Quan Điểm, Chiến Lược Kinh Tế Biển Của Trung Quốc


hàng hải khác; (3) Du lịch biển và kinh tế đảo; (4) Khai thác, nuôi trồng,

chế biến hải sản; (5) Phát triển, nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao khoa học - công nghệ về khai thác và phát triển kinh tế biển; (6) Xây dựng và phát triển nguồn nhân lực biển.


Bên cạnh đó còn có nhiều các đạo luật các pháp lệnh hay các quy

định khác để điều chỉnh các hoạt động liên quan tới phát triển kinh tế biển như:


- Luật thủy sản, Luật số: 17/2003/QH11, ban hành ngày 26/11/2003.

- Bộ luật Hàng hải Việt Nam, Luật số 40/2005/QH11, ban hành ngày 14/6/2005.

- Luật Dầu khí, ngày 6/7/1993. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Dầu khí, Luật số: 10/2008/QH12.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.


- Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển Biển Việt Nam, ban hành ngày

28/3/1998. Pháp lệnh lực lượng cảnh sát biển

hành ngày 5/5/2008.

Biển Việt Nam, ban


- Luật Bảo vệ Môi trường, được thông qua ngày 27/12/1993.


- Luật Bảo vệ

29/11/2005.

Môi trường, số

52/2005/QH11, được thông qua ngày


- Luật Hải quan, Luật số

29/2001/QH10,

được thông qua ngày

29/6/2011. Luật Hải quan, Luật số

29/2001/QH10,

được thông qua

ngày 29/6/2011. Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Hải quan, số 42/2005/QH11, được thông qua ngày 14/6/2005.


- Luật Biên giới Quốc gia, số

17/6/2003.

06/2003/QH11,

được thông qua ngày


Chương 2‌

QUẢN LÝ KINH TẾ BIỂN CỦA THẾ GIỚI: TRƯỜNG HỢP TRUNG QUỐC, MALAYSIA VÀ SINGAPORE‌


Chương này sẽ trình bày các vấn đề liên quan tới quản lý kinh tế biển

của thế giới, trường hợp Trung Quốc, Malaysia và Singapore với nội dung chủ yếu là:

- Nghiên cứu về quản lý kinh tế biển ở cấc nước nói trên với trọng tâm

là nghiên cứu chiên lược, chính sách quản lý kinh tế biển, các cơ gia quản lý kinh tế biển.

quan tham


- Đối tượng nghiên cứu chính là quản lý Kinh tế hàng hải (cảng biển và

vận tải biển); quản lý Khai thác khoáng sản (chủ yếu là dầu mỏ và khí đốt); quản lý Khai thác hải sản; quản lý Du lịch biển đảo; quản lý Phát triển các khu kinh tế ven biển.

- Đánh giá những thành công, nguyên nhân cũng như những vấn đề còn tồn tại, nguyên nhân trong quản lý kinh tế biển của Trung Quốc, Malaysia và Singapore để từ đó tìm ra được những vấn đề có tính quy luật trong quản lý kinh tế biển nói chung.

2.1. Quản lý kinh tế biển của Trung Quốc‌

2.1.1. Quan điểm, Chiến lược kinh tế biển của Trung Quốc

2.1.1.1. Chiến lược kinh tế biển của Trung Quốc

Kể từ sau khi cải cách và mở cửa, bắt đầu từ Hội nghị Trung ương III khóa XI của Đảng cộng sản Trung Quốc tháng 12/1978, kinh tế biển phát triển mạnh và nhanh chóng trở thành một bộ phận không thể thiếu của nền kinh tế Trung Quốc. Các kỳ Đại hội sau đó, Đại hội 12 đến Đại hội 17, đặc biệt là Đại hội 18 Đảng cộng sản Trung Quốc luôn nhấn mạnh: Mục tiêu quan trọng là xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc biển. “Chúng ta tăng khả năng khai thác nguồn lợi của biển, cương quyết bảo vệ lợi ích và chủ quyền liên quan đến biển, xây dựng tổ quốc trở thành cường quốc biển” (Diễn văn Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, Đại hội 18 Đảng cộng sản Trung Quốc, 8/11/2012).


Trung Quốc đã và đang trỗi dậy mạnh mẽ. Trung Quốc đang trên con

đường vươn lên để trở thành siêu cường trong nền kinh tế - chính trị thế giới. Để đạt được mục đích trở thành siêu cường số một thế giới, Trung Quốc cần có các chính sách quản lý để phát triển kinh tế biển như là một giải pháp chiến lược quan trọng gắn liền với chiến lược trở thành bá chủ thế giới của họ.

Con đường tiến ra biển của Trung Quốc cũng liên quan chặt chẽ với sự phát triển kinh tế - xã hội trong nước và những vấn đề mâu thuẫn kinh tế - xã hội nội bộ của Trung Quốc. Trong 30 năm cải cách và mở cửa, Trung Quốc đã đạt được những thành tựu kinh tế nổi bật như: Đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới, trở thành “công xưởng của thế giới”, là nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới, có nguồn dự trữ ngoại tệ mạnh nhất thế giới…

Tuy nhiên, sự phát triển kinh tế thần kỳ đó cũng có nhiều mặt trái: Thiếu hụt tài nguyên và năng lượng nghiêm trọng, đặc biệt là dầu mỏ và than đá; phân hóa giầu nghèo sâu sắc, chênh lệch phát triển vùng và bất ổn xã hội tăng lên; hạ tầng về chính trị - xã hội - văn hóa chậm đổi mới,… Để giải quyết vấn đề này thì một trong những giải pháp quan trọng là tiến ra biển. Chỉ có tiến ra biển, Trung Quốc mới có thể giải quyết những ách tắc nói trên. Trong chiến lược tiến ra biển thì chiến lược biển Đông đóng vai trò quan trọng nhất. Sở dĩ như vậy là vì biển Đông có tiềm năng kinh tế rất lớn (dầu mỏ, khí đốt, hải sản,…). Hơn nữa, biển Đông còn có vị chí địa chiến lược quan trọng. Biển Đông nằm trên tuyến đường hàng hải huyết mạch giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, nối liền châu Âu, Trung Cận Đông với Đông Nam Á và bờ biển phía Tây châu Mỹ. Với chiến lược biển Đông, Trung Quốc có thể tiến ra Ấn Độ Dương và sau đó là Thái Bình Dương,….

Chiến lược phát triển kinh tế biển của Trung Quốc được chia theo ba hướng. Hướng thứ nhất là hướng vào trong nước, hướng thứ hai là hướng ra khu vực và hướng thứ ba là hướng đến quốc tế.

Đối với trong nước: Trung Quốc tăng cường tuyên truyền và giáo dục ý trí phát triển kinh tế biển. Trung Quốc còn tích cực hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý để củng cố cơ sở pháp lý về chủ quyền trên các vùng biển có tranh chấp (biển Đông và biển Hoa Đông). Chính phủ Trung Quốc đồng thời còn chỉ


đạo các ngành, các cấp, các địa phương tăng cường công tác quy hoạch quản lý

khai thác biển đảo dựa trên 4 nguyên tắc cơ bản để xác định chiến lược khai thác biển: (1) Nhận thức đầy đủ đặc điểm khai thác biển hiện đại; (2) Nhu cầu xã hội là điểm xuất phát xác định phương hướng và quy mô khai thác biển; (3) Tình hình tài nguyên là điều kiện khách quan đối với khai thác biển; (4) Chiến lược khai thác biển gắn liền với điều kiện chính trị, kinh tế, kỹ thuật.

Đối với khu vực: Trung Quốc đẩy mạnh phát triển kinh tế vịnh Bắc Bộ mở rộng; thương lượng song phương, ngăn chặn xu thế quốc tế hóa vấn đề biển Đông; tăng cường thể hiện chủ quyền của Trung Quốc đối với 80% biển Đông, thực hiện “đường lưỡi bò” do Trung Quốc tạo nên; thực hiện chiến lược “gặm nhấm biển Đông”; thống nhất Đài Loan để chiếm lĩnh toàn bộ biển Đông.


Đối với quốc tế: Trung Quốc tăng cường xây dựng hải quân để có được

lực lượng quân sự đủ mạnh trên biển ngang ngửa với Mỹ. Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đề ra là Trung Quốc phải hiện đại hóa nhanh chóng quân đổi để thực hiện mục tiêu trở thành cường quốc biển, tăng chi phí quốc phòng, tăng cường trang bị kỹ thuật công nghệ hiện đại cho quân đội,… Bên cạnh đó, Trung Quốc còn sử dụng con đường ngoại giao bằng cách đấu tranh trên các diễn đàn quốc tế, kiên quyết chống quốc tế hóa vấn đề biển Đông mà trọng tâm là chống sự can thiệp của Mỹ.

2.1.1.2. Quan điểm về kinh tế biển của Trung Quốc

Quan điểm về kinh tế biển của Trung Quốc được nhấn mạnh ở mấy điểm sau:

Thứ nhất là tiếp tục khẳng định chủ quyền trên biển. Trung Quốc công khai khẳng định đường gãy khúc hay còn gọi là “đường lưỡi bò” chiếm 80% diện tích biển Đông thuộc chủ quyền của họ. Tiếp tục đấu tranh và đòi chủ quyền trên quần đảo Điều Ngư hay còn goi là Senkaku trên biển Hoa Đông do Nhật Bản kiểm soát.

Thứ hai là để ngỏ khả năng sử dụng vũ lực để quản lý các vùng Biển có tranh chấp đặc biệt là trên biển Đông và biển Hoa Đông (khu vực quần đảo Điều Ngư).


Thứ ba là chống quốc tế hóa vấn đề về biển,

biển Đông.

đặc biệt là vấn đề về


Thứ tư

là gác tranh chấp cùng khai thác.

Theo Bộ

Ngoại giao Trung

Quốc thì “gác tranh chấp cùng khai thác” có 4 yếu tố: (1) Chủ quyền đối với các vùng lãnh thổ liên quan thuộc về Trung Quốc; (2) Khi điều kiện chưa chín muồi để có giải pháp quán triệt, hoãn đàm phán về chủ quyển - để có thể gác tranh chấp sang một bên. Gác tranh chấp không có nghĩa là từ bỏ chủ quyền; (3) Khai thác chung các vùng lãnh thổ liên quan; (4) Mục đích của khai thác chung là nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau và tạo điều kiện cho giải pháp cuối cùng về chủ quyền lãnh thổ.

2.1.2. Thực trạng quản lý kinh tế biển của Trung Quốc

2.1.2.1. Quản lý kinh tế hàng hải của Trung Quốc

a) Quản lý cảng biển của Trung Quốc

Thực trạng cảng biển Trung Quốc

Trung Quốc là quốc gia có đường bờ biển dài 18.000km với khoảng 20 thành phố lớn và vừa ở ven biển trải khắp 10 tỉnh và khu tự trị. Nhiều năm qua Trung Quốc đã đầu tư rất lớn để nâng cấp và mở rộng các cảng nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải quốc tế ngày càng lớn. Từ năm 1996, Trung Quốc đã có khoảng 1.520 bến neo đậu, trong đó có 394 bến là những cảng quan trọng. Tốc độ phát triển các cảng của Trung Quốc rất nhanh, đặc biệt là các cảng lớn có khối lượng hàng thông quan lên tới trên 100 triệu tấn. Năm 2009 có 21 cảng có khối lượng hàng hóa qua cảng trên 100 triệu tấn thì năm 2012 đã có 26 cảng9.

Cảng của Trung Quốc được phân làm hai loại là cảng vịnh biển và

cảng cửa sông. Cảng vịnh biển tập trung chủ yếu ở Bột Hải, Hoàng Hải,

Đông Hải, Nam Hải và Đài Loan. Cảng cửa sông phân bổ chủ yếu ở cửa

sông Áp Lục, Hải Hà, Tiểu Thanh, Trường Giang, Hoàng Phố, Tiền Đường, Nam Giang, Thục Giang, Mân Giang, Tân Giang,… của 42 con sông chảy ra biển.


9 Bộ Giao thông vận tải và Đường sắt Trung Quốc


Nhờ có chính sách phát triển hợp lý mà hệ thống cảng của Trung Quốc

được phát triển một cách mạnh mẽ. Trung Quốc được coi là một trong những quốc gia có hệ thống cảng biển tiên tiến và hiện đại trên thế giới. Theo xếp hạng của Hiệp hội cảng Mỹ, từ năm 2010 tới nay (hết 2011), cảng Thượng Hải (Shanghai) của Trung Quốc được xếp là cảng lớn nhất thế giới với lượng hàng chu chuyển năm 2009 là 29,07 triệu TEU, năm 2011 là 31,74 triệu TEU, tăng hơn gấp đôi năm 2004 (14,56 triệu TEU)10.


Nguồn The Journal of Commerce August 20 27 2012 worldshipping org Hình 2 1 10 cảng lớn 1

Nguồn: The Journal of Commerce, August 20-27, 2012 (worldshipping.org)

Hình 2.1: 10 cảng lớn nhất thế giới năm 2011‌


Điều đáng chú ý là trong phát triển hệ thống cảng biển của Trung Quốc

là ngoài việc cảng Shanghai là cảng lớn nhất thế giới thì trong số 10 cảng biển lớn nhất thế giới theo xếp hạng của AAPA thì Trung Quốc có 6 cảng (là cảng Shanghai, Hồng Kông, Shenzhen, Ningbo-Zhoushan, Guangzhou và cảng

Qingdao). Trong số 6 cảng biển nổi tiếng này của Trung Quốc thì cảng

Shanghai (Thượng Hải) và Hồng Kông được coi là cảng biển có từ lâu đời, lớn nhất nhì thế giới.


10 Hiệp hội Cảng Mỹ - AAPA (American Association of Port Authorities) (http://www.aapa-ports.org/)


Cũng theo xếp hạng của tổ chức trên, năm 2011 Trung Quốc có 14 cảng

biển lọt vào tốp 50 cảng biển hàng đầu thế giới (xếp hạng theo trọng tải hàng hóa bốc dỡ qua cảng tính bằng TEU).

Mô hình quản lý cảng biển của Trung Quốc

Từ những năm 1990, cùng với việc đẩy mạnh cải cách mở cửa nền

kinh tế, Trung Quốc cũng đã chủ

trương phát triển mạnh hệ

thống cảng

biển. Trung Quốc đã định hướng phát triển một cách rất rõ ràng để phát huy đầy đủ ưu thế của vận tải biển, thay đổi bộ mặt lạc hậu của các cảng ven biển, đẩy nhanh tốc độ xây dựng cảng ven biển và lấy việc nâng cao lượng bốc dỡ làm trọng điểm, xây dựng nhanh các cảng nước sâu và cảng chuyên dụng. Không những thế, Trung Quốc còn đẩy mạnh việc cải tiến kỹ thuật các cảng của mình, sử dụng công nghệ bốc dỡ hiện đại, nâng cao hiệu quả làm việc và khả năng bốc dỡ của cảng.

Trung Quốc quản lý cảng biển theo mô hình quản lý kiểu chủ cảng. Theo đó, Nhà nước sở hữu, đầu tư xây dựng, bảo trì cảng và các công trình hạ tầng phục vụ cảng (như luồng hàng hải, đường vào cảng,…), các công ty tư nhân đấu thầu khai thác quản lý cảng và đầu tư các công trình trên cảng.


Cơ quan quản lý cảng trên thế

giới thường được tổ

chức theo một

trong sáu loại hình sau:

- Cơ quan quản lý cảng là một tổ chức của chính quyền trung ương.

- Cơ quan quản lý cảng là tổ chức của chính quyền địa phương.

- Cơ quan quản lý cảng là chính quyền cảng.

- Cơ quan quản lý cảng là công ty công cộng nhà nước.

- Cơ quan quản lý cảng là tổng công ty cộng nhà nước.

- Cơ quan quản lý cảng là công ty tư nhân.

Cơ quan quản lý cảng biển Trung Quốc là chính quyền cảng theo kiểu

chủ

cảng.

Mô hình hoạt động của Chính quyền cảng theo kiểu chủ cảng

(Landlord Ports) là mô hình mà trong đó Nhà nước sở hữu, đầu tư xây dựng cảng và các công trình hạ tầng phục vụ cảng (luồng hàng hải và hệ thống


VTS, đường vào cảng,…). Còn các công ty tư nhân đấu thầu khai thác quản

lý cảng và đầu tư các công trình trên cảng. Đây là mô hình đã hoạt động thành công tại nhiều nước trên thế giới và nó đã giúp chính quyền địa phương điều phối một cách hiệu quả hoạt động cảng biển.

Chính quyền cảng là mô hình tiên tiến, hiện đại đảm bảo tính đồng bộ, tổng thể, thống nhất về quản lý phát triển hệ thống cảng biển. Mô hình

đuợc Trung Quốc sử dụng nhằm thống nhất quản lý các cảng, tránh tình

trạng phát triển manh mún, tự phát, không đồng bộ. Chính quyền cảng ở

Trung Quốc không thay thế chính quyền địa phương, mà ngược lại trong

chính quyền cảng sẽ có nhân sự của chính quyền địa phương.

Trong quản lý cảng biển, Trung Quốc đã đặc biệt chú ý đến một số điểm

sau:

- Xây dựng cảng và quy hoạch phát triển thành phố một cách tổng thể phải gắn chặt với nhau, phát triển hài hòa.

- Nhà nước có quy hoạch thống nhất và có chủ trương rõ ràng cho việc xây dựng bến cảng.

- Từng bước hình thành mạng lưới cảng được bố trí một cách hợp lý. Khắc phục tình trạng các luồng hàng chỉ tập trung vào một số ít cảng lớn. Biến các cảng ven biển thành trục liên vận trên nước và đất liền, liên vận sông và biển.

- Sử dụng hợp lý tuyến đường biển theo nguyên tắc tận dụng các khu vực nước sâu để bố trí đồng bộ việc xây dựng cảng biển.

- Làm tốt công tác trang bị các thiết bị đồng bộ cho các bến cảng, nâng cao khả năng vận tải và giải tỏa hàng hóa.

b) Quản lý vận tải bằng tàu biển Trung Quốc


Thực trạng vận tải bằng tàu biển Trung Quốc

Vận tải bằng tàu biển của Trung Quốc phát triển một cách mạnh mẽ. Từ những năm 1960, Trung Quốc đã xây dựng đội tàu viễn dương để chuyên

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 04/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí