Các Biện Pháp Quản Lý Hướng Dẫn Học Sinh Xây Dựng Kế Hoạch Tự Học

Bảng 2.16. Các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học



TT

Các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng kế hoạch tự học

Mức độ (%)

Thường xuyên

Chưa thường xuyên

Chưa thực hiện

1

Kế hoạch tự học cho từng tuần

0

0

100%

2

Kế hoạch tự học cho từng tháng

0

0

100%

3

Kế hoạch tự học cho từng học kỳ

0

44,02%

55,97%

4

Kế hoạch tự học cho cả năm học

58,95%

0

41,04%

5

Bổ sung và điều chỉnh kế hoạch tự học

0

58,95%

41,04%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 9

Việc quản lý hướng dẫn HS xây dựng KHTH chưa được thực hiện tốt, đối với KHTH cho tháng và KHTH cho tuần thì chưa được chú trọng (100% các trường chưa thực hiện). Việc điều chỉnh KHTH được 58,95% GV quan tâm ở mức độ chưa thường xuyên, còn lại là không thực hiện.

Đây là vấn đề cần được khắc phục, bởi khả năng lập kế hoạch của HS DTTS còn nhiều hạn chế, phần lớn HS chưa có KHTH hoặc KHTH của các em lập ra chỉ mang tính chất đối phó, hoặc đáp ứng yêu cầu của bài học, không khả thi nên rất khó khăn trong thực hiện, dẫn đến hiệu quả tự học không cao. Thực tế cho thấy phần lớn HS chỉ có thói quen học theo thời khoá biểu hoặc chỉ tập trung học khi có bài kiểm tra, chuẩn bị cho kỳ thi.

- Quản lý việc thực hiện kế hoạch tự học

Hầu hết các em HS ở các trường có KHTH đều thực hiện theo nền nếp sinh hoạt của nhà trường quy định, không có thời gian biểu và KHTH của cá nhân, hoặc có nhưng không thực hiện đúng. Vì vậy, việc quản lý HS thực hiện KHTH chỉ diễn ra trong công tác quản sinh của các trường có HS bán trú và trường nội trú. Đề tài chỉ thu được kết quả từ việc GV tham gia vào tổ chức cho HS thực hiện thời gian biểu tự học ngoài giờ lên lớp:

Bảng 2.17. Tổ chức thực hiện kế hoạch tự học của học sinh


Hình thức tổ chức

Thực

hiện tốt %

Thực hiện

chưa tốt %

Chưa thực

hiện %

1. Học sinh tự học có sự hướng dẫn của giáo viên

43,28%

44,02%

12,68%

2. Học sinh tự học theo nhóm có sự hướng dẫn của GV

38,05%

38,80%

23,13%

3. Học sinh tổ chức các buổi thảo luận theo

chuyên đề có GV tham dự

11,19%

35,07%

53,73%


57

Hình thức tổ chức thực hiện KHTH của HS mà GV tham gia nhiều là “Học sinh tự học có sự hướng dẫn của giáo viên”, ví dụ: khi giao bài tập về nhà GV nên hướng dẫn cho HS hiểu rõ yêu cầu của đề bài, đặc biệt là những bài khó; GV hướng dẫn cho HS chuẩn bị bài cho tiết sau một cách chi tiết để các em biết việc chuẩn bị bài phải làm những gì. Khi phỏng vấn sâu một số HS các em cho biết thông thường các thầy cô cuối giờ chỉ dặn HS về nhà chuẩn bị bài mà không cho HS biết chuẩn bị cái gì, như thế nào. Trong khi HS DTTS tự học ở nhà thường không có người kèm cặp, hướng dẫn do trình độ của các bậc phụ huynh chưa đáp ứng được. Nhưng đây lại là hình thức mà GV tự đánh giá là thực hiện tốt chiếm tỷ lệ cao nhất (43,28%), 44,02% thực hiện chưa tốt và 12,68% cho biết chưa thực hiện hình thức này.

Trên thực tế, việc tổ chức thực hiện kế hoạch có thể diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm giúp HS lựa chọn cho mình cách thức phù hợp nhất với bản thân. Tuy nhiên các hình thức này nhìn chung chưa được GV quan tâm thực hiện tốt và chưa đạt hiệu quả cao.

* Quản lý hướng dẫn học sinh phương pháp tự học

Chất lượng tự học phụ thuộc nhiều vào PPTH của HS. Nhận thức được vấn đề này, nhưng các nhà trường chưa quan tâm chỉ đạo bồi dưỡng PPTH cho HS. Các trường đã chỉ đạo triển khai kế hoạch đổi mới PPDH, đổi mới kiểm tra đánh giá nhưng chưa có kế hoạch hướng dẫn đổi mới PPTH nhằm phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo, kỹ năng vận dụng vào thực tiễn của HS.

Bảng 2.18. Các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh phương pháp tự học



TT


Các biện pháp quản lý hướng dẫn học sinh phương pháp tự học

Mức độ (%)

Thường xuyên

Chưa thường

xuyên

Chưa thực

hiện

1

GV thường xuyên vận dụng các phương pháp dạy học

nhằm phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS


78,35%


18,65%


2,98%

2

GV trực tiếp hướng dẫn HS lập thời gian biểu để tự học

25,37%

26,11%

48,50%

3

GV hướng dẫn HS cách soạn bài mới và học bài cũ

trước khi lên lớp

75,37%

24,62%

0

58

GV hướng dẫn HS cách tự nghiên cứu, tra cứu tài liệu, cách tự tìm tòi kiến thức thông qua sách giáo khoa,

sách tham khảo và sách nâng cao


23,13%


64,92%


11,94%

5

GV hướng dẫn HS cách thảo luận nhóm và trình bày ý

kiến của mình trước lớp

43,28%

44,02%

12,68%

6

GV hướng dẫn HS tóm tắt và hệ thống hóa những

kiến thức cơ bản trong bài

33,58%

27,61%

38,80%

7

GV hướng dẫn HS tìm ra phương pháp tự học đạt hiệu quả

11,19%

27,61%

72,38%

8

GV tổ chức cho HS giao lưu, trao đổi kinh nghiệm tự

học và cách học có hiệu quả

18,65%

27,61%

53,73%

9

GV tạo hứng thú cho học sinh tự học

43,28%

26,11%

30,59%

4

Qua kết quả khảo sát thì mức độ cao nhất có 78,35% GV thường xuyên vận dụng PPDH tích cực; 75,37% GV đánh giá mức độ thường xuyên đối với biện pháp hướng dẫn HS cách soạn bài mới và học bài cũ trước khi lên lớp. Đây vẫn là những biện pháp mang tính một chiều từ GV. Các biện pháp còn lại nhằm phát huy tính tích cực, chủ động của HS chưa được thực hiện thường xuyên hoặc chưa thực hiện.

Thực tiễn dạy học, GV đã tích cực trong đổi mới PPDH, thông qua đó hướng dẫn và bồi dưỡng PPTH cho HS. Tuy nhiên việc đổi mới PPDH trong GV chưa thường xuyên, mới chỉ được chú trọng trong các giờ thao giảng, hoặc các cuộc thi GV giỏi, còn trong các giờ học hàng ngày GV mới chỉ chú ý đến việc truyền thụ nội dung kiến thức của tiết học, đảm bảo theo hình thức chuẩn kiến thức - kĩ năng. Đây là thực trạng chung trong giáo dục phổ thông hiện nay khi chương trình còn nặng, nhiều GV đang quen với dạy học theo phương pháp truyền thống, ngại thay đổi cách dạy. Nhất là đối với HS DTTS, do nhận thức chậm, hoạt động học tập chưa tích cực, nên GV thường coi nhẹ việc đổi mới PPDH đồng nghĩa với đánh giá không cần thiết hướng dẫn PPTH cho HS. Thực trạng này cần phải sớm khắc phục triệt để mới có thể nâng cao chất lượng tự học của HS THCS nói chung, HS THCS là DTTS nói riêng; vì đổi mới PPDH ảnh hưởng quyết định tới đổi mới PPTH của HS.


59

* Quản lý hướng dẫn học sinh xây dựng nội dung tự học

Quản lý NDTH của HS là một công việc đòi hỏi người quản lý mất nhiều công sức và thời gian. Những nội dung chính mà HS tự học nhiều nhất đó là làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới, học lý thuyết và bài tập mà thầy cô giáo kiểm tra. Còn những nội dung yêu cầu đọc sách tham khảo, nâng cao kiến thức và những môn học mà các em yêu thích cũng chưa được các em dành nhiều thời gian tự học. Do đó, các thầy cô cần hướng dẫn HS chuẩn bị bài mới, học bài cũ và làm bài tập về nhà đạt hiệu quả cao. Các thầy cô phải giao nhiệm vụ tự học cho HS một cách cụ thể, nội dung kiến thức tự học phải phù hợp với trình độ HS, cách học phù hợp với tâm lý lứa tuổi.

Từ bảng 2.11 khảo sát HS, nhóm nghiên cứu có trao đổi trực tiếp với CBQL và một số GV ở trường, có trên 50% GV cho rằng HS thực hiện tốt các NDTH, nhưng việc hướng dẫn HS xây dựng NDTH đa số đều trả lời chưa thực hiện tốt mà chỉ dành thời lượng ít theo tiến trình giờ học hoặc đối với công tác mũi nhọn.

* Quản lý việc bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh

Nhìn chung công tác quản lý xây dựng và bồi dưỡng ĐCTH cho HS trong những năm qua các nhà trường làm chưa tốt, chưa đúng quy trình và có một số biện pháp đã làm nhưng chưa được duy trì thường xuyên, triệt để. Khảo sát về thực trạng các biện pháp quản lý xây dựng và bồi dưỡng ĐCTH cho HS, đánh giá của GV được thể hiện trong bảng sau:

Bảng 2.19. Các biện pháp quản lý xây dựng và bồi dưỡng động cơ tự học cho học sinh



TT

Xây dựng và bồi dưỡng

động cơ tự học

Mức độ (%)

Thường

xuyên

Chưa thường

xuyên

Chưa

thực hiện

1

Tổ chức cho học sinh tham quan phòng truyền thống

0

51,49%

48,50%

2

Tổ chức học tập nội quy, quy chế cho học sinh ngay từ khi nhập học


38,05%


61,94%


0

3

Kích thích hứng thú tự học, đáp ứng nhu cầu của HS

33,58%

47,01%

19,40%

4

Xây dựng bầu không khí thi đua học tập trong học sinh

33,58%

55,97%

10,44%


60

Kết quả bảng trên cho thấy: 100% GV của các nhà trường đều thống nhất nhà trường đã tổ chức cho HS học tập nội quy, quy chế ngay từ khi nhập học ở mức thường xuyên hoặc chưa thường xuyên. Tuy nhiên, biện pháp tổ chức cho HS thăm phòng truyền thống thì 51,49% GV đánh giá nhà trường chưa tiến hành thường xuyên và 48,50% GV đánh giá chưa thực hiện.

* Quản lý việc kiểm tra - đánh giá kết quả tự học của học sinh

Việc kiểm tra đánh giá HĐTH của HS thường được các nhà trường quy định gắn liền với kế hoạch đổi mới PPDH và đổi mới PPTH, gắn chặt giữa kiểm tra đánh giá HĐTH ngoài giờ lên lớp với trong giờ lên lớp.

- Về nội dung kiểm tra:

Bảng 2.20. Thực trạng quản lý kiểm tra đánh giá kết quả hoạt động tự học của HS



TT


Kiểm tra đánh giá kết quả tự học

Mức độ (%)

Thường xuyên

Chưa

thường xuyên

Chưa thực hiện

1

Kiểm tra chất lượng bài tập đã giao

79,72%

20,27%

0

2

Ra đề kiểm tra, đề thi liên quan

đọc sách, đọc tài liệu

tới

nội

dung

41,89%

49,32%

8,78%

3

Động viên, khen thưởng kịp thời

57,43%

42,56%

0

4

Thời gian biểu tự học ngoài giờ lên lớp (NGLL)

của HS

60,81%

39,18%

0

5

Việc tổ chức thực hiện lịch tự học NGLL

45,27%

34,45%

20,27%

6

Hướng dẫn chỉ đạo tự học NGLL của HS

17,56%

57,43%

25%

7

Nội dung kiến thức HS tự học NGLL

58,10%

28,37%

13,51%

8

Chất lượng, kết quả tự học mà HS đạt được

31,08%

49,32%

14,18%

Kết quả cho thấy, 79,72% CBQL và GV thống nhất đánh giá mức độ thường xuyên của biện pháp “kiểm tra chất lượng bài tập đã giao”. Đối với biện pháp “động viên, khen thưởng kịp thời” những tập thể, cá nhân có thành tích trong tự học thì giữa CBQL và GV chưa có sự thống nhất khi 100% CBQL đánh giá mức độ thường xuyên, GV đánh giá ở mức độ này là 52,98%. Đối với biện pháp “ra đề kiểm tra, đề thi liên quan tới nội dung đọc sách, đọc tài liệu” nhằm đánh giá khả năng nghiên cứu tìm tòi, sáng


61

tạo của học sinh thì 78,52% CBQL và 46,26% GV đánh giá ở mức độ chưa thường xuyên quan tâm, điều này ảnh hưởng nhiều tới nhu cầu tự tìm tòi, nghiên cứu của HS.

Nội dung kiểm tra mà GV cho rằng đã thực hiện thường xuyên là kiểm tra “thời gian biểu tự học ngoài giờ lên lớp của HS” và GV tự nhận chưa làm tốt kiểm tra “hướng dẫn, chỉ đạo tự học ngoài giờ lên lớp của HS”.

- Về hình thức kiểm tra:

Bảng 2.21. Hình thức kiểm tra hoạt động tự học của học sinh



Hình thức kiểm tra


Thường xuyên %

Chưa thường xuyên %

Chưa thực hiện %

1. GV trực tiếp kiểm tra

64,92%

23,13%

11,94%

2. GV kiểm tra thông qua cán sự lớp, tổ trưởng

64,92%

30,59%

4,47%

3. GV để HS tự kiểm tra theo cặp, nhóm và nghe báo cáo

23,13%

48,50%

28,35%

4. GV đề nghị phụ huynh hoặc người thân của HS kiểm tra

0

30,59%

69,40%

Hình thức kiểm tra mà GV áp dụng và cho là thực hiện thường xuyên gồm: “GV trực tiếp kiểm tra” và “GV kiểm tra thông qua cán sự lớp, tổ trưởng” (chiếm 64,92%). Hình thức “GV để HS tự kiểm tra theo cặp, nhóm và nghe báo cáo” là 23,13% và “GV đề nghị phụ huynh, hoặc người thân của HS kiểm tra” chưa được thực hiện thường xuyên. Điều đáng nói ở đây cả bốn hình thức đều có GV chưa thực hiện. Hai hình thức “GV để HS tự kiểm tra theo cặp, nhóm và nghe báo cáo” và “GV đề nghị phụ huynh hoặc người thân của HS kiểm tra” là hai hình thức giúp cho việc kiểm tra HĐTH của HS được thường xuyên hơn. Tuy nhiên, hai hình thức này cũng chưa được thực hiện tốt, điều này phản ánh một thực tế là gia đình HS và ngay cả bản thân HS vẫn phụ thuộc nhiều vào GV, chưa tự giác trong việc tự kiểm tra - đánh giá HĐTH. Đây cũng là một đặc thù của HS DTTS.

Kiểm tra việc tự học của HS là một khâu quan trọng nhằm giúp HS đạt kết quả tự học tốt hơn. Việc kiểm tra cần được tiến hành thường xuyên và thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau. Kết quả khảo sát cho thấy, sự phối

62

hợp giữa GV và gia đình HS chưa được chặt chẽ. Cụ thể, có 30,59% GV cho rằng thực hiện chưa thường xuyên và 69,40% cho biết chưa thực hiện hình thức kiểm tra này.

Thực tế ngoài giờ lên lớp, không chỉ các trường có HS bán trú và nội trú, mà các nhà trường đều phân công lực lượng kiểm tra các giờ tự học, quy định nhiệm vụ cụ thể đối với GVCN, giáo viên bộ môn, cán bộ QLHS, cán bộ lớp, đội cờ đỏ trong việc kiểm tra đánh giá giờ tự học. Việc kiểm tra được kết hợp giữa kiểm tra quân số, nền nếp và nội dung học tập để đánh giá chất lượng tự học. Công tác kiểm tra, đánh giá HĐTH của các nhà trường được sự phối hợp nhiều lực lượng, tiến hành thường xuyên hàng ngày nên kết quả đánh giá tương đối chính xác, khách quan.

Tuy nhiên, công tác kiểm tra đánh giá chất lượng HĐTH của các nhà trường có HS DTTS còn khó khăn và hạn chế:

Việc kiểm tra còn mang tính chất hành chính, chủ yếu là kiểm tra việc chấp hành thời gian tự học, kiểm tra quân số tham gia tự học, chưa đánh giá được nội dung học sinh tiến hành tự học và mức độ hoàn thành các NDTH. Đội ngũ cán bộ lớp chưa được quan tâm, bồi dưỡng để phát huy hết vai trò trong công tác quản lý điều hành lớp tự học. Do những hạn chế của HS DTTS nên công tác tự học chưa được đánh giá sát sao, tích cực.

Trong giờ lên lớp, GV bộ môn đã tiến hành kiểm tra các NDTH của HS qua kiểm tra việc học bài cũ, chuẩn bị bài mới, do đó khắc phục được những mặt hạn chế của kiểm tra tự học ngoài giờ. Song, do nội dung chương trình đổi mới, trong khi đó đổi mới PPDH chưa triệt để, GV còn phải chịu áp lực hoàn thành nội dung bài giảng nên việc kiểm tra các NDTH của HS chưa được tiến hành thường xuyên.

* Quản lý điều kiện cơ sở vật chất đáp ứng cho việc tự học của học sinh

- Cơ sở vật chất phục vụ trên lớp học

Đánh giá của CBQL và GV (bảng 2.22) 0% cho rằng số lượng rất đầy đủ CSVC phục vụ trên lớp học; 43,2% cho rằng tương đối đầy đủ và 56,8%

63

cho rằng chưa đầy đủ. Về chất lượng: 0% đánh giá tốt, 0% đánh giá tương đối tốt; 38,2% đánh giá trung bình và 61,8% đánh giá chưa tốt.

Qua khảo sát cho thấy: Phòng học còn thiếu, diện tích sử dụng (tính theo đầu HS) của một số trường còn hạn chế, cơ sở vật chất còn thiếu thốn chưa đáp ứng đủ yêu cầu, các phòng thí nghiệm hoặc phòng chức năng còn rất thiếu.

Bảng 2.22. Tổng hợp kết quả khảo sát thực trạng về quản lý cơ sở vật chất phục vụ hoạt động học tập của học sinh


Nội dung khảo sát

Số lượng cơ sở vật chất %

Chất lượng cơ sở vật chất %

Rất

đầy đủ

Tương đối

đầy đủ

Thiếu

Tốt

Tương

đối tốt

Trung

bình

Chưa

tốt

1. CSVC phục vụ

trên lớp học

0

42,56%

57,43%

37,16%

47,29%

10,13%

5,40%

2. CSVC phục vụ tự học

0

37,16%

62,83%

26,35%

27,70%

30,40%

15,54%

3. CSVC phục vụ

sinh hoạt khác

0

45,27%

54,72%

26,35%

23,64%

31,08%

22,29%

- Cơ sở vật chất phục vụ tự học và các sinh hoạt khác

Được sự quan tâm tạo điều kiện của các cấp, các ngành, cơ sở vật chất của các nhà trường ngày càng được quan tâm đầu tư, trang bị, đáp ứng nhu cầu học tập, vui chơi, phát triển toàn diện của HS. Nhưng tình hình kinh tế xã hội của huyện phát triển chưa đồng đều, còn hạn hẹp về tài chính, diện tích đất đai ở các xã chưa được quy hoạch một cách bài bản; đa số HS DTTS là con em nông dân, hoặc không có nghề nghiệp ổn định, nên cơ sở vật chất phục vụ cho tự học và các sinh hoạt khác của HS còn nhiều khó khăn và thiếu. Có 37,16% CBQL và GV cho rằng CSVC phục vụ tự học tương đối đủ và 62,83% cho rằng còn thiếu.

2.4.4. Đánh giá về thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

Qua khảo sát thực trạng tự học của HS và thực trạng quản lý HĐTH của HS tại các trường THCS có HS DTTS, tác giả nhận thấy có những mặt mạnh sau:

2.4.4.1. Những mặt mạnh

- Phần lớn cán bộ quản lý, GV và HS tham gia khảo sát này đã nhận thức được về tự học, vai trò và tầm quan trọng của tự học đối với việc tiếp thu kiến thức của HS cũng như chất lượng dạy và học.

64

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022