Mục Đích Nghiên Cứu Và Nhiệm Vụ Của Đ Tài


đường Poe đã đến với văn học Nga và ảnh hưởng sâu đậm của Poe trong sáng tác của Dostoievsky, Konstantin Bal'mont, Aleksandr Blok… và một số tác khác.

Về tiếp nhận Edgar Poe trong nhà trường phổ thông, tiểu luận “The Schools and the Memory of Poe” của Una Corbett, giáo sư tiếng Anh bậc trung học (1956) đã kh ng định vị trí những kiệt tác của Poe trong nhà trường ở Mỹ và sức sống của chúng hiện nay. Ngoài ra, luận án cũng quan tâm đến nội dung tiếp nhận trong giảng dạy Edgar Poe ở các trường Đại học. Đặc biệt là một số bài nghiên cứu tiếp nhận E. Poe trong 120 bài được công bố tại Hội thảo quốc tế lần thứ ba kỉ niệm

200 năm ngày sinh của E.A.Poe do Hội nghiên cứu Edgar Poe (Poe Studies Association) tổ chức tại Philadelphia, US năm 2009. Bài tham luận của chúng tôi “Edgar Allan Poe in Vietnam2 là tiếng nói đầu tiên góp thêm một địa chỉ văn học vào bản đồ tiếp nhận ảnh hưởng Edgar Poe của văn học thế giới tại hội thảo này.

Ở Việt Nam, năm 1974, tại Đại học Văn khoa Sài Gòn trước đây (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn), Apports d’ Edgar Allan Poe à l’esthetique de audelaire dans use s et on Coeur mis à nu (Những đóng góp của Edgar Allan Poe vào mỹ học của Baudelaire trong Fuseés Mon coeur mis à nu), là luận văn cao học đầu tiên về Edgar Poe bằng tiếng Pháp của Nguyễn Phú Ghi, chuyên ngành Phê bình văn học Pháp. Nội dung giới thiệu khá chi tiết (trong 53 trang) quan điểm mỹ học của E. Poe trong truyện ngắn và thi ca, từ đó kh ng định những nét gặp gỡ ngẫu nhiên tương đồng và sự sáng tạo của Baudelaire khi tiếp nhận Poe. Luận văn này chỉ nghiên cứu những ảnh hưởng của Poe đối với Baudelaire, chưa có liên hệ nào đến ảnh hưởng của Poe với văn học Việt Nam.

Qua khảo sát các nguồn tài liệu tiếng Anh và Pháp, có thể nói, nghiên cứu tiếp nhận Edgar Poe là một trong những đề tài đã và vẫn đang được văn học thế giới quan tâm với nhiều hướng tiếp cận mới khá độc đáo. Luận án đã tìm hiểu và vận dụng một số phương pháp nghiên cứu tiếp nhận đối với một tác gia văn học nước ngoài từ các công trình nghiên cứu tiếp nhận Poe kể trên.


2 The Third International Edgar Allan Poe Conference: The Bicentennial Schedule. http://www2.lv.psu.edu/PSA/Conference2009/schedule.html


Mặc dầu có thể chưa bao quát đầy đủ hết được toàn bộ các tư liệu nghiên cứu về Poe, nhưng qua lược thuật những công trình tiêu biểu về lịch sử nghiên cứu ảnh hưởng tiếp nhận Edgar Poe đã tìm được, có thể nói đề tài luận án chúng tôi thực hiện không tr ng lặp với công trình nào về Edgar Allan Poe ở Việt Nam hay nước ngoài.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 318 trang tài liệu này.


3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA Đ TÀI

Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam - 4

Chọn đề tài “Sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam”, luận án hướng đến việc tìm hiểu quá trình tiếp nhận một cây bút thiên tài lỗi lạc của văn học Mỹ thế kỷ XIX có ý nghĩa sâu sắc đến văn học thế giới và được cho là có ảnh hưởng nhất định đến văn học Việt Nam nhưng chưa được đánh giá đầy đủ. Nhiệm vụ cụ thể của đề tài là:

3.1. Hệ thống lịch sử tiếp nhận Edgar Poe ở Việt Nam nhìn từ góc độ tiếp nhận tái tạo lẫn sáng tạo, bao gồm các hoạt động nghiên cứu, phê bình, sáng tác, dịch thuật và giảng dạy.

3.2. Vận dụng lý thuyết tiếp nhận văn học để tìm hiểu vai trò của chủ thể tiếp nhận, tái hiện và đối chiếu tầm đón đợi, khoảng cách thẩm mỹ từ những độc giả đầu tiên đến các thế hệ độc giả không ngừng biến đổi trong những hoàn cảnh lịch sử xã hội cụ thể mà Poe đã “tuyển mộ” được trong hành trình góp mặt ở Việt Nam. Qua đó, kh ng định những đóng góp của E.A.Poe và bản lĩnh của đội ngũ sáng tác Việt Nam trong quá trình đổi mới của văn học dân tộc trước đây và hiện nay.

3.3. Tìm hiểu sự tiếp nhận và giảng dạy Edgar Poe trong nhà trường trước đây và hiện nay, góp phần đề xuất một số ý kiến về nhu cầu tiếp nhận Edgar Poe và việc giới thiệu Edgar Poe ở bậc giáo dục Đại học.


4. Đ I TƯ NG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU

4.1. Đối tượng nghiên cứu

- Những công trình, bài viết giới thiệu, nghiên cứu tiếp nhận phê bình về tác giả và tác phẩm Edgar Poe ở Việt Nam của các tác giả Việt Nam và nước ngoài.

- Những tác phẩm thơ, truyện, tiểu luận của Edgar Poe đã được dịch ra tiếng Việt ở Việt Nam từ trước đến nay.


- Sáng tác của một số nhà văn nhà thơ Việt Nam được các nhà nghiên cứu cho là chịu ảnh hưởng Edgar Poe.

- Chương trình và giáo trình lịch sử văn học Việt Nam ngành Ngữ văn và Anh văn, đề cương bài giảng Văn học Mỹ và Văn học thế giới ở một số trường Đại học.

4.2. Phạm vi nghiên cứu

4.2.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu và tư liệu

Luận án tập trung tìm hiểu những vấn đề tiếp nhận Edgar Poe ở bốn bình diện: nghiên cứu phê bình, sáng tác, dịch thuật và giảng dạy Edgar Poe trong nhà trường trước đây và hiện nay trên cơ sở thực tế các văn bản tác phẩm được dịch ra tiếng Việt và nghiên cứu phê bình về Poe sưu tầm được từ 1936 đến nay (2010).

Về tiếp nhận ảnh hưởng của Poe trong sáng tác của một số nhà văn, nhà thơ Việt Nam, việc tái hiện và khái quát bức tranh một thế kỉ đọc và tiếp nhận Poe trong quá khứ không phải là điều đơn giản có thể thực hiện đầy đủ trong điều kiện tư liệu khá hiếm hoi và rải rác ở hai miền Nam- Bắc. Do vậy, luận án chọn so sánh đối chiếu sự tiếp nhận ở một số tác giả có nhiều dấu hiệu rò rệt nhất, hoặc được giới nghiên cứu phê bình phát hiện, đề cập tới nhưng chưa được chứng minh đầy đủ.

Tuy không đi vào cuộc đời, sự nghiệp văn chương của Edgar Poe cũng như nội dung, nghệ thuật sáng tác của ông, nhưng trong quá trình nghiên cứu, luận án có liên hệ phân tích một số tác phẩm, quan điểm nghệ thuật và kĩ thuật sáng tác của Poe để so sánh đối chiếu với sáng tác của một số nhà văn Việt Nam. Luận án cũng không đặt ra vấn đề so sánh sự tiếp nhận Poe ở Việt Nam với các nước khác mà chỉ nhằm liên hệ con đường tiếp nhận Edgar Poe cũng như quy luật tiếp nhận của Việt Nam và với một số nước đồng văn hoặc có quan hệ gắn bó với Việt Nam.

Tư liệu sử dụng chủ yếu là các công trình, tài liệu đã công bố bằng tiếng Việt, tiếng Anh, và một ít tài liệu tiếng Pháp.

4.2.2. Giới thuyết về lý thuyết tiếp nhận

Đề tài luận án nghiên cứu sự tiếp nhận Edgar Allan Poe ở Việt Nam mà cốt lòi là phương pháp lịch sử tiếp nhận. Phương pháp này đang trên đường từng bước định hình và vẫn còn đang tiếp tục đối thoại, hoàn chỉnh. Trước đây, nhiều học thuyết, trường phái phương Tây đã xuất hiện nhưng chỉ là những ý kiến riêng lẻ,


không đủ mức độ làm thành lý thuyết hoàn chỉnh. Cho đến những năm 60 của thế kỉ XX, khi “Mỹ học tiếp nhận” ra đời sau cả một quá trình thai nghén lâu dài với học giả đầu tiên đã đưa ra được một lý thuyết tiếp nhận văn học có hệ thống là Hans Robert Jauss, giáo sư văn học trường Đại học Konstanz, lịch sử nghiên cứu phê bình văn học thực sự bước sáng một bước ngoặt mới. C ng với Jauss, H. Weinrich, một thành viên của trường phái Konstanz đã đưa ra khái niệm một nền “văn học sử của độc giả”. Jauss không coi văn bản là trung tâm như chủ nghĩa hình thức Nga, phê bình Mới và cấu trúc luận. Theo cách giải thích của ông “không có văn học nếu không có người đọc (…); văn học có từ tác phẩm và người tiếp nhận nó, từ đội ngũ thay đổi không ngừng về mặt lịch sử của những người tiếp nhận, từ mối quan hệ giữa tác phẩm và người tiếp nhận, giữa người tiếp nhận c ng thời và người tiếp nhận mai sau.” [44, 379].

Cũng theo Jauss, mối quan hệ giữa người đọc và tác phẩm đều có những hàm ý thẩm mỹ và hàm ý lịch sử. Có thể dựa vào khái niệm cơ bản của Jauss là khái niệm t m đón đợi (Erwartungshorinot = the horizon of expectations) để xác định hàm ý thẩm mỹ lẫn hàm ý lịch sử của người đọc. Theo Jauss, “tầm đón đợi” của công chúng là hệ quy chiếu có thể trình bày được một cách khách quan, bởi “Việc phân tích kinh nghiệm văn học của người đọc có thể tránh được sự đe dọa của chủ nghĩa tâm lý nếu việc tiếp nhận và tác động của tác phẩm văn học được miêu tả trong hệ quy chiếu có thể khách quan hóa của sự đón đợi.”[289, 61]. Ở thời điểm lịch sử mà tác phẩm xuất hiện, hệ quy chiếu này là kết quả của “sự hiểu biết có sẵn về thể loại, từ hình thức và hệ đề tài của tác phẩm quen thuộc trước đó và từ sự đối lập giữa ngôn ngữ thi ca và ngôn ngữ thực tiễn.” [289, 61]. “Jauss hiểu tầm đón đợi là một tố chất, một sự chuẩn bị sẵn của người đọc khi tiếp nhận một văn bản, là sự hiểu biết có sẵn (Vorwissen) mà trên cái nền của nó tác phẩm mới sẽ xuất hiện” [289, 61]. Và yếu tố quan trọng để đo giá trị của tác phẩm là ở tầm đón đợi và khoảng cách thẩm mỹ (Aesthetische Distanz). Cả Nguyễn Văn Dân và Huỳnh Vân đều thống nhất ý của Jauss “nếu khoảng cách này thu hẹp lại, ý thức tiếp nhận không bị buộc phải thay đổi theo tầm cuả kinh nghiệm chưa được biết đến thì tác phẩm sẽ đến gần lĩnh vực của nghệ thuật nấu nướng hay nghệ thuật giải trí” [289, 65]. Số lượng người đọc chưa h n là quan


trọng trong trường hợp những tác phẩm “best-seller”, mà là ở tầm đón đợi và khoảng cách thẩm mỹ của người đọc đầu tiên trong quá khứ qua các mốc lịch sử cụ thể. Khoảng cách thẩm mỹ này có thể đo được qua những phản ứng của công chúng và sự đánh giá của giới nghiên cứu phê bình. Ở một mức độ nhất định, nó được coi như một tiêu chuẩn để đánh giá giá trị thẩm mỹ của tác phẩm. Một tác phẩm với cách viết, cách đọc bình thường, khi ra đời có thể được công chúng chấp nhận ngay bởi tr ng khít với tầm đón đợi của họ. Nhưng một tác phẩm có thể bị phản đối, gây tranh cãi, hoặc chỉ được một số cá nhân riêng lẻ tán thưởng, hoặc được nhận hiểu dần dần, mãi về sau mới được hiểu rò giá trị một cách muộn màng nếu nó mang tính chất mới, đi trước thời đại, lệch khỏi tầm đón đợi của công chúng. Nếu khoảng cách thẩm mỹ càng dãn rộng ra, tạo được một cách nhìn mới, thậm chí là đối lập so với tầm đón đợi của người đọc đầu tiên, dẫn đến hệ quả là sự thay đổi tầm thì khi đó tác phẩm sẽ có giá trị nghệ thuật. Jauss cũng cho rằng việc tái lập lại tầm đón đợi cho phép ta nhận rò “sự khác biệt giải thích học giữa sự hiểu trước đây và sự hiểu ngày nay về một tác phẩm và làm cho ý thức được lịch sử tiếp nhận nó.” [290, 37]. Do vậy, Jauss cho rằng phương pháp lịch sử tiếp nhận này không thừa đối với việc hiểu nền văn học đã lùi xa vào quá khứ mà còn “làm phát lộ ra sự sai lầm của các quan niệm trước đây” [290, 37]. Có thể dựa thêm một số ý kiến bổ sung của Hans Robert Jauss sau khi có những ý kiến góp ý phê bình: “Cái dãy lịch sử của các cụ thể hoá một tác phẩm nghệ thuật đồng thời bị quy định bởi tố chất luôn thay đổi của các thế hệ công chúng tiếp nhận, cũng như bởi cấu trúc hình thức và chủ đề có sẵn của tác phẩm được tiếp nhận.” (Huỳnh Vân). Hoạt động đọc của một đối tượng cụ thể có thể có những cách hiểu tác phẩm khác nhau, đó là các cụ thể hoá của sự tiếp nhận một tác phẩm. Tóm lại, sự tiếp nhận là kết quả của sự cọ sát giữa tầm đón đợi và tác phẩm. Như vậy, tầm đón đợi cũng không đứng yên một chỗ mà luôn thay đổi theo quá trình đọc, đối tượng đọc. Vì thế, ý nghĩa của tác phẩm cũng không cố định, mà thay đổi theo từng tầm đón đợi cụ thể. Huỳnh Như Phương cũng cho rằng “lịch sử văn học là sự tiếp diễn của những cuộc thay đổi hệ quy chiếu và thay đổi tầm đón nhận. Khi nào diễn ra sự thay đổi toàn diện nhất, quyết liệt nhất, lúc đó có thể nói đến một cuộc cách mạng


trong văn học” [80,146]. Đó cũng là quan điểm luận án thống nhất vận dụng khi nghiên cứu tiếp nhận Edgar Poe ở Việt Nam.

Nguyễn Văn Dân đã đề cao ý nghĩa thực tiễn trong lý thuyết tiếp nhận của Jauss, chỉ ra vấn đề cốt lòi là phạm tr công chúng và tiếp tục đi sâu tìm hiểu sự đa dạng của đối tượng công chúng. Tuy nhiên ông không coi hai công thức tầm đ n đợi khoảng cách thẩm mỹ của Jauss là cách duy nhất để xác định giá trị thẩm mỹ của tác phẩm văn học. Ông cho rằng “phải tổng hợp các phương pháp để tìm ra giá trị thẩm mỹ của tác phẩm” vì theo ông “việc kết hợp nhiều phương pháp sẽ đáp ứng yêu cầu nghiên cứu liên ngành dưới nhãn quan tổng hợp. Một hiện tượng văn học có thể được nghiên cứu từ nhiều hướng khác nhau” bởi văn học là một hiện tượng “đa trị, đa sắc” [38, 91, 89]. Trần Đình Sử cũng kh ng định “lý luận tiếp nhận giúp làm sáng tỏ nhiều vấn đề quan trọng trong đời sống lịch sử của tác phẩm văn học” và tán thành nhận định của H.R.Jauss “không thể hiểu được nghệ thuật, nếu chỉ nhìn vào tác phẩm, vào hành vi sáng tạo ra nó” [240,165]. Ông còn nêu khái niệm “phản tiếp nhận” khi người đọc giải thích tác phẩm khác với tư tưởng của tác giả, song thuật ngữ này có thể dẫn đến hiểu sai ý Jauss về sự thay đổi tầm đón đợi. Luận án có tham khảo ý kiến tác giả khi tìm hiểu cấu trúc tiếp nhận, tính đa nghĩa của tác phẩm nghệ thuật, sự giải mã, đồng nhất và khoảng cách trong tiếp nhận…

Theo Trương Đăng Dung, tính lịch sử của quá trình tiếp nhận được xây dựng trên tính lịch sử của hai yếu tố: tình thế tiếp nhận và chất lượng tiếp nhận. Tình thế tiếp nhận gồm “cái giây phút mà tác phẩm ra đời, những chờ đợi của tác giả, nhu cầu của người tiếp nhận tiềm ẩn, các thể loại văn học của một thời nhất định” [44,197]. Còn chất lượng tiếp nhận thể hiện trong sự đọc hiện tại, nghĩa của tác phẩm so với khi nó ra đời đã được soi sáng qua một tầm nhìn mới. Trương Đăng Dung quan niệm “không có sự đọc “đầu tiên”, bởi vì tất cả mọi sự đọc, trong thực tế đều là “sự đọc lại”. Hoạt động đọc lại tạo nên tính khác biệt của văn bản, sự đọc lại này không cố gắng xác lập những đặc trưng riêng của từng văn bản, mà cố gắng đạt tới sự khác biệt “không bao giờ kết thúc”, nó tồn tại trong sự bất tận của các văn bản.” [44,186]. Thực tế tiếp nhận E. Poe ở Việt Nam quả không có sự kết thúc. Mỗi người đọc Poe, mỗi lần Poe được đọc lại đã không còn một ý nghĩa như nhau. Nhờ hoạt


động thẩm mỹ của sự tiếp nhận, có thể phát hiện ra một quá trình lịch sử tác động giữa hai yếu tố đã nêu của diễn trình tiếp nhận tác phẩm văn học. Do vậy, theo Jauss, nghiên cứu lịch sử tiếp nhận đòi hỏi chúng ta “Phải đưa từng tác phẩm vào “dòng chảy văn học” ph hợp để qua đó chúng ta nhận biết được - trong những liên kết của quan niệm văn học – vị trí và ý nghĩa lịch sử của chúng.” [44, 197].

Tác giả Huỳnh Vân trong bài viết “Vấn đề tầm đón đợi và xác định tính nghệ thuật trong mỹ học tiếp nhận của Hans Robert Jauss” cho rằng “khái niệm tầm đón đợi cũng có một giá trị tương đối nào đó, khi ta d ng nó để chỉ ra tính chất đổi mới, cái mới của một thời kì, một trào lưu văn học trong phạm vi nghệ thuật. (...) Tuy nhiên, khi đó, tầm đón đợi chỉ có ý nghĩa như một tiêu chí chung nhất, đại khái nhất. Muốn cụ thể ta phải chỉ ra được do đâu sinh ra tầm đón đợi này (và khi đó nó sẽ không còn là yếu tố bên trong văn học nữa)” [289,70]. Ngoài ra, người viết cũng quan niệm rằng tầm đ n đợi văn học không nên và không thể chỉ giới hạn trong văn học mà không xem xét đến các lĩnh vực khác ngoài văn học như “tư tưởng, chính trị, xã hội, tâm lý, đạo đức…” Bởi hai lẽ: “người ta đọc, hiểu và đánh giá một tác phẩm không chỉ với vốn kiến thức có sẵn về văn học và người đọc không thể nào là một công chúng chung chung, một người đọc lý tưởng, một người đọc thoát ra khỏi những quy định về mặt xã hội, tầng lớp, thành phần, giới tính, lứa tuổi...” [289,68].

Vận dụng lý thuyết tiếp nhận, luận án cấu trúc theo chiều lịch sử của ba giai đoạn tiếp nhận E. Poe ở Việt Nam nhằm lý giải những thay đổi lịch sử của diễn trình đọc, hiểu và vận dụng văn bản; sự cập nhật hoá tác phẩm mà những đối tượng người đọc khác nhau của từng giai đoạn lịch sử trong quá khứ và hiện tại đã lựa chọn, tiếp nhận và đánh giá Edgar Poe. Căn cứ vào lịch sử tiếp nhận và những tác động giao thoa trong quá trình tiếp nhận, bước đầu kết hợp với lịch sử sáng tác để nghiên cứu đối tượng, luận án đã đi vào những trường hợp tiếp nhận cụ thể trong những thời gian và không gian cụ thể. Từ đó, phân tích và lý giải tầm đón đợi, khoảng cách thẩm mỹ trong tiếp nhận Edgar Poe dựa theo ‘tố chất” luôn thay đổi của các thế hệ độc giả như thành phần xã hội, môi trường tiếp nhận, tình thế và chất lượng tiếp nhận, các cơ sở lịch sử, văn hoá, xã hội, tư tưởng, quan niệm văn học nghệ thuật mà người đọc trong mỗi giai đoạn lịch sử luôn chịu sự tác động nhất định của nó.


5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu và mục đích của luận án đòi hỏi cả chiều rộng lẫn chiều sâu, vừa tìm hiểu, hệ thống vừa phân tích, so sánh và tổng hợp đánh giá vấn đề nên chúng tôi sẽ vận dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành lẫn liên ngành, tổng hợp nhóm các phương pháp tổng quan lẫn cụ thể như: phương pháp thống kê, phương pháp loại hình, phương pháp lịch sử tiếp nhận, phương pháp lịch sử chức năng, phương pháp tiếp cận hệ thống - văn bản, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp tiếp cận thi pháp, phương pháp so sánh song song và đối chiếu, phương pháp tiểu sử, phương pháp văn hoá học, phương pháp điều tra xã hội học.

Các phương pháp này sẽ được vận dụng kết hợp linh hoạt, hợp lý theo yêu cầu nội dung cụ thể từng phần, từng chương.


6. C U TRÚC CỦA LUẬN ÁN

Ngoài phần Mở đầu (25 trang) và Kết luận (4 trang), luận án gồm 3 chương: CH NG 1: Tiếp nhận E.A Poe qua giới thiệu và nghiên cứu phê bình (49 trang) CH NG 2: Tiếp nhận E.A. Poe qua sáng tác (73 trang)

CH NG 3: Tiếp nhận E.A. Poe qua dịch thuật và giảng dạy (48 trang) DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ (1 trang)

TÀI LIỆU THAM KHẢO (25 trang) PHỤ LỤC: 7 (80 trang)


7. ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

7.1. Về lý luận: Tái hiện lịch sử 2/3 thế kỉ tiếp nhận E.A.Poe vừa tự phát - tự giác, vừa bị động - chủ động, vừa gián tiếp - trực tiếp và lý giải hiện tượng đứt quãng ở miền Nam, vắng bóng ở miền Bắc những năm 45-86, cũng như “sự trở lại” của E.A.Poe, luận án đã góp phần làm rò quy luật tiếp nhận văn học luôn chịu sự chi phối của môi trường tiếp nhận. Đề xuất cách tiếp cận mới khi đối chiếu diễn trình cập nhật hoá các cách đọc và cách hiểu E.A.Poe trong từng cá nhân cụ thể (không gộp chung theo các bình diện nội dung và hình thức) trên nguyên tắc đối thoại để thấy vai trò

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 21/07/2022