* Phương pháp và mô hình quản lý
Cho đến nay, Vịnh Hạ Long vẫn còn đang xoay quanh vấn đề phương pháp và mô hình quản lý. Vấn đề này ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý điểm đến du lịch và hiệu quả của công tác này. Gần đây, trong nhiều cuộc họp bàn về cách thức quản lý Vịnh Hạ Long đã có những ý kiến cho rằng: cứ mô hình nào tốt thì làm.
Hiện nay, tỉnh đang có xu hướng tách toàn bộ mảng quản lý Nhà nước và phát huy bảo tồn Di sản, nâng cao chất lượng Vịnh Hạ Long. Mảng dịch vụ và khai thác sẽ có một đơn vị chuyên nghiệp để nâng cao việc khai thác
Vấn đề thời gian, theo nguyên tắc đầu thầu và chủ trương của tỉnh Quảng Ninh cũng chỉ cho phép doanh nghiệp được “nhượng” quyền quản trị hoạt động dịch vụ du lịch ở Vịnh Hạ Long không quá 10 năm. Tập đoàn Bitexco có đưa ra tên gọi là: Đề xuất phương án đầu tư, quản lý du lịch Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long và đưa ra thời gian “nhượng” quyền 50 năm chưa hợp lý tỉnh Quảng Ninh đã yêu cầu Bitexco sửa hoàn chỉnh để tỉnh sẽ xem xét lại.[1]
Việc doanh nghiệp được nhượng quyền khai thác Di sản đã không còn xa lạ trên thế giới và ngay tại Việt Nam vấn đề này cũng được áp dụng ở nhiều điểm đến du lịch. Di sản Angkor Wat của nước láng giềng Campuchia từng là nơi xảy ra nạn cướp cổ vật, cả thập kỉ không được ngành Du lịch kiểm soát đã trở thành điểm du lịch nổi tiếng thế giới sau khi một doanh nghiệp đứng ra “thuê” lại Di sản. Ở nước ta, doanh nghiệp Xuân Trường cũng đang khai thác khu danh thắng Tràng An. Đương nhiên, không phải mô hình nào cũng có thể áp dụng nguyên mẫu cho mô hình khác. Rất cần một cuộc khảo sát, nghiên cứu nghiêm túc và hội thảo để tìm ra hướng khai thác hiệu quả Di sản Vịnh Hạ Long.
2.4. Đánh giá chung về công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long
2.4.1. Những thành công
Hiện nay, các chuyên gia từ 20 quốc gia của Ủy ban Di sản thế giới (thuộc UNESCO) đã thống nhất đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc bảo tồn Vịnh
Có thể bạn quan tâm!
- Công Tác Quản Lý Điểm Đến Du Lịch Vịnh Hạ Long
- Nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh - 10
- Sự Hợp Tác Giữa Các Doanh Nghiệp Du Lịch Tại Điểm Đến Du Lịch Vịnh Hạ Long
- Phát Triển Du Lịch Vịnh Hạ Long Theo Hướng Bền Vững, Thân Thiện Với Môi Trường
- Đẩy Mạnh Sự Hợp Tác Và Phối Hợp Với Các Nhà Cung Ứng
- Bảng Thống Kê Hiện Tại Cơ Sở Khách Sạn Theo Cấp Hạng Sao
Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.
Hạ Long. Đặc biệt, việc di dời thành công hàng trăm hộ dân sinh sống bao đời nay trên Vịnh lên bờ có cuộc sống ổn định, thuận tiện hơn vừa đạt được mục tiêu đảm bảo an sinh xã hội cho người dân, vừa làm cho môi trường sạch đẹp mà vẫn giữ được các giá trị văn hoá của các làng chài phục vụ cho hoạt động du lịch. Một điều nữa được UNESCO ghi nhận là địa phương đã giảm thiểu được tình trạng đô thị hoá, tình trạng quá tải khách du lịch tác động đến Di sản; hạn chế việc xả rác và những ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường Vịnh…
Năm 1994, Vịnh Hạ Long với các giá trị độc đáo, đặc sắc về cảnh quan và địa chất, địa mạo đã được UNESCO công nhận là Di sản Thiên nhiên thế giới. Đến năm 2011, trong cuộc bầu chọn do tổ chức New7wonders tiến hành Vịnh Hạ Long được lọt vào trong top 7 kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới.
