Dinh dưỡng thức ăn Nghề Thú y - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 13

Trong 0,48kg VCK khẩu phần ăn có 0,35kg VCK cỏ Guatemala. Trong 5,6kg VCK khẩu phần ăn có X kg VCK cỏ Guatemala.

5,6 x 0,35

X = = 4,1kg VCK cỏ Guatemala.

0,48

Còn lại: Rơm = 5,6kg VCK – 4,1kg VCK cỏ Guatemala = 1,5kg VCK

Kiểm tra lại nhu cầu dinh dưỡng và tính khẩu phần cho ăn


Tên thức ăn

Lượng VCK (kg)

ME (Mcal)

Khẩu phần cho ăn (kg)

Cỏ Guatemala

4,1

8,53

19,5

Rơm

1,5

2,4

1,7

Tổng cộng

5,6

10,93

-

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 107 trang tài liệu này.

Dinh dưỡng thức ăn Nghề Thú y - Trình độ Cao đẳng - Trường CĐ Kinh tế - Kỹ thuật Bạc Liêu - 13

* Phương pháp tính khẩu phần cho ăn:

+ Cỏ Guatemala tươi có 21% VCK, có nghĩa là: Trong 100kg VCK cỏ Guatemala tươi có 21kg VCK. Trong X kg cỏ Guatemala tươi có 4,1kg VCK.

100 x 4,1

X = = 19,5kg cỏ Guatemala tươi.

21

+ Trong 100kg rơm khô không khí có 90kg VCK. Trong X kg rơm khô không khí có 1,5kg VCK.

100 x 1,5

X = = 1,7kg rơm.

90

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

I. Câu hỏi:

1. Nguyên tắc khi phối hợp khẩu phần cho gia súc, gia cầm?

2. Các bước khi lập khẩu phần ăn cho gia súc, gia cầm?

3. Xây dựng khẩu phần ăn cho heo và gà?

II. Bài tập thực hành:

Bài 3. Xác định tiêu chuẩn ăn và xây dựng khẩu phần cho vật nuôi.

* Mục đích:

- Thực hiện được việc xác định được tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của từng loại vật nuôi và phương pháp xây dựng công thức thức ăn cho vật nuôi đúng kỹthuật.

- Bảo đảm tính chính xác và cẩn thận khi tính toán trong quá xác định công thức thức ăn cho vật nuôi.

* Nội dung:

1. Xác định tiêu chuẩn ăn của vật nuôi:

Tra bảng tiêu chuẩn để xác định nhu cầu về protein thô, năng lượng trao đổi, Ca, P của từng đối tượng vật nuôi.

2. Lựa chọn nguyên liệu và xác định thành phần hóa học của nguyên liệu đó:

- Dựa vào tình hình thức ăn của cơ sở ta lựa chọn các loại nguyên liệu thức

ăn.

- Tra bảng thành phần hóa học của nguyên liệu để xác định hàm lượng

protein, năng lượng, Ca, P trong nguyên liệu đó.

3. Tiến hành xây dựng công thức ăn theo phương pháp hình vuông Pearson:

- Định nhóm thức ăn cho số thức ăn vừa lựa chọn.

- Xác định tỷ lệ mỗi loại thức ăn trong từng nhóm: coi tỷ lệ thức ăn của mỗi nhóm là 100%, xác định tỷ lệ thức ăn của mỗi nhóm đó.

- Dựa vào bảng thành phần dinh dưỡng của thức ăn để tính tỷ lệ % protein (mức năng lượng) trong mỗi nhóm thức ăn.

- Dựa vào hình vuông Pearson để tính tỷ lệ protein (mức năng lượng) cần có trong mỗi nhóm thức ăn.

- Xác định khối lượng của từng nhóm.

- Xác định khối lượng của từng nguyên liệu trong nhóm.

- Xác định thành phần dinh dưỡng của công thức vừa xây dựng (năng lượng trao đổi (kcal/kg thức ăn), protein (%), Ca (%), P (%)).

4. Kiểm tra và hiệu chỉnh theo nhu cầu: Đối chiếu thành phần dinh dưỡng của công thức mà ta vừa xây dựng với tiêu chuẩn:

- Nếu bằng nhau thì ta đã phối hợp xong.

- Nếu chênh lệch nhau (lớn hơn 5%) thì phải điều chỉnh (làm lại).

* Nguồn lực:

- Tranh ảnh, mô hình,băng hình về các tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của từng loại vật nuôi.

- Phòng thí nghiệm, máy tính điện tử.

- Máy vi tính sách tay, projecter.

- Bảo hộ lao động: ủng cao su, găng tay, quần áo bảo hộ, khẩu trang, mũ, kính bảo hộ,…

* Cách thức tổ chức:

- Hướng dẫn ban đầu: giảng viên hướng dẫn cách xác định tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của từng loại vật nuôi và phương pháp xây dựng công thức thức ăn cho vật nuôi đúng kỹthuật.

- Hướng dẫn thường xuyên: phân lớp thành từng nhóm nhỏ 3-5 sinh viên, mỗi nhóm thực hiện việc xác định được tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của từng loại vật nuôi và phương pháp xây dựng công thức thức ăn cho vật nuôi đúng kỹthuật. Giảng viên theo dõi việc thực hiện và sữa lỗi cho sinhviên.

* Thời gian hoàn thành: 10 giờ.

* Phương pháp đánh giá: giảng viên kiểm tra cá nhân hoặc nhóm sinh viên thực hiện việc xác định xác định được tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của từng loại vật nuôi và phương pháp xây dựng công thức thức ăn cho vật nuôi đúng kỹthuật. Nhận xét đánh giá kết quả thực hiện của sinh viên.

* Kết quả và sản phẩm cần đạt được: thực hiện việc được xác định tiêu chuẩn và khẩu phần ăn của từng loại vật nuôi và phương pháp xây dựng công thức thức ăn cho vật nuôi đúng kỹthuật.

C. Yêu cầu về đánh giá kết quả học tập:

Biết được các bước xây dưng khẩu phần ăn cho vật nuôi.

Thực hiện được cách xây dựng công thức thức ăn phù hợp với nhu cầu dinh dưỡng của vật nuôi.

D. Ghi nhớ:

Nguyên tắc phối hợp khẩu phần.

Phương pháp xây dựng khẩu phần thức ăn cho vật nuôi.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


[1] Lê Minh Hoàng (2000). Chế biến thức ăn hỗn hợp cho gia súc gia cầm. Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội.

[2] Vũ Duy Giảng (2001). Giáo trình dinh dưỡng và thức ăn gia súc. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

[3] Vũ Duy Giảng, Nguyễn Lương Hồng, Tôn Thất Sơn (1999). Dinh dưỡng và thức ăn gia súc. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, Hà Nội.

[4] Dương Thanh Liêm, Bùi Huy Như Phúc, Dương Huy Đồng (2002). Thức ăn và Dinh dưỡng động vật. Nhà xuất bản Nông Nghiệp, TP Hồ Chí Minh.

[5] PGS.TS Lê Đức Ngoan, Ths. Nguyễn Thị Hoa Lý, Ths. Dư Thị Thanh Hằng (2005). Giáo trình Thức ăn gia súc. Trường Đại học Nông Lâm Huế.

[6] PGS.TS Tôn Thất Sơn (2005). Giáo trình Dinh dưỡng và thức ăn vật nuôi (dùng trong các trường THCN). NXB Hà Nội.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/10/2023