Khê được thiết kế một phần chảy ra Hồ Tây và một phần chảy ra sông Tô Lịch.
(4) Khu vực phía Tây Bắc của Hồ Tây bao gồm địa phận phường xuân La, Nhật Tân. Đây là khu vực mới được nâng cấp thành phường nên so với các khu vực khác quanh hồ thì hệ thống đường xá và thoát nước chưa hoàn thiện. Ngoài hệ thống trong phường vẫn chưa đáp ứng được xu thế phát triển chung.
Cống Xuân La là cống xả lớn nhất của Hồ Tây nên mỗi khi mưa to, hồ nhiều nước thì Xuân La trở thành túi nước thải của hồ. Hầu hết các hộ gia đình sống cạnh hồ cũng xả thải trực tiếp xuống hồ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng môi trường chung khu vực.
(5) Khu vực phía Đông của Hồ Tây thuộc địa phận phường Quảng An. Khu vực này có địa thế cao, thoáng gió. Từ lâu khu vực này đã được đầu tư mạnh mẽ, trở thành trung tâm vui chơi giải trí của người dân Hà Nội (nhà nghỉ Quảng Bá, khách sạn Thắng Lợi). So với các khu vực khác thì nơi đây tập trung đầy đủ các điều kiền về cơ sở hạ tầng như giao thông, công trình, điện nước, bể bơi, nhà văn hóa... Ngoài ra, xung quanh Hồ Tây còn có rất nhiều hạng mục như lan can, hệ thống chiếu sáng, cột điện…dọc theo hành lang xung quanh hồ (bảng 3.2 và hình 3.1).
Bảng 3.2. Cơ sở hạ tầng xung quanh Hồ Tây
Hạng mục | Hiện trạng | ||
1 | Đường | Chiều dài đường xung quanh Hồ Tây | 18,9 km |
2 | Đường dạo | Vỉa hè | 6,3257 ha |
Đường dạo trong vườn hoa | 0,9 ha | ||
3 | Xây xanh thảm cỏ | Ghế đá | 345 chiếc |
Bãi cỏ | 16.339,31 m2 | ||
Hoa thời vụ | 1.151,14 m2 | ||
Cây viền | 1.047,82 m2 | ||
Cây cảnh khóm | 1.117 khóm | ||
Cây cảnh trồng mảng thân bò | 1.556,38 m2 | ||
Cây cảnh trồng mảng thân đứng | 292,39 m2 | ||
Chậu cây cảnh (chậu men) | 89 chậu | ||
Cây đơn lẻ | 121 cây | ||
Cây xanh bóng mát > 5 tuổi | 2.422 cây |
Có thể bạn quan tâm!
- Nghiên cứu các chức năng hệ sinh thái đất ngập nước Hồ Tây và những ảnh hưởng của phát triển đô thị tới các chức năng đó - 2
- Nghiên Cứu Về Đnn Và Phát Triển Đô Thị Tại Việt Nam Nói Chung Và Hà Nội Nói Riêng
- Điều Kiện Tự Nhiên Và Kinh Tế - Xã Hội
- Số Lượng Loài Và Họ Của Các Nghành Nhóm Đvkxscl Ở Hồ Tây
- Danh Mục Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Đã Xếp Hạng
- Ảnh Hưởng Của Phát Triển Đô Thị Tới Các Chức Năng Của Hệ Sinh Thái Hồ Tây
Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.
Nguồn: Ban quản lý Hồ Tây, 2011
Bia kỷ niệm 1000 năm Thăng Long | Bờ kè ven hồ |
| |
KS Seraton | Lan can sắt |
|
|
Đường vành đai đoạn Thuỵ Khuê | Đường Thuỵ Khuê |
|
|
Cây xanh bóng mát ven hồ |
Hình 3.1. Một số hình ảnh về cơ sở hạ tầng khu vực quanh hồ
3.2. Hiện trạng môi trường và đặc điểm hệ sinh thái Hồ Tây
3.2.1. Hiện trạng môi trường Hồ Tây
a. Các thông số thuỷ lý
Theo các nghiên cứu, điều tra gần đây nhất của Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật trong đề án “Điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, hệ sinh thái lòng Hồ Tây; đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và khai thác sử dụng hợp lý Hồ Tây” thì các thông số thủy lý tại Hồ Tây như sau:
Nhiệt độ: Nhiệt độ nước ở Hồ Tây dao động từ 25 † 340C. Nhiệt độ ở tầng đáy thường thấp hơn ở tầng mặt, nhiệt độ trong nước mặt thay đổi theo mùa, mùa mưa có nhiệt độ nước cao hơn mùa khô.
Độ pH: Độ pH dao động từ 6,9 † 9,8 và cao nhất ở những tháng mùa mưa (tháng 8). Độ pH trung bình ở tầng mặt và tầng đáy ít có sự chênh lệch, thường nằm trong khoảng từ 7,5 † 8,5. Ở các điểm cửa cống thải, độ pH có xu hướng nghiêng về trung tính hơn. Độ pH đạt chỉ tiêu cho phép tiêu chuẩn A1 và A2 theo QCVN08:2008/BTNMT.
Hàm lượng oxy hòa tan (DO): Hàm lượng DO nhìn chung có sự thay đổi theo mùa, mùa mưa có hàm lượng DO cao hơn so với mùa khô, DO tầng mặt của Hồ Tây dao động 0,4 † 2,3 mg/l (trung bình 5,57 mg/l). Hàm lượng DO tầng đáy dao động 0,4 † 8,6 mg/l (trung bình 4,79 mg/l), DO là lượng Oxy hoà tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của các nhóm động vật thuỷ sinh… Giá trị DO trung bình tầng mặt vào cuối mùa khô, đầu mùa mưa (trong các đợt tháng 4 và tháng 11) dao động 4,92 † 5,55 mg/l, thấp hơn so với hàm lượng DO trong tháng 8 (mùa mưa) 5,97 mg/l. Hàm lượng DO ở các điểm cống thải thường rất thấp so với tiêu chuẩn cho phép. Giá trị trung bình Oxy hoà tan ở tầng mặt ổn định và cao hơn so với tầng đáy và đã vượt chuẩn. Riêng ở các điểm cống thải lớn, hàm lượng DO không đạt tiêu chuẩn B1 (hàm lượng DO xuống rất thấp, dưới tiêu chuẩn cho phép nhiều vùng cửa cống có hiện tượng yếm khí, hàm lượng DO chỉ 0,4 mg/l) theo QCVN08:2008/BTNMT. Tại tầng nước sát đáy, hàm lượng DO thấp hơn tầng mặt, vùng nước tất cả các cửa cống đều có hàm lượng DO thấp dưới mức cho phép theo cả mức B1 và A2 theo QCVN08:2008/BTNMT.
Độ muối: Độ muối là hàm lượng tổng cộng tính bằng gam của tất cả các chất khoáng có trong nước. Độ muối trong tầng mặt Hồ Tây thường ở mức < 0,2%. Độ muối không biến đổi nhiều, nhưng tại các vùng cửa cống, độ muối cao hơn hẳn và biến đổi thất thường có thể do ảnh hưởng của nước thải xung quanh ra Hồ Tây. Hàm lượng muối ở tầng đáy biến đổi theo mùa rất rò: mùa mưa (tháng 8) có hàm lượng muối thấp nhất và đồng đều giữa các điểm khảo sát; vào mùa khô (đầu tháng 5 và tháng 11), hàm lượng muối cao hơn hẳn.
Độ dẫn (EC): Độ dẫn điện của nước tương quan với độ muối, liên quan đến sự có mặt của các ion trong nước. Các ion này thường là muối của kim loại như NaCl, KCl, SO2, NO3-, PO4 3- v.v... Tác động ô nhiễm của nước có độ dẫn điện cao thường liên quan đến tính độc hại của các ion tan trong nước. Để xác định độ dẫn điện, người ta thường dùng các máy đo điện trở hoặc cường độ dòng điện. Độ dẫn thường cao và biến đổi lớn tại khu vực các điểm cống.
Độ đục (NTU): Độ đục của nước gây ra bởi những chất rắn lơ lửng mà không nhìn được bằng mắt thường. Nguyên nhân gây ra độ đục trong nước là do các loại bùn, axit silic, các loại chất hữu cơ, vi sinh vật và thực vật phù du. Độ đục làm hạn chế ánh sáng trong nước, làm cho một số thực vật khó phát triển, và dẫn đến những động vật sống dựa vào những thực vật này cũng bị ảnh hưởng. Trong thời điểm mùa mưa, độ đục của nước Hồ Tây thường cao hơn so với mùa khô, và độ đục ở tầng đáy thường cao hơn so với tầng mặt.
b. Các thông số thuỷ hoá
Các thông số thủy hóa tại Hồ Tây đã được Viện sinh thái và tài nguyên sinh vật trong đề án “Điều tra, đánh giá hiện trạng ô nhiễm môi trường nước, hệ sinh thái lòng Hồ Tây; đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và khai thác sử dụng hợp lý Hồ Tây” thì các thông số thủy hóa tại Hồ Tây như sau:
Chất rắn lơ lửng (SS) trong nước: Hàm lượng chất rắn lơ lửng ở khu vực Hồ Tây dao động từ 8,6 † 147,3 mg/l. Trong mùa khô và đầu mùa khô (tháng 4 và tháng 5), hàm lượng SS thường thấp, biến đổi từ 8,6 † 48,5 mg/l, nhỏ hơn giới hạn cho phép nước mặt QCVN08:2008/BTNMT cột B2. Đến mùa mưa (tháng 8), hàm lượng chất rắn lơ lửng tăng đột biến, và luôn cao hơn tiêu chuẩn cho nước mặt và
dao động từ 74,1 mg/l † 147,3 mg/l. Nguyên nhân có sự đột biến này bởi trong mùa mưa, các chất thải ở ven hồ theo nước mưa đổ xuống hồ làm xáo trộn và thúc đẩy quá trình trao đổi chất trong thuỷ vực hồ.
Tại khu vực các cống thải, hàm lượng chất rắn lơ lửng cũng tương tự như sự biến đổi chất lượng nước mặt của Hồ Tây, chất lượng nước ở các cống thải trong mùa khô (tháng 4 và tháng 5) cũng biến đổi không nhiều và đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép cho nước thải sinh hoạt (QCVN 14: 2008/BTNMT), biến đổi từ 9,8 mg/l đến 31 mg/l. Hàm lượng chất rắn lơ lửng trong các cống thải trong mùa mưa (tháng 8) rất cao, dao động từ 83,16 mg/l † 168,47 mg/l, cao hơn so với tiêu chuẩn cho phép QCVN 14:2008/BTNMT, mức B (tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt).
Hàm lượng BOD5: Hàm lượng BOD5 ở Hồ Tây khá cao, dao động từ 11 † 187 mg/l. Ở các điểm cách xa cống thải, hàm lượng này so với tiêu chuẩn nước mặt QCVN 08:/BTNMT với mức A2 và B1 đều vượt quá và gấp 2 † 3 lần. Tại các điểm cống xả thải vào hồ: hàm lượng BOD5 so với tiêu chuẩn nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT mức B (B < 50) cũng vượt quá gấp 2 † 4 lần. Nếu so sánh với các kết quả nghiên cứu trước đây, hàm lượng BOD5 ở thời điểm hiện tại là cao hơn nhiều cả về giá trị cực tiểu cũng như cực đại.
Hàm lượng COD: Dao động từ 29 † 370 mg/l, giá trị trung bình trong các đợt từ 30-250 mg/l cao hơn so với kết quả nghiên cứu trước đây: 45 † 110 mg/l (Nguyễn Quốc Hùng 2001). So với giới hạn cho phép QCVN 08: A2, B1 tại các điểm khảo sát đều vượt quá giới hạn cho phép. Tại các điểm cống thải, COD vượt giới hạn cho phép B2 đến 7 lần.
Hàm lượng Amoni NH4+: Hàm lượng NH4+ ở Hồ Tây trong các đợt khảo sát gần đây dao động từ 0,01 † 2 mg/l, thường ở mức cao và vượt giới hạn cho phép (QCVN 08:2008/BTNMT), nhất là trong thời kỳ đầu mùa khô (tháng 4), có xu hướng giảm xuống trong các tháng mùa mưa. Các điểm đo ở cống thải có hàm lượng amoni rất cao, vượt gấp nhiều lần giới hạn cho phép (một số các cống thải có khi vượt quá 40 † 50 lần khi đã tính ở mức độ giá trị trung bình).
Hàm lượng Nitrit NO2-: Hàm lượng nitrit trong quá trình khảo sát cũng rất cao, thường vượt quá giới hạn cho phép, không chỉ riêng ở các điểm cống xả thải mà ở các điểm khác trong hồ cũng đạt giá trị rất cao.
