Các Thiết Chế Liên Quan Đến Việc Thi Hành Quyết Định Trọng Tài Thương Mại

Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày thụ lý, tùy từng trường hợp, tòa án ra một trong những quyết định sau đây:

- Tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đang xem xét quyết định của trọng tài nước ngoài;

- Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu, nếu cơ quan, tổ chức, cá nhân được thi hành rút đơn yêu cầu hoặc cơ quan, tổ chức cá nhân phải thi hành đã tự nguyện thi hành; cơ quan, tổ chức phải thi hành đã bị giải thể, phá sản mà quyền, nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức đó đã được giải quyết theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc cá nhân phải thi hành đã chết mà quyền, nghĩa vụ của người đó không được thừa kế;

- Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền nước ngoài đã hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài;

- Đình chỉ việc xét đơn yêu cầu và trả lại hồ sơ cho Bộ Tư pháp trong trường hợp không đúng thẩm quyền hoặc cơ quan, tổ chức phải thi hành không có trụ sở chính tại Việt Nam, cá nhân phải thi hành không cư trú, làm việc tại Việt Nam hoặc không xác định được địa điểm nơi có tài sản liên quan đến việc thi hành;

- Mở phiên tòa xét đơn yêu cầu.

Trong trường hợp có yêu cầu giải thích quy định tại khoản 2 điều 367 BLTTDS, thì thời hạn được kéo dài thêm hai tháng nữa.

Tòa án phải mở phiên tòa xét đơn trong thời hạn 20 ngày, kể từ ngày ra quyết định xét đơn yêu cầu. Ngay sau khi ra quyết định mở phiên tòa, tòa án phải chuyển hồ sơ cho Viện Kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 10 (mười) ngày, trước ngày mở phiên tòa.

Việc xét đơn yêu cầu được tiến hành tại phiên tòa do một hội đồng gồm 03 thẩm phán, trong đó một thẩm phán làm chủ tọa. Kiểm sát viên Việt Kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên tòa. Trong trường hợp Kiểm sát viên vắng mặt, thì phải hoãn phiên tòa. Phiên tòa được tiến hành với sự có mặt của người đại diện hợp pháp của cơ quan, tổ chức phải thi hành, cá nhân phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó. Những người này được triệu tập đến phiên tòa theo quy định của pháp luật Việt Nam.

Việc xét đơn yêu cầu vẫn được tiến hành, nếu người đại diện hợp pháp của tổ chức, cá nhân phải thi hành hoặc người đại diện hợp pháp của người đó yêu cầu tòa án xét đơn vắng mặt họ, hoặc sau hai lần triệu tập hợp lệ mà vẫn vắng mặt không có lý do chính đáng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Khi xét đơn yêu cầu, hội đồng không xét xử lại vụ tranh chấp đã được trọng tài nước ngoài giải quyết mà chỉ kiểm tra, đối chiếu quyết định của trọng tài nước ngoài và giấy tờ kèm theo với quy định của BLTTDS, nếu các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập không quy định khác để ra quyết định.

Hội đồng có quyền ra quyết định công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài hoặc quyết định không công nhận quyết định của trọng tài nước ngoài.

Cơ chế thi hành quyết định của trọng tài thương mại - Những vấn đề lý luận và thực tiễn - 9

Ngay sau khi ra quyết định, tòa án gửi Viện Kiểm sát cùng cấp bản sao quyết định đó.

+ Trình tự thủ tục xét kháng cáo, kháng nghị quyết định của tòa án về việc xét đơn yêu cầu công nhận và thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài nước ngoài

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tòa án ra quyết định, đương sự, người đại diện hợp pháp của họ có quyền kháng cáo quyết định đó. Đơn kháng cáo phải nêu rõ lý do và yêu cầu kháng cáo.

Trong trường hợp đương sự không có mặt tại phiên tòa xét đơn yêu cầu, thì thời hạn kháng cáo được tính từ ngày bản sao quyết định được giao cho họ; nếu kháng cáo quá hạn mà có lý do chính đáng thì thời hạn được tính từ ngày trở ngại cho việc kháng cáo không còn nữa. Viện Kiểm sát cùng cấp hoặc Viện Kiểm sát nhân dân tối cao có quyền kháng nghị quyết định của tòa án trong các trường hợp được quy định tại các điều 368 và 369 BLTTDS.

Thời hạn kháng nghị của Viện Kiểm sát cùng cấp là 15 ngày, của Viện Kiểm sát nhân dân tối cao là 30 ngày kể từ ngày tòa án ra quyết định.

Tòa án nhân dân tối cao xét quyết định của tòa án nhân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, khi có kháng cáo, kháng nghị trong thời hạn một tháng kể từ ngày nhận được hồ sơ; nếu cần phải yêu cầu giải thích theo quy định tại khoản 2 điều 367 BLTTDS, thì thời hạn được kéo dài nhưng không quá hai tháng nữa.

Thủ tục xét lại quyết định được tiến hành như thủ tục xét đơn yêu cầu quy định tại điều 369 BLTTDS. Hội đồng có quyền giữ nguyên, sửa đổi một phần hoặc toàn bộ quyết định của tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; tạm đình chỉ, đình chỉ việc xét kháng cáo, kháng nghị trong trường hợp đương sự rút kháng cáo, Viện Kiểm sát rút kháng nghị hoặc có căn cứ quy định tại các điểm a,b và c của khoản 1 điều 368 BLTTDS.

Quyết định của tòa án nhân dân tối cao là quyết định cuối cùng và có hiệu lực thi hành.

+ Trình tự, thủ tục thi hành tại Việt Nam các quyết định của trọng tài nước ngoài

Sau khi được tòa án có thẩm quyền công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài thì việc thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài theo các quy định của Luật Thi hành án dân sự năm 2008 có hiệu lực từ ngày 01/07/2009.

Trong trường hợp nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đang xem xét việc hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài đã có quyết định thi hành tại Việt Nam, thì thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định tạm đình chỉ thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài và gửi bản sao quyết định đó cho tòa án đã ra quyết định công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài.

Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự có thể áp dụng biện pháp đảm bảo cần thiết cho việc tiếp tục thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, nếu có yêu cầu của tổ chức, cá nhân được thi hành.

Ngay sau khi nhận được thông báo bằng văn bản của Bộ Tư pháp về việc cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài đã hủy bỏ hoặc đình chỉ thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài, tòa án đã ra quyết định công nhận và thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài ra quyết định hủy bỏ quyết định đó và gửi bản sao quyết định này cho cơ quan thi hành án.

Ngay sau khi nhận được quyết định của tòa án, thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định đình chỉ việc thi hành quyết định của trọng tài nước ngoài.

* Trình tự, thủ tục thi hành quyết định của trọng tài thương mại Việt Nam.

Sau thời hạn 30, đương sự gửi đơn yêu cầu thi hành quyết định trọng tài tới cơ quan thi hành án cấp tỉnh có thẩm quyền. Trình tự cụ thể như sau:

1. Cơ quan thi hành án dân sự thụ lý hồ sơ, xem xét và ra quyết định thi hành án.

2. Cơ quan thi hành án dân sự thông báo về thi hành án tới các đương sự.

3. Chấp hành viên tiến hành xác minh điều kiện thi hành quyết định trọng tài nếu người được thi hành án yêu cầu.

4. Các đương sự có thời gian tự nguyện thi hành án là 15 ngày theo quy định tại điều 45 Luật Thi hành án.

5. Nếu hết thời hạn tự nguyện thi hành án mà các bên vẫn không thi hành, chấp hành viên áp dụng biện pháp cưỡng chế thi hành án.

6. Kết thúc việc thi hành án: Việc thi hành án kết thúc khi quyền và nghĩa vụ của các bên đã được thực hiện một cách đầy đủ.

* Thủ tục thi hành quyết định trọng tài ở một số nước trên thế giới:

- Luật trọng tài Trung Quốc (1994), điều 62 quy định: Các bên sẽ phải thi hành phán quyết trọng tài. Nếu một trong các bên không thực hiện, bên kia có thể yêu cầu tòa án nhân dân cưỡng chế thi hành phù hợp với các quy định có liên quan của luật tố tụng dân sự. Tòa án nhân dân nhận được được đơn yêu cầu phải cưỡng chế thi hành phán quyết.

- Điều 35 Luật Trọng tài của Canada (1986) quy định: Một phán quyết trọng tài, bất kể được tuyên ở quốc gia nào, sẽ được công nhận là có giá trị bắt buộc và trên cơ sở yêu cầu bằng văn bản tới tòa án có thẩm quyền sẽ được thi hành theo các quy định của điều này và điều 36.

- Điều 27 Luật Trọng tài của Malaysia (1952) quy định: Với sự cho phép của tòa án cấp cao, một phán quyết theo thỏa thuận trọng tài có thể được cưỡng chế thi hành theo cách thức tương tự như một bản án hoặc quyết định có hiệu lực, trường hợp quyết định cho phép được đưa ra, thì quyết định đó là một bộ phận của phán quyết.

Có thể thấy rõ, so với quy định pháp luật của các nước về thủ tục thi hành phán quyết của trọng tài thương mại thì ở Việt Nam, thủ tục đơn giản hơn. Đây là một yếu tố quan trọng tạo nên sức hấp dẫn mới của trọng tài thương mại nước ta, bởi lẽ trước khi pháp lệnh trọng tài thương mại năm 2003 ra đời thì nguyên nhân chủ yếu làm giảm tính hấp dẫn của trọng tài trong một thời gian dài chính là khâu thi hành quyết định trọng tài.‌

2.2. Các thiết chế liên quan đến việc thi hành quyết định trọng tài thương mại

2.2.1. Cơ quan thi hành án dân sự

Thẩm quyền thi hành quyết định trọng tài thuộc Cục thi hành án cấp tỉnh nơi có trụ sở, nơi cư trú hoặc nơi có tài sản của bên phải thi hành. Nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể được quy định tại tại Điều 14 Luật thi hành án dân sự năm 2008.

Trong quá trình hoạt động, mô hình tổ chức và hoạt động của các cơ quan thi hành án dân sự nói chung còn có nhiều điểm chưa thật sự hợp lý.

Cơ chế quản lý hoạt động thi hành án còn lắm đầu mối nên công tác quản lý bị chia cắt quá nhiều, trong khi đó thẩm quyền quản lý còn nhiều điểm bất hợp lý, chưa cụ thể, chưa rõ ràng hoặc chồng chéo, trùng lặp nhất là trong hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với công tác thi hành án dân sự. Vị trí, thẩm quyền của cơ quan thi hành án dân sự chưa tương xứng với nhiệm vụ được giao nhất là trong mối quan hệ với các cơ quan tố tụng như công an, tòa án, kiểm sát.

Sự thiếu tập trung, thống nhất trong công tác quản lý thi hành án đã làm cho công tác thông kê, báo cáo, tổng kết thực tiễn để kịp thời đề ra những chủ trương và chính sách phù hợp với thực tiễn, tăng cường hiệu lực và hiệu quả của công tác chỉ đạo, điều hành thống nhất, nhanh nhạy đối với hoạt động thi

hành án gặp nhiều khó khăn làm hạn chế công tác thi hành án dân sự nói chung và công tác thi hành quyết định trọng tài thương mại nói riêng.

Xuất phát từ tính chất của thi hành án là dạng hoạt động hành chính – tư pháp, có tính đặc thù nên đòi hỏi phải có cơ chế quản lý phù hợp và mô hình tổ chức thi hành án đặc thù nhằm đảm bảo thực hiện nguyên tắc: “Các bản án và quyết định của TAND đã có hiệu lực pháp luật phải được các cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, các đơn vị vũ trang nhân dân và mọi công dân tôn trọng, những người và đơn vị hữu quan nghiêm chỉnh thi hành”.

2.2.2. Toà án nhân dân

Tòa án nhân dân là một bộ phận cấu thành quan trọng của cơ chế thi hành quyết định trọng tài. Hoạt động của tòa án có ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả thi hành quyết định trọng tài.

Trong quá trình thi hành quyết định trọng tài, tòa án có các chức năng chính sau:

- Công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài.

- Giải thích quyết định của mình nếu cơ quan thi hành án yêu cầu.

- Áp dụng biện pháp khẩn cấp, tạm thời trong quá trình trọng tài giải quyết tranh chấp. Tuy đây không phải hoạt động trong quá trình thi hành án, xong hoạt động này có tác động lớn đến hiệu quả thi hành quyết định trọng tài.

2.2.3. Viện kiểm sát nhân dân

Khoản 4 và 5 Điều 3 Luật Tổ chức Viện Kiểm sát nhân dân quy định, Viện kiểm sát nhân dân có chức năng:

“- Kiểm sát việc giải quyết các vụ án dân sự, hôn nhân và gia đình, hành chính, kinh tế, lao động và những việc khác theo quy định của pháp luật;

- Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc thi hành bản án, quyết định của Toà án nhân dân”.

Khoản 2 Điều 12 Luật thi hành án dân sự quy định Viện kiểm sát các cấp trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình kiểm sát việc tuân theo pháp luật về thi hành án của cơ quan thi hành án dân sự, chấp hành viên, cơ quan, tổ chức và cá nhân có liên quan đến việc thi hành án nhằm bảo đảm việc thi hành án kịp thời, đầy đủ, đúng pháp luật.

Thực tiễn thi hành án cho thấy, những chức năng trên của Viện Kiểm sát chưa được thực thi một cách đầy đủ.

* Đối với chức năng kiểm sát việc công nhận và cho thi hành quyết định trọng tài nước ngoài của tòa án:

- Ngay từ khi tòa án nhận được hồ sơ từ Bộ Tư pháp, trong thời hạn 03 ngày, tòa án có thẩm quyền có trách nhiệm thông báo cho Viện Kiểm sát cùng cấp được biết.

- Ngay sau khi ra quyết định mở phiên tòa, tòa án phải chuyển toàn bộ hồ sơ cho Viện Kiểm sát cùng cấp trong thời hạn mười ngày trước ngày mở phiên tòa.

- Phiên tòa xét đơn yêu cầu bắt buộc phải có sự tham gia của kiểm sát viên Viện Kiểm sát cùng cấp.

- Sau khi ra quyết định công nhận và cho thi hành, ngoài việc gửi cho các đương sự, tòa án phải gửi cho Viện Kiểm sát cùng cấp bản sao quyết định đó.

Theo các quy định trên, Viện Kiểm sát nhân dân có thẩm quyền, có chức năng kiểm sát toàn bộ quá trình xét đơn công nhận và cho thi hành tại Việt Nam quyết định của trọng tài nước ngoài. Tuy nhiên, hiệu quả của việc kiểm sát hoạt động này trên thực tế chưa thực sự có hiệu quả, còn mang tính

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 06/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí