1.4. Các thành tố của quá trình tự học
1.4.1. Mục tiêu của tự học
Tự học không những giúp học sinh không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà trong tương lai, họ sẽ trở thành người có năng lực, có thói quen và phương pháp tự học suốt đời. Xác định được mục tiêu học tập và tự học là những yếu tố tâm lý có tác dụng thúc đẩy chủ thể vượt qua khó khăn, trở ngại hoạt động học tập. Điều đó sẽ giúp người học giải quyết được các nhiệm vụ học tập một cách chủ động.
Trong HĐTH của HS, động cơ tự học (ĐCTH) là một yếu tố không thể thiếu, nó có vai trò quan trọng và ảnh hưởng rất lớn đến kết quả học tập của HS, đến việc thực hiện mục tiêu của HĐTH. ĐCTH có nguồn gốc bên trong và bên ngoài. Nguồn gốc bên trong là bản thân HS có nhu cầu, ý chí vượt khó, nỗ lực để đạt được nhiệm vụ của HĐTH một cách tự giác trên cơ sở mục tiêu của HĐTH. ĐCTH có nguồn gốc bên ngoài bao gồm sự động viên, chia sẻ của thầy cô giáo và gia đình; việc đánh giá khách quan, công bằng của thầy cô đối với HS, môi trường và điều kiện cơ cở vật chất của lớp học…
Hay nói cách khác, trong rất nhiều động cơ học tập của HS, có thể khuôn tách thành hai nhóm cơ bản: Các động cơ hứng thú nhận thức và các động cơ trách nhiệm trong học tập.
Thông thường các động cơ hứng thú nhận thức hình thành và đến được với người học một cách tự nhiên khi bài học có nội dung mới lạ, thú vị, bất ngờ, sinh động và chứa nhiều những yếu tố nghịch lý, gợi sự tò mò. Động cơ này sẽ xuất hiện thường xuyên khi GV biết tăng cường tổ chức các trò chơi nhận thức, các cuộc thảo luận hay các biện pháp kích thích tính tự giác tích cực từ người học.
“Động cơ nhiệm vụ và trách nhiệm thì bắt buộc người học phải liên hệ với ý thức về ý nghĩa xã hội của sự học… Từ đó các em mới có ý thức kỉ luật trong học tập, nghiêm túc tự giác thực hiện mọi nhiệm vụ học tập, những yêu cầu từ GV, phụ huynh, tôn trọng mọi chế định của xã hội và sự điều chỉnh của dư luận” [23].
17
Cả hai động cơ trên không phải là một quá trình hình thành tự phát, cũng chẳng được đem lại từ bên ngoài mà nó hình thành và phát triển một cách tự giác thầm lặng từ bên trong. Do vậy người GV phải tùy đặc điểm môn học, tùy đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi của đối tượng để tìm ra những biện pháp thích hợp nhằm khơi dậy hứng thú học tập và năng lực tiềm tàng nơi HS. Và, điều quan trọng hơn là tạo mọi điều kiện để các em hiểu và xác định được mục tiêu học tập của mình.
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 1
- Quản lý hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 2
- Cơ Sở Lý Luận Về Tự Học Và Quản Lý Hđth Của Hs Ở Các Trường Thcs.
- Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh Dtts Ở Trường Thcs
- Sơ Lược Về Các Trường Có Học Sinh Thcs Huyện Hoành Bồ, Tỉnh Quảng Ninh
- Thực Trạng Nhận Thức Về Tự Học, Vai Trò Và Ý Nghĩa Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh Dân Tộc Thiểu Số Ở Các Trường Thcs Huyện Hoành Bồ, Tỉnh
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
1.4.2. Phương pháp, phương tiện tự học
Phương pháp là cách thức tổ chức học tập và làm việc theo chiều hướng tích cực. Phương pháp tự học (PPTH) có một ý nghĩa hết sức quan trọng, vì PPTH có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả học tập của HS đối với từng bộ môn khác nhau. Có nhiều PPTH nhưng về cơ bản có thể kể đến một số phương pháp (PP) mà được nhiều người học sử dụng và đem lại hiệu quả cao, như: PP nghiên cứu sách giáo khoa, tài liệu học tập (ghi nhật ký, trích ghi, tóm tắt,...); PP luyện tập; PP ôn tập; PP thảo luận nhóm; PP quan sát; PP thí nghiệm, thực hành (đối với những môn khoa học tự nhiên - kỹ thuật); PP tự đánh giá.
Tự học là quá trình rèn luyện nghị lực, ý chí phấn đấu vươn lên, đem lại cho bản thân khả năng hiểu biết, phân tích, cảm thụ và sáng tạo. Học mà không coi trọng PPTH thì kết quả không cao. Có PPTH tốt sẽ giúp HS thực hiện được mục tiêu học tập. Do đó, CBQL, GV cần tích cực hướng dẫn, bồi dưỡng PPTH cho HS. Ngoài PPTH thì phương tiện, cơ sở vật chất như: Thiết bị, đồ dùng dạy học, tài liệu tham khảo, phòng chức năng,... cũng ảnh hưởng nhiều đến chất lượng HĐTH của HS.
1.4.3. Hình thức hoạt động tự học
HĐTH có thể được xem như là hoạt động tự tổ chức để chiếm lĩnh những tri thức, kĩ năng, kĩ xảo và diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau:
- Tự học trên lớp (diễn ra dưới sự điều khiển, hướng dẫn, chỉ đạo trực tiếp của thầy và các phương tiện trên lớp): HS là chủ thể nhận thức tích cực với các nội dung: Nghe giảng, ghi chép, đọc SGK theo hướng dẫn của GV,
18
làm bài tập, bài kiểm tra; học thuộc lòng những phần ghi nhớ, kiến thức cơ bản, thảo luận nhóm, hội thảo về phương pháp học tập do HS chủ trì…
- Tự học ngoài lớp về chương trình môn học: HS phải tự bố trí, sắp xếp thời gian, có kế hoạch học tập, gồm: Quan sát thực tế, đọc sách và tài liệu tham khảo, làm đề cương cho thảo luận nhóm, thảo luận lớp, thực hiện các bài tập thực hành bộ môn, làm đề cương ôn tập, hoàn thành các bài thu hoạch, tham gia các hoạt động ngoại khóa, hoạt động trải nghiệm…
- Tự học các kiến thức mới: HS tự tìm tòi, khai thác các kiến thức mới, hay một vấn đề nào đó của môn học hoàn toàn độc lập, các em tự mua sách báo tham khảo, tự sưu tầm tài liệu, tìm kiếm trên mạng internet… để mở rộng tầm hiểu biết của mình. Đây là hình thức tự học ở mức độ cao thường các em HS khá, giỏi hay thực hiện.
1.4.4. Mối quan hệ giữa hoạt động tự học và hoạt động dạy học
Đây là mối quan hệ giữa tác động bên ngoài và hoạt động bên trong. Tác động dạy của GV là bên ngoài hỗ trợ cho HĐTH của HS. Hay nói cách khác HĐDH chỉ là ngoại lực, còn tự học là nhân tố quyết định đến bản thân người học - nội lực. Nhưng HĐDH có ý nghĩa rất lớn và ảnh trực tiếp đến HĐTH của HS.
HĐDH là một hoạt động kép gồm hoạt động dạy do thầy đảm nhận và hoạt động học do HS đảm nhận. Hoạt động dạy của thầy giữ vai trò chủ đạo, còn hoạt động học của HS giữ vị trí chủ động. HĐDH có 2 chủ thể: GV và HS. HĐDH không chỉ là hoạt động truyền thụ kiến thức cho HS mà bao gồm cả công việc tổ chức các hoạt động học tập điều khiển nhận thức của HS; hình thành kỹ năng, hướng dẫn cho HS PP học tập, giáo dục về ĐCTH để HS học tập đạt kết quả cao.
HĐDH và HĐTH là hai yếu tố cấu thành của quá trình dạy học. HĐTH là một thành phần của HĐDH, một yếu tố của dạy học. Nếu chỉ có dạy hoặc chỉ có tự học riêng rẽ, độc lập thì không có quá trình dạy học, các mục tiêu đề ra sẽ không thể thực hiện được. Mối quan hệ giữa HĐDH và HĐTH còn thể hiện ở chỗ kết quả của hoạt động này phụ thuộc vào hoạt động kia và ngược lại.
19
Trong quá trình dạy học, GV tác động đến HS bằng các biện pháp sư phạm, HS tiếp nhận sự tác động của GV. Nếu GV dạy tốt, có PP tốt sẽ phát huy được khả năng sáng tạo của HS sẽ tạo ra được kết quả học tập tốt. Vai trò chủ thể của HS càng được phát huy, kết quả học tập của HS càng cao thì hiệu quả của quá trình dạy càng cao. Sự thống nhất biện chứng giữa dạy và học đòi hỏi hoạt động dạy học đóng vai trò chủ đạo, tổ chức, hướng dẫn HĐTH.
HĐDH và HĐTH là hai hoạt động của hai chủ thể riêng nhưng có mối quan hệ biện chứng tác động qua lại lẫn nhau. Bản chất của quá trình dạy học là quá trình nhận thức độc đáo của HS dưới sự điều khiển, hướng dẫn của GV nhằm giúp HS nắm vững kiến thức.
1.5. Nội dung tự học (NDTH)
Chúng ta thường xác định nội dung cần học, đó là: Kiến thức trong sách giáo khoa; kiến thức qua lời thầy cô giảng; kiến thức trong sách tham khảo; kiến thức trong các bài thực hành, bài tập vận dụng; kiến thức qua các phương tiện thông tin đại chúng, trên mạng internet; kiến thức trong cuộc sống.
NDTH là hệ thống kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, hệ thống kinh nghiệm hoạt động sáng tạo và hệ thống thái độ người học cần hình thành trong HĐTH. NDTH rất phong phú bao gồm toàn bộ những vấn đề học tập do cá nhân người học độc lập tiến hành, được thể hiện qua các hành động tự học hàng ngày. Trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu đào tạo, nội dung của HĐTH về cơ bản có hai phần:
- Nội dung tự học cơ bản: Đây là những nội dung gắn liền với việc thực hiện các nhiệm vụ tự học có tính chất bắt buộc (HS phải hoàn thành) theo chương trình dạy học trên lớp của GV và HS trong các môn học do Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định. Xét về cơ bản, nội dung của HĐTH gồm: kiến thức cơ bản, kiến thức, kỹ năng về nghề nghiệp đang được đào tạo; phương pháp.
- Nội dung tự học mở rộng: Đây là những NDTH diễn ra hàng ngày, có
định hướng của GV nhằm giúp HS mở rộng, đào sâu kiến thức. NDTH mở rộng 20
thể hiện ở việc giải quyết các nhiệm vụ tự học cụ thể; NDTH mở rộng có phạm vi rộng, người học có thể học được những kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo - thông qua sách tham khảo, sách nâng cao, mạng internet,…hoặc học được ngay trong gia đình (bố, mẹ, anh chị em), trong cuộc sống hàng ngày.
NDTH mở rộng có tác động tích cực, bổ sung, làm phong phú hơn cho NDTH cơ bản; giúp HS củng cố thêm kiến thức cũng như hoàn thiện các kỹ năng, kỹ xảo, đáp ứng nhu cầu học mở rộng, học nâng cao.
1.6. Học sinh THCS
1.6.1. Khái niệm về học sinh THCS
“Lứa tuổi THCS bao gồm những em có độ tuổi từ 11, 12 tuổi đến 14, 15 tuổi.
Đó là những em đang theo học từ lớp 6 đến lớp 9 ở trường THCS” [20, tr.27] .
1.6.2. Đặc điểm tâm, sinh lý của học sinh THCS
Lứa tuổi này gọi là lứa tuổi thiếu niên, nó có một vị trí đặc biệt và tầm quan trọng trong thời kỳ phát triển của trẻ em, vì nó là thời kỳ chuyển tiếp từ tuổi thơ ấu sang tuổi trưởng thành và được phản ánh bằng những tên gọi khác nhau như: “thời kỳ quá độ”, “tuổi khó bảo”, “tuổi khủng hoảng “, “tuổi bất trị”... Đây là lứa tuổi có bước nhảy vọt về thể chất lẫn tinh thần, các em đang tiến sang giai đoạn phát triển cao hơn (người trưởng thành) tạo nên nội dung cơ bản và sự khác biệt trong mọi mặt phát triển: thể chất, trí tuệ, tình cảm, đạo đức. Sự phát triển tâm lý ở lứa tuổi này diễn ra không đồng đều về mọi mặt. “Ở lứa tuổi thiếu niên có sự tồn tại song song “vừa tính trẻ con, vừa tính người lớn”, điều này phụ thuộc vào sự phát triển mạnh mẽ về cơ thể, sự phát dục, điều kiện sống, hoạt động…của các em. Mặt khác, ở những em cùng độ tuổi lại có sự khác biệt về mức độ phát triển các khía cạnh khác nhau của tính người lớn - điều này do hoàn cảnh sống, hoạt động khác nhau của các em tạo nên” [20, tr.28].
Hoàn cảnh đó có cả hai mặt:
- Những yếu điểm của hoàn cảnh kìm hãm sự phát triển tính người lớn: trẻ chỉ bận vào việc học tập, không có những nghĩa vụ khác, nhiều bậc cha mẹ có xu thế không để cho trẻ hoạt động, làm những công việc khác nhau của gia đình, của xã hội.
21
- Những yếu tố của hoàn cảnh thúc đẩy sự phát triển tính người lớn: sự gia tăng về thể chất, về giáo dục, nhiều bậc cha mẹ quá bận, gia đình gặp khó khăn trong đời sống, đòi hỏi trẻ phải lao động nhiều để sinh sống. Điều đó đưa đến trẻ sớm có tính độc lập, tự chủ hơn.
Đối với một số em, tri thức sách vở làm cho các em hiểu biết nhiều, nhưng còn nhiều mặt khác nhau trong đời sống thì các em hiểu biết rất ít. Ngược lại, có những em ít quan tâm đến việc học tập ở nhà trường mà chỉ quan tâm đến những vấn đề làm thế nào cho phù hợp với mốt, coi trọng việc giao tiếp với người lớn, với bạn lớn tuổi để bàn bạc, trao đổi với họ về các vấn đề trong cuộc sống, để tỏ ra mình cũng như người lớn. Ở một số em khác không biểu hiện tính người lớn ra bên ngoài, nhưng thực tế đang cố gắng rèn luyện mình có những đức tính của người lớn như: dũng cảm, tự chủ, độc lập …
Trong những giai đoạn phát triển của con người, lứa tuổi thiếu niên có một vị trí và ý nghĩa vô cùng quan trọng. Đây là thời kỳ phát triển phức tạp nhất, và cũng là thời kỳ chuẩn bị quan trọng nhất cho những bước trưởng thành sau này. Thời kỳ thiếu niên quan trọng ở chỗ: trong thời kỳ này những cơ sở, phương hướng chung của sự hình thành quan điểm xã hội và đạo đức của nhân cách được hình thành, chúng sẽ được tiếp tục phát triển trong tuổi thanh niên.
Ở lứa tuổi thiếu niên, sự phát triển cơ thể diễn ra mạnh mẽ nhưng không cân đối. Các em có sự nhảy vọt về chiều cao và sự phát dục. Xương chân và tay chóng dài nhưng cơ phát triển chậm hơn và lồng ngực phát triển chậm, nên đầu tuổi thiếu niên thường có thân hình dài, hơi gầy và ít nhiều không cân đối, làm cho các em lúng túng, vụng về, “lóng ngóng” khi làm việc. Ngoài ra sự phát triển của hệ tim - mạch cũng không cân đối, hệ thần kinh chưa có khả năng chịu đựng được các kích thích mạnh, do đó dẫn đến tình trạng không làm chủ được cảm xúc, không kiềm chế được xúc động mạnh. Các em dễ bị kích động, dễ bực tức, cáu gắt, mất bình tĩnh… Các em phản xạ có điều kiện đối với những tín hiệu trực tiếp được hình thành nhanh
22
hơn những phản xạ có điều kiện đối với những tín hiệu từ ngữ. Do vậy, ngôn ngữ cũng thay đổi. Các em nói chậm hơn, hay “nhát gừng”, “cộc lốc”…
Nói chung lứa tuổi HS THCS có tính tích cực cao, có nhiều dự định trong học tập và trong cuộc sống, nhưng thiếu kiên trì, không có các định hướng rõ rệt. Do đó, phụ huynh và các thầy cô giáo, các nhà giáo dục cần có những biện pháp hợp lý trong việc giáo dục các em để đạt được những hiệu quả tốt nhất.
1.6.3. Đặc điểm học sinh THCS là người DTTS
“Dân tộc thiểu số là những dân tộc có số dân ít hơn so với dân tộc đa số trên phạm vi lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam” [56].
Một đặc điểm cơ bản nhất của HS THCS người DTTS là các em xuất thân từ các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, chủ yếu là các xã thuộc vùng cao, vùng sâu, vùng xa, các huyện miền núi.
Qua nghiên cứu các tài liệu của tác giả Ngô Quang Sơn [45, 46], Phùng Đức Hải [18], Nguyễn Thị Phương Thảo [51] và một số tác giả khác, chúng tôi rút ra một số đặc điểm tâm lý, đặc điểm nhận thức và HĐTH của HS DTTS như sau:
- Đặc điểm tâm lý trong học tập: Cùng với những đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, các nét tâm lý đặc trưng của HS DTTS có sự khác biệt rất rõ như ý chí rèn luyện, óc quan sát, trí nhớ, tính kiên trì của HS chưa được chuẩn bị chu đáo.
Quá trình chuyển hóa nhiệm vụ yêu cầu học tập cũng như cơ chế hình thành ở bản thân HS diễn ra chậm, quá trình tri giác thường gắn với hành động trực tiếp, đối tượng tri giác chủ yếu là sự vật gần gũi, khả năng tư duy kinh nghiệm của HS chưa cao so với trình độ chung của lứa tuổi, khả năng tư duy lý luận còn rất thấp so với yêu cầu. Những đặc điểm tâm lý của HS DTTS như khả năng ghi nhớ có chủ định chậm được hình thành, khả năng tự điều chỉnh ghi nhớ có ý thức của HS còn yếu, đặc biệt về mặt ngôn ngữ còn gặp khó khăn vì trước khi đi học các em thường dùng tiếng mẹ đẻ. Trong khi đó quá trình nhận thức tiếp thu tri thức ở trường lại diễn ra bằng ngôn ngữ tiếng Việt. Vì ngôn ngữ phổ thông hạn chế, các em thường tự ti trong giao tiếp, ít hòa đồng, khó chia sẻ, nhu cầu về đời sống tinh thần hẹp.
23
Như vậy ở góc độ nhất định, sự giao thoa ngôn ngữ gây khó khăn trong hoạt động nhận thức khi mà công cụ tư duy bị hạn chế trong học tập, các em không biết lật lại vấn đề, không phát hiện thắc mắc, suy nghĩ sâu sắc về vấn đề học tập. Đa số HS chỉ cố gắng ghi nhớ toàn bộ lời giảng của GV rồi lặp đi lặp lại y nguyên, ngại đào sâu suy nghĩ, tìm dấu hiệu bản chất của nội dung vấn đề (còn học vẹt). Trong lối sống các em không thích sống gò bó, thường có những thói quen chưa tốt như phong cách tác phong chậm chạp, thiếu vệ sinh, chưa ngăn nắp, ảnh hưởng đến công tác đào tạo khi các em học tập tại trường.
- Đặc điểm về nhận thức: Đa số HS DTTS chưa nhận thức đầy đủ về ý nghĩa, mục đích của HĐTH trong việc cá thể hóa hoạt động học tập của bản thân, quen với nếp sống, nếp nghĩ trong sinh hoạt ở cộng đồng người dân tộc, việc đến đâu làm đến đó. Trong học tập nhiều HS cũng nhận thức như vậy, thầy dạy bao nhiêu chữ thì cố gắng học thuộc chừng đó chữ, không có nhu cầu tìm hiểu sâu hoặc phát triển, mở rộng các nội dung được học. Từ nhận thức đơn giản dẫn đến thái độ học tập khiên cưỡng, thiếu sự cầu tiến, coi tự học như việc thực hiện nội quy của nhà trường, chưa có sự tự nguyện, tự giác trong học tập.
- Hoạt động tự học: Một yếu tố quan trọng có tính hệ thống là sự thay đổi phương thức học tập từ cấp tiểu học, GV thường quá sâu sát, chi tiết trong hướng dẫn học tập, HS quen với sự giúp đỡ, chỉ dẫn cụ thể, từ đó chưa tiếp cận được với cách học độc lập với nhiều hình thức học tập đa dạng, cùng với những yêu cầu tự học trong trường THCS. Nhận thức chưa đủ thì thái độ học tập chưa đáp ứng được các yêu cầu thiết yếu cho quá trình tự học, sự say mê và hứng thú học tập, tính kiên trì và tinh thần vượt khó, sự tự chủ và ý chí cầu tiến, khiêm tốn học hỏi và biết tự đánh giá mình.
Các em HS DTTS ngoài học tập thường phải tham gia lao động giúp đỡ gia đình hoặc đi làm thêm những công việc nặng (đi rừng, lên rẫy, cày cấy, chăn trâu, nuôi lợn…), thời gian dành cho học tập ít. Điều này đã ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng giáo dục và việc duy trì số lượng HS trên lớp. Song, bên cạnh đó, các em có ưu điểm về thể chất và thể lực. Một số HS ham
24