Chính Sách Quản Lý Thúc Đẩy Phát Triển Các Trung Tâm Kinh Tế Biển Trong Cạnh Tranh Quốc Tế


1.3.4. Chính sách quản lý thúc đẩy phát triển các trung tâm kinh tế biển trong cạnh tranh quốc tế

Một trong các biển pháp để thúc đẩy phát triển kinh tế biển là phát triển các trung tâm kinh tế ven biển bằng các chính sách quản lý đơn giản, thông thoáng, thuận lợi,…để thu hút vốn đầu và phát triển công nghệ. Các trung tâm này phát triển với vai trò làm tăng năng lực cạnh tranh của nền

kinh tế. Năng lực cạnh tranh thể

hiện

ở: Trình độ

công nghệ, năng lực

cạnh tranh của các doanh nghiệp, cộng đồng doanh nghiệp ở cả cấp độ địa phương và cấp độ quốc gia.


Nền kinh tế biển hiện đại là nền kinh tế (i) có công nghệ biển phát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

triển; (ii) có doanh nghiệp biển hiện đại, hiệu quả, liên kết nội bộ ngành có sức mạnh; (iii) có cấu trúc không gian kinh tế vùng hợp lý với các trung tâm kinh tế biển mạnh; (iv) có thể chế quản lý kinh tế biển hiện đại.


Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam - 6

Xét từ

cạnh tranh quốc tế

trong phát triển kinh tế

biển cần nhấn

mạnh vai trò của các trung tâm kinh tế biển. Đây là nơi tập trung các hoạt động kinh tế biển, với cơ sở hạ tầng và thể chế phát triển; có các doanh nghiệp biển đạt hiệu quả cao nhờ các ưu thế của trung tâm về công nghệ, kinh tế quy mô, liên kết ngành, tiếp cận nguồn lực, thông tin,… Bên cạnh đó, các trung tâm phát triển kinh tế biển còn có tác động lan tỏa, sức hút và vai trò chi phối ra bên ngoài. Trong một quốc gia, một trung tâm kinh tế biển phát triển sẽ có nhiều tác động tích cực tới các vùng ngoại vi trên các khía cạnh phát triển công nghệ, kinh nghiệm quản lý, tài chính, đầu tư, thị trường,…


1.3.5. Biến đổi khí hậu, môi trường và phát triển bền vững


Trong quá trình phát triển kinh tế, đặc biệt là quá trình công nghiệp

hóa, hiện đại hóa đất nước thường dẫn tới hậu quả xấu là ô nhiễm môi trường. Bên cạnh đó, biến đối khí hậu và nước biển dâng có tác động


mạnh đến môi trường biển, cả vùng ven bờ và vùng nước biển. Điều này

đã và đang đặt ra nhiều thách thức đối với quản lý để phát triển bền vững kinh tế biển.


Môi trường biển thể

hiện

ở: Chất lượng nước mặn ven biển; hệ

sinh thái rừng ngập mặn; hệ sinh thái đất ngập nước ven biển; hệ sinh thái rong tảo biển; hệ sinh thái san hô; các loài thủy sinh,… Chính vì vậy, chính phủ cần lồng ghép đầy đủ các giải pháp giảm nhẹ và thích ứng với biến đổi khí hậu trong chiến lược, chính sách quản lý để sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển.


Với cách tiếp cận này thì biện pháp chủ yếu để bảo vệ môi trường,

ứng phó với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững là cần phải: Điều tra, khảo sát, đánh giá các nguồn tài nguyên thiên nhiên, tiềm năng và lợi thế của biển; Quan trắc khí tượng thủy văn, môi trường và dự báo thiên tai trên biển; Nghiên cứu biến đổi khí hậu và các tác động tiêu cực lên hệ sinh thái biển và vùng ven bờ, đề xuất các kịch bản biến đổi khí hậu và dự báo các tác động lên các hệ sinh thái biển và vùng ven bờ, các đề xuất giảm nhẹ và

thích ứng với tác động của biển đổi khí hậu lên các hệ sinh thái biển và

vùng ven bờ; Bảo tồn đa dạng sinh học biển; Khai thác, sử dụng tài nguyên

thiên nhiên biển trên quan điểm về sử dụng bền vững tài nguyên thiên

nhiên; Phát triển các ngành kinh tế biển nhìn bền vững về môi trường; Dự báo phòng ngừa, kiểm soát và xử lý ô nhiễm biển từ đất liền (các nguồn thải từ đất liền), các nguồn ô nhiễm trên biển, ứng phó và xử lý ô nhiễm xuyên biên giới; Công tác thu thập, quản lý thông tin và xây dựng cơ sở dữ liệu về tài nguyên môi trường biển; Quản lý tổng hợp và thống nhất các hoạt động trên biển và vùng ven bờ; Quy hoạch không gian và phân vùng phát triển; Phối kết hợp quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường với vấn đề an ninh, bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền biển đảo.


1.3.6.. Chủ nghĩa cực đoan


Chủ nghĩa cựu đoan là một trong những quan điểm và cách tiếp cận

đối với quản lý và phát triển kinh tế biển hiện nay. Chủ nghĩa cực đoan được tiếp cận như sau:


Thứ nhất, chủ nghĩa dân tộc cực đoan.


Với tư tưởng này thì mọi hoạt động quản lý và phát triển kinh tế

biển sẽ chủ yếu đứng trên giác độ dân tộc, chống ngoại xâm và thậm chí bài ngoại. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan thường dẫn tới xung đột gia tăng thậm trí chiến tranh. Đây là chủ nghĩa mà trong lịch sử đã từng được nhiều cá nhân hay dân tộc tôn sùng và hậu quả là thường giải quyết ván đề bằng

chiến tranh, như Adolf Hitler tàn sát người Do thái, cuộc chiến giữa

Pakistan và Israel ở dải Gaza cũng như nội chiến ở Afganistan. Đây không phải là xu thế phát triển chung của thế giới vì nó thường đẩy quốc gia, dân tộc vào thế bị cô lập, lạc lõng với thế giới.


Thứ

hai là

cực đoan chính trị

tư tưởng. Điều này có nghĩa là nền

chính trị quốc gia sẽ ngả hẳn về một phía nào đó trong quan hệ quốc tế để tận dụng sự ủng hộ từ bên ngoài vào phát triển kinh tế. Tư tưởng này cũng có một số ưu điểm nhất định, chẳng hạn như Nhật Bản, Hàn Quốc ngả hẳn theo Mỹ, tranh thủ sự ủng hộ của Mỹ để thực hiện phát triển kinh tế của mình cũng đã vươn lên đạt được nhiều thành quả trong kinh tế. Tuy nhiên khuynh hướng này cũng có nhiều rủi ro do chịu sự chi phối và phụ thuộc nhiều vào quốc gia khác, dễ mất độc lập tự chủ và có thể trở thành “con bài” cho các nước lớn đàm phán và ra điều kiện. Một thực tế cũng chỉ ra rằng, nghiêng hẳn về một phía cũng chưa chắc đã đạt được nhiều thành quả trong phát triển, chẳng hạn như Bắc Triều Tiên chịu sự chi phối lớn từ Trung Quốc nhưng kinh tế lại hầu như không phát triển. Trước đây, Mỹ cũng đã từng bỏ mặc đồng minh là Chính phủ miền Nam Việt Nam.


Thứ

ba là

cực đoan trong quan niệm về

chủ

quyển. Tư

tưởng này

cho rằng, chủ quyền là khái niệm mang tính pháp lý, nó quan trọng hơn

quyền thực tế, nó là thực lực trong các mối quan hệ quốc tế. Với tư tưởng này thì chủ quyền là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm, không chia sẻ. Tuy nhiên, nếu cực đoan về chủ quyền sẽ khó có thể hội nhập quốc tế. Do đó, không nên quá cực đoan trong quan niệm về chủ quyền. Nhà nước có thể coi chủ quyền là bất khả sâm phạm nhưng có thể góp chung có thể ủy thác tạm thời trong một khoảng thời gian nhất định hoặc thậm trí có thể đánh đổi thì mới có thể hội nhập với bên ngoài để phát triển.


Thứ tư là cực đoan trong tiếp cận “một nhân tố”. Tư tưởng này cho

rằng chỉ cần có sức mạnh là có thể có công lý. Do đó, để phát triển cần tìm ra được một nhân tố có sức mạnh lớn để thúc đẩy và chi phối cho sự phát triển. Đây là tư tưởng dễ khiến người ta trông chờ vào một sức mạnh từ bên ngoài, một cường quốc nào đó, để tạo ra sự ổn định và thúc đẩy phát triển.


Thứ năm là cực đoan đối ngoại. Đây là tư tưởng coi trọng việc đối

ngoại với bên ngoài mà không gắn với các quan hệ xã hội bên trong, đặc biệt là các cải cách phát triển kinh tế trong nước. Điều này sẽ phụ thuộc nhiều vào khả năng thuyết phục sự ủng hộ từ bên ngoài. Tuy nhiên điều này chưa chắc giúp đất nước phát huy được nội lực bên trong và nâng cao vị thế đất nước.


1.3.7. Chủ nghĩa lý tưởng


Chủ nghĩa lý tưởng là một học thuyết triết học cho rằng hiện thực

hoàn toàn giới hạn bởi đầu óc của chúng ta. Chủ nghĩa lý tưởng bắt đầu

chính thức bởi George Berkeley. Chủ nghĩa lý tưởng khá phổ biến trong

triết học từ

thế kỉ

18 đến những năm đầu của thế kỉ

20. Chủ

nghĩa lý

tưởng có khá nhiều dạng: Chủ nghĩa lý tưởng siêu việt (Transcendental

Idealism), được ủng hộ bởi Immanuel Kant, cho rằng có những giới hạn về


những điều có thể

hiểu được nếu như

nó không được đem ra đánh giá

trong những điều kiện khách quan. Kant viết cuốn Critique of Pure Reason (Chỉ trích về lý luận thuần túy) (1781/1787) trong một cố gắng hòa giải các

cách tiếp cận trái ngược nhau của lý luận và thực tiễn để thiết lập một

nền tảng mới để nghiên cứu siêu hình học. Mục đích của Kant với tác

phẩm này là nhìn vào những gì chúng ta biết và sau đó xem xét những điều gì phải đúng theo cách mà chúng ta biết. Phương pháp của Kant là theo mô hình của Euclid, mặc dù cuối cùng thì ông thừa nhận rằng lý luận thuần túy và không đủ để khám phá tất cả sự thật. Các tác phẩm của Kant được tiếp nối trong các tác phẩm của Johann Gottlieb Fichte, Friedrich Schelling và Arthur Schopenhauer.

Triết lý của Kant, được biết đến như là chủ nghĩa lý tưởng siêu việt, sau này được làm cho trừu tượng và tổng quát hóa hơn, trong một phong trào được biết đến như là lý tưởng Đức, một dạng của lý tưởng tuyệt đối. Chủ nghĩa lý tưởng Đức đã trở nên phổ biến với sự xuất bản tác phẩm của

G. W. F. Hegel vào năm 1807 mang tựa đề Phenomenology of Spirit (Hiện tượng Tinh thần). Trong tác phẩm này, Hegel khẳng định rằng mục đích của triết học là chỉ ra những mâu thuẫn hiển nhiên trong kinh nghiệm sống của loài người (xảy ra, chẳng hạn như, từ việc nhận thức được rằng mỗi bản thân là vừa là cá nhân chủ động vừa là một người chứng kiến thụ động

những gì có trong thế

giới) và phải làm xóa bỏ

đi những mâu thuẫn đó

bằng cách làm cho chúng tương thích lẫn nhau. Các triết gia theo truyền thống của Hegel bao gồm Ludwig Andreas Feuerbach, Karl Marx, Friedrich Engels và đôi khi những người Anh theo chủ nghĩa lý tưởng.


Tuy nhiên, nếu đứng trên giác độ

về kinh tế

thì phát triển kinh tế

biển phải dựa vào công lý, dựa vào pháp lý và chính nghĩa. Do đó, để quản lý và phát triển kinh tế biển chúng ta cần phải dựa vào các công ước quốc tế, các tập quán quốc tế và các quy định có tính pháp lý cao, tin tưởng vào sự ủng hộ công tâm của thế giới.


1.3.8. Chủ nghĩa hiện thực


Chủ nghĩa hiện thực dùng đôi khi được nói đến như một quan điểm

trái ngược với Chủ nghĩa lý tưởng. Chủ nghĩa hiện thực phát triển vào thế

kỷ 18, nó cho rằng một số sự vật thực sự tồn tại bên ngoài đầu óc con

người. Theo chủ nghĩa hiện thực thì để phát triển kinh tế biển chúng ta cần

phải căn cứ

vào thực tế

phát triển. Phải thấy được những điểm mạnh,

điểm yếu, những cơ hội, những nguy cơ và thách thức trong phát triển kinh tế biển của mình.


Việt Nam là một quốc gia nằm trên bán đảo Đông Dương, có vùng

biển rộng trên 1 triệu km2, gấp hơn 3 lần diện tích đất liền. Việt Nam có bờ biển dài trên 3.260km, ven bờ có nhiều hòn đảo lớn, nhỏ các loại và hai quần đảo xa bờ là Hoàng Sa và Trường Sa. Vì vậy, biển thực sự gắn bó mật thiết và ảnh hưởng lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường của nhiều miền đất nước.


Thế kỷ XXI được thế giới xem như là “Thế kỷ kinh tế biển và đại

dương”. Hướng ra biển - đại dương đang là khẩu hiệu chiến lược của nhiều quốc gia. Việt Nam là một quốc gia biển, có điều kiện thuận lợi trong cuộc tranh đua đó để phát triển đất nước, nên không thể bỏ qua xu thế này.


1.4. Những vấn đề pháp lý liên quan tới quản lý kinh tế biển‌


1.4.1. Công pháp quốc tế về biển


Để quản lý cũng như phát triển kinh tế biển đảo Việt Nam thì việc

nắm vững các quy định pháp lý cũng như các hệ thống pháp luật quốc tế về biển là hết sức cần thiết. Để xây dựng căn cứ cho hoạt động quản lý kinh tế biển của các quốc gia trên thế giới, tại Hội nghị Liên hợp quốc về luật biển lần thứ III đã chính thức thông qua Công ước Liên hợp quốc về luật biển ngày 30/4/1982, gọi tắt là UNCLOS 1982. Công ước đã được 119


đoàn đại diện của các nước chính thức ký kết vào ngày 10/12/1982. Công

ước này đã chính thức có hiệu lực kể từ ngày 16/2/1994 sau khi được 60 quốc gia phê chuẩn. Việt Nam là quốc gia thứ 61 phê chuẩn công ước này vào ngày 23/6/1994.


Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 là một trong

những thành tựu có ý nghĩa nhất trong lĩnh vực luật quốc tế của thế kỷ

XX. Đây được coi như là một bản Hiến pháp về biển của Cộng đồng quốc

tế, công

ước đã thiết lập một trật tự

mới trên biển, công bằng và được

thừa nhận rộng rãi. Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982 đã đưa ra một tổng thể các qui định pháp luật bao trùm hầu hết các vùng

biển và lĩnh vực sử

dụng biển như: Chế độ

pháp lý của của tất cả

các

vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và tài phán quốc gia, các qui

định hàng hải, sử

dụng và quản lý tài nguyên biển, bảo vệ

môi trường

biển, nghiên cứu khoa học biển, an ninh trật tự biển, hợp tác quốc tế về biển… Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 gồm 17 phần với 320 điều khoản, 9 phụ lục với hơn 100 điều khoản và 4 nghị quyết kèm

theo. Công ước này là một văn kiện quốc tế tổng hợp, toàn diện và bao

quát phần lớn các vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lý của biển và đại dương trên thế giới.


Dưới đây là một số vấn đề cơ bản có ảnh hưởng tới quản lý kinh tế

biển được nêu ra trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982:


Đường cơ sở


Đường cơ sở

là đường ranh giới để

làm cơ sở

xác định phạm vi

không gian biển cũng như xác định các vùng biển thuộc chủ quyền quốc gia. Theo Điều 5 và Điều 7 của Công ước của Liên hợp quốc về luật biển 1982 thì đường cơ sở được xác định bằng một trong các cách sau:


Cách 1: Đường cơ sở là đường ngấn nước triều thấp nhất dọc theo

bờ biển như được thể hiện trên các hải đồ tỷ lệ lớn đã được quốc gia ven biển chính thức công nhận (Điều 5, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982).

Cách 2: Đường cơ sở có thể được xác định bằng cách nối các điểm thích hợp có thể được lựa chọn dọc theo ngấn nước triều thấp nhất nhô ra xa nhất (Điều 7, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982).

Đối với trường hợp các cửa sông thì, đường cơ sở là đường thẳng kẻ ngang cửa sông nối liền các điểm ngoài cùng của ngấn nước triều thấp nhất ở hai bên bờ sông (Điều 9, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982).


Đối với các mỏm đá ven bờ thì thì đường cơ sở được tính từ gấn

nước triều thấp nhất ở phía ngoài cùng của mỏm đá như đã thể hiện trên hải đồ (Điều 6).


Nội thủy


Nội thủy là toàn bộ vùng nước tiếp giáp với bờ biển và nằm phía

trong đường cơ sở tính theo Cách 2 ở trên (Theo Điều 8, Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982). Nội thủy là vùng mà các quốc gia ven biển

có chủ mình.

quyền hoàn toàn và tuyệt đối như

đối với lãnh thổ

đất liền của


Lãnh hải


Lãnh hải là vùng biển có chiều rộng không được vượt quá 12 hải lý

kể từ

đường cơ

sở (Điều 3

Công

ước của Liên hợp quốc về

Luật biển

1982). Lãnh hải có thể được hiểu theo 3 cách:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/12/2022