đại học quốc gia hà nội
khoa luật
bùi thị thùy ninh
so sánh pháp luật
về thuế thu nhập doanh nghiệp ở việt nam và nhật bản
Chuyên ngành: Luật kinh tế
Mã số: 60 38 01 07
luận văn thạc sĩ luật học
Người hướng dẫn khoa học: TS. Võ Đình Toàn
Hà nội - 2014
Lời cam đoan
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong luận văn đảm bảo độ tin cậy, chính xác và trung thực. Những kết luận khoa học của luận văn chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Bùi Thị Thùy Ninh
MỤC LỤC
Trang | ||
Trang phụ bìa | ||
Lời cam đoan | ||
Mục lục | ||
Danh mục các bảng | ||
MỞ ĐẦU | 1 | |
Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP VÀ PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP | 7 | |
1.1. | Những vấn đề lý luận về thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp và sự cần thiết thu thuế thu nhập doanh nghiệp | 7 |
1.1.1. | Bản chất thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập doanh nghiệp | 7 |
1.1.2. | Các yếu tố cấu thành thu nhập doanh nghiệp | 9 |
1.1.3. | Sự cần thiết thu thuế thu nhập doanh nghiệp | 15 |
1.2. | Những vấn đề lý luận về pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp | 16 |
1.2.1. | Khái niệm, đặc điểm, cấu trúc nguồn pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp | 16 |
1.2.2. | Mô hình pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp | 20 |
1.2.3. | Những yếu tố tác động đến tính hiệu quả của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp | 27 |
Chương 2: SO SÁNH PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM VÀ NHẬT BẢN - BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆC NÂNG CAO TÍNH HIỆU QUẢ CỦA PHÁP LUẬT THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP Ở VIỆT NAM | 31 | |
2.1. | So sánh pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản | 31 |
Có thể bạn quan tâm!
- So sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản - 2
- Những Vấn Đề Lý Luận Về Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
- Các Nguyên Tắc Cơ Bản Của Pháp Luật Thuế Thu Nhập Doanh Nghiệp
Xem toàn bộ 109 trang tài liệu này.
Các quy định về chủ thể nộp thuế | 33 | |
2.1.2. | Các quy định về thu nhập chịu thuế | 43 |
2.1.3. | Các quy định về thuế suất | 60 |
2.1.4. | Các quy định về miễn, giảm thuế | 65 |
2.1.5. | Các quy định về quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp | 71 |
2.2. | Bài học kinh nghiệm cho việc nâng cao tính hiệu quả của pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam | 76 |
2.2.1. | Bài học về xây dựng pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp | 78 |
2.2.2. | Bài học về tổ chức thực thi pháp luật thuế thu nhập doanh nghiệp | 82 |
KẾT LUẬN | 89 | |
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO | 91 |
DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên bảng | Trang | |
2.1 | Thuế suất thuế pháp nhân đối với công ty thông thường và tổ chức không có tư cách pháp nhân | 62 |
2.2 | Thuế suất thuế pháp nhân đối với pháp nhân phi lợi nhuận | 63 |
2.3 | Thuế suất thuế pháp nhân đối với pháp nhân công ích | 63 |
2.4 | Thuế suất thuế pháp nhân đối với hợp tác xã | 63 |
2.5 | Thuế suất thuế pháp nhân đối với công ty y tế | 63 |
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thuế là công cụ chủ yếu để huy động nguồn thu cho ngân sách quốc gia và đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế - xã hội và chi tiêu cho chính bộ máy nhà nước đó. Cùng với sự phát triển của kinh tế - xã hội, hệ thống chính sách pháp luật thuế cần có sự thay đổi nhằm đáp ứng yêu cầu thực tế xã hội và góp phần tăng thu cho ngân sách nhà nước, khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển đúng hướng, từng bước thực hiện bình đẳng, công bằng xã hội, đáp ứng nhu cầu chi tiêu ngày càng tăng của Nhà nước. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về thuế theo nguyên tắc công bằng, thống nhất và đồng bộ, đảm bảo môi trường thuận lợi, khuyến khích phát triển sản xuất, kinh doanh là một trong những nhiệm vụ trọng yếu của Đảng và Nhà nước ta đã xác định. Các chương trình cải cách về thuế đều hướng tới hoàn thiện theo hướng giảm mức thuế suất, giảm diện miễn thuế, giảm thuế; thống nhất mức thuế suất và ưu đãi thuế giữa các thành phần kinh tế để khuyến khích đầu tư và đảm bảo bình đẳng trong cạnh tranh.
Thuế thu nhập doanh nghiệp có lịch sử hình thành từ rất sớm được thể hiện thông qua nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam, tiền thân của thuế thu nhập doanh nghiệp là thuế lợi tức được áp dụng vào trước những năm 90 của thế kỷ XX và áp dụng cho các cơ sở kinh tế ngoài quốc doanh, các cơ sở kinh tế quốc doanh áp dụng chế độ trích nộp lợi nhuận. Từ năm 1990, Quốc hội ban hành Luật thuế Lợi tức áp dụng thống nhất chung đối với tất cả các tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế. Thuế lợi tức được thu dựa trên cơ sở lợi nhuận thu được trong quá trình sản xuất kinh doanh của đối tượng nộp thuế.
Khắc phục những hạn chế trên, ngày 10/5/1997, Quốc hội đã thông
qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành kể từ ngày
01/01/1999. Ngày 17/6/2003, Quốc hội đã thông qua Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi có hiệu lực từ ngày 01/01/2004. Ngày 3/6/2008 Quốc hội đã ban hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp mới (sau đây gọi là luật thuế thu nhập doanh nghiệp năm 2008) có hiệu lực kế từ ngày 01/01/2009 nhằm xóa bỏ sự phân biệt đối xử giữa các khu vực kinh tế khác nhau, thu hút đầu tư và tăng số thu từ thuế cho ngân sách nhà nước. Hiện nay, thuế thu nhập doanh nghiệp là một trong những nguồn thu quan trọng của số thu từ thuế, phí, lệ phí ở Việt Nam và đã chiếm hơn 20% trong tổng số thu từ thuế trong những năm gần đây.
Hội nhập kinh tế thế giới một cách sâu rộng, bền vững là một trong những hướng đi của nền kinh tế Việt Nam hiện nay. Thực tế hội nhập với gia nhập, ký kết rất nhiều hiệp định về tránh đánh thuế hai lần, với những vấp váp ban đầu đã bộc lộ thiếu sót trong chính sách pháp luật, trong cách quản lý điều hành kinh tế quốc gia mà nổi trội là "pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp". Những thiếu sót, vướng mắc chủ yếu như căn cứ tính thuế, thuế suất, đối tượng nộp thuế, các trường hợp được hưởng ưu đãi về thuế. Hệ thống thuế không đồng bộ thống nhất, manh mún lạc hậu đã kìm hãm và gây trở ngại tới sự phát triển hoạt động kinh doanh sản xuất hàng hóa dịch vụ của các chủ thể trong nền kinh tế. Ngoài ra, tình trạng trốn thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua hình thức chuyển giá của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài làm cho việc áp dụng pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp trở nên khó khăn và phức tạp. Do vậy, yêu cầu cấp thiết là cần có hành động kịp thời từ phía các cơ quan hoạch định chính sách và lập pháp sao cho tạo ra một hệ thống pháp luật đồng bộ phù hợp với hoàn cảnh hiện tại và xu thế phát triển của nền kinh tế nước nhà.
Nhật Bản là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển và vượt bậc, do vậy, việc xây dựng và áp dụng các chính sách về thuế thu nhập doanh nghiệp của Nhật Bản cũng có từ rất sớm. Trải qua nhiều năm mới có
thể hoàn thiện được chính sách về loại thuế này thì hiện nay, việc thực thi hiệu quả luật thuế thu nhập doanh nghiệp ở Nhật Bản đã đạt được những thành tựu đáng kể. Hơn nữa, hiện nay mối quan hệ hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản ngày càng được tăng cường và mở rộng trên nhiều lĩnh vực. Biểu hiện cho sự hợp tác trong lĩnh vực cải cách tư pháp và pháp luật là sự ra đời của Dự án cải cách hệ thống tư pháp và pháp luật (JICA) ở Việt Nam do Nhật Bản đầu tư và hỗ trợ chuyên gia. Thực tế cho thấy, pháp luật Việt Nam đang có những tiếp thu kinh nghiệm và thành tựu trong công cuộc xây dựng pháp luật nói chung và hoàn thiện luật thuế thu nhập doanh nghiệp nói riêng từ đất nước mặt trời mọc.
Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài luận văn: "So sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam và Nhật Bản" để so sánh một cách tổng quát nhất pháp luật về thuế thu nhập danh nghiệp của hai nước, chỉ ra điểm giống và khác biệt cơ bản, từ đó tìm ra được những mặt hạn chế cần khắc phục sửa đổi của pháp luật Việt Nam về thuế thu nhập doanh nghiệp và tham khảo pháp luật của Nhật Bản trong việc đề xuất những phương hướng hoàn thiện cho pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp của nước ta.
2. Tình hình nghiên cứu
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các mức độ khác nhau về đề tài "pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp", đặc biệt là về "thực trạng và phương hướng hoàn thiện". Phụ thuộc vào các giai đoạn phát triển khác nhau của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mà các công trình nghiên cứu thành công nhất định, góp phần làm rõ thêm về vấn đề lý luận và thực tiễn về loại thuế này. Đề tài cấp khoa "So sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp ở Việt Nam, Trung Quốc và Nhật Bản", của Tiến sĩ Nguyễn Thị Lan Hương, Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội, cũng đã so sánh pháp luật về thuế thu nhập doanh nghiệp của ba nước Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản.