Kết Hợp Chặt Chẽ Giữa Phát Triển Khu Kinh Tế Ven Biển Với Bảo Đảm Quốc Phòng, An Ninh Ở Các Tỉnh Bắc Trung Bộ


hệ thống luật pháp quy định về chính quyền địa phương phù hợp. Nghiên cứu, ban hành quy chế phối hợp điều hành các vùng, liên vùng xây dựng cơ chế chính sách đặc thù thúc đẩy phát triển vùng, liên kết vùng” [18, tr. 114­ 115]. Để đẩy mạnh liên kết vùng giữa các địa phương trong phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB cần triển khai thực hiện có hiệu quả các biện pháp cơ bản sau:

Thứ nhất, nâng cao nhận thức về liên kết vùng giữa các địa phương trong phát triển khu kinh tế ven biển.

Trên cơ

sở Nghị

quyết số

36­NQ/TW về

Chiến lược phát triển bền

vững KTB Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các tỉnh BTB cần xác định rõ hơn vai trò của liên kết vùng trong phát triển KTB nói chung và KKTVB nói riêng là cơ sở quan trọng, hỗ trợ nhau cùng phát triển, coi liên kết vùng là quy luật phát triển của kinh tế thị trường, là một trong những khâu đột phá để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế, thúc đẩy phát triển KT­XH của các tỉnh BTB nói chung, KTB, KKTVB nói riêng. Các tỉnh BTB có lợi thế đặc biệt về KTB, có tài nguyên du lịch biển, đảo phong phú, đa dạng nhưng thiếu sự phân công, hợp tác chặt chẽ để liên kết phát triển trên phạm vi toàn vùng. Để khắc phục tình trạng chia cắt manh mún trong phát triển KTB nói chung, KKTVB nói riêng ở các tỉnh BTB, cần có nhận thức đồng thuận, từ đó tạo ra mối liên kết tích cực và hiệu quả giữa các địa phương trong vùng phù hợp với chiến lược, quy hoạch và các đề án phát triển KT­XH của vùng và từng địa phương. Liên kết hiệu quả sẽ tạo ra diễn đàn để bàn bạc, thảo luận, thống nhất kế hoạch phát triển, kế hoạch liên kết phát triển KT­XH giữa các địa phương trong vùng, tăng cường hợp tác, tối ưu hóa chuỗi giá trị liên kết trong vùng.

Mặt khác, cần xác định rõ những nguyên tắc cơ bản, nội hàm, chủ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 248 trang tài liệu này.

trương, định hướng về liên kết vùng; hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tốt việc liên kết hình thành các chuỗi sản phẩm trong KKTVB giữa các tỉnh. Chính


Phát triển khu kinh tế ven biển ở các tỉnh Bắc Trung Bộ - 24

quyền các địa phương cần xác định rõ doanh nghiệp đóng vai trò trung tâm của liên kết vùng trong phát triển KKTVB. Liên kết vùng không thể chỉ là kết quả của quyết định hành chính, nhà nước chỉ đóng vai trò tạo môi trường và hỗ trợ, thúc đẩy các quan hệ liên kết. Cần xác định rõ nội dung liên kết trong phát triển KKTVB trên phạm vi toàn vùng bao gồm: liên kết xây dựng quy hoạch phát

triển KKTVB; liên kết thống nhất cơ chế, chính sách quản lý phát triển

KKTVB trên phạm vi các tỉnh BTB; liên kết phát triển thị trường; liên kết phát triển giữa các khu chức năng; liên kết phát triển nguồn nhân lực; liên kết, phối hợp trong tuyên truyền và quảng bá sản phẩm; liên kết trong xúc tiến, thu hút đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Để thực sự đổi mới tư duy về liên kết vùng và biến nhận thức liên kết vùng phát triển KKTVB thành hành động thực tiễn cụ thể, cần có những điều kiện nhất định, trước hết là trong hoạch định và thực thi chính sách vùng, như: xây dựng thể chế quản trị ở các tỉnh BTB phù hợp với Chiến lược phát triển bền vững KTB Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; bảo đảm không gian phát triển KKTVB thống nhất trên phạm vi 06 tỉnh, theo nguyên tắc kết hợp chặt chẽ giữa quản lý theo ngành và quản lý theo lãnh thổ; tạo môi trường liên kết, hỗ trợ các chủ thể tham gia liên kết; bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp và người dân tham gia liên kết; ban hành các chỉ tiêu đánh giá sự phát triển KT­XH theo vùng.

Thứ hai,nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về liên kết, hợp tác giữa các tỉnh Bắc Trung Bộ trong phát triển khu kinh tế ven biển.

Để quá trình liên kết vùng đạt hiệu quả trong phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB trong thời gian tới cần phải nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong thực hiện liên kết, hợp tác giữa các vùng và các địa phương ở các tỉnh BTB trong phát triển KKTVB. Trước mắt, tập trung nâng cao năng lực quản lý nhà nước về phát triển KKTB nói chung và KKTVB nói riêng ở các địa phương, chú trọng và nâng cao vai trò, trách nhiệm của cơ quan điều phối liên kết vùng. Giao quyền hạn và trách nhiệm cho Ban điều phối liên kết vùng


trong việc chỉ

đạo, làm đầu mối quy tụ

sức mạnh tổng hợp của các địa

phương, các tổ chức, các doanh nghiệp trong việc xây dựng cơ chế chính sách, điều phối, kiểm tra, giám sát các lĩnh vực hoạt động phát triển KT­XH. Mặt khác, đổi mới hoạt động quản lý nhà nước ở các địa phương theo hướng củng cố và nâng cao năng lực của cơ quan điều phối liên kết của địa phương, coi liên kết vùng là một trong những nhiệm vụ quan trọng và là chỉ tiêu đánh giá kết quả phát triển KT­XH của từng địa phương nói chung, phát triển KTB và KKTVB nói riêng. Thành lập các hiệp hội ngành hàng trên phạm vi toàn khu vực BTB, nâng cao vai trò của các hiệp hội, doanh nghiệp trong liên kết vùng.

Thứ ba, tăng cường liên kết giữa các địa phương đối với một số ngành, lĩnh vực trong khu kinh tế ven biển.

Để KKTVB ở các tỉnh BTB phát triển nằm trong quy hoạch tổng thể của vùng, vừa phát huy được thế mạnh của từng địa phương, đòi hỏi phải có sự liên kết chặt chẽ với nhau trên một số ngành trong KKTVB, cụ thể:

Liên kết phát triển các khu du lịch trong khu kinh tế ven biển.

Các tỉnh BTB có tiềm năng về phát triển du lịch, xây dựng du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn. Ngành du lịch trong KKTVB ở các tỉnh BTB cần đẩy mạnh liên kết nội vùng và liên vùng thông qua việc xây dựng sản phẩm du lịch cấp vùng ở các tỉnh BTB có thế mạnh về du lịch lịch sử, văn hóa, nghỉ dưỡng biển. Để phát triển du lịch bền vững, phát huy tiềm năng của du lịch biển, các tỉnh BTB cần liên kết xây dựng một số sản phẩm du lịch cấp vùng. Khai thác thế mạnh các di sản văn hóa, địa danh lịch sử, gắn với những cảnh quan thiên nhiên ở dải ven biển gắn với các di sản thế giới như động Phong Nha và khu du lịch sinh thái Phong Nha ­ Kẻ Bàng (Quảng Bình), các di sản văn hóa kiến trúc cố đô Huế, hình thành các khu du lịch biển trong KKTVB với quy mô lớn, hiện đại. Liên kết xây dựng các tuyến du lịch nội vùng và liên vùng. Khái thác lợi thế du lịch để liên kết xây dựng các tuyến du lịch toàn vùng. Liên kết với các tuyến du lịch trong nước và liên kết xây dựng các tuyến du lịch xuyên biên


giới trong đó lấy các khu du lịch trong KKTVB làm nòng cốt cho quá trình liên kết. Mặt khác, cần bảo đảm các điều kiện để xây dựng sản phẩm du lịch và các tuyến du lịch như: thực hiện liên kết du lịch trên địa bàn các tỉnh BTB và từng địa phương; quản lý phát triển sản phẩm đặc trưng của vùng; xây dựng nhóm công tác phát triển và quản lý sản phẩm liên kết vùng, thúc đẩy sự gắn kết các sản phẩm du lịch tại địa phương với các sản phẩm du lịch trong vùng; đầu tư phát triển các sản phẩm du lịch trọng điểm của các tỉnh để thực hiện liên kết phát triển sản phẩm; đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ liên kết phát triển du lịch. Liên kết xúc tiến quảng bá du lịch, liên kết xây dựng website cấp vùng đáp ứng các yêu cầu xúc tiến, quảng bá du lịch điểm đến chung của cả vùng và các địa phương, đáp ứng các yêu cầu của khách du lịch trong nước và quốc tế. Các yêu cầu này bao gồm các yêu cầu về chức năng, thông tin, giao diện .v.v.

Ngoài ra, cần chú trọng phát triển các công cụ trực tuyến khác như công cụ mạng xã hội, các nội dung số. Liên kết xuất bản các ấn phẩm chung của các tỉnh BTB. Phát triển đa dạng các ấn phẩm du lịch như tờ rơi, tập gấp, các sách hướng dẫn du lịch, sổ tay du lịch dành cho hướng dẫn viên, các ấn phẩm này cung cấp các hình ảnh, giới thiệu, chi tiết các giá trị của các điểm du lịch, các tour, tuyến du lịch tại các tỉnh BTB, cho phép khách du lịch và những người trong ngành du lịch có thể sử dụng để đi du lịch hoặc cung cấp những thông tin chi tiết cho khách du lịch tại các tỉnh BTB; liên kết xúc tiến quảng bá điểm đến, trước mắt tăng cường vai trò của doanh nghiệp đầu tư trong lĩnh vực du lịch tại KKTVB và sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước về du lịch và doanh nghiệp trong xúc tiến quảng bá điểm đến; cải thiện sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của thị trường; xây dựng chiến lược phát triển sản phẩm và marketing cho các tuyến du lịch nội vùng và marketing xuyên biên giới với các tuyến du lịch sang Lào và các nước trong khu vực. Nâng cao năng lực và tính chuyên nghiệp và hiệu quả của hoạt động tổ chức và


tham gia các hội chợ du lịch; tăng cường hợp tác giữa các bên, các thành phần kinh tế trong xúc tiến quảng bá du lịch; liên kết đầu tư cho công tác nghiên cứu thị trường; tăng cường liên kết quảng bá giữa các tỉnh có cùng

sản nhóm sản phẩm để

thu hút thị

trường và tạo dựng thương hiệu cho

từng dòng sản phẩm du lịch trong KKTVB.

Liên kết phát triển nguồn nhân lực trong khu kinh tế ven biển.

Hiện nay dân số 06 tỉnh BTB vào khoảng 11 triệu người, đây là nguồn lực dồi dào cho liên kết phát triển nguồn nhân lực trong KKTVB. Trước hết, cần đánh giá, rà soát nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trên toàn khu vực các tỉnh BTB. Trên cơ sở rà soát, đánh giá rõ thực trạng, các cơ quan quản

lý nhà nước, các doanh nghiệp, các cơ sở đào tạo cần thống nhất về quan

điểm, chủ trương phát triển nguồn nhân lực, xác định rõ nhu cầu về số lượng, cơ cấu và chất lượng nguồn nhân lực, yêu cầu đào tạo của toàn khu vực và từng địa phương phục vụ phát triển KKTVB. Đẩy nhanh tiến độ liên kết xây dựng kế hoạch tổng thể về phát triển nguồn nhân lực cho KKTVB trên phạm vi sáu tỉnh BTB và từng địa phương. Xây dựng và hoàn thiện chính sách, cơ chế về bồi dưỡng, đào tạo và sử dụng nhân lực; xây dựng và phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động, phục vụ nắm bắt nhu cầu, dự báo và gắn kết cung ­ cầu về nguồn nhân lực. Quy hoạch mạng lưới đào tạo, dạy nghề khu vực BTB và đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp đào tạo. Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ phát triển nhân lực theo hướng nâng cấp, hiện đại hoá các cơ sở đào tạo hiện có và đầu tư xây dựng mới một số cơ sở đào tạo. Tăng cường hợp tác trong nước và quốc tế để phát triển nguồn nhân lực. ­ Xây dựng mô hình doanh nghiệp, nhà trường phối hợp đào tạo nguồn nhân lực để gắn kết giữa đào tạo với sử dụng người lao động trong các dự án đầu tư trong KKTVB ở các tỉnh BTB.

Liên kết huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư phát triển KT­XH.


Về lĩnh vực đầu tư. Để thúc đẩy liên kết vùng ở khu vực BTB, từ

nay đến năm 2030, cần tập trung vào đầu tư

một số

lĩnh vực chủ

yếu

sau: Đầu tư cơ sở hạ tầng giao thông. Phát triển các ngành dịch vụ như cảng biển, hàng không, dịch vụ tài chính và khoa học ­ công nghệ. Về

đường hàng không, đầu tư nâng cấp các cảng hàng không Thanh Hóa,

Vinh, Đồng Hới, Phú Bài; mở thêm các đường bay kết nối với các sân

bay trong nước và quốc tế; về đường sắt: Cải tạo, nâng cấp tuyến

đường sắt Bắc ­ Nam đạt cấp tiêu chuẩn kỹ thuật đường sắt quốc gia

đầu tư, trang bị

kỹ thuật bảo đảm chạy tầu đạt tốc độ

90 ­ 120km/h;

nghiên cứu các phương án khả thi xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao

Bắc ­ Nam; hoàn thiện việc đầu tư tuyến đường ven biển; xây dựng

tuyến đường bộ cao tốc Bắc ­ Nam quy mô 6 ­ 8 làn xe; nâng cấp hệ

thống giao thông nối liền các khu chức năng trong KKTVB, nhất là các tuyến đường nối từ KKTVB vào tuyến đường ven biển và quốc lộ 1A,

cao tốc Bắc­Nam; về

cảng biển: rà soát lại quy hoạch hệ

thống cảng

biển, tiếp tục đầu tư phát triển đồng bộ cả bến cảng, luồng vào cảng,

hệ thống dịch vụ hỗ

trợ

cảng, giao thông liên kết cảng với hệ

thống

giao thông quốc gia đáp ứng yêu cầu phát triển KT­XH của các địa

phương trong vùng, đẩy mạnh

ứng dụng công nghệ

thông tin trong

quản lý, vận hành hệ thống cảng và các hoạt động dịch vụ cảng.

Đầu tư phát triển đồng bộ KCN nằm trong KKTVB: Nghi Sơn, Đông Nam Nghệ An, Vũng Áng, Hòn La gắn với phát triển KTB để trở thành các trung tâm phát triển của các địa phương; quan tâm phát triển những ngành công nghiệp hỗ trợ cho KKTVB phát triển; coi trọng liên kết việc sử dụng các sản phẩm công nghiệp đầu vào, đầu ra của KKTVB dần từng bước

tạo ra chuỗi giá trị

cho sản phẩm công nghiệp trong KKTVB

ở các tỉnh

BTB. Xây dựng các khu đô thị thuộc KKTVB thành trung tâm lan tỏa phát triển KT­XH của từng địa phương.

Liên kết các doanh nghiệp trong khu kinh tế ven biển.


Tăng cường liên kết giữa chính quyền các địa phương và doanh

nghiệp ở các tỉnh BTB. Xác định đúng vai trò của doanh nghiệp trong

việc thực hiện liên kết. Chính quyền địa phương ở các tỉnh BTB cần liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp, có đại diện của các hiệp hội ngành nghề

và doanh nghiệp trong KKTVB ở các tỉnh tham gia vào Ban điều phối

liên kết vùng; xây dựng cơ

chế

hợp tác chặt chẽ

giữa địa phương và

doanh nghiệp trong việc thực hiện các chương trình liên kết. Các địa

phương liên kết thực hiện các chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện thu hút

các doanh nghiệp, nhất là các nhà đầu tư chiến lược, đầu tư vào các tỉnh BTB. Bên cạnh đó, tăng cường liên kết 4 “nhà”: nhà quản lý ­ doanh

nghiệp ­ người dân ­ nhà khoa học trong phát triển các dự án đầu tư

trong KKTVB. Sự

liên kết giữa các doanh nghiệp với các ngành bổ

trợ

và liên kết 4 nhà cần tập trung vào các chương trình công tác cụ thể,

trọng điểm, thực sự có ý nghĩa thúc đẩy sự phát triển kinh KKTVB, gia tăng giá trị trên từng sản phẩm tạo ra trong KKTVB ở các tỉnh BTB.

4.2.5. Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển khu kinh tế ven biển với bảo đảm quốc phòng, an ninh ở các tỉnh Bắc Trung Bộ

Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển các KKTVB

với

bảo đảm quốc

phòng, an ninh ở các tỉnh BTB là giải pháp quan trọng, xuyên suốt ngay

từ khâu quy hoạch, xây dựng, phát triển KKTVB

ở các tỉnh BTB.

Giải

quyết tốt mối quan hệ giữa kinh tế và quốc phòng, an ninh là đòi hỏi tất yếu khách quan trong suốt quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược:

xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đây chính là

cơ sở

đề các cấp

ủy, chính quyền các địa phương tổ

chức thực hiện

việc gắn kết quá trình phát triển KKTVB với củng cố quốc phòng, an

ninh ở địa phương mình cho phù hợp với chiến lược tổng thể chung của

các tỉnh.

Kết hợp chặt chẽ

giữa phát triển các KKTVB

với

bảo đảm

quốc phòng, an ninh

ở các tỉnh BTB

trong chiến lược phát triển bền

vững KTB Việt Nam nói chung và phát triển KKTVB nói riêng là vấn đề


mang tính chiến lược, không thể tách rời. Thực tế cho thấy 06 KKTVB ở các tỉnh BTB đều nằm ở những nơi có vị trí, địa bàn chiến lược về quốc phòng, an ninh; nằm trong vành đai biên giới trên biển và hướng phòng thủ biển chiến lược của Quốc gia và các tỉnh BTB. Những năm qua, việc phát triển KTB nói chung và Phát triển KKTVB ở các tỉnh BTB nói riêng

đã gắn kết chặt chẽ với bảo đảm quốc phòng, an ninh, góp phần vững

chắc vào xây dựng khu vực phòng thủ trên hướng biển ở các địa phương vững chắc. Tuy nhiên, thực tiễn những năm qua việc phát triển KKTVB

ở các tỉnh BTB có địa phương quá chú trọng mục tiêu kinh tế mà xem

nhẹ, hoặc kết hợp thiếu tính tổng thể giữa nhiệm vụ phát triển KKTVB

với củng cố

quốc phòng, an ninh. Để kết hợp chặt chẽ

giữa phát triển

KKTVB với bảo đảm quốc phòng, an ninh ở các tỉnh BTB trong thời gian tới cần thực hiện tốt một số nội dung biện pháp sau:

Thứ nhất, giải quyết tốt mối quan hệ trong quy hoạch phát triển khu

kinh tế ven biển với thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở các tỉnh Bắc Trung Bộ.

Trên cơ

sở Quyết định số

1873/2013/QĐ­TTg của Thủ

tướng

Chính phủ; Nghị

quyết số

36­NQ/TW; Quyết định số

647/2020//QĐ­

TTg của Thủ

tướng Chính phủ

và quy hoạch phát triển KTB của các

tỉnh BTB, Bộ Chỉ huy quân sự các tỉnh BTB cần tham mưu cho UBND

các tỉnh lập quy hoạch các khu vực ven biển có tính yếu tố cho nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, nằm gần hoặc trong KKTVB, bảo đảm nguyên tắc giữ vững thế bố trí quốc phòng trong thế trận phòng thủ, bảo đảm sẵn sàng triển khai lực lượng khi có tình huống tác chiến. Xây dựng quy hoạch, kế hoạch từng bước đưa dân ra sinh sống ở khu dân cư nằm

trong quy hoạch của KKTVB, để

có lực lượng xây dựng căn cứ

hậu

phương, trụ bám vừa phát triển kinh tế gắn với xây dựng thế trận trong khu vực phòng thủ, một cách vững chắc lâu dài.

Xem tất cả 248 trang.

Ngày đăng: 27/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí