor, China | 7 | 14,26 |
6 | Qingdao, China | 8 | 13,02 |
Có thể bạn quan tâm!
- Chính Sách Quản Lý Thúc Đẩy Phát Triển Các Trung Tâm Kinh Tế Biển Trong Cạnh Tranh Quốc Tế
- Ba Cách Hiểu Về Lãnh Hải Và Đường Cơ Sở Theo Điều 3 Và Điều 7 Unclos
- Quan Điểm, Chiến Lược Kinh Tế Biển Của Trung Quốc
- Các Vấn Đề Tồn Tại Trong Quản Lý Kinh Tế Biển Của Trung Quốc
- Hàng Qua Cảng Klang Và Cảng Tg Pelepas Của Malaysia
- Các Vấn Đề Tồn Tại Trong Quản Lý Kinh Tế Biển Của Malaysia
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
13 Containersation International Yearbook 2012, International Association of Ports and Harbors, iaphworldports.org/Statistics.aspx