Hàm lượng Nitrat NO3- : Hàm lượng NO3- biến động theo thời gian, cao nhất vào tháng 4 (cuối mùa khô, đầu mùa mưa) và giảm dần và thấp nhất vào mùa mưa, sau đó có xu hướng tăng dần vào mùa khô.
Hàm lượng Tổng nitơ (TN): Tại Hồ Tây, hàm lượng Tổng N có trị số trung bình khoảng 4,07 mg/l, biến đổi trong khoảng từ 0,491 † 72,75 mg/l. Nếu so với giới hạn cho phép của Đan Mạch thì hàm lượng tổng N ở các điểm trên hồ vượt quá 4 lần, giá trị tính trung bình của hàm lượng này vượt quá 40 lần và tại các điểm cống thải còn cao hơn nữa. Hàm lượng ni tơ tổng số cũng có biến động theo thời gian, cao nhất vào tháng 4 (cuối mùa khô, đầu mùa mưa) và giảm dần và thấp nhất vào mùa mưa, đầu mùa khô.
Hàm lượng phốt phát (PO42-) và tổng phốt pho (TP): Phốt pho là chất dinh dưỡng trong nguồn nước có nguồn gốc từ quá trình tăng sinh khối trong hệ sinh thái nước. Các kết quả phân tích hàm lượng PO42- trong nước Hồ Tây dao động 0,111 † 0,673 mg/l. Nhìn chung hàm lượng muối phốt phát ở các vùng nước giữa hồ thấp dưới mức cho phép. Ở vùng cửa cống xả, hàm lượng phốt phát đã cao vượt mức cho phép. Hàm lượng phốt phát PO42- cũng có biến động theo thời gian, cao nhất vào tháng 4 (cuối mùa khô, đầu mùa mưa) và giảm dần và thấp nhất vào mùa mưa, đầu mùa khô.
Theo Viện chất lượng nước Đan Mạch thì khi nước bị phú dưỡng, hàm lượng Tổng P > 0,15 mg/l. Tại Hồ Tây, hàm lượng Tổng P có trị số trung bình khoảng 1,06 mg/l, biến đổi trong khoảng 0,18 † 24,2 mg/l, điều này chứng tỏ nước tại Hồ Tây bị phú dưỡng. Hàm lượng phốt pho tổng số cũng có biến động theo thời gian, cao nhất vào tháng 4 (cuối mùa khô, đầu mùa mưa) và giảm dần và thấp nhất vào mùa mưa, đầu mùa khô
Hàm lượng muối silic ( SiO32-): Hàm lượng muối dinh dưỡng Silíc Hồ Tây dao động từ 10 † 42 mg/l. Mùa khô (tháng 11) hàm lượng muối Silic cao hơn so với mùa mưa, hàm lượng Silic ở tại cửa cống thường cao hơn ở vùng giữa hồ.
Hàm lượng dầu mỡ trong nước: Dầu mỡ là chất lỏng khó tan trong nước, độc tính và tác động sinh thái của dầu mỡ phụ thuộc vào từng loại dầu. Hầu hết các loài thực, động vật đều bị tác động của dầu mỡ các loài thủy sinh và cây ngập nước đều dễ bị chết do dầu mỡ ngăn cản quá trình hô hấp, quang hợp và cung cấp chất dinh dưỡng.
Hàm lượng dầu mỡ trong nước Hồ Tây ít có sự thay đổi theo mùa trong năm. Hàm lượng dầu mỡ biến đổi từ 0,048 † 0,085 mg/l trong các tháng đầu mùa khô. Giá trị phân tích cho thấy, ở các điểm trên mặt hồ hàm lượng này đạt giới hạn cho phép ở mức độ A2, ở các điểm cống thải tuy hàm lượng này có cao hơn nhưng vẫn đạt giới hạn cho phép ở mức độ B1.
Tại hầu hết các khu vực trong hồ, hàm lượng dầu thấp hơn GHCP của nước mặt (0,02 mg/l). Tuy nhiên, tại những điểm xả thải hàm lượng dầu rất cao vượt trên giới hạn cho phép 3 † 4 lần, nước bị ô nhiễm dầu mỡ, và trong nước vùng ven hồ hàm lượng các chất dầu mỡ đều có xu hướng tăng cao. Đây cũng là một nguyên nhân làm cho cá chết hàng loạt tại một số điểm ở Hồ Tây trong thời gian vừa qua.
Hàm lượng Cyanua và Phenol: Hồ Tây không bị ô nhiễm phenol và cyanua, hàm lượng cyanua và phenol ở trong nước hồ đều nhỏ hơn rất nhiều GHCP.
Hoá chất bảo vệ thực vật: Những nhóm thuốc BVTV chủ yếu trong nước Hồ Tây là HCB, DDE và DDT đều có hàm lượng rất nhỏ so với tiêu chuẩn cho phép, mặc dù hàm lượng DDT trong nước khá lớn so với các nhóm khác nhưng vẫn còn rất nhỏ so với tiêu chuẩn cho phép. Do vậy có thể kết luận nước Hồ Tây chưa bị ô nhiễm bởi thuốc BVTV.
3.2.2. Đặc điểm hệ sinh thái Hồ Tây
a. Đặc điểm thành phần loài
(1) Thực vật nổi
Thực vật nổi trong nước Hồ Tây có số loài vi tảo rất phong phú tới 72 loài với 5 ngành: ngành tảo Lam 15 loài, tảo Lục 19 loài, tảo Silic 21 loài, tảo Mắt 14 loài và ngành tảo Giáp 3 loài. Nhìn chung, số lượng loài thực vật không khác nhau
nhiều theo thời gian nghiên cứu tuy nhiên thành phần có sự thay đổi theo mùa. Trong thành phần loài, ngành tảo Silic có số lượng loài nhiều nhất (21 loài) các chi chiếm ưu thế như Melosira, Synedra, Navicula, Nitzschia, tiếp đến ngành tảo Lục (19 loài) với các chi khác nhau Scenedesmus, Pediastrum, Chlorella....trong đó tảo Scenedesmus có mặt với 5 loài. Tảo lam đã phát hiện được 15 loài theo thời gian nhưng tảo lam lại chiếm ưu thế trong quần xã thực vật nổi đặc biệt là loài tảo lam độc như Microcystis aeruginosa (Phụ lục 5).
(2) Động vật nổi
Theo kết quả khảo sát năm 2011 tại Hồ Tây của Viện ST và TNSV: đã xác định được 37 loài và nhóm loài động vật nổi thuộc 27 giống, 17 họ trong các nhóm Trùng bánh xe (Rotatoria), giáp xác chân chèo (Copepoda), giáp xác râu chẻ (Cladocera), giáp xác có vỏ (Ostracoda), ấu trùng côn trùng và ấu trùng giáp xác. Trong thành phần, ưu thế về số lượng loài thuộc về nhóm Trùng bánh xe với 17 loài (chiếm 45,9%), Giáp xác chân chèo 5 loài (chiếm 13,5%), Giáp xác râu chẻ 12 loài (32,4%), 3 nhóm loài thuộc các nhóm ấu trùng giáp xác, giáp xác có vỏ (Ostracoda) và ấu trùng côn trùng (8,1%).
Các loài động vật nổi ghi nhận được là các loài phổ biến, có phân bố rộng, và thường xuất hiện quanh năm nhất là các thuỷ vực giàu hữu cơ vùng đồng bằng. Một số loài có tần suất xuất hiện cao như Mesocyclops leuckarti, Microcyclops varicans, (Copepoda), Bosmina longirostris, Diaphanosoma leuchtenbergianum, Moina dubia (Cladocera), Asplanchna sieboldi, Brachionus calyciflorus, Trichocerca spp., Filinia longiseta (Rotatoria).
Đặc điểm hạn chế về thành phần loài động vật nổi Hồ Tây là kém đa dạng về thành phần, hầu hết các loài ghi nhận được là những loài thích nghi với môi trường giàu muối dinh dưỡng hữu cơ, thường xuất hiện ở các thuỷ vực bị nhiễm bẩn. Các loài Trùng bánh xe trong nhóm ăn lọc hữu cơ phát triển mạnh, cùng với một số loài trong nhóm Copepoda, Cladocera thường chiếm ưu thế về mật độ như Rotaria spp., Brachionus spp., Asplanchna sieboldi, Trichocerca spp., Filinia longiseta, Tetramastix opoliensis.... Sự xuất hiện và chiếm ưu thế về thành phần loài của các nhóm loài ưu môi trường giàu dinh dưỡng thể hiện mức độ phú dưỡng của Hồ Tây.