- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia góp ý về cách xử lý kết quả điều tra, các biện pháp quản lý HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS trên địa bàn huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
- Phương pháp tổng kết kinh nghiệm trong quản lý HĐTH.
8.3. Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý số liệu bằng thống kê toán học để thống kê, tổng hợp số liệu thu thập được từ nhiều nguồn khác nhau giúp cho việc nghiên cứu đạt được hiệu quả cao và đảm bảo độ tin cậy.
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
9.1. Về mặt lý luận
Đóng góp về mặt lý luận đối với công tác quản lý HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh; chỉ ra những thành công và mặt hạn chế, cung cấp cơ sở khoa học để xây dựng một số phương pháp quản lý hiệu quả cho hoạt động này.
9.2. Về mặt thực tiễn
Kết quả nghiên cứu góp phần nâng cao chất lượng dạy học nói chung, công tác quản lý HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh nói riêng; trên cơ sở đó có thể được áp dụng cho công tác quản lý HĐTH của các trường THCS có HS DTTS trong cả nước.
10. Cấu trúc của luận văn
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 1
- Quản lý hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 2
- Mối Quan Hệ Giữa Hoạt Động Tự Học Và Hoạt Động Dạy Học
- Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh Dtts Ở Trường Thcs
- Sơ Lược Về Các Trường Có Học Sinh Thcs Huyện Hoành Bồ, Tỉnh Quảng Ninh
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Khuyến nghị, Danh mục các tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn có cấu trúc gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về tự học và quản lý HĐTH của HS ở các trường THCS.
Chương 2: Thực trạng HĐTH và công tác quản lý HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
Chương 3: Các biện pháp quản lý HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
9
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TỰ HỌC VÀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA HỌC SINH Ở CÁC TRƯỜNG TRUNG HỌC CƠ SỞ
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
Trong lịch sử phát triển của giáo dục, việc tự học có ý nghĩa quan trọng, quyết định đến chất lượng giáo dục và hình thành nên những con người năng động, sáng tạo. Chính vì vậy, từ trước tới nay, tự học là vấn đề luôn được nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập, quan tâm nghiên cứu cả về lý luận cũng như thực tiễn.
1.1.1. Những nghiên cứu ngoài nước
Trong giáo dục, quan điểm của Khổng Tử, Mạnh Tử hay các nhà sư phạm lỗi lạc thời cận đại như J. A. Komenxki (người Tiệp Khắc), chuyên gia giáo dục của UNESCO Raja Roy Singh (người Ấn Độ) đã khẳng định vai trò của tự học, phản đối lối dạy học áp đặt, giáo điều làm cho học sinh thụ động, không tích cực.
Đến thế kỉ XVIII - XIX, các nhà giáo dục học nổi tiếng như J.J. Rousseau (1712 - 1778), Pestalori (1746 - 1827), Disterever (1790 - 1886), Usinxki (1824 - 1890)… rất quan tâm đến sự phát triển trí tuệ, tính tích cực, độc lập, sáng tạo của người học. Các nhà khoa học giáo dục hướng tới việc phát huy yếu tố tiềm ẩn trong cá nhân con người, nhấn mạnh cách làm cho con người đến với tri thức bằng con đường tự khám phá, tự tìm tòi.
Phát triển tư tưởng của các nhà giáo dục tiền bối, các nhà giáo dục hiện đại đi sâu nghiên cứu khoa học giáo dục cũng đã khẳng định vai trò to lớn của hoạt động tự học như: N.A. Rubakin với tác phẩm“Tự học như thế nào” [44], hay Ronald Gross trong “Học tập đỉnh cao” [16] đã trình bày nhiều vấn đề về các phương pháp tự học, các phương pháp sử dụng sách, hoặc đưa ra quan điểm khẳng định tự học là trình độ phát triển cao nhất trong các dạng học tập của con người… Quan niệm tự học và học tập suốt đời nổi lên trong thời đại ngày nay như một chìa khoá mở cửa đi vào thế kỉ 21 - thế giới của nền kinh tế tri thức.
10
1.1.2. Những nghiên cứu trong nước
Từ những năm 60 trở lại đây, tư tưởng về dạy - tự học và tổ chức hoạt động tự học cho người học đã được nhiều tác giả như: Trần Kiều [28], Nguyễn Kỳ [29, 30], Lê Khánh Bằng [1, 2], Nguyễn Văn Đạo [13], Đặng Thành Hưng [21], Lưu Xuân Mới [41]… đề cập một cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong các công trình nghiên cứu của mình. Trung tâm nghiên cứu và phát triển tự học ra đời, ngày càng thúc đẩy mạnh mẽ, thu hút sự quan tâm của nhiều tác giả. Ngày 15/01/1998 tại Hà Nội, trung tâm đã tổ chức thành công Hội thảo khoa học: “Tự học, tự đào tạo, tư tưởng chiến lược của sự phát triển giáo dục Việt Nam”. Hội thảo đã khẳng định vai trò quan trọng của HĐTH trong mọi lĩnh vực hoạt động của đời sống.
Người tâm đắc và có nhiều công trình nghiên cứu vấn đề tự học phải nói đến GS. TS. Nguyễn Cảnh Toàn. Ông có nhiều công trình nghiên cứu khoa học về tự học đã xuất bản như: “Học và dạy cách học” [52], “Quá trình dạy - tự học” [53] do Nguyễn Cảnh Toàn chủ biên và các tác giả; hay “Tự giáo dục, tự học, tự nghiên cứu” [55]; trong tác phẩm “Luận bàn và kinh nghiệm về tự học” [54], ông đã phân tích một cách sâu sắc các vấn đề xung quanh HĐTH. Và còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khác của ông về vấn đề tự học được đăng trên các báo, tạp chí…
Ngoài ra, còn có nhiều tác phẩm, bài viết khác về vấn đề tự học đã được các tác giả đề cập đến dưới nhiều khía cạnh khác nhau: Nguyễn Hiến Lê: “Tự học - một nhu cầu của thời đại” - Nxb Tp. Hồ Chí Minh, 1992 31]; Phan Trọng Luận: “Tự học - một chìa khóa vàng của giáo dục” - Tạp chí NCGD, số 2/1995 [34]; Nguyễn Dân: “Cần tạo ra năng lực tự học và phong trào tự học” - Báo GD - TĐ chủ nhật, số 41/1997 [10]; Đặng Quốc Bảo: “Tấm gương tự học của Bác” - Báo GD - TĐ, số 5/1998 [3]; Trần Bá Hoành: “Vị trí tự học, tự đào tạo trong quá trình dạy học, giáo dục - đào tạo” - Tạp chí NCGD, số 7/1998 [7].
Thời gian qua, dưới sự hướng dẫn của các thầy, cô giảng viên các trường đại học, trường cán bộ quản lý giáo dục, nhiều luận văn thạc sĩ nghiên
11
cứu về vấn đề tự học đã hoàn thành như: “Quản lý hoạt động tự học của học sinh trung học cơ sở dân tộc thiểu số ở trường phổ thông dân tộc bán trú tỉnh Bắc Giang” của tác giả Lê Thị Huyền, năm 2014 [23],“ “Quản lý hoạt động tự học của học sinh trường phổ thông dân tộc nội trú trung học phổ thông miền Tây tỉnh Yên Bái” của tác giả Phạm Hoài Minh, năm 2014 [39] ; “Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh các trường THCS huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định” của tác giả Đào Xuân Thành, năm 2009 [50]; “Biện pháp quản lý hoạt động tự học của học sinh trường THCS huyện Đan Phượng, Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Hồng Giang, năm 2014 [14].v.v… Trong đó, các tác giả trên cơ sở tìm hiểu lý luận, nghiên cứu thực trạng vấn đề tự học, từ đó đề xuất các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả HĐTH cho người học.
Như vậy, vấn đề tự học, tự nghiên cứu của HS, sinh viên đã được nhiều nhà khoa học, nhiều nhà giáo dục, nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu từ rất lâu trong lịch sử giáo dục ở những góc độ khác nhau.
Tác giả đã tập trung tìm hiểu, nghiên cứu sâu về cơ sở lý luận của HĐTH, thực trạng và các biện pháp quản lý HĐTH, trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý nâng cao chất lượng HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
1.2. Một số khái niệm cơ bản
1.2.1. Quản lý, quản lý giáo dục
1.2.1.1. Quản lý
Khi con người với tư cách là những cá nhân riêng lẻ không thể thực hiện để đạt được mục tiêu mà họ đề ra, họ bắt đầu hình thành các tập thể, nhóm, trong đó có sự hợp tác và phân công trách nhiệm, chính sự phân công và hợp tác này làm cho năng suất lao động cao hơn và vì vậy đòi hỏi phải có sự chỉ huy, phối hợp, điều hành, kiểm tra, chỉnh lý - quản lý ra đời. Quản lý xuất hiện như một hoạt động tất yếu trong quá trình phát triển của xã hội loài người, nó bắt nguồn và gắn chặt với sự phân công và hợp tác lao động.
12
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, tùy theo những cách tiếp cận khác nhau. Sau đây xin nêu một số quan niệm chủ yếu:
Theo từ điển Giáo dục học: “Quản lý là hoạt động hay tác động có định hướng, có chủ định của chủ thể quản lý (người quản lý) đến khách thể quản lý (người bị quản lý) trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức” [15, tr.236].
Nhấn mạnh các chức năng của hoạt động quản lý, tác giả Nguyễn Quốc Chí và Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra” [8, tr.1].
Dựa trên vai trò các nguồn lực trong quản lý, tác giả Trần Kiểm cho rằng: “Quản lý là những tác động của chủ thể quản lý trong việc huy động, phát huy, kết hợp, sử dụng, điều chỉnh, điều phối các nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực) trong và ngoài tổ chức (chủ yếu là nội lực) một cách tối ưu nhằm đạt mục đích của tổ chức với hiệu quả cao nhất” [27, tr.8].
Tiếp cận quan điểm hệ thống, tác giả Hà Thế Ngữ lại cho rằng: “Quản lý là dựa vào các quy luật khách quan vốn có của hệ thống để tác động đến hệ thống nhằm chuyển hệ thống đó sang một trạng thái mới” [42].
Những định nghĩa trên đây tuy khác nhau về cách diễn đạt, về góc độ tiếp cận nhưng đều gặp nhau ở nội dung cơ bản của khái niệm quản lý: Quản lý là quá trình tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý đến đối tượng và khách thể quản lý bằng việc vận dụng các chức năng quản lý, nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm năng và cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đề ra.
1.2.1.2. Quản lý giáo dục (QLGD)
Giáo dục là một hiện tượng đặc biệt của loài người, một hiện tượng có mục đích mà chỉ xã hội loài người mới có, các hiện tượng giáo dục được nảy sinh ngay từ khi xã hội loài người xuất hiện và là nhu cầu cấp thiết của sự phát triển xã hội. Nhờ đó, các thế hệ sau chiếm lĩnh được những kinh
13
nghiệm, những tri thức giúp họ có thể tham gia tích cực vào mọi hoạt động trong cuộc sống và những lĩnh vực hoạt động khác, làm cho xã hội loài người luôn tồn tại và phát triển không ngừng. Vì giáo dục là một hiện tượng xã hội, do đó, QLGD được hình thành là một tất yếu khách quan từ quản lý xã hội, hay nói cách khác, QLGD là một loại hình của quản lý xã hội.
Có nhiều quan niệm khác nhau về QLGD. Theo PGS.TS. Đặng Quốc Bảo: “Quản lý giáo dục theo nghĩa tổng quan là hoạt động điều hành, phối hợp với các lực lượng xã hội nhằm đẩy mạnh công tác đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội…” [4].
Theo tác giả Trần Kiểm:“Quản lý giáo dục được hiểu là hệ thống những tác động tự giác (có ý thức, có mục đích, có kế hoạch, có hệ thống, hợp quy luật) của chủ thể quản lý đến tập thể giáo viên, công nhân viên, tập thể cha mẹ học sinh và các lực lượng xã hội trong và ngoài nhà trường nhằm thực hiện có chất lượng và hiệu quả mục tiêu giáo dục của nhà trường” [27].
Từ các định nghĩa trên có thể hiểu: Quản lý giáo dục là quá trình tác động có ý thức của chủ thể quản lý (các nhà QLGD) đến khách thể quản lý (người quản lý đơn vị cơ sở giáo dục, người dạy, người học, cơ sở vật chất...) nhằm đạt được những mục tiêu giáo dục. QLGD là thực hiện việc quản lý trong lĩnh vực giáo dục.
1.2.2. Khái niệm về tự học
- Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: “Tự học chính là nỗ lực của bản thân người học, sự làm việc của bản thân người học một cách có kế hoạch trên tinh thần tự động học tập, lại cần phải có môi trường (tập thể để thảo luận) và sự quản lý chỉ đạo giúp vào” [38].
- Theo GS. Nguyễn Cảnh Toàn: “Tự học là tự mình động não sử dụng các năng lực trí tuệ (quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp) và có khi còn cả cơ bắp (khi sử dụng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, và cả động cơ, tình cảm, các nhân sinh quan, thế giới quan (trung thực khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó ngại khổ, kiên trì nhẫn nại, lòng say mê khoa học, ý muốn thi đố, biết biến khó khăn thành thuận lợi) để chiếm lĩnh một lĩnh vực hiểu biết của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” [53, tr.60].
14
- Theo GS. Vũ Văn Tảo: “Học cốt lõi là tự học, là quá trình phát triển nội tại, trong đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình, tự làm phong phú giá trị con người bằng cách thu nhận, xử lý và điều chỉnh thông tin từ môi trường sống của chủ thể” [49, tr.37].
Trên cơ sở tiếp nhận các quan điểm của các tác giả, chúng ta có thể hiểu rằng: Tự học là quá trình tự giác, tích cực, độc lập chiếm lĩnh tri thức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của chính bản thân người học. Trong quá trình đó, người học thực sự là chủ thể của quá trình nhận thức, nỗ lực huy động các chức năng tâm lý, tiến hành hoạt động nhận thức nhằm đạt được mục tiêu đã định.
1.2.3. Quản lý hoạt động tự học
“Quản lý hoạt động tự học là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong quản lý giáo dục nói chung và quản lý nhà trường nói riêng, là bộ phận cấu thành nên hệ thống quản lý quá trình giáo dục, đào tạo trong nhà trường. Quản lý hoạt động tự học của học sinh bao gồm hai quá trình cơ bản là quản lý hoạt động tự học trong giờ lên lớp và quản lý hoạt động tự học ngoài giờ lên lớp, được tiến hành trên cả hai phương diện ở trường và ở nhà” [23].
Quản lý HĐTH là sự tác động của chủ thể quản lý đến quá trình tự học của học sinh làm cho học sinh tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nỗ lực của chính mình. Quản lý HĐTH của HS có liên quan chặt chẽ với quá trình tổ chức dạy học của GV.
Như vậy, quản lý hoạt động tự học là một hệ thống các tác động sư phạm có mục đích, phương pháp, kế hoạch của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường đến toàn bộ quá trình tự học của HS nhằm thúc đẩy HS tự giác, tích cực, chủ động tự chiếm lĩnh tri thức bằng sự cố gắng nỗ lực của chính bản thân.
1.3. Vị trí của tự học trong quá trình dạy học
Tự học là cốt lõi của việc học, hễ có học là có tự học, không ai có thể học hộ người khác. Khi nói đến tự học là nói đến nội lực của người học và ngoại lực của người dạy. Trò học, cốt lõi là tự học cách học, cách tư duy; thầy
15
dạy, cốt lõi là dạy cách học, cách tư duy. Tác động dạy của thầy là vô cùng quan trọng nhưng vẫn chỉ là ngoại lực hỗ trợ cho học sinh tự phát triển, còn tự học mới là nhân tố quan trọng, là nội lực quyết định sự phát triển của HS.
Triết học Mác - Lênin khẳng định “tự học trong quá trình giáo dục là yếu tố quan trọng đóng vai trò nguyên nhân bên trong, động lực thực sự của việc học sinh tự giác học tập” [35]. Trong mối quan hệ với hoạt động dạy học, HĐTH giúp HS hình thành và phát triển kiến thức, kĩ năng, thái độ liên quan đến chương trình giáo dục THCS cũng như mở rộng về các lĩnh vực tự nhiên, xã hội, nghệ thuật,… theo nhu cầu học tập. Những kiến thức này HS có thể học được trong thực tế cuộc sống hàng ngày, trong gia đình và xã hội.
Tâm lý học cũng chỉ ra rằng sự phát triển của con người phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó giáo dục và hoạt động của cá nhân là quan trọng nhất. Hoạt động của cá nhân là yếu tố đóng vai trò trực tiếp quyết định năng lực và phẩm chất của con người.
Quá trình tự học có thể hiểu là sự chuyển hoá quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục, là sự biến đổi bản thân trở nên có thêm giá trị bằng nỗ lực của chính mình để chiếm lấy giá trị bên ngoài, là một hành trình nội tại được “cắm mốc” bởi kiến thức, PP tư duy và thực hiện tự phê bình để tự hiểu bản thân mình.
Các lý luận trên không có nghĩa là xem nhẹ vai trò, trách nhiệm của GV trong quá trình dạy học mà GV đóng vai trò chủ đạo, kích thích, động viên, dẫn đường cho HS học tập có hiệu quả và đúng cách. Thông qua tự học giúp HS nắm vững tri thức, kỹ năng, kỹ xảo và định hướng nghề nghiệp trong tương lai; giúp HS không ngừng nâng cao chất lượng và hiệu quả học tập khi còn học trong trường, đồng thời giúp HS rèn luyện nhân cách, hình thành nền nếp làm việc khoa học, rèn luyện ý chí phấn đấu, đức kiên trì, óc phê phán và hứng thú học tập; không ngừng làm phong phú, hoàn thiện thêm vốn hiểu biết của mình, giúp HS có thể chủ động học tập suốt đời, tránh được lạc hậu trước sự “bùng nổ thông tin” trong thời đại hiện nay.
16