Thực Trạng Việc Sử Dụng Phương Pháp Tự Học Của Học Sinh

Số HS giỏi dành thời gian tự học từ 03 giờ trở lên chiếm tỷ lệ là 6,86%, HS khá là 10,13% và HS trung bình là 2,61%, không có HS yếu. Ngược lại, số HS yếu dành thời gian tự học dưới 01 giờ chiếm tỷ lệ là 1,63%, HS trung bình là 28,43%, HS khá là 0,98% và không có HS giỏi. Như vậy, chúng ta thấy có sự liên quan nhất định giữa học lực của HS với việc dành thời gian tự học. HS khá, giỏi dành thời gian tự học nhiều hơn là HS trung bình, HS yếu. Kết quả này có thể khẳng định rằng: Những học sinh khá, giỏi là những HS có ý thức tự học cao.

* Thực trạng nội dung tự học và việc sử dụng các PPTH của học sinh

Nhóm nghiên cứu tiến hành khảo sát để đánh giá thực trạng NDTH và thực trạng việc sử dụng các PPTH của học sinh qua bảng khảo sát 2.11 và 2.12.

- Thực trạng nội dung tự học

NDTH của HS sẽ quyết định đến kết quả học tập của các em. Bởi khi các em xác định được cần phải học cái gì và hoàn thành NDTH theo mình đề ra nghĩa là các em đã có KHTH và thực hiện được KHTH. Vậy với thực trạng HS còn chưa được quan tâm trong việc xây dựng và thực hiện KHTH, các em sẽ tự học những nội dung gì ?

Bảng 2.11. Thực trạng nội dung tự học của học sinh



STT


Nội dung khảo sát

Mức độ thực hiện (%)

Tốt

TB

Chưa tốt

1

Đọc lại kiến thức trong vở ghi

32,02%

58,49%

9,47%

2

Đọc lại vở ghi và sách giáo khoa

29,73%

57,18%

13,07%

3

Học lý thuyết và làm bài tập thầy cô kiểm tra vào giờ sau

65,68%

31,04%

3,26%

4

Đọc sách nâng cao, sách tham khảo và làm bài tập nâng cao

9,15%

17,97%

71,56%

5

Làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới

56,86%

29,08%

13,72%

6

Đọc lại nội dung sách giáo khoa và làm các bài tập trong sách giáo khoa

40,84%

45,42%

14,05%

7

Viết lại bài giảng của giáo viên theo ý hiểu của mình

để tự làm bài tập

5,22%

7,84%

86,27%

8

Đọc và tìm hiểu các kiến thức liên quan trong sách báo, trên mạng internet…

5,55%

11,76%

76,47%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 8


49

Khi được hỏi về NDTH, phần lớn các em HS trả lời là thực hiện ở mức độ tốt việc “học lý thuyết và làm bài tập thầy cô kiểm tra vào giờ sau” (65,68%), “làm bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới” (56,86%), “đọc lại nội dung SGK và làm các bài tập trong SGK” (40,84%); các em thực hiện ở mức trung bình việc “đọc lại kiến thức trong vở ghi” (58,49%), “đọc lại vở ghi và SGK” (57,18%). Thực chất, những nội dung tự học này chủ yếu là để đối phó, để thực hiện nhiệm vụ được giao. Còn những nội dung tự học khác thể hiện tính tích cực của HS thì tỷ lệ không cao. Có từ 71,56% - 86,27% HS thực hiện rất yếu việc “đọc sách nâng cao, sách tham khảo và làm bài tập nâng cao, Viết lại bài giảng của giáo viên theo ý hiểu của mình để tự làm bài tập” và “Đọc và tìm hiểu các kiến thức liên quan trong sách báo, trên mạng internet. Có một số HS không trả lời đối với ba nội dung này.

Việc tự học của các em thường chỉ là đáp ứng những yêu cầu của GV một cách máy móc, chưa có sự tìm tòi, mở rộng kiến thức hoặc hướng vào việc đọc lại kiến thức trong vở ghi nhằm phát triển năng lực của bản thân. Những HS thực hiện tốt các NDTH là những HS được thầy cô đánh giá cao.

- Thực trạng việc sử dụng các phương pháp tự học

PPTH quyết định tới kết quả học tập của HS. Nhìn chung, HS THCS chưa biết PPTH hoặc biết phương pháp nhưng chưa thực hiện được, với HS THCS là DTTS điều này lại càng hạn chế, bởi chỉ một số rất ít những em có năng lực và học tốt.

Bảng 2.12. Thực trạng việc sử dụng phương pháp tự học của học sinh



Các phương pháp tự học

Học sinh (%)

Tốt

Khá

TB

Yếu

Rất yếu

1. Học thuộc lòng tất cả các lý thuyết và

các công thức cần ghi nhớ

1,63%

17,97%

35,62%

40,84%

0%

2. Liệt kê những ý chính, ý khó và quan

trọng trong bài

13,39%

5,55%

28,10%

24,83%

17,97%

3. Đọc lại, phân tích, tổng hợp và ghi nhớ

tất cả các bài học

1,63%

14,05%

22,54%

22,87%

14,05%

4. Sơ đồ hóa và hệ thống hóa lại các kiến thức

11,43%

22,54%

7,18

16,99%

25,16%


50

khoa và làm bài tập nâng cao để đào sâu kiến thức


9,15%


18,62%


36,60%


11,43%


19,93%

6. Thường xuyên đọc sách tham khảo

9,15%

14,70%

19,28%

33%

17,97%

7. Phát hiện vấn đề, thu thập thông tin,

xử lí thông tin, rút ra kết luận

0

11,43%

25,81%

43,13%

13,39%

8. Chuẩn bị kỹ bài mới trước khi lên lớp

56,86%

21,24%

7,18%

14,70%

0

9. Soạn đề cương để học

24,50%

28,10%

7,51%

8,82%

9,08%

10. Kiểm tra và đánh giá kết quả tự học

0

8,82%

14,70%

4,57%

3,26%

5. Làm hết các bài tập trong sách giáo

Qua khảo sát thực trạng việc sử dụng PPTH thì đa số HS chưa biết kết hợp nhiều phương pháp học tập khác nhau để đạt được mục tiêu học tập. Thậm chí các em còn lúng túng trước những phương pháp học tập được đề ra. Còn nhiều HS chưa có phương pháp học tập khoa học, hợp lý; việc tự học của các em mới chỉ dừng lại ở những phương pháp đơn lẻ để hoàn thành những nhiệm vụ cụ thể trước mắt, chưa biết kết hợp giữa các PPTH để mở rộng, đào sâu kiến thức nâng cao hiệu quả học tập.

Tỉ lệ HS thực hiện các PPTH tốt là rất ít, cụ thể là có 9,15% HS thực hiện tốt phương pháp “làm hết các bài tập trong sách giáo khoa và làm bài tập nâng cao để đào sâu kiến thức”; có 1,63% HS thực hiện tốt phương pháp“học thuộc lòng tất cả các lý thuyết và các công thức cần ghi nhớ”. Chủ yếu HS quan tâm đến việc “chuẩn bị kỹ bài mới trước khi lên lớp”. Khi trao đổi trực tiếp, nhiều HS trả lời chỉ soạn đề cương để chuẩn bị cho các bài kiểm tra từ 45 phút trở lên. Hầu hết các phương pháp học tập không được các em trả lời đầy đủ, phần vì các em phân vân chưa hiểu, phần vì các em chưa thực hiện.

* Hình thức tự học (HTTH)

Như đã phân tích ở trên, về nhận thức nhiều HS chưa hiểu rõ về tự học, còn ít HS thấy được ý nghĩa, vai trò và sự cần thiết của HĐTH, vậy HĐTH của các em thực tế được thực hiện dưới những hình thức như thế nào?


51

Bảng 2.13. Hình thức tự học của học sinh


Hình thức tự học

Đồng ý

%

Phân

vân %

Không

đồng ý %

1. Em tự suy nghĩ, tự tìm hiểu các tài liệu để trả lời

câu hỏi và làm bài tập của thầy cô giáo ở lớp

85,29%

14,70%

0

2. Em viết lại bài giảng của thầy cô giáo theo ý hiểu

của mình để tự làm bài tập

2,61%

45,09%

29,73%

3. Em thường học nhóm ở nhà (ở phòng) cùng các bạn

31,04%

40,19%

22,22%

4. Em thường xuyên được thảo luận nhóm và tự trình

bày sau đó thầy cô đánh giá

55,88%

23,52%

20,58%

5. Em học cùng các bạn ở trên lớp vào đầu giờ hoặc

giờ ra chơi (hoặc các giờ tự học)

13,39%

33,33%

30,06%

6. Thay vì tự học ở nhà, em thường đi học thêm

0

18,30%

58,16%

7. Em thường suy nghĩ về nội dung các bài học khó

trong lúc lao động giúp đỡ gia đình

11,43%

45,42%

32,35%

HTTH được HS nói đến nhiều nhất là HS “tự suy nghĩ, tự tìm hiểu các tài liệu để trả lời câu hỏi và làm bài tập của thầy cô giáo ở lớp”(85,29%) và “thường xuyên được thảo luận nhóm và tự trình bày sau đó thầy cô đánh giá” (55,88%). Thời gian gần đây, ngành GD&ĐT đã tiến hành mạnh mẽ việc đổi mới PPDH nhằm phát huy tính chủ động, tích cực của HS. Mặc dù vậy, đa số HS DTTS vẫn chưa đạt được cái đích cuối cùng của việc tự học là sau khi nghe giảng, sau khi học các em có thể tự viết lại theo cách hiểu của mình. Chỉ có 2,61% HS được hỏi cho rằng: “Em viết lại bài giảng của thầy cô giáo theo ý hiểu của mình để tự làm bài tập”.

Việc tự học của HS có thể thực hiện theo nhiều cách đa dạng khác nhau, nhưng HS DTTS khó áp dụng cho bản thân, còn nhiều HS phân vân trước các HTTH khác nhau. Đối với hình thức “học nhóm ở nhà (ở phòng) cùng các bạn” chiếm 31,04%. Đây cũng là một HTTH tốt để HS có thể trao đổi và hiểu bài tốt hơn, thông qua HTTH này các em HS khá, giỏi có thể hỗ trợ các bạn học trung bình hay học yếu. Có 11,43% HS “thường suy nghĩ về nội dung các bài học khó trong lúc lao động giúp đỡ gia đình” – điều đặc biệt

52

qua điều tra thực tế thì những HS này đều là HS khá, giỏi và một số em là tấm gương điển hình vượt khó học tốt.

2.4.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

HĐTH của HS DTTS chịu tác động của nhiều nhân tố khác nhau, bao gồm những yếu tố thuộc về bản thân HS và những yếu tố tác động bên ngoài. Tìm hiểu vấn đề này, nhóm nghiên cứu thu được kết quả sau:

Bảng 2.14. Những yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động tự học của học sinh



Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động tự học

Mức độ (%)

Ảnh hưởng nhiều

Ảnh hưởng ít

Hoàn toàn không ảnh hưởng

1. Hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập

51,30%

31,04%

17,64%

2. Nhận thức đúng về tự học, ý nghĩa và vai trò của tự học

52,94%

32,02%

15,03%

3. Có động cơ học tập đúng đắn

40,19%

33%

26,79%

4. Nhà trường xây dựng phong trào thi đua tự học tốt, bầu

không khí học tập đoàn kết, giúp đỡ

50,65%

23,20%

26,14%

5. GV thường xuyên áp dụng những phương pháp dạy học

tích cực

53,92%

27,12%

18,95%

6. HS được tạo điều kiện để có thời gian tự học ở lớp cũng

như ở nhà (ở phòng)

60,13%

33%

6,86%

7. GV có kế hoạch tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động

tự học của học sinh

66,99%

21,24%

11,76%

8. Xây dựng và duy trì nề nếp tự học nghiêm túc

29,73%

38,88%

31,37%

9. Có tổ chức trong học tập, khen thưởng rõ ràng

47,71%

39,86%

12,41%

10. HS được giao nhiệm vụ tự học ở nhà

29,73%

46,07%

21,18%

11. GV hướng dẫn tự học

35,62%

44,11

20,26%

12. HS được GV kiểm tra, đánh giá kết quả tự học

36,27%

28,43%

35,29%

* Yếu tố chủ quan thuộc về học sinh

Yếu tố chủ quan thuộc về HS gồm “nhận thức đúng về tự học, ý nghĩa và vai trò của tự học”, có 52,94% HS cho là ảnh hưởng nhiều và 32,02% HS cho là ảnh hưởng một phần; yếu tố chủ quan thứ hai là “có động cơ học tập đúng đắn”, có 40,19% ý kiến HS cho là ảnh hưởng nhiều và 33% ý kiến cho là ảnh hưởng ít.

Động cơ học tập thể hiện ở sự khát khao tìm kiếm và lĩnh hội những tri thức, kỹ năng, kỹ xảo của người học và có ảnh hưởng nhiều đến kết quả tự học của HS.

53

Trở lại phân tích ở phần trên, chúng ta thấy rằng, đã có những HS nhận thức được về tự học, vai trò và ý nghĩa của việc tự học. Tuy nhiên, để biến nhận thức đó thành những hành động học tập cụ thể đối với HS DTTS thì cần có những điều kiện nhất định, trong đó có những yếu tố khách quan tác động đến học tập của HS.

* Yếu tố khách quan ảnh hưởng đến tự học của học sinh

Trên thực tế, có nhiều yếu tố tác động đến vấn đề tự học của HS, trong phạm vi của đề tài này, nhóm nghiên cứu chủ yếu đề cập đến các yếu tố thuộc về trường học có ảnh hưởng đến HĐTH của các em.

Yếu tố “hoàn cảnh gia đình, điều kiện học tập” được 51,30% cho là ảnh hưởng nhiều và 31,04% HS cho là ảnh hưởng ít; bởi HS vùng cao, miền núi, điều kiện gia đình khó khăn thường là cản trở lớn cho việc học tập, nhất là những nơi còn tồn tại nhiều tập tục cổ hủ, lạc hậu. HS DTTS thường thích được khen ngợi, động viên, nhưng để HS có thể tự học tốt và đạt hiệu quả cao thì các em cần được hướng dẫn tự học.

Một yếu tố khác có ảnh hưởng đến việc tự học của HS là PPDH của GV, số HS được hỏi cho rằng PPDH của GV ảnh hưởng nhiều đến việc tự học của các em chiếm 53,92%. Có đến 66,99% HS cho là ảnh hưởng nhiều từ việc “thầy, cô có kế hoạch tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra hoạt động tự học của HS”. Kiểm tra việc tự học của HS DTTS có ý nghĩa quan trọng nhằm nắm bắt được việc thực hiện tự học của các em ra sao, có những khó khăn gì để giúp HS kịp thời điều chỉnh cho phù hợp với kế hoạch, mục tiêu đề ra.

Từ các kết quả phân tích trên có thể rút ra nhận xét về thực trạng HĐTH của HS như sau: Nhận thức về tự học và vai trò của tự học trong HS DTTS chưa toàn diện, năng lực tự học của HS còn hạn chế, các em chưa có KHTH hoặc có KHTH nhưng việc thực hiện kế hoạch chưa triệt để, vẫn mang tính hình thức, hời hợt. NDTH của HS chưa mở rộng, vẫn bó gọn trong vở ghi, SGK, chưa biết mở rộng các vấn đề. Các em chưa được tạo điều kiện triệt để, PPTH chưa khoa học, chưa khai thác được những lợi thế của môi trường, năng lực vận dụng thực hành của HS còn ở mức trung bình.

54

2.4.3. Thực trạng quản lý hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

Quản lý xây dựng và bồi dưỡng ĐCTH cho HS nhằm thực hiện các mục tiêu xác định. Do đó, để đạt được mục tiêu đề ra thì phải thực hiện tốt các chức năng quản lý trong hoạt động quản lý, đặc biệt là trong quản lý HĐTH của HS. Đương nhiên, để công tác quản lý đạt hiệu quả, phải bắt đầu từ nhận thức của người CBQL cũng như GV các trường học.

2.4.3.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác quản lý hoạt động tự học đối với học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

Nhóm nghiên cứu thực hiện khảo sát đối tượng là CBQL và GV của 9 trường học có trên 50% HS là DTTS (ngoài 5 trường đã khảo sát HS lớp 8, 9; còn có 4 trường TH&THCS Bằng Cả, TH&THCS Vũ Oai, TH&THCS Hòa Bình, TH&THCS Dân Chủ với tổng số 14 CBQL và 134 GV THCS). Kết quả được phản ánh cụ thể trong bảng sau đây:

Bảng 2.15. Ý nghĩa và vai trò của công tác quản lý hoạt động tự học trong việc nâng cao chất lượng học tập của học sinh dân tộc thiểu số


Ý nghĩa và vai trò của quản lý hoạt động tự học trong việc nâng cao chất lượng học tập

Mức độ (%)

Rất

quan

Tương đối

quan trọng

Không

quan trọng

1. Có vai trò quyết định đến kết quả học tập của HS

85,81%

14,18%

0

2. Hình thành tính kỷ luật, tự giác, thói quen và nền nếp

81,08%

18,91%%

0

3. Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập

84,45%

15,54%

0

4. Giúp học sinh rèn luyện phong cách học tập, làm việc

độc lập, tư duy khoa học suốt đời

74,32%

19,59%

6,08%

5. Giúp HS hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách

69,59%

22,97%

7,43%%

CBQL và GV của các nhà trường đều nhận thức đúng đắn về vai trò, ý nghĩa của công tác quản lý HĐTH. Trong đó, “vai trò quyết định đến kết quả học tập của HS” và “phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập” được đánh giá ở mức độ rất quan trọng cao nhất; đối với các vai trò khác như “hình thành tính kỷ luật, tự giác, thói quen và nền nếp”,


55

giúp học sinh rèn luyện phong cách học tập, làm việc độc lập, tư duy khoa học suốt đời” hay “giúp học sinh hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách” cũng được từ 69,59% đến 81,08% CBQL và giáo viên thống nhất ở mức độ rất quan trọng.

Tuy nhiên, còn 22,97% CBQL và giáo viên đánh giá vai trò, ý nghĩa của quản lý hoạt động tự học trong việc “giúp học sinh hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách” chỉ ở mức tương đối quan trọng. Đặc biệt còn 6,08 đến 7,43% CBQL và GV đánh giá vai trò không quan trọng của “giúp học sinh rèn luyện phong cách học tập, làm việc độc lập, tư duy khoa học suốt đời” và “giúp học sinh hình thành, phát triển và hoàn thiện nhân cách”.

2.4.3.2. Thực trạng nội dung quản lý hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

* Quản lý hướng dẫn học sinh lập KHTH và thực hiện kế hoạch tự học

- Quản lý hướng dẫn học sinh lập kế hoạch tự học

Để giúp HS sử dụng thời gian tự học hiệu quả, các trường có HS bán trú và trường DTNT huyện đã xây dựng kế hoạch và triển khai KHTH chung của HS ngay trong thời gian hoạt động đầu năm, chỉ đạo và phân công GV quản sinh; có kiểm tra đánh giá việc thực hiện KHTH của HS thông qua kiểm tra giờ tự học và nền nếp học tập của HS. Các trường học còn lại chỉ có kế hoạch cho hoạt động chung của trường, lớp và việc kiểm tra giao cho GVCN, Đoàn Đội; một số giáo viên có hướng dẫn và kiểm tra HS lập thời gian biểu và KHTH thông qua bộ môn Giáo dục công dân (gắn với bài học) nhưng chỉ dừng lại ở đó, không kiểm tra việc thực hiện.

Thực tế các trường triển khai kế hoạch tự học cũng còn tồn tại, đó là: chỉ xây dựng KHTH chung một học kỳ hoặc cả năm học cho HS toàn trường trong thời gian hoạt động đầu năm học với đặc thù của nhà trường; công tác kiểm tra chưa tiến hành thường xuyên nên việc xây dựng và thực hiện KHTH của HS còn hạn chế; một số HS chưa biết hoặc còn lúng túng trong việc xây dựng KHTH. Việc điều chỉnh bổ sung KHTH của HS còn thiếu tính linh hoạt.


56

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022