Thứ năm, khuyến nghị được hệ thống một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục đẩy mạnh phát triển KKTCK biên giới Việt Nam tiếp giáp với Trung Quốc trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế, đảm bảo phát huy hiệu quả về kinh tế, góp phần ổn định về chính trị, giữ vững quốc phòng, an ninh trên các tuyến biên giới.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục có liên quan, nội dung của luận án được kết cấu thành 3 chương, cụ thể như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận và kinh nghiệm thực tiễn về phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế
Chương 2: Thực trạng phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam
Chương 3: Định hướng và giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới phía Bắc Việt Nam
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ PHÁT TRIỂN KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI
Có thể bạn quan tâm!
- Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong - 1
- Dịch vụ phát triển kinh doanh cho doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - NCS. Đặc Xuân Phong - 2
- Quan Niệm Về Phát Triển Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Biên Giới
- Điều Kiện Hình Thành Và Phát Triển Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Biên Giới
- Vai Trò Khu Kinh Tế Cửa Khẩu Biên Giới Trong Điều Kiện Hội Nhập Kinh Tế Quốc Tế
Xem toàn bộ 209 trang tài liệu này.
TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1. KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI VÀ VAI TRÒ CỦA KHU KINH TẾ CỬA KHẨU BIÊN GIỚI TRONG ĐIỀU KIỆN HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ
1.1.1. Quan niệm về khu kinh tế cửa khẩu biên giới và phát triển khu kinh tế cửa khẩu biên giới
1.1.1.1. Quan niệm về khu kinh tế cửa khẩu biên giới
Thuật ngữ KKTCK được dùng ở Việt Nam một số năm gần đây, khi quan hệ kinh tế, thương mại Việt Nam – Trung Quốc đã có bước phát triển mới, đòi hỏi phải có hình thức tổ chức kinh tế phù hợp nhằm khai thác các tiềm năng, thế mạnh kinh tế của hai nước thông qua cửa khẩu biên giới. Có nhiều cách tiếp cận và quan niệm khác nhau về KKTCK:
Một là, trong những năm đổi mới vừa qua trong sách báo ở nước ta xuất hiện nhiều thuật ngữ có liên quan đến KKTCK. Có thể nêu lên một số khái niệm có liên quan với KKTCK như:
- Khu kinh tế là khu vực có không gian kinh tế riêng biệt với môi trường đầu tư và kinh doanh đặc biệt thuận lợi cho các nhà đầu tư, có ranh giới địa lý xác định, do cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
- Khu kinh tế tự do là một loại hình của khu kinh tế. Trong khi khu kinh tế tự do là tên gọi phổ biến thì một số nước lại có các tên gọi khác nhau như đặc khu kinh tế (hay khu kinh tế đặc biệt), khu kinh tế mở, khu thương mại tự
do, hay thậm chí đơn giản chỉ là khu kinh tế, khu tự do...Mặc dù tên gọi có thể khác nhau song về thực chất thì đây là một khu vực không gian kinh tế được thành lập trong một quốc gia nhằm thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy các hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc nghiên cứu khoa học bằng các biện pháp khuyến khích đặc biệt (ưu đãi về thuế quan, đầu tư, cơ sở hạ tầng…). Trong khu kinh tế tự do có thể có nhiều khu chức năng như khu vực phi thuế quan (khu bảo thuế), khu thương mại, khu thương mại – công nghiệp, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, các tiểu khu du lịch, nghỉ dưỡng, giải trí...
- Khu công nghiệp là khu tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống, được hưởng một số chế độ ưu tiên của Chính phủ hay địa phương do cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
- Khu chế xuất là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới xác định, không có cư dân sinh sống, được hưởng một số chế độ ưu tiên đặc biệt của Chính phủ do cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
- Khu công nghệ cao là khu tập trung các doanh nghiệp công nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao, gồm nghiên cứu – triển khai khoa học – công nghệ, đào tạo và các dịch vụ có liên quan, có ranh giới địa lý xác định, do cấp có thẩm quyền quyết định thành lập.
- Khu phi thuế quan là khu vực địa lý có ranh giới xác định trong phạm vi một quốc gia, được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hàng rào cứng, có cổng và cửa ra vào bảo đảm điều kiện cho sự kiểm soát của cơ quan Hải
quan và các cơ quan chức năng có liên quan, có cơ quan Hải quan giám sát, kiểm tra hàng hóa và phương tiện ra vào khu.
- Khu hợp tác kinh tế biên giới (khu hợp tác kinh tế xuyên biên giới): là mô hình khu kinh tế cửa khẩu đặc biệt, liên kết hai quốc gia, tạo ra vùng lãnh thổ đặc thù, hai bên có thể thỏa thuận bằng một Hiệp ước, theo đó chỉ ra vùng lãnh thổ hợp lý, có hàng rào, không có dân cư sinh sống.
- Khu giao lưu kinh tế biên giới trong phạm vi hẹp nó bao gồm các hoạt động trao đổi hàng hoá, trao đổi thương mại giữa các cư dân hay các đơn vị sản xuất kinh doanh nhỏ lẻ trên địa bàn các địa phương biên giới, thường là nơi có các cửa khẩu biên giới. Tuy nhiên trên thực tế, các hình thức giao lưu kinh tế này có thể thực hiện ở các cặp chợ biên giới, các điểm buôn bán nhỏ dọc tuyến biên giới hoặc đường mòn biên giới với một khối lượng hàng hoá và giá trị được xác định theo quy định của nhà nước hoặc chính quyền địa phương nơi có cửa khẩu, chợ, điểm buôn bán hoặc đường mòn biên giới. Giao lưu kinh tế biên giới là hình thức giao lưu kinh tế phổ biến ở tất cả các khu vực dân cư biên giới giữa các quốc gia có đường biên giới trong điều kiện hoà bình. Tuy nhiên quy mô, mức độ trao đổi hàng hoá, thương mại diễn ra rất khác nhau giữa các vùng, miền, khu vực biên giới trong cả nước. Điều này phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân khác nhau, như : trình độ phát triển kinh tế, điều kiện tự nhiên, vị trí địa lý, chính sách biên mậu, các tiềm năng thế mạnh tại chỗ, sự ổn định về an ninh chính trị...Do đó xuất hiện một nội dung rộng hơn, bao quát hơn, hay nói cách khác, giao lưu kinh tế qua biên giới theo nghĩa rộng là tất cả các hoạt động kinh tế, thương mại, đầu tư, khoa học kỹ thuật...qua các cửa khẩu biên giới, giữa các quốc gia có đường biên giới chung. Như vậy, nội dung của giao lưu kinh tế biên giới theo nghĩa rộng, không chỉ đơn thuần là trao đổi, buôn bán hàng hoá thông thường, mà nó bao
hàm cả hoạt động hợp tác về khoa học và công nghệ, đầu tư, xuất nhập khẩu, phát triển hạ tầng, du lịch qua biên giới....
- Cửa khẩu là nơi người, phương tiện giao thông vận tải, hàng hóa ra, vào qua biên giới đất liền.
- Khu vực xung quanh biên giới bao gồm những địa bàn nằm trên tuyến hành lang, vành đai hoặc bị ảnh hưởng bởi tuyến hành lang, vành đai:
+ Hành lang kinh tế là một không gian kinh tế có giới hạn về chiều dài và chiều rộng, liên vùng lãnh thổ hoặc liên quốc gia, dựa trên việc thành lập một hoặc nhiều tuyến giao thông kết hợp với những chính sách kinh tế nhất định để thúc đẩy phát triển kinh tế trên toàn không gian đó. Hành lang kinh tế thường được thành lập để đẩy mạnh sự hội nhập về kinh tế giữa những vùng kém phát triển hơn và thường là vùng sâu, vùng xa với những vùng phát triển hơn và thường là vùng Duyên Hải.
+ Vành đai kinh tế là một không gian kinh tế có giới hạn về chiều dài và chiều rộng, liên vùng lãnh thổ hoặc liên quốc gia, dựa trên việc thành lập một hoặc nhiều trục giao thông ven biển kết hợp với những chính sách kinh tế nhất định để thúc đẩy phát triển kinh tế trên toàn không gian đó. Vành đai kinh tế thường được thành lập để đẩy mạnh sự hội nhập về kinh tế giữa những vùng phát triển ven biển, tạo một khu vực kinh tế năng động, có sức thúc đẩy phát triển kinh tế của cả vùng hoặc quốc gia.
Hai là, khái niệm khu kinh tế cửa khẩu biên giới: Cùng với quá trình mở cửa hội nhập kinh tế quốc tế, theo đó là sự gia tăng các hoạt động thương mại, đầu tư, du lịch qua cửa khẩu giữa nước ta với các nước có chung biên giới. Thuật ngữ KKTCK biên giới được dùng ngày càng nhiều trong các văn kiện của cơ quan quản lý Nhà nước, xuất hiện nhiều trên các sách, báo và các cuộc hội thảo trong thời gian gần đây. Đã có một số nghiên cứu có tính chất chuyên
đề như hoạt động thương mại ở KKTCK biên giới, thu hút đầu tư, hay là phát triển các dịch vụ trong KKTCK biên giới… Xung quanh các nghiên cứu về KKTCK biên giới, có thực tế là cùng đối tượng nghiên cứu nhưng do mục đích nghiên cứu mỗi chuyên đề không giống nhau, do đó có những cách tiếp cận đối tượng nghiên cứu khác nhau. Chính vì lẽ đó mà tồn tại những quan niệm không đồng nhất với nhau về KKTCK biên giới. Ở đây, mới đề cập đến những quan niệm chưa phải là những khái niệm khoa học và cũng phải nhấn mạnh rằng đó là những quan niệm không đồng nhất nhưng không phải là quan niệm đối lập nhau. Nhận thức về KKTCK biên giới còn nhiều ý kiến chưa thống nhất, nhưng tựu chung lại hiện nay tồn tại hai nhóm quan niệm từ hai cách tiếp cận xem xét KKTCK đó là:
Thứ nhất: Từ góc độ quản lý nhà nước về kinh tế đối với các hoạt động kinh tế đối ngoại. Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong đề án quy hoạch phát triển KKTCK Việt Nam đến năm 2020 cho rằng: KKTCK là loại hình khu kinh tế, lấy giao lưu kinh tế qua cửa khẩu (cửa khẩu quốc tế hoặc cửa khẩu chính) làm nòng cốt, có ranh giới xác định, được thành lập bởi cấp có thẩm quyền, có cơ chế hoạt động riêng, mô hình quản lý riêng và có quan hệ chặt chẽ với khu vực xung quanh và nội địa phía sau [6].
Thứ hai: Từ góc độ nghiên cứu khoa học, đề xuất các biện pháp, giải pháp và kiến nghị với Chính phủ, các cấp chính quyền nhằm phát triển các KKTCK ở nước ta. Ý kiến này cho rằng: KKTCK là một không gian kinh tế, gắn với cửa khẩu, có dân cư hoặc không có dân cư sinh sống và được thực hiện dựa trên cơ chế chính sách phát triển riêng, phù hợp với đặc điểm ở đó nhằm đưa lại hiệu quả kinh tế - xã hội. Mục đích thành lập KKTCK là ưu tiên phát triển thương mại, xuất nhập khẩu, dịch vụ du lịch và công nghiệp [67].
Quan niệm về KKTCK còn có sự khác biệt ở điểm này, điểm khác. Song về nhận thức đối với KKTCK, dù được nhìn nhận dưới góc độ nào thì đều thống nhất ở nội dung cơ bản. Có thể xem đây là những hạt nhân hợp lý để phát triển trong khái niệm KKTCK đó là:
- KKTCK, xác định một không gian kinh tế, tại địa điểm là các cửa khẩu biên giới diễn ra các hoạt động kinh tế có quan hệ với quốc gia có cùng chung biên giới và nội địa phía sau. Như vậy, từ góc độ địa kinh tế KKTCK được xem như là trung tâm giao lưu kinh tế quốc tế và là động lực thúc đẩy quan hệ kinh tế đối ngoại.
- Đặc trưng hoạt động kinh tế của KKTCK chủ yếu tập trung vào các lĩnh vực: thương mại, xuất nhập khẩu, các loại hình dịch vụ (du lịch, tài chính ngân hàng…), đầu tư, xây dựng, gia công chế biến. Đó là sự khác biệt với các khu kinh tế khác như KCN, KCX, khu công nghệ cao…
- Được các cấp có thẩm quyền thành lập và Nhà nước quản lý KKTCK bằng cơ chế, chính sách riêng phù hợp với điều kiện cụ thể, trong những giai đoạn phát triển của nền kinh tế, đối với mỗi đối tác nhất định. Rõ ràng, KKTCK hình thành và đi vào hoạt động không phải là tự phát mà được tổ chức quản lý bằng cơ chế, chính sách riêng. Vì vậy, chất lượng hiệu quả hoạt động của KKTCK phụ thuộc rất nhiều vào trình độ năng lực của cơ quan quản lý Nhà nước.
Những nội dung trên, có thể nhận dạng, định hình được KKTCK, phân biệt KKTCK với các loại khu kinh tế khác giúp cho các cơ quan hoạch định chính sách có các cơ chế, chính sách thích hợp. Tuy nhiên những quan niệm đó không thể được coi là khái niệm khoa học. Như chúng ta biết, một khái niệm hình thành là kết quả của quá trình trừu tượng khoa học. Về nhận thức, khái niệm phải phản ánh được mặt bản chất, mối liên hệ bên trong có tính phổ
quát và nó thể hiện được những đặc điểm đặc trưng những thuộc tính riêng có của sự vật đó, để nhận biết nó là cái gì và phân biệt nó với cái khác. Hay nói cách khác đó là nội hàm của khái niệm.
Ở đây đang xét đến nội hàm khái niệm KKTCK trong khuôn khổ của đề tài nghiên cứu.
- Trước hết, KKTCK là một phạm trù kinh tế nó phản ánh mặt nào đó của quan hệ sản xuất, đó là quan hệ tổ chức – quản lý. Trong đó Nhà nước là chủ thể đại diện cho lợi ích của quốc gia tham gia vào các quan hệ kinh tế quốc tế, đối tượng quản lý là quan hệ kinh tế đối ngoại. Cần chỉ ra rằng, quan hệ kinh tế đối ngoại và quan hệ kinh tế quốc tế không phải đồng nhất. Quan hệ kinh tế đối ngoại là bộ phận của quan hệ kinh tế quốc tế, đó là toàn bộ các quan hệ kinh tế, quan hệ thương mại, đầu tư, hợp tác sản xuất, chuyển giao khoa học, công nghệ… của nước ta với các nước khác và các tổ chức kinh tế quốc tế khác. Còn quan hệ kinh tế quốc tế là quan hệ kinh tế giữa hai nước hoặc nhiều nước với nhau. Trong xu thế toàn cầu hóa, khu vực hóa, các quốc gia không phân biệt trình độ phát triển, thể chế chính trị, ngày càng phụ thuộc vào nhau, thì các quan hệ kinh tế đối ngoại và quan hệ kinh tế quốc tế có mối liên hệ đan xen với nhau. Như vậy, KKTCK là một hình thức tổ chức kinh tế thực hiện các quan hệ kinh tế đối ngoại trong điều kiện phát triển của LLSX quốc tế và nền kinh tế thị trường thế giới hiện đại. Khái niệm KKTCK cũng như các KCN, KCX, KCN cao… đều thuộc phạm trù khu kinh tế, phản ánh quan hệ tổ chức quản lý đều là hình thức tổ chức kinh tế. Nếu như KCN là hình thức tổ chức thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì KKTCK là hình thức thực hiện quan hệ kinh tế đối ngoại của nước ta với các nước có cùng chung biên giới. Trên ý nghĩa đó mà xét, thì quan niệm cho rằng: “KKTCK là loại hình của khu kinh tế” (thuộc nhóm ý kiến thức nhất),