Các Vấn Đề Tồn Tại Trong Quản Lý Kinh Tế Biển Của Malaysia


Malaysia có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng trong nhiều năm về hệ

thống cảng biển. Hệ thống cảng biển cùng với vận tải bằng tàu biển đóng vai trò quan trọng trong thương mại của Malaysia và giữ vai trò quyết định trong sự thịnh vượng của Malaysia. Malaysia đã xây dựng cho mình một hệ thống cảng biển hiện đại và tương đối đồng bộ từ trung ương tới địa phương. Khi nhắc tới hệ thống cảng biển của Malaysia thì không thể không nhắc tới hệ thống cảng nằm dọc theo eo biển Malacca, đặc biệt là ba cảng lớn là cảng Penang, cảng Klang và cảng Tanjung Pelepas lần lượt nằm ở các vị trí Bắc, Trung, Nam của Malaysia. Bên cạnh các cảng chính, cảng liên bang còn có hệ thống các cảng phụ, các cầu tàu được xây dựng và quy hoạch một cách đồng bộ. Kèm theo hệ thống các cảng biển là hệ thống các trang thiết bị quản lý, bốc dỡ, vận

chuyển hàng hóa được áp dụng công nghệ tiên tiến, hiện đại để hoạt động liên tục.

giúp cảng


Cùng với phát triển kinh tế biển là hệ thống giao thông kết nối các cảng

(Port Link) của Malaysia, gồm cảng hàng không, ga đường sắt, đường bộ,… đã tạo cho Malaysia một hệ thống giao thông biển tương đối hoàn thiện

Thứ hai, vận tải bằng tàu biển đứng thứ hai Đông Nam Á

Về vận tải biển, Malaysia đã xây dựng cho mình một đội tàu hùng hậu. Đội tàu của Malaysia chỉ đứng thứ hai Đông Nam Á, sau Singapore. Thực tế cho thấy hoạt động vận tải hàng hóa bằng đường biển của Malaysia chỉ tăng mạnh nhất vào những năm 1990.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

Về thương mại hàng hải, Malaysia đã đạt được thành quả đáng khích lệ. Do đặc thù là nước có phần lớn vùng đồng bằng, các thành phố và các trung tâm kinh tế của Malaysia nằm ở ven biển (chủ yếu ở ven bờ eo Malacca) nên việc vận chuyển bằng tàu biển sẽ giúp cho các hoạt động thương mại giảm chi phí rất nhiều so với vận chuyển bằng các phương tiện khác. Tận dụng tối đa lợi thế này, Malaysia đã đẩy mạnh phát triển hệ thống vận tải biển.

Thứ ba, đảm bảo an ninh và an toàn hàng hải

Eo biển Malacca vẫn là điểm nóng nhất trên thế giới về nạn cướp biển. Đây là những vùng biển mà bọn tội phạm buôn lậu ma tuý, kinh doanh người nhập cư bất hợp pháp đã tận dụng sơ hở của các cơ quan bảo vệ pháp luật để


đẩy mạnh các hoạt động phạm pháp.

Tới năm 2005 Malaysia đã cho thành lập đơn vị Cảnh sát đặc nhiệm biển (Unit Selam Tempur - UST) trực thuộc Lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Malaysia (RMP) để đối phó với các vụ hải tặc ở không chỉ tại eo biển Malacca mà cả

bên trong lãnh hải của Malaysia tại các bang Kampung Aceh, Sitiawan, Perak,

Sabah và Sarawak. Từ đó tới nay, chính phủ Malaysia đã kiểm soát đước vấn đề an ninh ở vùng biển này. Bên cạnh UST đảm bảo vấn đề an ninh hàng hải

thì Cơ

quan

Thi hành Hàng hải

Malaysia - MMEA (The Malaysian Maritime

Enforcement Agency) cũng đã thực hiện tốt vai trò là người chỉ đường trên biển nằm đảm bảo an toàn cho vận chuyển trong vùng lãnh hải của Malaysia. Không những thế, MMEA còn thực hiện tốt vai trò là người duy trì luật pháp biển và thực hiện các hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển.

Nguyên nhân thành công

Có nhiều nguyên nhân thành công nhưng trong đó chính sách phát triển kinh tế biển của Malaysia là nhân tố quan trọng nhất. Chiến lược phát triển kinh tế biển đã làm cho Malaysia trở thành quốc gia biển trong khu vực. Các chính sách phát triển kinh tế biển của Malaysia tập trung vào các chính sách hỗ trợ ngành kinh tế biển, xây dựng cơ quan quản lý kinh tế biển, các chính sách an ninh biển, các chính sách đào tạo nguồn nhân lực, các chính sách thuế và hỗ trợ, các chính sách xây dựng cơ sở hạ tầng (cảng biển),…

Chính phủ Malaysia đã có những chính sách đặc biệt trong phát triển kinh tế hàng hải. Chính phủ Malaysia đã có chính sách phát triển đồng bộ từ cơ sở hạ tầng như cảng biển, tàu biển, tới phát triển thương mại hàng hải, phát triển nguồn nhân lực, hợp tác quốc tế về hàng hải, đảm bảo an toàn và an ninh biển. Những chính sách này của chính phủ đã góp phần đưa ngành hàng hải Malaysia đứng thứ 2 Đông Nam Á.

2.2.3.2. Các vấn đề tồn tại trong quản lý kinh tế biển của Malaysia

a) Các chính sách phát triển kinh tế biển chủ yếu hướng tới thu hút đầu tư nước ngoài để tận dụng nguồn lực bên ngoài mà chưa phát huy được nội lực quốc gia


Xuất phát điểm là các nước nghèo nên việc đẩy mạnh tăng trưởng kinh

tế là một mục tiêu hàng đầu của Malysia. Nước này đã dựa vào hai thế mạnh chủ yếu của mình là tài nguyên thiên nhiên và nguồn lao động giá rẻ. Để khắc phục hai điểm yếu cơ bản của mình là thiếu vốn và thiếu kỹ thuật tiên tiến, ngay từ những năm 1960 và 1970, Malaysia đã từng bước chuyển đổi từ một nền kinh tế dựa vào khai khoáng và nông nghiệp sang ngành chế tạo. Ban đầu, các nước này tập trung nỗ lực phát triển các ngành công nghiệp khai khoáng và các cây công nghiệp phục vụ xuất khẩu (Cao su, ca cao, dừa, cọ, dầu mỏ,…). Sau đó đã tập trung nhiều hơn vào việc phát triển các ngành công nghiệp chế biến và các hoạt động dịch vụ. Với sự trợ giúp của Nhật Bản và phương Tây, các ngành công nghiệp nặng đã phát triển phồn thịnh và trong một vài năm, xuất khẩu đã trở thành cỗ máy tăng trưởng hàng đầu của Malaysia. Malaysia đã kiên định đạt được mức tăng trưởng GDP hơn 7% cùng với mức lạm phát thấp trong thập niên 1980 và thập niên 1990. Tuy nhiên, các ngành công nghiệp nặng của Malaysia phát triển chủ yếu dựa vào đầu tư nước ngoài.


Mặt khác, như đã nói, trên 90% thương mại của Malaysia được thực

hiện bằng đường biển, nhưng kinh tế của Malaysia lại không bền vững vì

phần lớn hoạt động kinh tế là phụ thuộc vào nước ngoài. Do đó, khi khủng

hoảng kinh tế

xảy ra sẽ làm cho nền kinh tế của Malaysia chịu

ảnh hưởng

nặng nề, điều này đã được kiểm chứng rõ nét qua hai cuộc khủng hoảng là khủng hoảng tài chính Châu Á 1997-1998 và khủng hoảng kinh tế thế giới năm 2008.

b) Chính sách phát triển kinh tế biển tạo ra sự mất cân đối trong phát triển kinh tế

Việc tập trung phát triển kinh tế biển của Malaysia chủ yếu tập trung ở vùng ven biển nằm dọc ở phía đông và phía tây bán đảo Malaysia, đặc biệt tập trung vào phần phía Tây, nơi tiếp giáp với eo biểm Malacca.

Các trung tâm kinh tế lớn của Malaysia đều nằm gần các cảng biển. Các hoạt động kinh tế của Malaysia chỉ tập trung chủ yếu ở bờ phía Tây nằm dọc

theo bờ biển thuộc eo biển Malacca nơi có ba cảng biến lớn nhất Malaysia

hoạt động là Cảng Klang, Penang và Cảng của Tanjung Pelepas. Các khu vực


biển khác của Malaysia vẫn còn khá nghèo nàn và lạc hậu.

Việc phát triển kinh tế ở Malaysia chịu sự ảnh hưởng lớn của người Hoa và người Ấn. Phần lớn các hoạt động kinh tế biển do người Hoa và người

Ấn nắm giữ trong khi người Hoa chỉ chiến khoảng 30% dân số và người Ấn chiếm khoảng 8% dân số Malaysia.

2.2.4. Một số kinh nghiệm trong quản lý kinh tế biển của Malaysia


Thứ

nhất, phát huy vai trò của chính phủ

trong việc tạo môi trường

thuận lợi cho phát triển kinh tế biển, đặc biệt là tạo môi trường về luật pháp, thể chế, chính sách. Vai trò của chính phủ đối với phát triển kinh tế biển phải được trọng tâm vào những điểm chính sau:

(1) Các chính phủ phải đặc biệt chú ý xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển, đặt ngành kinh tế biển đúng vị trí trong nền kinh tế quốc dân,…

(2) Xây dựng và hoàn thiện các cơ quan quản lý kinh tế biển.


Xây dựng cơ cấu thành phần trong phát triển kinh tế biển hợp lý. Chủ

động thành lập các công ty, các tập đoàn nhà nước để khai thác và phát triển kinh tế biển, đặc biệt là các tập đoàn khai thác khoáng sản (dần khí), vận tải biển và đóng tàu biển, sau đó dần dần mới tiến hành tư nhân hóa các công ty, các tập đoàn này.

(3) Xây dựng chính sách hỗ trợ cho phát triển kinh tế biển như: Ưu đãi về thuế, thu hút vốn đầu tư, phát triển cơ hạ tầng, thành lập các tập đoàn nhà nước,

(4) Xây dựng chính sách khai thác biển hợp lý.

(5) Xây dựng chính sách an ninh biển hiệu quả.

Thứ hai, để trở thành một quốc gia biển thì quốc gia đó phải có chính sách an ninh biển tốt. Tức là: kiểm soát được mặt biển và các trục hàng hải chính trên các đại dương để bảo vệ và phát triển quyền lợi kinh tế, đảm bảo an ninh quốc gia biển của mình, đồng thời đảm bảo an ninh thế giới trên biển

vì lợi ích của mình. Bờ Tây Malaysia là eo biển Malacca là tuyến hàng hải

huyết mạch của thế giới, nơi mà phần lớn các tàu biển đi từ Tây sang Đông hoặc từ Đông sang Tây hay từ Đông tới Châu Phi và Châu Âu đều phải qua eo biển này. Đặc biệt là hai nền kinh tế lớn thứ hai và thứ ba thế giới là Trung


Quốc và Nhật Bản đều phải phụ thuộc rất lớn vào tuyến đường hàng hải này.

Malacca còn chiếm vị trí quan trọng trong việc ổn định an ninh năng lượng của thế giới khi mà mỗi ngày có hơn 10 triệu thùng dầu được vận chuyển qua eo

biển này, chỉ sau có eo biển Hormuz. Đây chính là điều kiện thuận lợi cho

Malaysia trong phát triển kinh tế hàng hải, xây dựng cảng biển, đóng tàu, vận tải biển, dịch vụ biển,… để trở thành trung tâm chu chuyển hàng hóa của toàn khu vực nói chung và của toàn thế giới nói riêng. Chính phủ Malaysia cũng có những chín sách thích hợp để khuyến khích phát triển nên ngành kinh tế hàng hải đã trở thành một ngành thế mạnh của Malaysia.

Thứ ba, Chính sách kinh tế biển của Malaysia làm cho Malaysia phần nào phụ thộc nhiều hơn vào biển. Kinh nghiệm rút ra là: phát triển kinh tế mạnh mẽ nhưng làm sao phải để cho đất nước không bị phụ thuộc vào kinh tế biển.

2.3. Quản lý kinh tế biển của Singapore‌

2.3.1. Quan điểm, chiến lược quản lý kinh tế biển của Singapore


Singapore là một quốc

đảo

nhỏ ở

khu vực Đông Nam Á, nằm giữa

Malaysia và Indonesia. Tổng diện tích tự nhiên là 682,7 km2, dân số 4,6 triệu người. Singapore hầu như không có tài nguyên, nguyên liệu đều phải nhập từ bên ngoài. Ngày nay, Singapore đã lớn mạnh trở thành một trung tâm thương mại và công nghiệp thịnh vượng. Singapore là cảng sầm uất nhất trên thế giới với hơn 600 tuyến đường vận chuyển gửi tàu chở dầu, tàu container và tàu chở khách, với khoảng 130.000 tàu ra vào mỗi năm. Singapore là một trong những trung tâm chế biến dầu khí, phân phối và lọc dầu chính trên thế giới, là một nhà cung cấp chính các linh kiện điện tử và là nhà tiên phong trong lĩnh vực đóng và sửa chữa tàu.

Là một quốc đảo nằm trên tuyến đường biển huyết mạch của thế giới, Chính phủ Singapore đã xác định phát triển kinh tế biển là một ngành mũi nhọn, trọng tâm trong nền kinh tế. Quan điểm chiến lược trong phát triển kinh tế biển của Singapore là phát triển không mang tính dàn trải mà chỉ trọng tâm vào

những ngành vốn là lợi thế lớn nhất của mình, như cảng biển và vận tải biển.

du lịch, chế biến dầu khí,


Để thực hiện chiến lược quản lý kinh tế biển của mình, chính phủ

Singapore đã đưa hệ thống thể chế pháp luật khá đồng bộ và bài bản để quản lý và phát triển kinh tế biến, cụ thể như:

- Nhằm điều chỉnh các hoạt động về cảng biển và các hoạt động liên quan

tới biển, Chính phủ

biển”.

Singapore đã ban hành “Luật về

Biển và Cảng


- Để điều chỉnh hoạt động của các tàu buôn, sự an toàn của đội thủy thủ,

trách nhiệm của các chủ tàu, sự an toàn của tàu và các vấn đề liên quan tới vật chất khác chính phủ Singapore đã ban hành “Luật về Thương thuyền”.

- Không những thế, chính phủ Singapore còn ban hành “Luật về Tàu buôn (Trách nhiệm dân sự và bồi thường về ô nhiễm dầu)”, quy định bắt buộc về bảo hiểm đối với các chủ tàu chở dầu khi dầu bị tràn gây nguy hại và bồi thường cho các thiệt hại do tràn dầu gây ra.

- Bên cạnh đó, “Luật chống ô nhiễm biển”, được đưa ra nhằm mục đích chống, giảm thiểu và kiểm soát sự ô nhiễm biển từ tàu thuyền để bảo vệ môi trường biển.

2.3.2. Thực trạng quản lý kinh tế biển của Singapore

2.3.2.1. Quản lý kinh tế hàng hải của Singapore:

a) Quản lý cảng biển của Singapore

Thực trạng phát triển cảng biển của Singapore

Phát triển cảng biển và vận tải biển là một ngành kinh tế mũi nhọn ở

Singapore. Singapore được xem là thương cảng sầm uất nhất thế giới với

130.000 tàu ra vào mỗi năm22. Hiện có hơn 250 luồng tàu của hơn 370 hải cảng và có hơn 150 công ty hàng hải của hơn 80 nước đặt trạm hàng hải tại đây. Trung bình cứ 10 phút có một chuyến tàu ra vào. Việc vận chuyển container ở Singapore phát triển rất nhanh, xuất và nhập hơn 100 triệu tấn, đứng đầu thế giới.

Hệ thống cảng biển của Singapore đã phát triển trong nhiều năm và có truyền thống về dịch vụ, chất lượng phục vụ, điều hành và quản lý hệ thống


22 Mỹ Hạnh – Theo Thesaigontimes Theo BBC http://60s.com.vn/index/2236650/22072009


cảng. Cảng biển đã đóng vai trò then chốt trong lĩnh vực vận tải của Singapore trong thương mại toàn cầu Singapore đã ưu tiên phát triển Trung tâm Hàng Hải Quốc tế - IMC (International Marintime Center) nơi mà có hệ thống cầu cảng đồng bộ với các dịch vụ cần thiết phục vụ cho các hoạt động liên quan tới tàu biển, thương mại và dịch vụ hậu cần. Đây là một hệ thống đồng bộ về dịch vụ biển với sự đa dạng phong phú như dịch vụ cho các chủ tàu, cho thợ máy và những người chơi thuyền khác. Singapore có hệ thống cơ sở hạ tầng tốt phục vụ cho vận tải, có hệ thống mạng thông tin hiện đại kết nối với thế giới và đây cũng được coi là một trung tâm tài chính lớn.


Nguồn worldshipping org Hình 2 5 Vận tải bằng công ten nơ của cảng Singapore 1

Nguồn: worldshipping.org

Hình 2.5: Vận tải bằng công ten nơ của cảng Singapore‌


Các số

liệu thống kê chỉ

ra rằng Singapore là một quốc gia mạnh về

biển. Đây là quốc gia lớn nhất thế giới về chu chuyển hàng hóa và có hệ thống kho lớn nhất thế giới. Theo thống kê của Hiệp hội Cảng và Cảng biển Quốc tế - IAPH, cảng của Singapore đã bốc dỡ được 21.329 nghìn TEU công ten nơ năm 2004 thì tới năm 2011 bốc dỡ được 29.940 nghìn TEU (tăng thêm 40%). Cũng theo thống kê của IAPH thì Singapore được xếp vào nước đứng thứ 3 thế giới về bốc dỡ hàng hóa qua cảng tính bằng công ten nơ (chỉ sau Trung Quốc và Mỹ).


Trong vài thập kỷ qua Singapore song hành cùng Hồng Kông đã và đang

thống trị trong danh sách những cảng biển container nhộn nhịp nhất thế giới.

Để làm được điều này Singapore đã

ưu tiên vào việc

ứng dụng công nghệ

thông tin trong công tác quản lý và khai thác biển. Vì khả năng tàu container xếp dỡ hàng nhanh hay chậm phụ thuộc rất nhiều vào công nghệ được các công ty


quản lý và khai thác cảng biển sử dụng. Và nhà khai thác cảng biển có nhiệm

vụ xử lý công việc xếp dỡ hàng của tàu. Năm 2005, Singapore đã vượt qua

Hồng Kông về số lượng container xếp dỡ và nắm giữ vị trí thứ hai thế giới (chỉ sau cảng Shanghai) từ đó đến nay (2012).

Mô hình quản lý phát cảng biển Singapore

Cơ quan đầu não chịu trách nhiệm chính trong việc phát triển biển của Singapore là Cơ quan Quản lý Biển và Cảng biển của Singapore - MPA (the Maritime and Port Authority of Singapore) là một trong bốn cơ quan theo luật định được thành lập bởi Chính phủ Singapore để quản lý toàn bộ các cảng biển

và các hoạt động về

biển của Singapore. MPA còn giữ

vai trò dẫn dắt

Singapore phát triển trở thành trung tâm cảng biển quốc tế hàng đầu thế giới và xây dựng phát triển Trung tâm Hàng Hải Quốc tế - IMC (International Maritime Centre) và đưa ra các chiến lược về phát triển biển. Bên cạnh đó, MPA còn hoạt động như người điều hành hệ thống cảng biển Singapore và bao quát các hoạt động về biển.

Để đảm bảo rằng các cảng của Singapore được đặt ở vị trí thích hợp và đóng vai trò quan trọng trong hệ thống cảng quốc tế, MPA đã đưa ra một bản

kế hoạch về nâng cấp cảng Singapore có tên gọi là PIPS (Port Improvement

Plan of Singapore). PIPS là một dự án mà có nhiều các dự án ở cấp thấp hơn như: (1) Dự án về quá cảnh, chỉ ra nơi các tàu quá cảnh trên các tuyến hàng hải có thể neo đậu; (2) Trung tâm Khuyến khích Hội nhập; (3) Trung tâm dịch vụ khách hàng; (4) Đào tạo thủy thủ.


PIDS được thiết kế

để phục vụ

cho các tuyến đường biển qua cảng

Singapore có thể được hỗ trợ để hoạt động một cách an toàn và hiệu quả. Với kế hoạch đó, Singapore trở thành nơi an toàn hơn, hiệu quả hơn và là sự lựa chọn với chi phí hiệu quả. Bên cạnh các chiến lược dài hạn như PIPS và MPA thì hiện Singapore đã và đang ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại vào bậc nhất trên thế giới để cung cấp cho người sử dụng cảng biển Singapore được nhanh hơn và chuẩn xác hơn, từ đó tạo thêm giá trị gia tăng từ các dịch vụ.

Ứng dụng công nghệ thông tin khai báo, đăng ký trực tuyến

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 04/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí