Một Số Quan Điểm Và Cách Tiếp Cận Về Quản Lý Kinh Tế Biển‌


1.2. Vai trò của quản lý kinh tế biển‌


Biển có vai trò to lớn trong phát triển kinh tế của quốc gia nói riêng

và của thế giới nói chung. Lịch sử thế giới đã cho thấy, những quốc gia

hùng mạnh trên thế giới đều bắt nguồn từ những quốc gia - biển, như Ý thế kỷ XIV-XV, Anh thế kỷ XVII-XVIII, Nhật Bản nửa cuối thế kỷ XX. Do đó, ngày nay, trên thế giới người ta coi “Thế kỷ XXI là thế kỷ của đại dương”.


Vai trò to lớn của quản lý kinh tế biển được thể hiện ở một số điểm

sau:


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 208 trang tài liệu này.

- Đề ra chiến lược phát triển kinh tế biển, thể hiện tầm nhìn dài hạn

“hướng ra biển” của quốc gia, nó có vai trò quan trọng hàng đầu trong việc

Quản lý kinh tế biển - Kinh nghiệm quốc tế và vận dụng vào Việt Nam - 5

thúc đẩy nền kinh tế biển phát triển mạnh mẽ, và thành một quốc gia mạnh về biển.

xây dựng đất nước trở



khổ

- Xây dựng hệ thống pháp lý về phát triển kinh tế biển làm khuôn

pháp lý cho các hoạt động phát triển kinh tế biển và tạo ra đội ngũ

chấp pháp biển mạnh. Phát triển kinh tế biển không thể không tham chiếu luật pháp và thông lệ quốc tế và khu vực có liên quan đến phát triển kinh tế biển. Do vậy, việc nghiên cứu các luật và điều luật quốc tế mà Việt Nam là thành viên tham gia, cũng như trên cơ sở luật pháp quốc tế mà xây dựng luật và các điều luật của riêng Việt Nam là hết sức cần thiết.


- Tạo lập thể chế cho hoạt động kinh tế biển (bao gồm các phương

pháp quản lý kinh tế biển, các cơ quan tổ chức phát triển kinh tế biển), giúp cho các hoạt động kinh tế biển diễn ra suôn sẻ và thuận lợi.


Cụ thể là:


+ Bảo tồn và phát triển nguồn lợi thực phẩm giàu dinh dưỡng cho thế giới


Ngày nay, với sự bùng nổ phát triển kinh tế đã dẫn tới việc khai thác

quá mức nguồn lợi hải sản, phá hủy môi trường,…đã làm suy giảm nghiêm trọng nguồn tài nguyên này. Do đó, quản lý kinh tế biển sẽ giữ vai trò quan trọng trong vệc bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi thực phẩm giầu dinh dưỡng này.


+ Quản lý để khai thác bền vững kho khoáng sản biển không lồ của thế giới


Biển có trữ lượng khổng lồ các nguồn khoáng sản tự nhiên phục vụ

cho sự phát triển con người (như dầu, khí, than, băng cháy,…). Con người ngày càng khai thác nhiều hơn các nguồn năng lượng cũng như các khoáng sản phục vụ cho sự phát triển. Với trữ lượng dầu mỏ trong lòng biển ước tính vài chục tỷ tấn và trữ lượng khí thiên nhiên cũng vài chục nghìn tỷ m3.

Còn có rất nhiều mỏ khoáng sản nằm dưới đáy đại dương đã được con

người khai thác từ lâu như sắt, lưu huỳnh, đồng, phốt pho,… Bên cạnh đó, trong nước biển còn chứa 70 loại nguyên tố hóa học khác nhau như Natri, Clo, Kali, Nitơ,… Ngày nay con người vẫn đang tiếp tục nghiên cứu và tổng hợp nhiều chất hóa học từ nước biển.


Tuy nhiên, việc khai thác khoáng sản biển của nhiều quốc gia vẫn

còn nhiều vấn đề bất cập như khai thác dẫn tới ô nhiễm môi trường biển, khai thác trái phép làm thất thoát tài nguyên, thiếu trình độ khoa học công nghệ để khai thác,… Do đó, quản lý kinh tế biển sẽ đóng vai trò quan trọng

trong việc khai thác bền vững kho khoáng sản biển, thúc đẩy phát triển

kinh tế và bảo vệ môi trường.


+ Bảo vệ môi trường biển


Biển được ví như lá phổi để duy trì sự sống của trái đất. Nước biển

hấp thụ nhiệt và tỏa nhiệt từ đó tạo ra gió, mưa. Cùng với cây xanh trên mặt đất, biển có thể hấp thụ khí CO2 trong không khí, chế tạo ra khí O2


cung cấp cho con người và động vật. Các sinh thực vật sống phù du trên

biển có thể hấp thụ ánh sáng mặt trời để quang hợp tạo thành các chất hữu cơ và khí O2. Theo các nhà khoa học thì thực vật biển hàng năm có thể sản sinh ra khoảng 36 tỉ tấn khí O2, và 70% khí O2 trong không khí trái đất được sản sinh từ biển. Biển góp phần điều hòa hàm lượng CO2 và O2 của trái đất theo cơ chế dung dịch đệm (CO2 ở khí quyển cộng với H2O bốc hơi từ nước biển sẽ tạo ra H2CO3). Các thủy sinh trong biển và đại dương còn hút khí CO2 để quang hợp và nhả khí O2 vào khí quyển (qua cơ chế CO2 kết hợp với H2O tạo ra C6H12O6 và O2). Vì vậy biển và đại dương được coi là lá phổi xanh thứ hai của trái đất sau rừng.


Bên cạnh đó, biển còn đóng vai trò quan trọng trong sự tuần hoàn của

nước. Sự bốc hơi của nước từ biển và ngưng tụ thành mây, mưa đã giúp cho mùa màng tươi tốt, vạn vật sinh sôi nảy nở, bầu không khí được trong lành. Cùng với nước biển là sự vận động của các dòng hải lưu, sự thay đổi của thủy triều đã làm sạch môi trường sống, tạo môi trường sống cho muôn loài trên trái đất. Biển góp phần và tạo điều kiện cho việc hình thành hệ sinh thái rừng ngập mặn.


Tuy nhiên, việc khai thác khoáng sản biển của nhiều quốc gia vẫn

còn nhiều vấn đề bất cập như khai thác dẫn tới ô nhiễm môi trường biển, phá vỡ môi trường sinh thái biển… Do đó, quản lý kinh tế biển sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc khai thác bền vững kho khoáng sản biển, thúc đẩy bảo vệ môi trường biển.


+ Thúc đẩy khai thác nguồn năng lượng lớn từ biển


Sự thay đổi của mực nước thủy triều sẽ trở thành nguồn năng lượng

vô tận của nhiều quốc gia trên thế giới. Nguồn điện được tạo ra nhờ sử

dụng phương pháp dao động cột nước. Khi thủy triều lên sẽ đẩy mực

nước lên trong một phòng rộng được xây dựng ven bờ biển. Khi nước

dâng, không khí bên trong phòng bị đẩy ra theo một lỗ trống vào một tua


bin. Khi nước rút, mực nước bên trong phòng hút không khí đi qua tua bin

theo hướng ngược lại. Khi tua bin quay sẽ tạo ra điện. Hoặc người ta cũng có thể thiết kết nhà máy điện thủy triều dưới dạng khi thủy triều lên mực nước sẽ tràn vào một cái bể lớn được xây ở ven bờ biển. Khi mực nước rút, người ta để nước biển chảy qua một khu vực có đặt tua bin làm tua bin quay và tạo ra điện.


Hiện nay, trên thế giới cũng đã có một số nhà máy điện thủy triều

như Nhà máy điện La Rance Pháp (công suất 544 triệu kW/năm), nhà máy điện thủy triều Sihwa của Hàn Quốc (hoạt động từ tháng 8 năm 2011, công suất đạt 552,7 triệu kW điện một năm, trở thành nhà máy điện thủy triều lớn nhất thế giới),…và một số nhà máy điện thủy triều ở Mỹ, Ireland, Ấn Độ.


1.3. Một số quan điểm và cách tiếp cận về quản lý kinh tế biển‌


1.3.1. Quản lý tổng hợp kinh tế biển


Do quản lý kinh tế biển là hoạt động quản lý rất nhiều ngành nghề

đan xen với nhau, với nhiều lợi ích khác nhau. Vì thế, tiếp cận quản lý tổng hợp biển là một trong những hướng để sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường biển. Đây là một trong nhưng phương thức quản lý mà có thể khắc phục được những vấn đề còn tồn tại do các phương thức quản lý đơn ngành, riêng lẻ đã tồn tại.


Quản lý tổng hợp biển là cách có thể thỏa mãn nhu cầu điều hòa, cân

bằng giữa phát triển kinh tế với các vấn đề xã hội vào bảo vệ môi trường biển. Đây là cách có thể giải quyết hiệu quả các cấn đề liên quan đến khai thác, sử dụng, phòng ngừa thiên tai, đến việc bảo vệ, duy trì những chức năng sinh thái học biển. Tính ưu việt của quản lý tổng hợp biển thể hiện ở tính tổng hợp, gắn kết của chiến lược; quan hệ gắn kết giữa phát triển


kinh tế với bảo vệ môi trường; gắn kết giữa kinh tế với quốc phòng, an

ninh...

Một mô thức của cách tiếp cận “quản lý tổng hợp biển” là “quản lý tổng hợp đới bờ”. Quản lý đới bờ là cách tiếp cận để điều chỉnh hành vi phát triển ngành ở vùng bờ và các vùng đại dương trên cơ sở các phương thức quản lý hài hòa lợi ích, giảm thiểu mâu thuẫn trong quá trình phát triển đồng thời tăng cường cơ chế phối hợp liên ngành trong việc ra quyết định các vấn đề chung về vùng bờ và đại dương6.

Quản lý tổng hợp đới bờ được định hướng đa mục tiêu. Nó phân tích sự liên quan của việc phát triển, sự sử dụng trái ngược nhau và mối tương quan giữa các quá trình sinh thái với các hoạt động của con người. Nó đẩy mạnh sự liên kết hài hòa giữa các hoạt động trên biển và ở đới bờ của các ngành, các địa phương,… Quản lý tổng hợp đới bờ có các nội dung chính sau:


- Quy hoạch vùng với mục tiêu cơ bản là tối ưu hóa các cơ hội phát

triển kinh tế xã hội của con người mà các hệ sinh thái vùng ven biển có thể hỗ trợ.


- Quản lý các nguồn lợi: Bảo vệ các hệ sinh thái vùng biển và ven bờ,

bảo tồn đa dạng sinh học và đảm bảo tính bền vững trong việc sử dụng nguồn lợi ven bờ.


- Giải quyết xung đột: Điều hòa và cân đối việc sử dụng nguồn lợi

hiện có và giải quyết các xung đột về sử dụng nguồn lợi vùng biển và ven bờ.


- Bảo vệ

an toàn chung: Bảo vệ

an toàn chung tại các khu vực ven

biển và ven bờ chống lại các nguy cơ do thiên nhiên và con người gây ra.

6 Hùng Cường (2008), “Quản lý tổng hợp vùng bờ: Phương thức tối ưu”, vovnews.vn


- Xác định quyền sở hữu vùng đất ngập nước và vùng nước: Quản lý

hiệu quả các khu vực và nguồn lợi do nhà nước nắm giữ và thu được lợi ích kinh tế chung7.

1.3.2. Lý thuyết phát triển không cân đối (unbalanced growth) hay các “cực tăng trưởng” (A. Hirschman và F. Perrons)

Lý thuyết phát triển không cân đối (unbalanced growth) hay các “cực tăng trưởng” với đại diện tiêu biểu của lý thuyết này là A. Hirschman và F. Perrons. Lý thuyết này cho rằng không thể và không nhất thiết đảm bảo tăng trưởng bền vững bằng cách duy trì cơ cấu cân đối liên ngành đối với mọi quốc gia. Sở dĩ như vậy là vì:


Thứ nhất, phát triển không cân đối sẽ tạo ra kích thích đầu tư. Nếu

cung bằng cầu trong tất cả các ngành thì sẽ triệt tiêu động lực đầu tư nâng cao năng lực sản xuất. Ðể phát triển được, cần phải tập trung đầu tư vào một số ngành nhất định, tạo ra một “cú hích” thúc đẩy và có tác dụng lôi kéo đầu tư trong các ngành khác theo kiểu lý thuyết số nhân, từ đó kéo theo sự phát triển của nền kinh tế.


Thứ hai, trong mỗi giai đoạn phát triển, vai trò “cực tăng trưởng” của

các ngành trong nền kinh tế là không giống nhau. Vì vậy, cần tập trung

những nguồn lực (vốn khan hiếm) cho một số lĩnh vực cụ thể trong một thời điểm nhất định.


Thứ ba, do trong thời kỳ đầu của quá trình công nghiệp hóa, các nước

đang phát triển rất thiếu các nguồn lực sản xuất và không có khả năng phát triển cùng một lúc đồng bộ tất cả các ngành hiện đại. Vì thế, phát triển không cân đối gần như là một sự lựa chọn bắt buộc.


7 Nguyễn Tác An, Nguyễn Kỳ Phùng, Trần Bích Châu (2007), Quản lý tổng hợp đới ven bờ biển ở Việt Nam: Mô hình và triển vọng, Hội thảo khoa học kỷ niệm 5 năm thành lập Hội Khoa học Kỹ thuật Biển, tr. 297.


Cách đặt vấn đề phát triển một cơ cấu không cân đối và mở cửa ra

bên ngoài của lý thuyết này là chấp nhận sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các nền kinh tế. Thường thì các quốc gia chậm phát triển chịu nhiều thiệt thòi hơn khi mở cửa ra bên ngoài cho nên lúc đầu lý thuyết này không được các nước đang phát triển đang theo mô hình công nghiệp hóa hướng nội và phát triển cân đối mặn mà cho lắm nhưng càng về sau thì lý thuyết này càng được thừa nhận rộng rãi, nhất là từ sau sự thành công của các nước công

nghiệp hóa mới (NICs). Từ

thập niên 1980 trở

lại đây, lý thuyết này đã

được nhiều nước đang phát triển áp dụng với mô hình công nghiệp hóa mở cửa và hướng ngoại8.

Theo lý thuyết này, các quốc gia ven biển cũng có thể phát triển một cách không đồng đều, dồn nguồn lực vào phát triển kinh tế biển và các khu kinh tế biển, cái vốn là lợi thế của họ. Các quốc gia ven biển có thể coi các khu kinh tế biển như là “cực tăng trưởng” để tạo ra một “cú hích” thúc đẩy và có tác dụng lan toả đến sự phát triển các vùng khác , từ đó lôi kéo theo sự phát triển của cả nền kinh tế.


1.3.3. Quản lý để phát triển kinh tế theo “Vòng quay quốc tế có lợi” trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của vùng duyên hải (Wang Jian)

Khái niệm về “vòng quay quốc tế có lợi” (BIC) được Wang Jian, nhà

nghiên cứu thuộc

Ủy ban Kế

hoạch Nhà nước Trung Quốc đưa ra nhằm

đưa ra các chính sách quản lý để phát triển kinh tế vùng ven biển Trung Quốc theo hướng chuyển dịch ngành của vùng ven biển với bốn tư tưởng chính là: (1) Tạo thuận lợi cho các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động xuất khẩu; (2) Các ngành công nghiệp nên tìm kiếm nguyên vật liệu và thị trường cho các sản phẩm của mình ở nước ngoài để thu ngoại tệ và tăng khả năng cạnh tranh trên toàn cầu; (3) Các ngành công nghiệp nên sử dụng ngoại tệ đã thu để thu hút hơn nữa vốn và kỹ thuật nước ngoài cho


8 Nguyễn Thị Hà - TTTTKT (2013), Một số lý thuyết về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, Viện nghiên cứu Phát triển Thành phố Hồ Chí Minh


việc phát triển công nghiệp nặng; (4) Khi phát triển cộng nghiệp nặng

trong nước đã hoàn chỉnh, nhà nước Trung Quốc sẽ có thể sử dụng vốn để phát triển trang bị kỹ thuật cho nông nghiệp.


Theo BIC thì lộ trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành vùng duyên

hải của Trung Quốc được thực hiện trong khoảng thời gian từ 20 tới 30 năm, được chia thành ba giai đoạn:


Giai đoạn 1, ưu tiên phát triển công nghiệp, sử dụng nhiều lao động

và định hướng xuất khẩu

ở các vùng ven biển.

Đây là giai đoạn đòi hỏi

phải tập trung xây dụng cơ sở hạ tầng các vùng ven biển và nội địa làm cơ

sở nâng cao chất lượng các sản phẩm xuất khẩu. Giai đoạn này sẽ diễn ra trong khoảng 5 tới 7 năm.

ước tính


Giai đoạn 2, đưa các sản phẩm sản xuất nội địa xuất khẩu tới các

thị

trường quốc tế.

Ngoại tệ

thu về từ

xuất khẩu sẽ

chủ

yếu được sử

dụng để phát triển cơ sở hạ tầng của công nghiệp cơ bản, công nghiệp tập trung vốn. Giai đoạn này ước tính sẽ diễn ra trong khoảng 5 tới 7 năm.


Giai đoạn 3, tập trung đầu tư phát triển công nghiệp nặng và công nghiệp cơ khí có giá trị gia tăng cao. Trong giai đoạn này, tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm sử dụng nhiều lao động sẽ giảm, tỷ lệ xuất khẩu các sản phẩm có hàng lượng vốn và kỹ thuật cao tăng. Sản phẩm xuất khẩu sẽ có khả năng cạnh tranh cao.


Tóm lại, quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành của vùng duyên

hải của Trung Quốc theo nguyên tắc “vòng quay quốc tế có lợi” là bắt đầu từ các ngành công nghiệp có hàm lượng lao động cao và định hướng xuất khẩu rồi tiến tới các ngành công nghiệp kỹ thuật tiên tiến có hàm lượng vốn lớn.

Xem tất cả 208 trang.

Ngày đăng: 04/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí