Sơ Lược Về Các Trường Có Học Sinh Thcs Huyện Hoành Bồ, Tỉnh Quảng Ninh

Lâm, xã Đồng Sơn, xã Kỳ Thượng). Với các chương trình, dự án, các chính sách được triển khai hiệu quả, tạo sự chuyển biến tích cực trên các lĩnh vực, góp phần thay đổi diện mạo vùng đồng bào dân tộc miền núi, vùng cao của huyện.

Với vị trí địa lý và giao thông thuận lợi, Hoành Bồ có nhiều điều kiện giao lưu hàng hóa và kinh tế - xã hội phát triển những lợi thế của huyện như dịch vụ du lịch, phát triển công nghiệp. “Mục tiêu phấn đấu đến năm 2020, xây dựng huyện Hoành Bồ có kinh tế phát triển nhanh, mạnh; hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại gắn kết liên thông trong vùng đô thị trung tâm của tỉnh Quảng Ninh; môi trường trong sạch, bền vững; bản sắc văn hóa dân tộc được bảo tồn và phát huy; trật tự - an toàn xã hội, quốc phòng, an ninh bảo đảm. Đến năm 2030, huyện Hoành Bồ trở thành một trong những vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh Quảng Ninh, với cơ cấu kinh tế Dịch vụ - Công nghiệp - Nông nghiệp; khu vực dịch vụ văn minh -chất lượng cao, công nghiệp sạch, hiện đại, nền nông nghiệp hàng hóa công nghệ cao; là một trong những trung tâm phát triển đô thị sinh thái của tỉnh Quảng Ninh” [12].

2.2. Sơ lược về các trường có học sinh THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

2.2.1. Quy mô trường lớp

Huyện có 14 trường học có HS THCS, nằm trên địa bàn 13 xã, thị trấn. Khoảng cách các trường cách xa nhau từ 8 - 15 km. Trường xa nhất cách trung tâm huyện 45 km; Giao thông đi lại khó khăn do địa bàn vùng núi hiểm trở, cơ sở hạ tầng xuống cấp. Do hạn chế về ngân sách, cơ sở vật chất và do số lượng HS từng xã, thị trấn nên chỉ có 07/14 trường THCS, còn lại là các trường liên cấp TH&THCS, THCS&THPT. Có 02/14 trường THCS mới được thành lập năm 2012, 3/14 trường thành lập năm 2011, tách ra từ trường liên cấp theo đề án chính sách phát triển giáo dục THCS, còn một số trường được tách sớm hơn.

Đặc thù của huyện Hoành Bồ là 100% các trường có cấp THCS đều có HS DTTS tham gia học tập. Trong đó có 01 trường phổ thông dân tộc nội trú (HS ăn, ở, học tập và tham gia hoạt động tại trường); 04 trường có HS bán trú

33

(TH&THCS Đồng Sơn, PTDTBT THCS Đồng Lâm, TH&THCS Kỳ Thượng, THCS Tân Dân với số lượng HS được ăn, ở tại trường theo quy định trong Thông tư liên tịch số 65/2011/TTLT-BGDĐT-BTC-BKHĐT ngày 22/12/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Tài chính và Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư; Hướng dẫn số 1678/HDLN-SGDĐT - STC ngày 15/05/2013 của Giám đốc Sở GD&ĐT và Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Quảng Ninh). Năm học 2015 - 2016 tại 03 trường thuộc 03 xã đặc biệt khó khăn và 01 trường dân tộc nội trú có từ 97% đến 100% HS DTTS. Các xã vùng cao, miền núi có người Kinh cư trú, công tác, có con em học tập tại địa phương chiếm tỉ lệ rất thấp. Các trường gần trung tâm thị trấn số lượng HS dân tộc ít hơn. Quy mô trường, lớp không đồng đều giữa các xã, thị trấn. Số lượng HS cũng theo sự phân bố dân cư ở các vùng trong huyện. Kết quả thống kê mạng lưới trường học THCS của huyện được tổng hợp qua bảng 2.1 như sau:

Bảng 2.1. Mạng lưới trường học THCS của huyện Hoành Bồ năm học 2015 - 2016



TT


Xã/ trường

Hệ thống các trường học có HS THCS công lập

Năm thành lập

Hạng trường

Số điểm trường

Số HS THCS


HS DTTS

1

THCS Thị trấn Trới

2010

II

01

681

30

2

THCS Lê Lợi

2012

III

01

272

8

3

THCS Sơn Dương

2012

III

02

196

95

4

THCS Thống Nhất

2011

II

01

491

75

5

THCS&THPT Quảng La

2006

II

01

172

61

6

TH&THCS Bằng Cả

2007

II

01

67

62

7

THCS Tân Dân

2011

III

01

121

106

8

TH&THCS Đồng Sơn

2007

I

02

152

152

9

TH&THCS Vũ Oai

2002

II

01

72

58

10

TH&THCS Kỳ Thượng

2002

II

01

41

41

11

PTDTBT THCS Đồng Lâm

2011

I

02

127

124

12

TH&THCS Hoà Bình

2007

II

01

92

83

13

TH&THCS Dân Chủ

2007

III

01

74

52

14

DTNT huyện

1985

I

01

118

115


Tổng



17

2676

1062

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 6

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Hoành Bồ năm 2015-2016)


34

2.2.2. Chất lượng giáo dục

Triển khai Nghị quyết 29-NQ/TW [38], ngành GD&ĐT huyện đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, như: Đổi mới công tác QLGD; đổi mới PPDH, kiểm tra, thi cử, đánh giá HS; chú trọng công tác giáo dục đạo đức, kỹ năng sống cho HS... Phòng GD&ĐT huyện Hoành Bồ đã tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo ngành chức năng, các xã, thị trấn quan tâm đầu tư sửa chữa, xây dựng trường lớp; trang bị phương tiện, dụng cụ giảng dạy, học tập cho GV, HS.

Bên cạnh đó, huyện cũng còn những hạn chế, khó khăn trong phát triển giáo dục, đó là: Ở nhiều điểm trường vùng cao, điều kiện công tác hạn chế; HS nhận thức chậm, phụ huynh chưa quan tâm đến học tập của con em. CSVC, phương tiện hỗ trợ dạy học còn thiếu thốn; cơ chế thu hút GV giỏi về địa phương công tác chưa thực sự hấp dẫn. Một số GV chưa đáp ứng được yêu cầu về nâng cao chất lượng giảng dạy. Điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng hai mặt giáo dục của ngành qua các năm học chưa thật đồng đều, có chuyển biến nhưng chưa rõ rệt. Ví dụ như năm học 2015 - 2016, số lượng HS giỏi tăng trên 2% so với năm học 2014 - 2015, HS yếu giảm, nhưng lại xuất hiện HS kém (chiếm 0,11%).

Bảng 2.2. Chất lượng hai mặt giáo dục của các trường THCS từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2015 - 2016

Năm học

Tổng số HS

Chất lượng giáo dục

Học lực

Hạnh kiểm

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém

2011 -

2012

2808

320

1130

1248

110

0

1807

815

170

16

0

2012 -

2013

2781

306

1106

1264

105

0

1780

828

163

10

0

2013 –

2014

2719

378

1079

1196

66

0

1752

768

192

7

0

2014 -

2015

2699

396

1056

1132

115

0

1735

757

190

17

0

2015 -

2016

2676

455

1051

1068

99

3

1767

719

178

12

0

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Hoành Bồ năm 2011-2016)


35

Trong đó, tỉ lệ HS DTTS đạt học lực giỏi, khá còn thấp so với HS khác. Ở các trường vùng cao, vùng sâu chất lượng HS giỏi, khá thực chất không bằng HS giỏi, khá của các trường trung tâm, trường vùng thấp của huyện; HS khuyết tật nhiều hơn. HS DTTS cũng được quan tâm, tạo điều kiện hơn về điểm số và dễ được động viên, khích lệ khi có năng lực học tập. Trong hai năm học gần đây, chất lượng HS giỏi, khá có phần được nâng lên; HS yếu, kém giảm. Các em HS DTTS đã được tổ chức, tham gia nhiều hoạt động phục vụ cho học tập. Một số em đã được bồi dưỡng và đạt nhiều thành tích về mặt bề nổi, các chương trình hành động của trường, của huyện, của tỉnh; song bên cạnh đó, chưa khai thác được nhiều thế mạnh của các em đối với các bộ môn văn hóa và công tác mũi nhọn.

Bảng 2.3. Chất lượng hai mặt giáo dục của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS năm học 2014 - 2015 và năm học 2015 - 2016

Năm học

Tổng

số HS DTTS

Chất lượng giáo dục

Học lực

Hạnh kiểm

Giỏi

Khá

TB

Yếu

Kém

Tốt

Khá

TB

Yếu

Kém

2014 -

2015

1027

85

363

543

35

1

611

340

64

12

0

2015 -

2016

1062

104

368

565

24

1

631

351

75

5

0

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Hoành Bồ năm 2014-2016)

2.2.3. Đặc điểm học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh

2.2.3.1. Đặc điểm về ngôn ngữ

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính dùng trong nhà trường, song ngôn ngữ là một trong những rào cản chính đối với trẻ em người DTTS trong việc tiếp cận nền giáo dục có chất lượng. Thực tế đó đòi hỏi cần phải có những PPDH thích hợp, tăng cường dạy tiếng Việt để giúp các em tiếp thu tốt các kiến thức tại trường.

HS đã quen tiếp xúc với môi trường hẹp ở thôn bản, gia đình hoặc thông qua tiếp xúc với cộng đồng bằng tiếng mẹ đẻ nên các em có lối diễn


36

đạt, cách nghĩ rất riêng; nhất là khi giao tiếp với thầy cô hoặc người lớn thường lời nói không có chủ ngữ, hay nói trống không, nhiều dấu và chữ phát âm sai (đặc biệt là dấu ngã (~) với dân tộc Dao, dấu hỏi (?) và dấu (~) với dân tộc Sán Dìu, HS người Dao còn sai nhiều trong phát âm và dùng từ ngữ...).

2.2.3.2. Đặc điểm về tâm lý

HS dân tộc đang có chuyển biến rõ về đi học đúng độ tuổi nhưng vẫn còn trường hợp HS ra lớp học nhiều tuổi, bỏ học rồi đi học lại. Các em thường ngại ngùng, lảng tránh khi giao tiếp với thầy cô, người lạ. Các em HS đều từ các thôn bản có địa hình phức tạp, thiếu kỹ năng sống, nhất là trong trường cùng chung sống hòa nhập với các bạn dân tộc khác. Đặc điểm tâm lý nổi bật nhất là các em vốn nhút nhát, tự ti nhưng lòng tự ái rất cao, khó gần gũi. Đối với HS ở lớp 8, 9 thường hay nghỉ học hoặc trốn về nhà (với HS bán trú) giúp đỡ gia đình hoặc có biểu hiện dễ nảy sinh tình cảm yêu đương, lấy vợ, lấy chồng sớm.

2.2.3.3. Đặc điểm về trình độ nhận thức

HS DTTS ở các trường THCS đã hoàn thành chương trình Tiểu học, nhiều em được học tập ở các điểm trường, cách trường Tiểu học chính từ 5 đến 15 km. Một số em ở điểm trường thường được học ghép 2 trình độ trong một lớp, khả năng nói, viết và diễn đạt tiếng Việt không thành thạo nên tỷ lệ đầu vào lớp 6 thấp. Phần lớn các em vốn quen tiếp xúc với tự nhiên, thiên nhiên, núi rừng xung quanh nên có kỹ năng lao động khá tốt. HS có trình độ không đồng đều, thể hiện ở kết quả học tập, sự nỗ lực về tỷ lệ chuyên cần. HS phần lớn đạt kết quả học tập ở mức độ yếu và trung bình, hai năm gần đây số lượng HS khá đã tăng nhưng chất lượng thực vẫn còn đáng lo ngại. Việc học tập của các em HS như một sự bắt buộc, trách nhiệm trong độ tuổi, sự hứng thú học tập cũng như nhu cầu, động cơ học tập không cao.

2.2.3.4. Đặc điểm hoàn cảnh gia đình

HS ở lứa tuổi này được coi là lực lượng lao động chính trong gia đình. Hiện tượng HS bỏ học do tư tưởng lập gia đình sớm hay đi làm để trang trải cuộc sống, lao động giúp đỡ gia đình khiến công tác duy trì sĩ số luôn ở tình trạng báo động.

37

Tỷ lệ thu nhập bình quân theo đầu người thấp, chủ yếu dựa vào chăn nuôi và khai thác nông, lâm sản. Phụ huynh do trình độ văn hóa thấp, thậm chí đã xóa mù chữ nhưng tái mù chữ, hoàn cảnh gia đình kinh kế khó khăn, đông con, nảy sinh nạn cờ bạc, tảo hôn, trộm cắp, thậm chí cả nghiện hút. Chính điều đó dẫn tới việc không quan tâm, thúc giục con em, không phối kết hợp với GV mà ủy thác việc giáo dục con em cho nhà trường.

2.2.3.5. Đặc điểm về phong tục tập quán

Đồng bào DTTS ở Hoành Bồ có đời sống tinh thần đoàn kết được thể hiện ở các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán mang bản sắc riêng. HS cũng là lực lượng đông để tham gia vào các phong tục tập quán, các lễ hội và văn hóa truyền thống dân tộc của gia đình, dòng họ và địa phương. Đám cưới, đám ma, lễ cấp sắc kéo dài trong nhiều ngày; lễ cầu an, lễ cầu mùa, văn hóa ném còn, bắn nỏ, kéo co, đẩy gậy, nhảy bao bố của nam nữ là sức hấp dẫn với các em HS, nhất là những ngày giáp hạt, ngày gần Tết (có lễ cấp sắc một lớp học 10/18 HS nghỉ hàng tuần vì liên quan họ nội, họ ngoại hoặc thậm chí để phục vụ, để xem các thầy nhảy múa...).

2.2.4. Đội ngũ giáo viên, đội ngũ cán bộ quản lý

- Về tình hình cán bộ quản lý THCS:

Cán bộ quản lý (CBQL) các trường THCS có HS DTTS, ngoài việc thực hiện các nhiệm vụ quy định tại Điều lệ trường học phải nắm vững chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước, có hiểu biết về phong tục, tập quán các DTTS và đặc điểm tâm lý HS dân tộc của địa phương, biết sử dụng ít nhất một tiếng DTTS ở địa phương để sử dụng trong giao tiếp với HS và cộng đồng, tạo cơ sở thuận lợi cho công tác quản lý. Theo định biên CBQL cơ bản đã đủ về số lượng quy định khung của Trung ương. 100% CBQL đều là Đảng viên; 100% đều có trình độ đào tạo đạt chuẩn, trong đó trên chuẩn (đại học) 95,65%, có 21/22 CBQL (chiếm 91,30%) có trình độ trung cấp lý luận chính trị. Về nghiệp vụ quản lý 23/23 CBQL (chiếm 100%) được bồi dưỡng nghiệp vụ quản lý ngắn hạn, có 6/23 CBQL (chiếm 26,08%) đã qua đào tạo quản lý giáo


38

dục, từ đó cho thấy năng lực của CBQL tương đối vững về lý luận chính trị và nghiệp vụ trong quản lý nhà trường.

Bảng 2.4. Thống kê độ tuổi, thâm niên CBQL các trường THCS năm học 2015 - 2016



Tổng số

Độ tuổi

Thâm niên quản lý

Dưới 30

31- 40

41-55

Từ 1 đến

5 năm

Từ 6 đến

9 năm

Từ 10 năm

trở lên

23

0

8

15

9

7

7

%

0%

34,78%

65,21%

39,13%

30,43%

30,43%

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Hoành Bồ năm 2015-2016)

Bảng 2.5. Thống kê trình độ đào tạo, chuyên môn nghiệp vụ của CBQL các trường THCS năm học 2015 - 2016


Tổng số


Đảng viên


Nữ

Trình độ

đào tạo

Trình độ

chính trị

Trình độ

quản lý


ĐH



TC

Trung cấp

Đã BD

nghiệp vụ QL

Chưa

được bồi dưỡng

23

23

9

22

1

0

21

23

0

%

100%

39,13%

95,65%

4,34%

0%

91,30%

100%

0%

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Hoành Bồ năm 2015-2016)

- Về tình hình đội ngũ giáo viên THCS:

GV ở các trường miền núi, vùng cao chủ yếu được điều động, tăng cường từ các nơi có điều kiện thuận lợi đến công tác nghĩa vụ, ít có GV đến định cư và công tác lâu dài tại địa phương. GV dạy ở các trường THCS có HS DTTS cũng phải biết sử dụng ít nhất một tiếng DTTS ở địa phương để sử dụng trong giao tiếp với HS và cộng đồng, nắm vững phong tục, tập quán các DTTS và đặc điểm tâm lý HS các dân tộc nơi công tác. Có PPDH phù hợp, linh hoạt với trình độ nhận thức của HS DTTS, bảo đảm thực hiện chương trình giáo dục phổ thông và nhiệm vụ của nhà trường.

Về trình độ đào tạo của đội ngũ GV THCS đang dần chuẩn hóa đáp ứng được yêu cầu; trong tổng số 281 giáo viên, hiện nay 100% số giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo, trong đó có 159/281 (56,58%) GV có trình độ đào tạo trên chuẩn (đại học). Đa số GV đều có ý thức tốt trong công tác, tâm

39

huyết với nghề nghiệp, tích cực học tập, tự bồi dưỡng về chuyên môn để đáp ứng yêu cầu công tác được giao. Phòng GD&ĐT huyện cũng đã làm tốt công tác tham mưu tạo mọi điều kiện để GV được cử đi học tập nâng cao trình độ trên chuẩn, đáp ứng yêu cầu đổi mới, đến nay tỷ lệ GV đạt trên chuẩn tuy chưa cao nhưng theo lộ trình đang thực hiện đến năm 2020, 90% GV đạt trình độ trên chuẩn. Thống kê chất lượng, cơ cấu đội ngũ GV THCS đã tuyển dụng từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2015 - 2016 qua bảng 2.6 như sau:

Bảng 2.6. Chất lượng, cơ cấu đội ngũ giáo viên THCS đã tuyển dụng từ năm học 2011 - 2012 đến năm học 2015 - 2016



Năm học


Tổng số

Trình độ

đào tạo


Trung cấp Chính trị


Đảng viên


Dân tộc

ĐH

2011 - 2012

285

116

169

9

117

23

2012 - 2013

267

125

143

19

128

21

2013 - 2014

268

145

123

28

135

19

2014 - 2015

268

150

118

37

160

21

2015 - 2016

281

159

120

46

166

20

(Nguồn: Phòng GD&ĐT huyện Hoành Bồ năm 2011-2016)

2.3. Khái quát về tổ chức điều tra, khảo sát thực trạng

2.3.1. Mục đích điều tra khảo sát

Đánh giá thực trạng nhận thức về HĐTH, thực trạng HĐTH, thực trạng quản lý HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh và những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng.

2.3.2. Nội dung khảo sát

- Thực trạng nhận thức về HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh.

- Thực trạng HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh.

- Thực trạng quản lý HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ - tỉnh Quảng Ninh.

40

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 17/05/2022