- Tổ chức và chỉ đạo việc xây dựng mạng lưới các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng để cử kiểm định viên đến học; cũng như phối hợp để tổ chức bồi dưỡng tại chỗ...
- Lập kế hoạch ngân sách và huy động nguồn lực từ cộng đồng để đảm bảo thực hiện thành công việc tổ chức xây dựng lực lượng kiểm tra và bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý KTNB của trường THCS.
3.2.5. Khảo nghiệm sự cần thiết và khả thi của các biện pháp đề xuất
- Dựa trên kết quả phiếu thăm dò ý kiến về các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý KTNB HĐDH ở trường THCS đối với hai nhóm đối tượng CBQL và GV, chúng tôi thu nhận được kết quả như sau:
3.2.5.1. Sự cần thiết
Bảng 3.1. Kết quả khảo sát sự cần thiết của các biện pháp đề xuất
Sự cần thiết | ||||||
Không cần thiết | % | Cần thiết | % | Rất cần thiết | % | |
1. Nâng cao nhận thức về kiểm tra nội bộ và quản lý kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học của trường trung học cơ sở | 112 | 82.4 | 24 | 17.6 | ||
2. Cải tiến quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học trường trung học cơ sở | 98 | 72.1 | 38 | 27.9 | ||
3. Tăng cường kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học của trường trung học cơ sở và phản hồi thông tin để cải tiến | 112 | 82.4 | 24 | 17.6 | ||
4. Xây dựng lực lượng kiểm tra và bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học của trường trung học cơ sở | 112 | 82.4 | 24 | 17.6 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Chung (Mạnh, Hạn Chế Và Nguyên Nhân)
- Biện Pháp Quản Lý Kiểm Tra Nội Bộ Hoạt Động Dạy Học Của Hiệu Trưởng Các Trường Trung Học Cơ Sở Huyện Bạch Thông, Tỉnh Bắc Kạn
- Xây Dựng Lực Lượng Kiểm Tra Và Bồi Dưỡng Nâng Cao Năng Lực Quản Lý Kiểm Tra Nội Bộ Hoạt Động Dạy Học Của Trường Trung Học Cơ Sở
- Quản lý kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn - 13
- Quản lý kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học của hiệu trưởng các trường trung học cơ sở huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn - 14
Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.
- Giải pháp đầu tiên cho thấy, nhận thức về công tác KTNB HĐDH của CBQL cũng như GV và HS cần thiết phải được quán triệt sâu sắc hơn nhất là trong giai đoạn hiện nay đang có nhiều sự thay đổi về kiểm tra đánh giá. Có nhận thức đúng đắn được
các quan điểm chỉ đạo đổi mới trong kiểm tra đánh giá thì việc thực thi chức năng này trong quản lý mới đạt hiệu quả và đối tượng kiểm tra cũng sẽ không còn phải lo lắng căng thẳng, đối phó, bất hợp tác mà sẽ sẵn sàng, tự giác trong kiểm tra. Và vấn đề chuyển từ kiểm tra đánh giá ngoài thành kiểm tra đánh giá trong sẽ được thực hiện.
- Giải pháp xây dựng lực lượng kiểm tra, thực hiện đầy đủ các chức năng kiểm tra cũng được sự đồng thuận cao của các CBQL là phải xây dựng được một lực lượng kiểm tra bao gồm những người có đầy đủ năng lực, kinh nghiệm và uy tín. Lực lượng kiểm tra trên thực tế vẫn chưa được các HT quan tâm xây dựng một cách khoa học mà còn tùy thuộc nhiều vào kinh nghiệm chủ quan, do đó hiệu quả kiểm tra chưa cao. Đối với nhóm GV, họ đánh giá mức độ cần thiết của giải pháp này cao hơn các CBQL vì trên thực tế lực lượng kiểm tra vẫn còn làm việc theo cảm tính, còn cả nể trong nhận xét đánh giá dẫn đến việc các đối tượng kiểm tra vẫn còn hợp tác với lực lượng kiểm tra theo kiểu đối phó, thiếu tin tưởng.
3.2.5.2. Tính khả thi
Bảng 3.2. Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất
Tính khả thi | ||||||
Không khả thi | % | Khả thi | % | Rất khả thi | % | |
1. Nâng cao nhận thức về kiểm tra nội bộ và quản lý kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học của trường trung học cơ sở | 112 | 82.4% | 24 | 17.6% | ||
2. Cải tiến quy trình xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học trường trung học cơ sở | 112 | 82.4% | 24 | 17.6% | ||
3. Tăng cường kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học của trường trung học cơ sở và phản hồi thông tin để cải tiến | 112 | 82.4% | 24 | 17.6% | ||
4. Xây dựng lực lượng kiểm tra và bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý kiểm tra nội bộ hoạt động dạy học của trường trung học cơ sở | 119 | 87.5% | 17 | 12.5% |
- Việc lựa chọn vào lực lượng kiểm tra những người có đầy đủ năng lực, uy tín và phẩm chất phù hợp với công việc này là việc làm khả quan. Trong bất cứ tập thể đơn vị trường nào cũng đều có những yếu tố đáp ứng được các yêu cầu này và nếu được chuẩn bị đầy đủ về kiến thức kiểm tra đánh giá, sự tạo điều kiện thuận lợi của các cấp lãnh đạo họ sẽ thực thi nhiệm vụ công tâm, đầy trách nhiệm.
- Trong từng bước cụ thể, các HT sẽ vận dụng khoa học quản lý giáo dục để đạt được kết quả mong muốn. Việc xây dựng chuẩn kiểm tra không phải là khó nếu các HT quan tâm, nghiên cứu và thực hiện theo các quy trình sẽ đạt được hiệu quả. Nhìn chung các biện pháp trong giải pháp thứ ba này là các bước cần thực hiện trong một qui trình kiểm tra. Thực hiện các biện pháp này đối với CBQL và GV là việc khả thi, áp dụng dễ dàng. Riêng đối với HS vấn đề giúp cho các em có thể tự kiểm tra sẽ gặp khó khăn nhiều hơn, đòi hỏi các thầy cô giáo và các CBQL phải khéo léo, kiên trì, nhẫn nại nhiều hơn mới đạt được kết quả mong muốn.
- Các biện pháp đưa ra đã đạt được sự đồng thuận của đại đa số CBQL và GV ở các trường diện khảo sát.
Kết luận chương 3
Từ thực trạng và những nguyên nhân của thực trạng KTNB HĐDH, chúng tôi đã đề ra các giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện việc KTNB HĐDH của HT các trường THCS trong huyện Bạch Thông. Các giải pháp trên được xây dựng dựa trên chức năng quản lý và nội dung công tác kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp của HT cấp THCS. Trong các nhóm biện pháp trên, nhóm biện pháp nâng cao nhận thức về KTNB HĐDH cho CBQL, GV và HS là cần thiết nhất vì đây là điều kiện tiên quyết dẫn đến kết quả khả quan trong công tác này. Nhóm biện pháp xây dựng lực lượng kiểm tra, thực hiện đầy đủ các chức năng kiểm tra là khả thi nhất. Để những biện pháp nêu trên được thực hiện rất cần sự nghiên cứu sâu sắc và sự quan tâm của các HT các trường nhằm nâng cao hơn hiệu quả của công tác KTNB HĐDH.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế về công tác KTNB HĐDH của HT trường THCS huyện Bạch Thông, chúng tôi rút ra một số kết luận như sau:
- Kiểm tra KTNB HĐDH là một trong những chức năng cơ bản của HT trong công tác quản lý. Đây là khâu cuối của một chu trình quản lý, có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.
- Qua thực tế khảo sát và số liệu thống kê cho thấy việc KTNB HĐDH của HT các trường THCS huyện Bạch Thông là một hoạt động được đánh giá chung là thực hiện ở mức độ khá và đạt hiệu quả khá. Tuy nhiên, ở từng bước, từng khâu của qui trình kiểm tra vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Các hạn chế cơ bản như:
- Nhận thức chưa đầy đủ về công tác kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp của các cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh nên dẫn đến việc kiểm tra còn mang tính hình thức đối phó.
- Việc kiểm tra còn thiếu tính kế hoạch hóa, chưa đảm bảo tính khoa học, lực lượng kiểm tra chưa thật sự đủ tầm, chuẩn kiểm tra chưa được cụ thể hóa với điều kiện thực tế của từng trường
- Nguyên nhân chính của thực trạng trên là do cán bộ quản lý chưa được đào tạo đầy đủ về khoa học quản lý nên vẫn dùng kinh nghiệm để điều hành công việc chung. Trên cơ sở thực trạng và nguyên nhân đã được phân tích trên, luận văn đã đưa ra được các giải pháp thể hiện tính khoa học, tính cấp thiết và tính khả thi:
+ Giải pháp tổ chức nâng cao nhận thức về KTNB và quản lý KTNB dạy học của trường trung học cơ sở
Giải pháp này nhằm giúp cho CBQL, giáo viên, nhân viên, học sinh và các bên liên quản của trường THCS hiểu rõ tầm quan trọng, ý nghĩa, vai trò của KTNB và quản lý KTNB HĐDH, và vì vậy, sẽ thực hiện nghiêm túc, góp phần nâng cao chất lượng dạy học của nhà trường.
Nhận thức đúng vai trò quan trọng trong hoạt động của con người. Nhận thức đúng sẽ hành động đúng hướng, đạt hiệu quả công việc, vì vậy, tổ chức nâng cao nhận thức cho CBQL, giáo viên, nhân viên, học sinh và các bên liên quản của trường
THCS về KTNB và quản lý KTNB HĐDH đóng vai trò quan trọng và góp phần nâng cao chất lượng của hoạt động này...
+ Giải pháp cải tiến tổ chức xây dựng kế hoạch KTNB dạy học trường trung học cơ sở
Mục tiêu của giải pháp này nhằm tổ chức xây dựng được kế hoạch KTNB HĐDH thống nhất, đồng bộ từ cấp tổ đến cấp trường, đảm bảo được mục tiêu và yêu cầu của KTNB HĐDH theo qui định.
Lập kế hoạch KTNB HĐDH là chức năng đầu tiên quan trọng của quản lý KTNB HĐDH của trường THCS và chỉ có tổ chức làm tốt khâu/chức năng này mới có thể dựa vào đó thực hiện các khâu/chức năng chỉ đạo, tổ chức và kiểm tra, đánh giá kết quả và phản hồi thông tin để cải tiến.
Hơn nữa, trong quản lý nói chung và quản lý trường THCS nói riêng, kế hoạch là công cụ hữu hiệu giúp cho nhà quản lý tiên liệu những mục tiêu và vạch ra được hướng hành động để đạt được các mục tiêu đó. Vì vậy, trong KTNB HĐDH, việc kế hoạch hóa cũng là thiết yếu để các HT định ra được các bước đi phù hợp nhằm giảm đi những khó khăn, những căng thẳng, những hời hợt trong kiểm tra, tạo nên tính tự giác, thói quen và nề nếp trong hoạt động dạy học, từ đó nâng cao được chất lượng dạy học. Chính vì thế việc xây dựng kế hoạch kiểm tra và kiểm tra theo kế hoạch là việc không thể thiếu đối với HT trong KTNB HĐDH.
+ Giải pháp tăng cường chỉ đạo, tổ chức hoạt động KTNB HĐDH của trường THCS và phản hồi thông tin để cải tiến.
Mục tiêu của Biện pháp này nhằm chỉ đạo, tổ chức phối hợp giữa nhà trường, tổ bộ môn, giáo viên, nhân viên và các bên liên quan thực hiện đầy đủ các nội dung của KTNB HĐDH của trường THCS và phản hồi thông tin để cải tiến.
Trong quản lý nhà trường THCS nói chung và quản lý KTNB HĐDH nói riêng, thì khâu/chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện kế hoạch KTNB HĐDH và phản hồi thông tin để cải tiến là quan trọng nhất, vì cho dù xây dựng được một kế hoạch KTNB HĐDH tốt mà không chỉ đạo, tổ chức thực hiện thì vô nghĩa và không đem lại kết quả thực tiễn. Thực tế đây là khâu/chức năng không chỉ quan trọng và còn rất khó khăn trong quá trình thực hiện.
+ Giải pháp tổ chức xây dựng lực lượng kiểm tra và bồi dưỡng nâng cao năng lực quản lý KTNB dạy học của trường trung học cơ sở.
Mục tiêu của giải pháp này nhằm tổ chức xây dựng được lực lượng/đội ngũ kiểm tra viên KTNB HĐDH và tổ chức bồi dưỡng nâng cao năng lực kiêm tra và quản lý KTNB HĐDH của trường THCS.
Lực lượng/đội ngũ kiểm tra viên đóng vai trò quyết định thực hiện KTNB và quản lý KTNB HĐDH của trường THCS, vì vậy, việc tổ chức xây dựng và nâng cao năng lực cho đội ngũ này có vị trí, tầm quan trọng và ý nghĩa to lớn cho việc thực hiện kế hoạch KTNB HĐDH của các trường THCS.
Các giải pháp trên đã được trưng cầu ý kiến của các cán bộ quản lý và giáo viên ở các trường diện khảo sát về tính cấp thiết và tính khả thi và được sự đánh giá nhận xét ở mức độ khá. Đối chiếu với mục đích, nhiệm vụ và giả thuyết khoa học đã nêu ở phần mở đầu, luận văn đã cơ bản hoàn thành. Tuy nhiên do còn hạn chế về điều kiện công tác thời gian và năng lực nên luận văn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Theo chúng tôi, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được áp dụng cho việc tổ chức quản lý KTNB HĐDH ở các trường THCS trong huyện Bạch Thông và làm tài liệu tham khảo cho công tác quản lý trong nhà trường phổ thông.
2. Kiến nghị
2.1. Đối với các cấp lãnh đạo ngành
- Bộ GD&ĐT cần có những chỉ đạo chung, kịp thời trong cải tiến cơ chế tổ chức kiểm tra của ngành; có sự phân cấp cụ thể nhằm tạo điều kiện cho các trường THCS phát huy tính chủ động, vai trò của tổ chuyên môn trong việc nâng cao chất lượng giảng dạy.
- Bộ cần nghiên cứu và xây dựng các chuẩn kiểm tra đánh giá riêng cho các bộ môn để các trường có thể vận dụng hợp lý vào việc đánh giá tiết dạy phù hợp với đặc điểm và điều kiện riêng của đơn vị. Đặc biệt, cần có một chuẩn thống nhất về đánh giá tiết dạy bằng giáo án điện tử.
- Sở GD&ĐT cũng như các Phòng GD&ĐT cần chú ý tạo điều kiện, phân cấp, phân quyền để HT chủ động trong việc tổ chức kiểm tra hoạt động dạy học của đơn vị. Cần có những hướng dẫn chỉ đạo kịp thời trong việc đổi mới kiểm tra đánh giá hiện nay sao cho phù hợp với địa phương. Chú ý việc đào tạo cán bộ quản lý nguồn
trước khi bổ nhiệm và bồi dưỡng có hiệu quả về khoa học quản lý cho các cán bộ quản lý đương nhiệm để các đội ngũ này không hụt kiến thức thực thi nhiệm vụ, tránh dẫn đến tình trạng quản lý bằng kinh nghiệm chung chung.
- Có chế độ đãi ngộ cũng như tập huấn về nghiệp vụ trong thanh - kiểm tra trường học.
2.2. Đối với Ủy ban nhân dân huyện Bạch Thông
- Đầu tư xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho việc đổi mới phương pháp dạy học, nâng cao chất lượng quản lý như: xây mới các trường đã xuống cấp, bổ sung các thiết bị dạy học đồng bộ có chất lượng.
- Có chế độ, chính sách đãi ngộ mang tính ổn định, thường xuyên nhằm khuyến khích động viên các giáo viên và học sinh trong dạy học.
2.3. Đối với các HT trường THCS
- Thường xuyên học tập và nâng cao trình độ quản lý để nắm vững cơ sở lý luận của khoa học quản lý và quản lý bằng khoa học.
- Chủ động lập kế hoạch, chú trọng phân cấp, phân nhiệm trong kiểm tra. Tạo điều kiện để lực lượng kiểm tra được bồi dưỡng về nghiệp vụ kiểm tra, phát huy tốt vai trò của mình. Chỉ đạo tổ chuyên môn dần chuyển sang cơ chế kiểm tra gián tiếp, giúp cho quá trình nâng cao chất lượng dạy học trên lớp đạt hiệu quả hơn.
- Trên cơ sở phân tích chính xác tình hình thực tế của đơn vị về chất lượng dạy học xây dựng kế hoạch kiểm tra cụ thể, đề ra các chỉ tiêu, biện pháp phù hợp và kiên trì thực hiện kế hoạch đã đề ra. Đồng thời cũng cần chú trọng đến các biện pháp điều chỉnh sau kiểm tra nhằm động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện cho việc nâng cao chất lượng dạy học.
- Thường xuyên rèn luyện phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nâng cao năng lực quản lý, chủ động, sáng tạo trong thực thi nhiệm vụ để xứng đáng là người lãnh đạo đơn vị và có thể giúp đỡ giáo viên nâng cao tay nghề thông qua kiểm tra hoạt động dạy học trên lớp.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
I. Tài liệu tiếng Việt
1. Cục nhà giáo và CBQLGD - dự án phát triển giáo dục THCS II - Viện khoa học giáo dục Việt Nam - Học viện quản lý giáo dục (2008), Đề cương tài liệu tập huấn cán bộ quản lý giáo dục trung học cơ sở hè 2008, Hà Nội.
2. Quốc Chấn, (1981), Đánh giá giờ dạy của giáo viên.
3. Dự án Việt Bỉ (2007), Dạy và học tích cực.
4. Lê Văn Giang (1981), Đánh giá chất lượng giáo dục cần thống nhất về phương pháp.
5. Ngọc Hà, (2013), Kiểm định chất lượng giáo dục phổ thông.
6. Hà Sĩ Hồ (1984), Những bài giảng về quản lý trường học tập 1, NXB Giáo dục.
7. Nguyễn Tiến Hùng (2008), "Quản lý quá trình dạy và học đại học", Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 35, 31-34.
8. Luật giáo dục số 38/2005 QH 11 ngày 14/6/2005.
9. Lưu Xuân Mới (1998), Kiểm tra, thanh tra, đánh giá trong giáo dục, Trường Cán bộ quản lí giáo dục và đào tạo, Hà Nội.
10. Trần Thị Tuyết Oanh (2004), Đánh giá trong giáo dục, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.
11. Lê Đức Phúc (1995), Cơ sở lý luận của việc đánh giá trong quá trình dạy học ở trường phổ thông, Đề tài khoa học cấp Nhà nước.
12. Nguyễn Ngọc Quang (1989), Những khái niệm cơ bản về li luận quản lí,
NXB Giáo dục, Hà Nội.
13. Tạp chí Nghiên cứu giáo dục (1990), Vận dụng tư tưởng của Bác Hồ trong kiểm tra trường học.
14. Lê Ngọc Thanh, (1983), Về công tác kiểm tra việc dạy-học.
15. Thông tư số 12/2011/TT-BGDĐT ngày 28/3/2011 của Bộ GD&ĐT ban hành điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học.
16. Thông tư số 42/2012/TT-BGDĐT ngày 23/11/2012 của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên.