cũ…
Sử dụng Corticosteroid: có, không
Sử dụng magie sulphat: có, không
Chấm dứt thai kỳ: đẻ thường, đẻ Forceps, đẻ mổ
Chỉ định mổ lấy thai: chủ động, suy thai, khởi phát chuyển dạ thất bại, vết mổ
Tình trạng trẻ sơ sinh
Tuổi thai lúc sinh
Apgar phút thứ nhất
Apgar phút thứ 5
Trọng lượng thai nhi
Nhiễm khuẩn sơ sinh: có, không
Viêm ruột hoại tử sơ sinh: có, không
Kháng sinh điều trị: có, không
Hồi sức sơ sinh: có, không
2.3. Các tiêu chuẩn liên quan đến nghiên cứu
2.3.1. Công thức tính tuổi thai
Tuổi thai = Số tuần thai x 7+ số ngày
7
(tuần tuổi)
2.3.2. Bảng điểm APGAR
0 | 1 | 2 | |
Nhịp tim | Không | < 100 lần/phút | >100 lần/phút |
Hô hấp | Không | Thở không đều, khóc yếu | Thở đều, khó to |
Trương lực cơ | Mềm nhũn | Vận động yếu | Vận động tốt |
Phản xạ | Không có | Phản ứng yếu, nhăn mặt | Phản ứng tốt, cử động tứ chi |
Màu da | Toàn thân tím tái | Thân hồng, chân tay tím | Toàn thân hồng hào |
Có thể bạn quan tâm!
- Nguyên Nhân, Yếu Tố Nguy Cơ Và Cơ Chế Bệnh Sinh Ối Vỡ Non
- Diễn Biến Tự Nhiên Và Hậu Quả Của Ối Vỡ Non
- Thai Đủ Tháng (37 0/7 Tuần Trở Lên)
- Phân Bố Tuổi Thai Khi Nhập Viện Của Sản Phụ Có Ovn
- Phân Bố Ối Vỡ Non Theo Đặc Điểm Tình Trạng Nước Ối
- Nhận xét kết quả điều trị ối vỡ non tuổi thai từ 24 tuần 0 ngày đến 33 tuần 6 ngày tại Bệnh viện phụ sản Hà Nội trong 6 tháng cuối năm 2021 - 9
Xem toàn bộ 84 trang tài liệu này.
Chỉ số Apgar phút thứ nhất < 7 điểm: Sơ sinh ngạt
Chỉ số Apgar phút thứ nhất 7 điểm: Sơ sinh bình thường
2.3.3. Phân loại sinh non theo WHO 2014
- Sinh cực non: < 28 tuần.
- Sinh rất non: từ 28 tuần 0 ngày đến 31 tuần 6 ngày.
- Sinh non trung bình: từ 32 tuần 0 ngày đến 33 tuần 6 ngày.
- Sinh non muộn: từ 34 tuần 0 ngày đến 36 tuần 6 ngày.
- Thai đủ tháng: từ 37 tuần 0 ngày – 41 tuần 6 ngày
- Thai già tháng: từ 42 tuần 0 ngày.
2.3.4. Tiêu chuẩn chẩn đoán Nhiễm trùng ối
- Chẩn đoán nhiễm trùng ối chủ yếu dựa trên lâm sàng: khi sốt ≥ 39,0 °C đo một lần hoặc 38,0°C đến 38,9°C từ 2 lần đo trở lên (lý tưởng nhất là đo đường miệng) cách nhau ít 30 phút mà không có nguồn nhiễm trùng rõ ràng khác Và ít nhất một yếu tố sau:
+ Nhịp tim mẹ > 100 l/p.
+ Nhịp tim con > 160 l/p trong ≥10 phút.
+ Mủ hoặc dịch ối có mùi chảy qua kênh cổ tử cung.
+ Bạch cầu > 15000 khi không dùng corticosteroid.
- Cấy dịch ối: giúp chẩn đoán xác định, tuy nhiên kết quả chậm, thường làm cấy sản dịch sau sinh khi tình trạng nhiễm trùng sau sinh không được khắc phục sau điều trị kháng sinh liều cao.
2.3.5. Tiêu chuẩn chẩn đoán nhiễm trùng sơ sinh:
Dựa vào chẩn đoán trong bệnh án tại khoa sơ sinh, bác sỹ sơ sinh chẩn đoán xác định nhiễm trùng sơ sinh bằng cấy máu dương tính và/hoặc các dấu hiệu trên lâm sàng và cận lâm sàng: phù cứng bì, số lượng bạch cầu > 35 G/l, CRP, procalcitonin tăng.
2.4. Phương pháp thu thập thông tin
Lấy thông tin trong hồ sơ bệnh án bằng bệnh án nghiên cứu.
2.5. Phương pháp xử lý số liệu
Số liệu thu thập được trong bệnh án nghiên cứu sẽ được mã hóa và nhập vào phần mềm SPSS, xử lý theo phương pháp thống kê y học, thống kê tỷ lệ phần trăm đối với các biến định tính, tính giá trị trung bình đối với các biến định lượng.
2.6. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu
Tất cả các hoạt động nghiên cứu này đều được tiến hành tại BVPS Hà Nội và đều tuân thủ nghiêm ngặt các quy định, nguyên tắc, chuẩn mực về đạo đức nghiên cứu y sinh học Việt Nam.
Mọi thông tin thu thập hoàn toàn trung thực, chính xác. Tất cả các số liệu thu thập được nếu mang tính chất cá nhân đều được giữ bí mật: danh dự, sức khoẻ, tinh thân của người bệnh không bị xâm phạm. Các số liệu mang tính chất cá nhân trong nghiên cứu không công bố trên các báo cáo khoa học, báo chí thông tin đại chúng. Họ hoàn toàn yên tâm vì quyền tự do bí mật cá nhân không bị xâm phạm.
Nghiên cứu này được sự đồng ý và phê duyệt của Bộ môn sản phụ khoa Trường đại học Y Dược – Đại học Quốc gia Hà Nội và hội đồng Y đức của Bệnh viện Phụ sản Hà Nội.
CHƯƠNG 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
3.1.1. Nghề nghiệp của đối tượng.
Biểu đồ 3.1. Nghề nghiệp của sản phụ
Nhận xét:
Tỷ lệ bệnh nhân là công nhân viên chức và làm nghề tự do chiếm tỷ lệ cao, tương ứng là 56,14% và 26,32%, trong khi đối tượng nội trợ và nông dân chiếm tỷ lệ thấp, chỉ chiếm 5,26% và 1,75%. Điều này có thể giải thích như sau: Do Bệnh viện Phụ sản Hà Nội là bệnh viện thuộc Sở Y tế thành phố Hà Nội, hoạt động trên một địa bàn dân trí cao, gần trung tâm thành phố, xa các khu công nghiệp.
3.1.2. Phân bố ối vỡ non theo tuổi sản phụ
Bảng 3.1. Phân bố ối vỡ non theo tuổi của sản phụ
Tổng | ||
N | % | |
21-25 tuổi | 5 | 6,9% |
26-30 tuổi | 27 | 36,9% |
31-35 tuổi | 19 | 26,0% |
> 35 tuổi | 22 | 30,2% |
Tổng | 73 | 100% |
Nhận xét:
- Phân bố ối vỡ non tập trung nhiều nhất ở nhóm tuổi mẹ là 26-30 tuổi, chiếm tỷ lệ 36,99%, sau đó lần lượt là nhóm tuổi mẹ > 35 tuổi (30,13%) và 31- 35 tuổi (26,03%), thấp nhất ở nhóm tuổi mẹ 21 - 25 tuổi với 6,85%
- Độ tuổi trung bình của các sản phụ khi mang thai có ối vỡ non là 32,28 ± 5,34 tuổi. Trong đó sản phụ nhỏ tuổi nhất là 21 tuổi, lớn nhất là 45 tuổi.
3.2. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đối tượng nghiên cứu.
3.2.1. Phân bố ối vỡ non theo tiền sử sản phụ có sinh non
Bảng 3.2. Phân bố ối vỡ non theo tiền sử sinh non
Tổng | |||
N | % | ||
Số lần sinh non | Không | 65 | 89% |
1 lần | 8 | 11% | |
Tổng | 73 | 100% |
Nhận xét:
- Tỷ lệ sản phụ không có tiền sử sinh non chiếm đa số trong số các sản phụ có OVN với tỷ lệ 89%. Nhóm sản phụ có tiền sử sinh non từ 1 lần trở lên chiếm 11% trong số các sản phụ có OVN. Trong nhóm sản phụ có tiền sử sinh non thì 100% số con sinh non đều sống.
3.2.2. Phân bố OVN theo phương pháp có thai
Bảng 3.3. Phân bố ối vỡ non theo phương pháp có thai
Tổng | ||
N | % | |
Tự nhiên | 63 | 86,3 |
Intrauterine insemination (IUI) | 0 | 0 |
In vitro fertilization (IVF) | 10 | 13,7% |
Tổng | 73 | 100% |
Nhận xét:
- Tỷ lệ sản phụ có thai tự nhiên chiếm tỷ lệ lớn nhất 86,3%, sau đó là nhóm có thai nhờ thụ tinh trong ống nghiệm 13,7%, không có trường hợp nào có thai nhờ phương pháp bơm tinh trùng vào buồng tử cung.
3.2.3. Tình trạng nước ối khi sản phụ nhập viện
Bảng 3.4. Tình trạng nước ối của sản phụ khi nhập viện
Tổng | ||
N | % | |
Hết ối | 19 | 26,03% |
Bình thường | 31 | 42,47% |
Thiểu ối | 23 | 31,5% |
Tổng | 73 | 100% |
Nhận xét:
- Tỷ lệ sản phụ OVN khi nhập viện có tình trạng ối giảm chiếm 57,53%, chỉ có 42,47% các trường hợp có lượng nước ối bình thường khi nhập viện.
3.2.4. Chỉ số số lượng bạch cầu của sản phụ có ối vỡ non
Bảng 3.5. Chỉ số xét nghiệm bạch cầu của sản phụ có ối vỡ non
Thời điểm trong vòng 24 giờ kể từ khi nhập viện | Thời điểm trong 24 giờ trước khi sinh | |
N | 73 | 65 |
Nhỏ nhất | 7,5 | 9,8 |
Lớn nhất | 22,4 | 22,8 |
Trung bình | 13,06 ± 3,94 | 13,5 ± 3,03 |
Nhận xét:
- Trước khi điều trị số lượng bạch cầu của sản phụ OVN có giá trị lớn nhất là 22,4 G/l, nhỏ nhất là 7,5 G/l. Trung bình chỉ số số lượng bạch cầu là 13,06 ± 3,94. Sau khi điều trị tích cực có 65 trường hợp được lấy máu trong vòng 24 giờ trước sinh và giá trị lớn nhất là 22,8 G/l, nhỏ nhất là 9,8 G/l. Trung bình chỉ số số lượng bạch cầu là 13,5 ± 3,03
3.2.5. Chỉ số CRP của sản phụ có ối vỡ non trước và sau khi điều trị Bảng 3.6 Chỉ số CRP của sản phụ có ối vỡ non
Thời điểm trong vòng 24 giờ kể từ khi nhập viện | Thời điểm trong 24 giờ trước khi sinh | |
N | 73 | 65 |
< 5 | 95,89% | 81,54% |
≥5 | 4,11% | 18,46% |
Nhỏ nhất | 0,85 | 0,8 |
Lớn nhất | 19,27 | 47,8 |
Trung bình | 4,31 ± 9,67 | 13,5 ± 12,03 |
Nhận xét:
- Tất cả các sản phụ được chỉ định xét nghiệm chỉ số CRP trong vòng 24 giờ kể từ khi nhập viện. Chỉ số CRP < 5 của sản phụ có ối vỡ non trước khi điều trị chiếm 95,89%,
chỉ số CRP 5 trước khi điều trị chiếm 4,11%. Chỉ số CRP khi nhập viện trung bình là 4,31 ± 9,67. Chỉ số nhỏ nhất là 0,85 mg/L, lớn nhất là 19,27 mg/L
- Có 65 sản phụ có được chỉ định làm xét nghiệm CRP trong 24 giờ trước khi sinh. Trong đó chỉ số CRP < 5 của sản phụ có ối vỡ non chiếm 81,54%, chỉ số CRP
5 sau khi điều trị chiếm 18,46%. Trung bình là 13,5 ± 12,03. Chỉ số nhỏ nhất là 0,8 mg/L, lớn nhất là 47,8 mg/L
3.2.6. Chỉ số procalcitonin của sản phụ có ối vỡ non Thời điểm trong 24 giờ trước khi sinh
Bảng 3.7. Chỉ số procalcitonin của sản phụ có ối vỡ non
Tổng | ||
N | % | |
< 0,05 | 36 | 83,72% |
>= 0,05 | 7 | 16,28% |
Tổng | 43 | 100% |
Nhỏ nhất | 0,024 | |
Lớn nhất | 0,184 | |
Trung bình | 0,02 ± 0,11 |
Nhận xét:
- Có 43 sản phụ trên tổng 73 sản phụ có OVN nghiên cứu được chỉ định làm xét nghiệm định lượng Procalcitonin. Chỉ số procalcitonin của sản phụ OVN có giá trị
≥0,05 chiếm đa số (84,61%), chỉ số lớn nhất là 0,184 ng/ml, nhỏ nhất là 0,024 ng/ml. Trung bình chỉ số procalcitonin là 0,02 ± 0,11