Xác Định Thực Trạng Và Yếu Tố Nguy Cơ Nhiễm Giun Đũa, Giun Tóc, Giun Móc/mỏ Ở Cộng Đồng Người Ê Đê Tại Hai Xã Thuộc Tỉnh Đắk Lắk.

24,1,2,23,22,3,4,21,20,5,6,19,18,7,8,17,16,9,10,15,14,11,12,13


ĐẶT VẤN ĐỀ


Giun truyền qua đất (Soil-transmitted-helminth infections), chủ yếu là giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc(Trichuris trichiura) giun móc/ mỏ (Ancylostoma duodenale/ Necartor americanus), vẫn còn là vấn đề y tế lớn của nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới vì tính phổ biến và tác hại của nó. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) 2006, ước tính hiện có khoảng hơn 2 tỷ người trên thế giới bị nhiễm giun truyền qua đất (GTQĐ). Mỗi năm có 135.000 người chết và 800 triệu học sinh bị nhiễm [167]. Biểu hiện và tác hại của bệnh giun truyền qua đất không rầm rộ, không dễ thấy ngay, nhưng hậu quả tiềm tàng khá trầm trọng như thiếu máu, thiếu sắt, giảm protein và albumin huyết thanh, từ đó gây phù, suy tim, chậm phát triển thể chất và tinh thần, ngoài ra còn gây ra các biến chứng về ngoại khoa và nội khoa, thậm chí còn là nguyên nhân trực tiếp hay gián tiếp dẫn đến tình trạng tử vong [3],[4][13],[59],[165].

Việt Nam là một trong những nước có tỷ lệ nhiễm giun truyền qua đất cao, tùy từng vùng, miền có từ 50-97% [51],[75]. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (2006) Việt Nam có trên 65 triệu người nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ; bệnh phổ biến khắp 64 tỉnh thành trên toàn quốc [170].

Ở Tây Nguyên, theo Hoàng Thị Kim (1998) tỷ lệ nhiễm giun đũa từ 10 - 30%, giun tóc chỉ là 1,7%, giun móc/mỏ 30 – 60% [52]. Tại Đắk Lắk, theo kết quả nghiên cứu của Ngô Thị Tâm (2005) [78], Nguyễn Xuân Thao và CS (2006) [83] cho thấy tỷ lệ nhiễm giun chung ở người dân tộc Êđê khá cao từ 58,5% - 76,36%; trong đó nhiễm giun đũa từ 29,5% - 42,08%, giun tóc từ 1,2% - 39,22% và giun móc/mỏ từ 29,35% - 68,5%. Theo Phan Văn Trọng (2002) tỷ lệ nhiễm giun móc/mỏ ở người dân tộc thiểu số tỉnh ĐắkLắk là 61,3% [98].

Phòng chống bệnh giun tiến hành kết hợp với chương trình vệ sinh môi trường, điều trị đồng loạt cho một vùng dân cư rộng lớn. Một số biện pháp phòng chống giun sán hiện nay đã triển khai ở nhiều nước và có kết quả tốt như điều trị hàng loạt phối hợp giáo dục vệ sinh ăn uống, làm sạch môi



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 195 trang tài liệu này.

trường (quản lý phân, xử lý phân), tổ chức tốt công tác phòng chống (lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch phòng chống giun với một quy mô rộng lớn) đang là vấn đề ưu tiên của ngành Y tế [3],[25],[90],[91]. Đến nay chưa có một nghiên cứu nào triển khai tăng cường nhận thức cho cộng đồng người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nói chung và người Ê đê nói riêng về những mối hiểm họa do các hành vi mất vệ sinh gây ra và truyền thông giáo dục sức khỏe về những tác hại của các thói quen mất vệ sinh, sự cần thiết phải xây dựng các công trình vệ sinh tại chỗ. Các tài liệu nghiên cứu trước đây ít đề cập đến vấn đề thực hành vệ sinh của người dân tộc. Đề tài này tập trung vào người Ê đê là một trong những dân tộc thiểu số người bản xứ có dân số đông nhất ở Đắk Lắk và ảnh hưởng nhiều nhất ở vùng Tây Nguyên (Người Ê đê chiếm 70,1% trong số người dân tộc thiểu số) [16].

