MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Cơ sở lý luận
Ở bất kỳ thời đại nào, nguồn lực con người luôn là vấn đề trung tâm, là động lực của sự phát triển xã hội. Trong đó, thế giới quan khoa học và năng lực tư duy của con người là yếu tố cơ bản của sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp “trồng người”. Trong lịch sử giáo dục, vấn đề tự học và phát triển năng lực tự học được đề cập và nghiên cứu từ rất sớm, nhưng ở mỗi giai đoạn phát triển khác nhau với điều kiện lịch sử cụ thể mà vấn đề này được các nhà nghiên cứu tiếp cận ở những góc độ, phương diện khác nhau.
Tự học là một xu thế tất yếu, bởi vì quá trình giáo dục thực chất là quá trình biến người học từ khách thể giáo dục thành chủ thể giáo dục (tự giáo dục). Tự học giúp nâng cao kết quả học tập của học sinh và chất lượng giáo dục của nhà trường, là biểu hiện cụ thể của việc đổi mới phương pháp dạy học ở các trường phổ thông.
Tự học là một thuộc tính vốn có của con người, là con đường phát triển nội lực của mỗi cá nhân, mỗi dân tộc, là động lực chính của quá trình giáo dục
- đào tạo.
Trong khuyến cáo của UNESCO về “Giáo dục cho thế kỷ XXI” đã nêu 4 trụ cột của giáo dục là: Học để biết, học để làm, học để cùng chung sống, học để làm người. Trên cơ sở này có những công trình nghiên cứu đã chỉ ra một số năng lực tự học là chìa khóa hoạt động học tập ở người học, những năng lực đó bao gồm: Năng lực sáng tạo, có khả năng thích ứng với những thay đổi; Năng lực hợp tác, có khả năng phối hợp hành động trong tự học, tự lĩnh hội tri thức; Năng lực tự khẳng định mình, tự lập trong tự học và cuộc sống.
Ở các nước, các nhà khoa học, các nhà văn, nhà thơ, chính trị, kỹ thuật... nổi tiếng đã để lại cho nhân loại kho tàng tri thức vô giá. Có được thành quả như vậy chính là nhờ vào tự học. Ở Việt Nam, quan điểm dạy học
Có thể bạn quan tâm!
- Quản lý hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường trung học cơ sở huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh - 1
- Cơ Sở Lý Luận Về Tự Học Và Quản Lý Hđth Của Hs Ở Các Trường Thcs.
- Mối Quan Hệ Giữa Hoạt Động Tự Học Và Hoạt Động Dạy Học
- Quản Lý Hoạt Động Tự Học Của Học Sinh Dtts Ở Trường Thcs
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
1
“lấy học sinh làm trung tâm” cũng được đề cập hàng chục năm nay và đã có những tiến bộ, song vẫn chưa thực sự trở thành tư tưởng dạy học của mỗi giáo viên. Trong xã hội, quá khứ cũng như hiện tại có nhiều tấm gương tự học để thành tài.
Chủ tịch Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ kính yêu của dân tộc Việt Nam là một tấm gương sáng về tinh thần tự học. Khi nói về công tác huấn luyện cán bộ, Người đã dạy: “Về cách học, phải lấy tự học làm cốt” [36, tr.18]. Vấn đề tự học, tự đào tạo của người học đã được Đảng, Nhà nước, ngành Giáo dục và Đào tạo quan tâm quán triệt sâu sắc từ nhiều năm qua. Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã nhấn mạnh việc quan tâm nâng cao chất lượng dạy và học để tạo ra năng lực tự học, năng lực sáng tạo của học sinh và tạo điều kiện cho phong trào tự học, tự đào tạo rộng khắp toàn dân. Nghị quyết số 29- NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo khẳng định:“Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kỹ năng của người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới tri thức, kỹ năng, phát triển năng lực” [47, tr.6].
Điều 5 và Điều 28 Luật giáo dục cũng đã ghi rõ là phương pháp giáo dục phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, bồi dưỡng phương pháp tự học…[43].
Những năm qua, sự nghiệp giáo dục phổ thông đã đạt được những kết quả nhất định. Chất lượng giáo dục phổ thông từng bước được cải thiện, góp phần quan trọng vào việc nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Nhưng, trong thời đại mà khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nhà trường dù tốt đến mấy cũng không thể đáp ứng hết nhu cầu học tập của người học cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội. Vì
2
vậy, bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh là một công việc có vị trí cực kì quan trọng trong các nhà trường. Chỉ có tự học, tự bồi đắp tri thức bằng nhiều con đường, nhiều cách thức khác nhau mỗi học sinh (HS) mới có thể bù đắp được những thiếu khuyết về tri thức khoa học, về đời sống xã hội. Từ đó có được sự tự tin trong cuộc sống, công việc bởi năng lực toàn diện của mình. Để nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội thì vấn đề dạy học, quản lý hoạt động dạy học theo hướng phát huy năng lực tự học, tự đào tạo là một xu hướng quan trọng của dạy học hiện đại để giúp mỗi cá nhân thích ứng trong môi trường luôn mang tính thay đổi, giúp thực hiện hiệu quả mục tiêu dạy học, nâng cao chất lượng dạy học.
Các nhà khoa học cũng đã khẳng định từ những nghiên cứu của mình: Người học muốn đạt kết quả thì phải tự học, tự học phải trở thành nhu cầu của người học.
Vấn đề quản lý hoạt động tự học (HĐTH) trong các nghiên cứu về lý luận dạy học và quản lý giáo dục đã có một số công trình nghiên cứu và tiếp cận theo hướng quản lý hình thành kỹ năng tự học cho học sinh và nhấn mạnh HĐTH của HS vừa là yêu cầu, vừa là điều kiện để nâng cao chất lượng dạy học. Đổi mới chương trình và sách giáo khoa (SGK) là một trong những nội dung của Đề án đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục Việt Nam kể từ sau năm 2015. Trong các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu, đặc biệt quan tâm đến việc đổi mới chương trình theo hướng chuyển từ cách tiếp cận nội dung sang tiếp cận mục tiêu phát triển năng lực. Trong 9 năng lực cụ thể cần hình thành cho HS, năng lực tự học được đặt lên hàng đầu.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn tại huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh, hầu hết các trường THCS đều có học sinh dân tộc thiểu số (HD DTTS) tham gia học tập. Bên cạnh mục đích giáo dục đào tạo chung còn có nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục HS là con em đồng bào DTTS huyện Hoành Bồ, tạo nguồn cán bộ cho địa phương các xã miền núi, vùng cao của huyện sau này.
3
Qua thực tế công tác, tác giả nhận thấy trong ngành GD&ĐT huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh đã có những bước tiến bộ trong việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới kiểm tra đánh giá, nhằm phát triển khả năng tư duy, sáng tạo, kỹ năng thực hành của người học, đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên nhiệt tình tâm huyết, có trách nhiệm, phụ huynh ngày càng quan tâm đầu tư cho con em có điều kiện học tập tốt nhất. Nhận thức rõ tầm quan trọng của HĐTH và công tác quản lý HĐTH, trong những năm qua ngành Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) huyện Hoành Bồ luôn quan tâm đến công tác quản lý HĐTH của HS nói chung, HS DTTS ở các trường THCS nói riêng và bước đầu đã thu được một số kết quả nhất định.
Trong công tác dạy học ở các trường THCS có HS DTTS, việc tổ chức HĐTH và quản lý HĐTH có những đặc trưng và khó khăn riêng. Với những trường nội trú, bán trú, nhiều nội dung sinh hoạt và học tập của HS đều diễn ra trong khuôn viên của nhà trường nên công tác quản lý HĐTH của HS được tập trung, đảm bảo thời gian tối đa cho HĐTH. Ở các trường THCS nói chung, HĐTH và quản lý HĐTH của HS cũng gặp nhiều khó khăn, đòi hỏi phải có những biện pháp quản lý HĐTH của HS một cách hệ thống, hiệu quả với sự phối hợp chặt chẽ từ Ban giám hiệu đến giáo viên (GV), phụ huynh học sinh (PHHS) và các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường.
Vì vậy, bên cạnh kết quả đã đạt được thì thực tế cho thấy việc tự học của HS chưa thực sự được quan tâm đúng mức, công tác quản lý HĐTH của HS vẫn còn nhiều bất cập, chưa có biện pháp quản lý HĐTH của HS một cách phù hợp với đặc thù các nhà trường, do đó phần nào ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục của nhà trường. Nguyên nhân chủ yếu là do HS DTTS thường khả năng nhận thức và tiếp thu chậm; năng lực học và tự học còn hạn chế ở nhiều khâu; hiểu và vận dụng chưa hiệu quả trong học tập; khả năng sử dụng tiếng Việt chưa tốt; các em chưa có kỹ năng, phương pháp tự học một cách khoa học, hợp lý. HS chưa có động cơ, mục đích rõ ràng, chưa tự giác học tập. Đặc biệt, với HS là người DTTS, điều kiện kinh tế vùng miền còn gặp
4
nhiều khó khăn, điều kiện học tập còn nghèo nàn thô sơ, các em chưa thật tích cực, chủ động đối với việc học. Với các em, việc cập nhật kiến thức phổ thông cơ bản đã là điều khó khăn, chưa nói đến việc nắm bắt, theo kịp những kiến thức khoa học hiện đại. Việc tự học của các em HS DTTS càng phải rèn luyện tính tích cực chủ động hơn; chỉ có tự học, tự bồi dưỡng thì các em mới có thể bù đắp cho mình những lỗ hổng về kiến thức, để thích ứng với yêu cầu của cuộc sống đang phát triển.
Bên cạnh đó, việc đổi mới phương pháp dạy học của GV còn chậm, người dạy chỉ mới quan tâm nhiều đến việc truyền thụ kiến thức mà chưa chú trọng tới giáo dục, rèn luyện phương pháp tự học cho học sinh, (ví dụ trong mô hình trường học mới (VNEN) nếu gặp phải khó khăn thì học sinh liên lạc với giáo viên và sẽ nhận được sự hỗ trợ cần thiết, tuy nhiên có giáo viên chỉ biết ngồi chờ các em tự học mà chưa hướng dẫn kịp thời); GV chưa chú ý đến việc thiết kế bài tập, bài kiểm tra, đề thi đòi hỏi học sinh phải nghiên cứu, tìm tòi mới có thể hoàn thành được, chưa quan tâm tới đối tượng HS; cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học thiếu, không đồng bộ; một số trường chưa có nhiều kinh nghiệm và biện pháp phù hợp để quản lý hoạt động học tập của HS, đặc biệt là HĐTH (ngay cả trường phổ thông dân tộc nội trú huyện, việc phân công giáo viên trực và nhiệm vụ của bảo vệ nhà trường cũng bị chồng chéo, trong khi hiệu quả công việc lại không cao, học sinh vẫn chưa tự giác học tập, vẫn trốn ra ngoài chơi game, ăn quà... Phần lớn do công tác quản lý học sinh, quản lý hoạt động tự học của các em chưa tốt, nên hiện nay công tác tuyển sinh trường PTDTNT huyện còn gặp nhiều khó khăn do một số gia đình không yên tâm khi gửi con tại trường).
Đối với 01 trường PTDTNT và 04 trường có học sinh bán trú của huyện, theo lịch sinh hoạt tại trường thì một ngày các em có 04 tiếng dành cho hoạt động tự học tại phòng ở hoặc trên lớp, thực tế có thể có hoặc không có sự giám sát của giáo viên. Ngoài ra, tự học của HS được nhà trường tổ chức thông qua nhiều hoạt động khác nhau ở tập thể cũng như các chương
5
trình ngoại khóa, các phong trào đọc sách, các cuộc thi tìm hiểu… Điều này cho thấy, HĐTH của HS có nhiều khâu, nhiều bước, được tiến hành thông qua các hoạt động học tập của chính bản thân HS. Đây là quá trình tự giác, tích cực, tự lực chiếm lĩnh tri thức khoa học và những kĩ năng, kinh nghiệm bằng hành động của chính mình hướng tới những mục đích nhất định. Quá trình tổ chức dạy học và tổ chức các hoạt động phải làm cho hoạt động của HS chuyển từ trạng thái bị động sang chủ động. HS biết tự sắp xếp, bố trí các công việc sẽ tiến hành trong thời gian tự học, biết huy động các điều kiện, phương tiện cần thiết để hoàn thành từng công việc, biết tự kiểm tra, tự đánh giá kết quả HĐTH của chính mình. Song, đó mới chỉ dừng lại ở lý thuyết, khi thực hiện vẫn còn nhiều nội dung mang tính hình thức, chưa có chiều sâu, chưa định hướng được cụ thể. Với nhiều hạn chế của đối tượng HS trong khi công tác quản lý chưa thực sự khoa học, chưa có sự đầu tư nghiên cứu, chưa được tuyên truyền phổ biến rộng rãi; GV chưa chú ý nhiều đến việc động viên, hỗ trợ, hướng dẫn HS tự học; phụ huynh chưa quan tâm hoặc nhận thức chưa đầy đủ về vấn đề tự học của con em… thì tự học vẫn chỉ dừng lại ở khẩu hiệu, phát động phong trào, ở những văn bản chỉ đạo hay những báo cáo đánh giá chung.
Việc nghiên cứu hệ thống công tác quản lý HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS ở huyện Hoành Bồ để tìm ra biện pháp quản lý HĐTH của HS, vận dụng trong công tác quản lý giáo dục của nhà trường có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hơn về chất lượng dạy và học của nhà trường.
Xuất phát từ những yêu cầu cả về mặt lý luận và thực tiễn trên, với tư cách là cán bộ phụ trách chuyên môn cấp học của ngành và mong muốn đề xuất những biện pháp quản lý hiệu quả HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh; nhằm nâng cao hơn về chất lượng dạy và học trong các nhà trường, tác giả chọn hướng nghiên cứu: “Quản lý hoạt động tự học của học sinh dân tộc thiểu số ở các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh” làm đề tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
6
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và khảo sát, đánh giá thực trạng HĐTH và quản lý HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ; từ đó đề xuất các biện pháp quản lý HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh nhằm nâng cao kết quả tự học của HS DTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ nói riêng, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo đối với các trường THCS có HS DTTS trong toàn tỉnh và trên cả nước.
3. Khách thể, đối tượng nghiên cứu
3.1. Khách thể nghiên cứu
HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS.
3.2. Đối tượng nghiên cứu
Quản lý HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh.
4. Phạm vi nghiên cứu
Các trường THCS của huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh với các số liệu sử dụng từ năm 2011 đến nay.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi được đặt ra cho nghiên cứu, đó là: Tự học và quản lý HĐTH của HS DTTS đang đặt ra những vấn đề gì? Cần những biện pháp quản lý như thế nào để nâng cao hiệu quả HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh?
6. Giả thuyết khoa học
Tự học là hoạt động quan trọng trong quá trình giáo dục vì thực chất dạy học là dạy để học sinh tự học. Việc tự học của học sinh THCS nói chung, và của huyện Hoành Bồ nói riêng đang bộc lộ nhiều bất cập. Nếu nâng cao nhận thức về tự học và quản lý HĐTH, áp dụng một số biện pháp quản lý phù hợp từ lập kế hoạch, tổ chức chỉ đạo và kiểm tra đánh giá sẽ góp phần nâng cao chất lượng HĐTH, chất lượng học tập của HS nói riêng và nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung.
7
7. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nghiên cứu đề ra như trên, đề tài sẽ tập trung vào các nhiệm vụ sau:
7.1. Phân tích khái quát, hệ thống hóa các tài liệu khoa học có liên quan, làm sáng tỏ cơ sở lý luận cho việc nghiên cứu HĐTH và quản lý HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS.
7.2. Khảo sát thực trạng HĐTH và thực trạng quản lý HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh và phân tích nguyên nhân của thực trạng.
7.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS huyện Hoành Bồ, tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn hiện nay.
8. Phương pháp nghiên cứu
8.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
- Thu thập các tài liệu liên quan, tìm hiểu các khái niệm cơ bản, các thuật ngữ.
- Nghiên cứu các văn bản, Nghị quyết của Đảng, Chính phủ, Bộ GD và ĐT, các Bộ ngành liên quan, của địa phương về quản lý trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng;
- Nghiên cứu các tài liệu, các công trình nghiên cứu về quản lý HĐTH của HS DTTS ở các trường THCS nhằm xây dựng cơ sở lý luận của vấn đề cần nghiên cứu.
8.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp quan sát: Quan sát, dự giờ các hoạt động dạy của GV và hoạt động học tập của HS…
- Phương pháp điều tra: Khảo nghiệm qua các phiếu điều tra.
+ Thông qua phiếu điều tra khảo sát thực trạng và trưng cầu ý kiến.
+ Thông qua đàm thoại, phỏng vấn GV, HS, PHHS, các nhà quản lý giáo dục… lấy các thông tin trực tiếp hoặc gián tiếp về vấn đề nghiên cứu.
8