Hệ thống cảng biển chủ yếu của Malaysia bao gồm Cảng Klang, Penang và Cảng của Tanjung Pelepas nằm dọc theo bờ biển thuộc eo biển Malacca, được coi là có các tuyến đường biển tấp nập nhất mà các tàu biển thế giới đi qua. Thực tế, các cảng này nằm dọc bờ biển phía Tây bán đảo Malaysia. Dân số Malaysia tập trung chủ yếu ở khu vực này và nơi đây được coi là nơi diễn ra nhiều hoạt động kinh tế chủ yếu của Malaysia. Đây cũng là nơi có hoạt động vận tải hàng hóa tốt hơn rất nhiều so với các khu vực khác trong cả nước. Với địa chiến lược của mình, cùng với hệ thống cảng biển dọc Eo Malacca, cảng biển của Malaysia đã kết nối được với các cảng biển ở khắp nơi trên thế giới. Cùng với việc ứng dụng công nghệ tiên tiến và hiện đại, các thiết bị ở đây hoàn toàn có thể bốc dỡ các loại hàng hóa và thực hiện các hoạt động liên quan.
Hệ thống cảng biển của Malaysia được kết nối với các cảng đường sắt,
đường bộ dịch vụ.
và đường không để thuận tiện trong việc chuyên trở hàng hóa và
Năm 2011, theo xếp hạng của Hiệp hội Cảng biển Mỹ AAPA thì Malaysia có hai cảng biển lớn lọt vào top 50 cảng biển hàng đầu thế giới là cảng Kelang (đừng thứ 13, với tổng lượng hàng hóa vận tải qua cảng là 9,6 triệu TEU) và cảng Tanjung Pelepas (đừng thứ 18, với tổng lượng hàng hóa vận tải qua cảng là 7,5 triệu TEU).
Bảng 2.2: Hàng qua cảng Klang và cảng Tg Pelepas của Malaysia
Được tính bằng số công ten nơ qua cảng với đơn vị là nghìn TEUs
Tên cảng | 2004 | 2005 | 2006 | 2007 | 2008 | 2009 | 2010 | 2011 | |
1 | Port Klang | 5.244 | 5.544 | 6.326 | 7.120 | 7.970 | 7.309 | 8.870 | 9.600 |
2 | Tanjung Pelepas | 4.020 | 4.177 | 4.770 | 5.500 | 5.600 | 6.000 | 6.540 | 7.500 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quan Điểm, Chiến Lược Kinh Tế Biển Của Trung Quốc
- Vận Tải Hàng Hóa Bằng Đường Biển Của Trung Quốc
- Các Vấn Đề Tồn Tại Trong Quản Lý Kinh Tế Biển Của Trung Quốc
- Các Vấn Đề Tồn Tại Trong Quản Lý Kinh Tế Biển Của Malaysia
- Vận Tải Hàng Hóa Bằng Đường Biển Của Singapore
- Các Vấn Đề Còn Hạn Chế Trong Quản Lý Kinh Tế Biển Của Singapore
Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.
Nguồn: The Journal of Commerce, August 20-27, 2012 (worldshipping.org)
Có thể thấy tốc độ phát triển của cảng Klang và cảng Tg Pelepas tăng nhanh qua các năm gần đây. Nếu so sánh lượng hàng qua cảng năm 2011 so với năm 2004 (7 năm) thì cảng Klang đã tăng 183% (tăng gần gấp đôi, tăng từ
5.244.000 TEU lên 9.600.000 TEU), cảng Tg Pelepas đã tăng 186% (tăng gần gấp đôi, tăng từ 4.020.000 TEU lên 7.500.000 TEU).
Sự phát triển của cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ sở hạ tầng phục vụ phát
triển kinh tế biển đã đem lại lợi ích to lớn cho thương mại và đầu tư. Trong những năm qua, một số lượng lớn vốn đầu tư đã được rót cho phát triển hệ thống cảng biển, lĩnh vực liên quan tới tàu biển và các dịch vụ liên quan đã phát huy hiệu quả và đóng góp lớn vào tốc độ phát triển thương mại của Malaysia.
2.2.2.2. Quản lý vận tải bằng tàu biển của Malaysia
a) Mô hình quản lý vận tải bằng tàu biển Malaysia
Chính phủ Malaysia đã thúc đẩy phát triển hàng hải bằng việc tăng
cường khả
năng tài chính cho lĩnh vực này, cải cách cơ
chế quản lý và hệ
thống pháp luật. Trong đó có quảng bá, đầu tư, đưa ra các khung pháp lý và các điều kiện cần thiết cho phát triển hàng hải. Và đặc biệt, chính phủ Malaysia còn thiết kế các chiến lược phát triển hệ thống hàng hải.
Các cơ quan quản lý.
Năm 1952, Chính phủ Malaysia thành lập Cơ quan Quản lý Hàng hải -
MSO (Merchant Shipping Ordnance), là cơ của cả nước.
quan quản lý hoạt động hàng hải
Có hai loại hoạt động liên quan đến thương mại vận chuyển bằng đường biển tại Malaysia là:
- Vận chuyển bằng đường biển, do Công ty Vận tải Hàng hải
Quốc gia (MISC) và các công ty địa phương khác thực hiện với các dịch vụ vận chuyển quốc tế. Phần lớn các tàu thuyền sử dụng là tàu chở chất lỏng, tàu chở dầu, tàu chở hóa chất và tàu container.
- Vận chuyển bằng đường thủy nội địa hoặc vận chuyển ven biển, là hoạt động vận chuyển nằm trong thẩm quyền của Ban Cấp phép Vận chuyển Nội địa - DSLB (Domestic Shipping Licensing Board), là cơ quan chuyên trách chịu trách nhiệm cấp giấy phép vận chuyển. Đây là lĩnh vực được quy định bởi các chính sách vận tải ven bờ, được thực hiện vào
năm 1980 để hạn chế việc vận chuyển hàng hóa và hành khách bằng
đường biển giữa các cảng địa phương nơi sở hữu và đăng ký tàu. Vận
chuyển trong nước liên quan đến một số lượng lớn các nhà khai thác địa phương và tàu, chủ yếu là tàu đơn lẻ từ khu vực tư nhân.
Ngoài việc thành lập MSO vào năm 1952, Malaysia còn có nhiều quy định pháp luật khác nhau liên quan tới ngành công nghiệp vận chuyển. Có nhiều cơ quan chính phủ đã tham gia trong việc thúc đẩy hoạt động vận chuyển. Vụ Hàng hải (Maritime Division) của Bộ Giao thông vận tải Malaysia được giao nhiệm vụ xây dựng ngành hàng hải hiện đại, hiệu quả và an toàn và thực hiện các hoạt động hướng tới làm cho Malaysia trở thành một quốc gia biển thành
công. Trong số
các cơ
quan hàng hải có các Phòng Hàng Hải (Marine
Department) chịu trách nhiệm về an toàn hàng hải và phòng ngừa ô nhiễm từ tàu, còn Viện Hàng hải Malaysia - MIMA (Maritime Institute of Malaysia) được thành lập để tiến hành nghiên cứu chính sách và tư vấn cho chính phủ về vấn đề hàng hải. Hoàn thiện khung pháp lý và các thể chế vận tải hàng hải là nền tảng quan trọng để Chính phủ thúc đẩy và phát triển ngành hàng hải và tăng tính cạnh tranh của Malaysia trong lĩnh vực này.
Vào năm 1968, thành lập Công ty Vận tải Hàng hải Quốc gia, (MISC
-Malaysia International Shipping Corporation) với sự
tham gia
cổ phần
của
chính phủ đã đánh dấu một mốc quan trọng trong
sự phát triển của
vận tải
biển thương mại hiện đại tại Malaysia. Vào năm 1997, Petronas đã mua 29% cổ phần trong MISC và đứng ra quản lý MISC. Hiện nay, MISC đã phát triển thành một trong những nhà khai thác vận tải biển lớn nhất thế giới với hơn 100 tàu17.
Chính sách phát triển.
Chính phủ Malaysia kiên định trong phát triển lĩnh vực vận chuyển bằng đường biển và cam kết hỗ trợ tài chính để hỗ trợ cho các công ty vận tải địa
phương phát triển. Việc thành lập
Ngân hàng Công nghiệp
và Ngân hàng
Pembangunan, hai tổ chức tài chính phát triển cung cấp các khoản vay cho lĩnh vực hàng hải, là bằng chứng cho thấy ý định của chính phủ Malaysia trong việc phát triển lĩnh vực vận tải biển của quốc gia. Bên cạnh đó chính phủ Malaysia còn cho thành lập và hỗ trợ nhiều quỹ tín dụng phục vụ cho phát triển vận tải hàng hải.
Trong những năm 1980, Malaysia đã phát triển mạnh mẽ ngành vận tải địa phương. Trong thời kỳ này đã hình thành Ban Cấp phép Vận tải Hàng hải
nội địa (The Domestic Shipping Licensing Board), Phòng Hàng hải
17 Công ty Vận tải Hàng hải Quốc gia (www.misc.com.my)
thuộc Bộ
Giao thông vận tải và Hãng Hàng hải Quốc gia (Hãng thứ 2). Chính sách Hàng
hải (Cabotage Policy) được đưa ra nhằm thúc đẩy vận tải bằng đường biển trong nước. Để thúc đẩy vận tải bằng đường biển nội địa, chính phủ Malaysia đã đưa ra các ưu đãi tài chính hấp dẫn cho các hãng vận tải bằng đường biển, như18:
- Miễn giảm thuế thu nhập cho vận tải bằng tàu biển của Malaysia (chỉ áp dụng cho người dân trong nước).
- Miễn thuế thu nhập cho bất cứ người nào làm việc trên tàu của Malaysia.
- Cho vay ưu đãi đối với khoản vay liên quan tới vận tải biển.
Ngoài khuyến khích các hoạt động vận chuyển bằng đường biển, chính phủ Malaysia còn thông qua Bộ Thương mại và Công nghiệp và Cơ quan Phát triển Công nghiệp Malaysia thúc đẩy các nhà máy đóng tàu thông qua cho vay ưu đãi và hỗ trợ.
b) Kết quả phát triển vận tải bằng tàu biển Malaysia
Vận tải bằng tàu biển đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế của
Malaysia, đặc biệt là trong hoạt động xuất nhập khẩu (trên 90% thương mại quốc tế của nước này dựa vào vận tải bằng tàu biển). Vận tải bằng tàu biển đã kết nối toàn bộ hệ thống giao vận tải của cả nước và tạo ra nhiều việc làm. Với mục tiêu trở thành một quốc gia có sức cạnh tranh cao về vận tải biển, Malaysia đã nhanh chóng mở rộng và phát triển tổ hợp công nghiệp biển, đấy cũng chính là nguyên nhân tại sao mà nhu cầu về vốn cho lĩnh vực này luôn rất cao. Malaysia đã có chính sách khuyến khích phát triển ngành này bằng cách: Tăng vốn, cải cách cơ chế quản lý và hoàn thiện hệ thống pháp luật.
Vận tải hàng hải nội địa đã góp phần vào việc phát triển bền vững thương mại và tăng nhu cầu về dịch vụ cho hoạt động hàng hải. Vận chuyển hàng hóa xuất khẩu bằng đường biển chủ yếu được thực hiện bởi các công ty tàu biển của Malaysia. Các đối tác thương mại chủ yếu của Malaysia là Mỹ, Singapore, Nhật Bản, Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc, Đức và Anh.
18 Malaysia - Investment in the Manufacturing Sector - Policies, Incentives and Facilities. Kuala Lumpur : MIDA. 41.
Lĩnh vực kinh tế biển đã đóng góp đáng kể vào sự phát triển bền vững
của Malaysia. Cảng biển và hàng hải đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với hoạt động thương mại của Malaysia và giữ vai trò quyết định đến sự thịnh vượng kinh tế của Malaysia. Năm 2005, Malaysia nổi lên là một trong 30 quốc gia có tổng giá trị xuất nhập khẩu lớn nhất trên thế giới, chiếm 4,1% tổng giá trị xuất khẩu của toàn thế giới và chiếm 3,1% tổng giá trị nhập khẩu của toàn
thế
giới19. Theo
ước tính của của Cơ
quan Quản lý Công nghiệp Malaysia
MIDA20, năm 2007, 95% tổng giá trị thương mại của Malaysia được thực hiện bằng đường biển.
Nguồn: UNCTAD, 2012
Hình 2.4: Vận tải hàng hóa bằng đường biển của Malaysia
Theo số liệu của UNTAD, vận tải bằng đường biển của Malaysia ngày càng tăng lên. Tổng lượng hàng hóa vận chuyển bằng tàu biển vào đầu năm 1980 là 909 nghìn DWT thì tới năm 2000 là 7.577 nghìn DWT và năm 2011 là 10.725 nghìn DWT (tăng gấp 11,8 lần so với năm 1980). Cũng theo số liệu của UNTAD thì lượng hàng hóa được vận tải bằng đường biển của Malaysia chủ yếu là vận tải dầu và vận tải bằng công ten nơ. Lượng dầu vận chuyển bằng tàu biển của Malaysia năm 1980 chỉ được 7 nghìn DWT (gần như không) thì tới năm 2011 đã tăng lên 5.889 nghìn DWT (gấp 841 lần so với năm 1980). Bên
19 Tổ chức Thương mại Thế giới WTO, WORLD TRADE REPORT 2007, tr. 22
20 Malaysian Industrial Development Authority - MIDA (www.mida.gov.my on 12/11/2007).
cạnh đó, vận tải bằng công ten nơ của Malaysia cũng phát triển rất mạnh, từ
chỗ chỉ vận tải được 62 nghìn DWT năm 1980 đã tăng lên 820 nghìn DWT năm
2011 (tăng gấp 13 lần so với năm 1980). Với các con số Malaysia đã khá thành công trong phát triển vận tải biển.
này có thể
thấy,
2.2.2.3. Phát triển nguồn nhân lực, an toàn và an ninh hàng hải, hợp tác quốc tế về hàng hải của Malaysia
Phát triển nguồn nhân lực
Để phát triển nguồn nhân lực cho kinh tế hàng hải, Chính phủ Malaysia
cũng khuyến khích trong nước
cung cấp các hoạt động
đào tạo
cho nhân viên
hàng hải. Các bộ môn giảng dạy Công nghệ Hàng hải và Khoa học biển đã được thiết lập tại các trường đại học công cộng. Chính phủ cũng cho vay hỗ trợ cho nhiều chương trình đào tạo địa phương và quốc tế, hội thảo và hội nghị được tổ chức trong nước.
Tích cực khuyến khích đi biển như là một nghề cho thanh niên Malaysia thông qua các hoạt động quảng cáo, khuyến khích tài chính và hỗ trợ thể chế để giảm sự phụ thuộc của Malaysia vào thuyền viên nước ngoài. Chính phủ thiết lập một Trung tâm Đào tạo Hàng hải năm 1977, mà sau này được nâng cấp thành một học viện vào năm 1981, được gọi là Học viện Biển Akademi Laut Malaysia (ALAM). ALAM là một học viện hàng đầu của Malaysia cung cấp một cách toàn diện về giáo dục và đào tạo thông qua các khóa học chuyên môn hàng hải chuyên nghiệp, cùng với các chương trình về an toàn phụ trợ và quản lý hàng hải.
Hiện nay, Học viện ALAM đã được tư nhân hóa và chịu sự quản lý của công ty dầu mỏ quốc gia Petronas. Từ khi thành lập đến nay, ALAM đã đào tạo ra nhiều thế hệ sinh viên, trong đó nhiều sinh viên đã trở thành thủy thủ tài ba, kỹ sư hàng hải, khảo sát biển và các doanh nhân hàng hải.
Học viện
Kelautan Malaysia (IKMAL) cũng được thành lập
để tăng
cường sự phát triển của ngành hàng hải và khuyến khích những cá nhân xuất sắc trong lĩnh vực hàng hải tiếp tục học tập cao hơn nữa trong tất cả các lĩnh vực liên quan đến ngành công nghiệp hàng hải.
An toàn hàng hải
Chính phủ Malaysia cũng thấy rõ được các giá trị và tầm quan trọng của an toàn hàng. Điều này được thực hiện thông qua các dịch vụ được cung cấp
bởi
Cục
Hàng hải
bao gồm
chuyển hướng
an toàn, đăng ký tàu, điều khiển
công nghiệp hàng hải và thủy thủ, và thành lập Cơ quan Thi hành Hàng hải
Malaysia - MMEA (The Malaysian Maritime Enforcement Agency) nhằm cung cấp chuyển hướng an toàn cho vận chuyển trong vùng lãnh hải của Malaysia. MMEA là cơ quan chính phủ được giao nhiệm vụ chủ yếu là duy trì luật pháp biển và thực hiện các hoạt động tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn trên biển.
An ninh hàng hải
Malaysia nằm ở trung tâm của tuyến hàng hải huyết mạch quốc tế, trung tâm của các vùng biển trong khu vực, lòng chảo thềm lục địa, vùng đánh bắt cá và là trung tâm của không phận trong khu vực. Mặt khác, eo biển Malacca là một trong những điểm nóng nhất trên thế giới về cướp biển. Chính vì thế, vấn đề an ninh biển là một trong những vấn đề có yếu tố then chốt trong phát triển kinh tế hàng hải của Malaysia. Nhận thức được điều này, năm 2005, đơn vị Cảnh sát đặc nhiệm biển (Unit Selam Tempur - UST) trực thuộc Lực lượng Cảnh sát Hoàng gia Malaysia (RMP) được thành lập để đối phó với các vụ hải tặc ở không chỉ tại eo biển Malacca mà cả bên trong lãnh hải của Malaysia tại các bang Kampung Aceh, Sitiawan, Perak, Sabah và Sarawak (đây là những vùng biển mà bọn tội phạm buôn lậu ma tuý, kinh doanh người nhập cư bất hợp pháp đã tận dụng sơ hở của các cơ quan bảo vệ pháp luật để đẩy mạnh các hoạt động phạm pháp).
Ngày 1/3/2006, Đơn vị Cảnh sát Đặc nhiệm biển của Malaysia (UST) chính thức được thành lập. UST có 6 nhiệm vụ chính là (1) Hoạt động do thám ven bờ; (2) Bảo vệ tàu thuyền và các dàn khai thác dầu khí trên biển khỏi các
vụ tấn công của hải tặc và khủng bố; (3) Hoạt động chống khủng bố trên
biển; (4) Hỗ trợ tác chiến cho lực lượng hải quân biên phòng và hải quan; (5)
Phản ứng nhanh khi xảy ra sự cố trên vùng biển Malaysia; (6) Tham gia các
hoạt động chống hải tặc quốc tế21.
Hợp tác quốc tế về hàng hải
Bên cạnh các sáng kiến ở cấp quốc gia, Malaysia cam kết xây dựng, mở
rộng và nâng cấp cơ sở hạ tầng vận tải biển và dịch vụ ở cấp độ khu vực
thông qua phương pháp tiếp cận phối hợp với các nước láng giềng. Chương trình nghị sự này được Malaysia theo đuổi tích cực nhất với vai trò là một thành viên của ASEAN. Malaysia cũng tham gia vào một số sáng kiến liên quan đến hàng hải như liên quan đến cảng và vận chuyển hàng hải, khởi xướng bởi Uỷ
ban Liên hợp
quốc về Kinh tế
và Xã hội cho khu vực Châu Á
và Thái Bình
Dương
(UNESCAP) và Tổ
chức
Hợp tác Kinh tế Châu Á Thái Bình Dương
(APEC).
Malaysia có thể tự hào có một khu vực vận chuyển cạnh tranh quốc tế và có khả năng phát huy lợi thế cạnh tranh cũng như thế mạnh của mình trong vận chuyển vận tải hàng hải và các hoạt động hỗ trợ khác.
Malaysia đang tiến hành thoả thuận với các nước trong khu vực, như
nước láng giềng Singapore, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam, Trung Quốc về ranh giới biển và việc cải tạo và cùng hợp tác giữ vùng biên giới biển. Đồng thời, cùng với Indonesia và Philippines, Malaysia tăng cường hợp tác bảo vệ an ninh trên không và trên biển.
2.2.3. Đánh giá thực trạng quản lý kinh tế biển của Malaysia
2.2.3.1. Những thành công trong quản lý kinh tế biển của Malaysia
Malaysia đã đạt được khá nhiều thành quả trong quản lý kinh tế biển, nhất là trong quản lý hệ thống cảng biển, vận tải biển, an toàn và an ninh hàng hải. Những thành công trong quản lý kinh tế biển của Malaysia được cụ thể hóa như sau:
Thứ
nhất,
đã tạo được cơ
chế thuận lợi cho hệ thống cảng biển
phát triển nhanh, hiện đại và đồng bộ
21 ANTG Theo Global Security (2009), Đơn vị Cảnh sát đặc nhiệm biển của Malaysia (antg.cand.com.vn)