Xuất phát từ thực tế trên, thực hiện truyền thông giáo dục sức khoẻ về phòng chống giun truyền qua đất ở cộng đồng người dân tộc thiểu số Ê đê là một trong những vấn đề cần ưu tiên trong công tác chăm sóc sức khoẻ cộng đồng để làm giảm tỷ lệ nhiễm và cường độ nhiễm giun, giảm tác hại do giun gây ra, nâng cao sức khỏe cho nhân dân và góp phần phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh ở Tây Nguyên. Việc lựa chọn phương pháp phòng chống thích hợp, hiệu quả có một ý nghĩa hết sức quan trọng, vấn đề này liên quan rất mật thiết với tập quán, trình độ dân trí, sinh thái môi trường của từng địa phương, đề tài: “Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ ở cộng đồng người Ê đê tại hai xã tỉnh Đắk Lắk và hiệu quả của biện pháp truyền thông, điều trị nhiễm giun” được tiến hành với mục tiêu sau:

Nghiên cứu thực trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc, mỏ ở cộng đồng người Êđê tại 2 xã tỉnh Đăk Lăk và hiệu quả của biện pháp truyền thông điều trị nhiễm giun - 4

1. Xác định thực trạng và yếu tố nguy cơ nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ ở cộng đồng người Ê đê tại hai xã thuộc tỉnh Đắk Lắk.

2. Đánh giá hiệu quả biện pháp truyền thông, điều trị nhiễm giun tại cộng đồng nghiên cứu.


Chương 1 TỔNG QUAN

Nhiễm giun truyền qua đất (Soil-transmitted-helminth infections) ở người chủ yếu đó là giun đũa (Ascaris lumbricoides), giun tóc (Trichuris trichiura) và giun móc/ mỏ (Ancylostoma duodenale/ Necartor americanus) [4],[25],[62],[105],[120],[156]. Bệnh giun truyền qua đất không những phổ biến mà còn gây nhiều tác hại nghiêm trọng cho đồng bào dân tộc Ê đê ở vùng khó khăn; do đó vấn đề được đặt ra là phải từng bước hạ thấp tỷ lệ, cường độ nhiễm giun và khống chế tác hại do bệnh giun gây ra cho đồng bào là rất cần thiết.

1.1. Lịch sử nghiên cứu giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ

1.1.1. Trên thế giới

Tuy không nhìn thấy những vết tích của giun sán trong những tầng địa chất cổ xưa và trong các hóa thạch do cấu tạo của cơ thể giun không bền vững, không tồn tại được lâu, nhưng vẫn có thể khẳng định giun sán là những ký sinh trùng có lịch sử xuất hiện rất sớm trên trái đất [75].

- Giun đũa

Giun đũa tuy đã được đề cập từ lâu trong lịch sử Y học. Columelle (thế kỷ thứ nhất) cũng đã mô tả nhiều về giun đũa. Nhưng chỉ được Tyson chính thức mô tả vào năm 1683. Tác giả thấy giun ở ruột người có hình dạng giống như giun ở đất, với tên ông đặt là "Lumbricus teres seu intestinalis". Sau đó có nhiều nhà khoa học đã đặt với nhiều tên khác nhau: Ascaris lumbricoides (Linné 1758), Lumbricoides vulgaris (Mérat, 1821), Ascaris suilla (Duardin 1845),... Đến tận năm 1915, một Ủy ban Quốc tế gồm 66 thành viên của các nước đã chính thức xác nhận tên giun đũa ký sinh và gây bệnh ở người trên danh mục động vật học là Ascaris lumbricoides [59],[75].


- Giun tóc

Giun tóc do hình thể nhỏ nên được phát hiện sau giun đũa, được mô tả bởi Linné năm 1771, chu kỳ được xác định bởi Grassi năm 1887 và chu kỳ này được Fulleborn hoàn chỉnh năm 1923. Tình hình nhiễm giun tóc trên thế giới được Cort tổng hợp năm 1938 và đánh giá là một loại giun phổ biến. Tuy là một loại giun phổ biến nhưng số lượng ký sinh trong cơ thể thường không nhiều, tác hại thường không nghiêm trọng nên giun tóc chỉ là loại giun thứ yếu.

Đến năm 1941, một tổ chức những nhà chuyên gia ký sinh trùng châu Mỹ thống nhất gọi tên là Trichuris trichiura [59],[75].

- Giun móc/mỏ

Bệnh giun móc/mỏ đã được mô tả từ lâu trong các tài liệu Y học cổ, và đến thế kỷ thứ 17 được nhiều tác giả mô tả đầy đủ hơn như Jakob de Bondt (1629), Pison và Margraff (1648). Năn 1843, Dubini phát hiện ra giun móc trưởng thành từ tử thi của một phụ nữ người Milan, ông đã mô tả tỉ mỉ về ký sinh trùng này rồi đặt tên là Ancylostoma duodenale [59],[75]... Đến 1915, một Ủy ban Quốc tế gồm 66 nhà khoa học thống nhất gọi tên giun móc là Ancylostoma duodenale trên danh mục động vật học [59],[75].

Năm 1902 Stiles C.W đã mô tả một loại giun tròn giống với A. duodenale, nhưng có cấu tạo khác nhau ở đầu và đuôi của con giun, ông đã mô tả và đặt tên giun mỏ là Necartor americanus [59],[75].

1.1.2. Ở Việt Nam

Vào cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 đã có những điều tra đầu tiên ở người: đó là công trình của Mathis, Léger, Salamon, Levew và Maurriquand,... đặc biệt là công trình của Mathis, Léger (1911) đã điều tra cơ bản, toàn diện về các loại giun truyền qua đất, tiếp đó là những nghiên cứu về điều trị bằng thuốc [59],[75].



Sau năm 1954 đến nay, nhất là từ khi đất nước hoàn toàn thống nhất sau năm 1975 đã có nhiều công trình nghiên cứu trên nhiều lĩnh vực về các bệnh giun như: nghiên cứu điều tra cơ bản, nghiên cứu về hình thể, đặc điểm sinh học, phân bố dịch tễ, bệnh học, phương pháp phòng chống [59],[75],[76].

1.2. Dịch tễ học bệnh giun đũa, giun tóc và giun móc/mỏ


1.2.1. Những yếu tố ảnh hưởng đến tình trạng nhiễm giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ

1.2.1.1. Yếu tố địa lý, khí hậu


Trứng giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ không có khả năng phát triển trong cơ thể người. Giun muốn hoàn thành chu kỳ phải có một giai đoạn phát triển ở ngoại cảnh. Các điều kiện thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của trứng giun ở ngoại cảnh là: nhiệt độ, độ ẩm, oxy, độ pH của đất [3]...

- Nhiệt độ thích hợp cho trứng giun phát triển là 24 - 30oC. Với nhiệt độ này, đối với trứng giun đũa, sau 12 - 15 ngày; đối với trứng giun tóc sau 17 - 30 ngày, tỷ lệ trứng có ấu trùng lên tới 90%; riêng với trứng giun móc/mỏ chỉ sau 24 giờ đã nở thành ấu trùng [3],[4],[70].

- Oxy là yếu tố cần thiết cho trứng giun phát triển. Do đó khi trứng giun nằm sâu dưới nước (trên 1mét chiều sâu) dần dần sẽ bị hỏng. Vì vậy trong nhà tiêu dội nước trứng giun sẽ bị hỏng sau 2 tháng [4],[63].

- Chất đất cũng ảnh hưởng tới sự phát triển của trứng và ấu trùng giun như: trứng và ấu trùng giun móc/mỏ gặp điều kiện khi độ ẩm trong đất cao, có đủ oxy, nhiệt độ môi trường từ 24-30oC, trong râm mát, với pH đất trung tính, trứng chuyển thành ấu trùng sau 25 giờ đến 3 ngày [4],[59].

- Ở Đắk Lắk có nhiệt độ trung bình các tháng trong năm từ 23,5 đến 24,8oC; độ ẩm tương đối từ 80 đến 85% [16]; đất đỏ bazan có độ phì khá cao, pH/H2O từ trung tính đến chua, đạm và lân có tỷ lệ rất cao và cân đối [16];



tính chất cơ lý tốt, kết cấu viên cục, độ xốp bình quân 62 - 65%; khả năng giữ nước và hấp thu dinh dưỡng cao... rất thích hợp với các loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế như cà phê, cao su, chè, hồ tiêu,...và nhiều loại cây ăn quả, cây công nghiệp ngắn ngày khác. Đây là một lợi thế rất quan trọng về điều kiện phát triển nông nghiệp của tỉnh ĐắkLắk (niên giám thống kê tại Đắk Lắk, 2006) [16],[89]. Bên cạnh đó khí hậu và thổ nhưỡng ở Đắk Lắk cũng rất thích hợp cho trứng và ấu trùng giun tồn tại và phát triển ở ngoại cảnh.

1.2.1.2. Yếu tố về con người


Căn cứ theo chu kỳ của giun đũa, giun tóc, giun móc/mỏ, người là vật chủ chính. Nếu tập trung vào các biện pháp điều trị cho người nhiễm giun để cắt nguồn lây lan của bệnh thì trứng và ấu trùng giun sẽ không còn sau một thời gian ở ngoại cảnh. Từ môi trường, trứng hoặc ấu trùng giun có vào được cơ thể người hay không, phụ thuộc rất nhiều vào yếu tố liên quan đến đời sống sinh hoạt của con người, nếu chúng ta thực hiện tốt phòng chống nhiễm giun thì tỷ lệ người bị tái nhiễm sẽ giảm do đó tỷ lệ người mắc bệnh cũng giảm, vì đời sống của giun trong ruột người có thời hạn nhất định [3],[75],[77]. Vậy những yếu tố về con người liên quan đến chu kỳ phát triển của giun như:

- Do quản lý phân người chưa tốt:


+ Sử dụng phân người làm phân bón cây trồng chưa được ủ hay chưa được xử lý tốt sẽ là điều kiện phát tán mầm bệnh ra ngoại cảnh [25],[27],[95],[97]. Trước đây người dân Đắk Lắk không có thói quen sử dụng phân người, nhưng sau ngày thống nhất đất nước (1975), nơi đây là nơi di cư của nhiều người dân từ các vùng miền khác nhau đến sống, đã mang theo thói quen không tốt về sử dụng phân người tươi bón cây trồng [97]. Hiện tượng trên không những gây ô nhiễm môi trường đất, nước mà còn làm cho rau ăn chứa nhiều trứng và ấu trùng giun. Theo nghiên cứu Lê Thị Kim Ngọc (2007) [61] về mầm bệnh ký sinh trùng trong 101 mẫu rau cho thấy: 97,12%



mẫu rau có mầm bệnh ký sinh trùng, trong đó ấu trùng giun móc/mỏ trên rau sống chiếm tỉ lệ 78,8%, tiếp theo là trứng giun móc 25% và trứng giun đũa 23,1%. Bốn loại rau phát hiện nhiễm ký sinh trùng đến 100% là rau xà lách xoong, rau đắng, rau tần ô và rau má; các loại rau còn lại có tỷ lệ nhiễm ký sinh trùng là 92,3% [61]. Những chứng cứ về sự hiện diện của các mầm bệnh trên rau đã phản ánh sự hiện diện của sự sử dụng phân tươi bón cho rau.

+ Không đại tiện vào nhà tiêu, ở Đắk Lắk có trên 80,84% các hộ gia đình ở nông thôn không có nhà tiêu hoặc có nhưng chưa hợp vệ sinh (nhà tiêu đào nông, nhà tiêu một ngăn) [112],[115]. Người dân không có thói quen đi đại tiện vào nhà tiêu (phóng uế bừa bãi ra môi trường xung quanh nhà), đây là hành động không tốt. Hành động trên sẽ thải ra ngoại cảnh với một số lượng trứng giun khổng lồ nếu như những người đó đang bị nhiễm giun; như ta biết mỗi một con giun đũa cái có thể đẻ khoảng 24 vạn trứng trên ngày; một con giun tóc cái đẻ khoảng 2.000 trứng trên ngày và một con giun móc/mỏ cái đẻ khoảng 9000 - 30.000 trứng trên ngày [3],[59],[66]. Hiện nay, vấn đề đi đại tiện ra ngoài nhà tiêu vẫn còn phổ biến ở đồng bào dân tộc Ê đê ở những vùng sâu, vùng xa của tỉnh Đắk Lắk [33],[78],[82]. Thực trạng trên cho thấy nguy cơ lan truyền bệnh giun sẽ giảm hoặc mất đi nhanh hay chậm phụ thuộc nhiều vào thời gian khi mà toàn thể người dân trong cộng đồng đều tham gia sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh.

- Thói quen ăn uống, sinh hoạt chưa hợp vệ sinh như: ăn rau sống không rửa sạch, uống nước lã thường xuyên, không thường xuyên rửa tay trước khi ăn và sau khi đại tiện bằng nước sạch có xà phòng, không thường xuyên dùng bảo hộ lao động khi tiếp xúc với đất, phân [79],[93],[104]..., là phổ biến ở cộng đồng người Ê đê vì họ thường xuyên tiếp làm rẫy, nơi lao động thiếu nước, thiếu trang thiết bị bảo hộ lao động. Người dân thường ăn cơm và nghỉ trưa tại rẫy,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/11/2022