Trong 20 năm qua, tỉnh Quảng Ninh với tư cách là địa phương trực tiếp quản lý Di sản đã có rất nhiều nỗ lực, giải pháp trong công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản; ngăn chặn hiệu quả các hoạt động xâm hại, tác động tiêu cực đến cảnh quan, môi trường Vịnh. Đặc biệt là đã có nhiều quyết định, biện pháp giảm thiểu những tác động xấu từ hoạt động sản xuất-kinh doanh, đô thị hoá, xả thải… đến môi trường Vịnh. Tỉnh cũng đã xây dựng kế hoạch tổng thể mới cho công tác quản lý, bảo tồn Vịnh Hạ Long trong dài hạn và có điều chỉnh trong từng năm, trong đó có việc tránh phá núi, lấp biển.
Các cảnh báo của UNESCO về môi trường được các cấp, các ngành, chính quyền địa phương và người dân nhanh chóng khắc phục và đề ra các giải pháp ngăn chặn, phòng ngừa. Vì vậy, Vịnh Hạ Long đã sớm được đưa ra khỏi danh sách cảnh báo…
Đánh giá về công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long không thể phủ nhận những nỗ lực trong sự hợp tác công tư hay nói cách khác là sự phối hợp giữa các cơ quan công quyền và các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn Di sản đã đạt được những hiệu quả nhất định. Nhiều cuộc hội thảo, hội nghị được tổ chức; các lớp tập huấn được mở và duy trì nhằm giúp các lao động du lịch, các doanh nghiệp du lịch có nhiều thuận lợi trong hoạt động kinh doanh.
Nhằm hoàn thiện chất lượng phục vụ du khách, BQLVHL đã chủ động phối hợp với các ngành, địa phương và các đơn vị liên quan đề xuất với UBND tỉnh triển khai nhiều dự án đầu tư cơ sở hạ tầng vào Vịnh Hạ Long; tổ chức đón tiếp, phục vụ, hướng dẫn khách đến tham quan Vịnh đảm bảo thuận lợi, an toàn và chu đáo. Lượng khách tham quan Vịnh Hạ Long trong những năm qua liên tục tăng nhanh. Từ năm 1996 đến nay, Hạ Long đón được trên 20 triệu lượt khách, đạt doanh thu trên 800 tỉ đồng, tạo ra nguồn lực quan trọng phục vụ trở lại cho công tác quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản.
Với mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng trong việc tham gia, bảo vệ Vịnh Hạ Long, những năm qua nhiều hoạt động tuyên truyền đã được BQLVHL phối hợp với các ngành, địa phương liên quan thực hiện bằng nhiều hình thức, nội dung phong phú. Từ năm 2002, BQLVHL đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Ninh, Tổ chức bảo tồn động thực vật quốc tế (FFI) triển khai chương trình “Giáo dục Di sản trong trường học” tại 154 trường học trong tỉnh Quảng Ninh; phối hợp với Tổ chức FFI thực hiện dự án “Con thuyền sinh thái - Ecoboat” – giáo dục bảo vệ môi trường Hạ Long.
2.4.2. Những hạn chế
Bên cạnh những thành công đạt được, công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long đã bộc lộ một số hạn chế sau:
- Bộ máy tổ chức của BQLVHL còn khá cồng kềnh, có những phòng ban nhiệm vụ chồng chéo, trùng lặp, dẫn đến giảm hiệu quả công việc. Cũng do đặc thù công việc của Ban nên chất lượng nguồn nhân lực chưa đồng đều, việc bố trí lao động có chỗ chưa hợp lý,...
- Các lớp huấn luyện, đào tạo chủ yếu phục vụ cho công tác chuyên môn trong khi các khóa đào tạo về ngoại ngữ nhằm hướng tới việc phục vụ khách quốc tế thì chưa được quan tâm đúng mức. Do vậy, chất lượng đội ngũ lao động của điểm đến chưa cao, nhiều khi bị lao động của các đoàn khách nước ngoài thay thế. Cụ thể như nhiều hướng dẫn viên Hàn Quốc khi đưa khách sang Vịnh
Hạ Long đã không thuê hướng dẫn viên điểm mà trực tiếp làm công việc này mặc dù đó là hành động vi phạm quy định của điểm đến.
- Công tác quản lý môi trường tự nhiên được chú trọng đầu tư, thu hút và đạt được nhiều thành quả nhưng việc quản lý môi trường xã hội lại gặp không ít bất cập. Có thể kể đến như nạn bán vé chui khi du khách mua vé tham quan vịnh, tăng giá vé để xe ồ ạt trong những dịp lễ hội đặc biệt là canarvan Hạ Long; nạn chặt chém quá cao khi khách du lịch sử dụng dịch vụ... Đặc biệt, các cá nhân kinh doanh vận chuyển nội vùng như xe ôm, taxi...., còn khá tự do, chưa có các quy định, chế tài xử phạt hiệu quả.
- Sự hợp tác giữa các doanh nghiệp trên địa bàn khá chặt chẽ thông qua hoạt động của hiệp hội du lịch Quảng Ninh. Tuy nhiên, cho đến nay, mặc dù là một địa bàn trọng điểm của du lịch miền Bắc, với Vịnh Hạ Long được cả thế giới biết đến nhưng Hiệp Hội du lịch Quảng Ninh vẫn chưa quan tâm đầu tư vào hoạt động giới thiệu thông tin về Hiệp Hội như lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức, mục đích, nhiệm vụ, những hoạt động đã tham gia.... Vì vậy, việc tìm kiếm nội dung cơ bản về Hiệp Hội là rất khó.
- Mối quan hệ, sự liên kết giữa các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài địa bàn điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long còn nhiều vấn đề bất cập, đặc biệt thể hiện rõ vào thời điểm trong và ngoài mùa vụ du lịch.
Tiểu kết chương 2
Chương 2, luận văn tập trung làm rõ thực trạng công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long, Quảng Ninh. Tuy nhiên, trước khi đi vào phần thực trạng của công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long luận văn cũng dành một sự quan tâm nhất định vào việc khái quát sự hình thành và phát triển của điểm đến. Đặc biệt, trong nội dung này, tác giả cũng đánh giá rất rõ tình hình phát triển du lịch ở Vịnh Hạ Long từ năm 2010 đến nay. Những thông tin từ thực trạng phát triển du lịch ở điểm đến đã phần nào hỗ trợ rất nhiều cho tác giả khi nghiên cứu công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long. Tác giả nhận thấy trong công tác quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long đã có được những kết quả đáng mừng nhưng cũng bộc lộ nhiều hạn chế. Đây chính là một trong những cơ sở để tác giả đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý điểm đến du lịch này ở chương tiếp theo của luận văn.
Chương 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC QUẢN LÝ ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH VỊNH HẠ LONG, QUẢNG NINH
3.1. Quan điểm, mục tiêu về công tác quản lý, bảo tồn phát huy giá trị Vịnh Hạ Long giai đoạn 2013 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020
Theo nghị quyết về việc quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long giai đoạn 2013 – 2015, tầm nhìn đến năm 2020 đã đưa ra quan điểm, mục tiêu về công tác quản lý, bảo tồn phát huy giá trị Vịnh Hạ Long như sau:
3.1.1. Quan điểm
- Vịnh Hạ Long là di tích quốc gia đặc biệt, hai lần được tổ chức UNESCO công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới và được bầu chọn là một trong bảy kỳ quan thiên nhiên mới của thế giới phải được quản lý, bảo tồn, khai thác bền vững. Đây là trách nhiệm của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Quảng Ninh với đất nước và cộng đồng Quốc tế.
- Vừa bảo tồn, vừa khai thác, phát huy giá trị của Vịnh Hạ Long. Bảo tồn để khai thác, phát huy giá trị Di sản. Đồng thời khai thác, phát huy giá trị, tạo điều kiện bảo tồn, quản lý Di sản hiệu quả hơn để Vịnh Hạ Long mãi xứng đáng là Di sản – kỳ quan thiên nhiên mới của Thế giới.
- Việc khai thác và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long phải đảm bảo mục tiêu bảo tồn toàn vẹn giá trị Di sản và phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững của tỉnh.
- Việc quản lý, bảo tồn, phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long phải được coi trọng cơ chế phối hợp liên ngành, cơ chế hợp tác quốc tế kết hợp với phát huy cao nhất thẩm quyền trách nhiệm của tỉnh Quảng Ninh.
3.1.2. Mục tiêu
3.1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nâng cao vai trò, hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước đối với Di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long. Tạo sự chuyển biến thực sự về nhận thức và hành động của cộng đồng dân cư đối với việc giữ gìn, bảo vệ Di sản.
Bảo tồn toàn vẹn các giá trị Di sản, trong đó ưu tiên tăng cường công tác bảo vệ môi trường sinh thái, đa dạng sinh học.
Triển khai đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm khai thác, phát huy các giá trị để Vịnh Hạ Long trở thành trung tâm du lịch tầm cỡ quốc tế, góp phần quan trọng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo Quốc phòng – An ninh của tỉnh và khu vực.
3.1.2.2. Một số mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể
* Về công tác quản lý, bảo tồn
- Hoàn thiện cơ chế, chính sách, văn bản pháp luật trong lĩnh vực quản lý, bảo tồn và phát huy giá trị Vịnh Hạ Long.
- Đẩy nhanh việc triển khai quy hoạch bảo tồn và phát huy giá trị Di sản Vịnh Hạ Long đến năm 2020.
- Đổi mới phương thức tổ chức quản lý Vịnh Hạ Long
- Bảo vệ môi trường sinh thái Vịnh Hạ Long, trong đó chú trọng công tác bảo tồn giá trị đa dạng sinh học.
- Hoàn thành việc sắp xếp, di dời dân cư nhà bè sinh sống trên Vịnh Hạ Long.
- Trên 90% rác thải trên Vịnh Hạ Long được thu gom và đưa về bờ xử lý.
- 100% nhà bè, các công trình nổi được phép hoạt động trên Vịnh Hạ Long phải được sử dụng vật liệu nổi bền vững, không gây ô nhiễm môi trường.
- Chất lượng môi trường nước biển ven bờ và môi trường nước Vịnh Hạ Long đạt quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
* Về hoạt động khai thác, phát huy giá trị
- Quy hoạch hệ thống cảng biển, điểm lưu trú nghỉ đêm, tuyến, điểm tham quan du lịch Vịnh Hạ Long.
- Đảm bảo công tác an toàn, an ninh – trật tự cho các hoạt động kinh tế - xã hội, nhất là hoạt động du lịch trên Vịnh Hạ Long.
- Quản lý chặt chẽ môi trường kinh doanh du lịch; giải quyết triệt để tình trạng đeo bám, bán hàng rong, ăn xin, cò mồi, ép giá đối với khách du lịch.
- Đào tạo, chuẩn hóa đội ngũ hướng dẫn viên, nhân viên phục vụ khách du lịch.
- Tổ chức thiết lập các tuyến, điểm du lịch mới nhằm thu hút và điều hòa lượng du khách tham quan Vịnh Hạ Long đến Bái Tử Long. Nghiên cứu xây dựng các sản phẩm du lịch kết hợp truyền thống với hiện đại, mang tính đặc thù, hấp dẫn; đa dạng hóa và cải thiện chất lượng dịch vụ du lịch gắn với việc bảo vệ môi trường nhằm nâng cao thương hiệu du lịch Vịnh Hạ Long.
- Nghiên cứu đề xuất cơ chế, chính sách nhằm khai thác, phát huy một cách hiệu quả, bền vững các tiềm năng, thế mạnh của Vịnh Hạ Long phục vụ sự phát triển các ngành: Du lịch, giao thông đường biển, cảng biển, nuôi trồng, đánh bắt và chế biển thủy sản, hải sản trên cơ sở đảm bảo môi trường, bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên của Di sản.
- Có chính sách khuyến khích, thu hút cộng đồng tham gia phát triển kinh tế xã hội nhanh, bền vững, đảm bảo Quốc phòng – An ninh trên vùng Vịnh Hạ Long.
3.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long
3.2.1. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý Nhà nước về du lịch và áp dụng mô hình quản lý hiệu quả hơn tại điểm đến du lịch Vịnh Hạ Long
* Hoàn thiện bộ máy tổ chức
Bộ máy tổ chức của BQLVHL thực tế còn khá cồng kềnh, hoạt động của các phòng ban nhiều khi còn chồng chéo. Số lượng cán bộ được đào tạo chuyên ngành về bảo tồn Di sản thiên nhiên của ban còn ít, kinh nghiệm trong quản lý một Di sản đặc thù như Vịnh Hạ Long còn hạn chế. Số lượng cán bộ có chuyên môn giỏi, có kinh nghiệm ở một số lĩnh vực còn chưa nhiều, nh ư cán bộ nghiên cứu, môi trường, kiểm tra xử lý vi phạm, đối ngoại, đầu tư triển khai dự án. Cũng do đặc thù công việc của Ban nên chất lượng nguồn nhân lực chưa đồng đều. Việc bố trí lao động có chỗ chưa hợp lý, chất lượng, hiệu quả công việc ở một số đơn vị, lĩnh vực còn thấp... Vì vậy, để giải quyết vấn đề trên, BQLVHL có thể áp dụng một phương án khá phổ biển đó là tinh giảm biên chế để mạnh hơn.