BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
GIÁO TRÌNH MÔ ĐUN
CHUẨN BỊ NUÔI TRÙN
MÃ SỐ: MĐ 01
NGHỀ: NUÔI TRÙN QUẾ TỪ PHÂN GIA SÚC, GIA CẦM VÀ CHẤT THẢI NÔNG NGHIỆP
Trình độ: Sơ cấp nghề
Có thể bạn quan tâm!
- Chuẩn bị nuôi trùn Nghề Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp - 2
- Không Nên Để Ánh Sáng Mặt Trời Chiếu Trực Tiếp Vào Trùn
- Thông Tin Về Nuôi Trùn: Từ Kết Quả Thu Thập, Phân Tích Và Nhận Định Trong Thực Tế Sản Xuất Đã, Đang Nuôi Trùn Với Hình Thức Nào, Qui Mô Bao Nhiêu?.
Xem toàn bộ 125 trang tài liệu này.
Hà nội, 2017
LỜI NÓI ĐẦU
Ô nhiễm môi trường chăn nuôi hiện đang là vấn đề bức xúc ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam. Ở nhiều địa phương, nguồn nước quanh các khu vực dân cư có các trang trại chăn nuôi đang bị ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường sống của người dân.
Nhiều công nghệ xử lý ô nhiễm chất thải chăn nuôi đã và đang được áp dụng như công nghệ khí sinh học, ủ phân hữu cơ, nuôi giun, …. Do mỗi công nghệ có những ưu điểm và hạn chế riêng đòi hỏi phải được áp dụng ở những điều kiện phù hợp và nhiều khi cần phải có một tổ hợp các công nghệ khác nhau áp dụng cho một trang trại chăn nuôi nhằm xử lý toàn diện, triệt để các loại hình ô nhiễm của môi trường chăn nuôi.
Một trong những mục tiêu chính của Dự án Hỗ trợ Nông nghiệp Các bon thấp (LCASP) là hỗ trợ kỹ thuật cho các chủ trang trại, các hộ chăn nuôi xử lý bền vững môi trường chăn nuôi thông qua sử dụng chất thải chăn nuôi làm nguồn nguyên liệu tạo ra các sản phẩm có giá trị, vừa giúp nâng cao thu nhập của người dân, vừa giúp giảm ô nhiễm môi trường.
Hiện nay một số trang trại, hộ chăn nuôi đã ứng dụng các công nghệ để sử dụng phân gia súc, gia cầm và phế thải nông nghiệp để nuôi trùn quế, .... Tuy vậy, do chưa có tài liệu hướng dẫn chi tiết và người dân chưa được học nghề để làm việc này, nên hiệu quả chưa cao. Xuất phát từ thực tế từ trước đến nay chưa có tài liệu đào tạo nghề về lĩnh vực này, Dự án LCASP đã phối hợp với Cục Kinh tế hợp tác, Bộ Nông nghiệp và PTNT, biên soạn bộ giáo trình đào tạo sơ cấp nghề “Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và phế thải nông nghiệp” nhằm giúp các hộ chăn nuôi có thêm kiến thức và kỹ năng để xử lý hiệu quả môi trường chăn nuôi thông qua các hoạt động tạo thu nhập từ ứng dụng công nghệ nuôi trùn quế từ chất thải chăn nuôi.
Bộ giáo trình được xây dựng với các mô đun, bài giảng lý thuyết và thực hành có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Các thông tin trong giáo trình này có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế, tổ chức giảng dạy và vận dụng phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tế của từng vùng trong quá trình dạy học.
Quá trình biên soạn giáo trình mặc dù đã hết sức cố g ng nhưng ch c ch n không tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, các độc giả để giáo trình được điều chỉnh, bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn.
Để hoàn thiện được cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các nhà khoa học, các cán bộ phụ trách kỹ thuật nông nghiệp, các thành viên trong hội đồng nghiệm thu, các cán bộ và chuyên gia từ dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, Trường Cao đẳng Cơ điện và Nông nghiệp Nam Bộ, Cục Kinh tế Hợp tác, … đã tham gia đóng góp ý kiến chuyên môn và tạo mọi điều kiện tốt nhất để hoàn thành xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình này.
Hà Nội, tháng 6 năm 2017
TS. Nguyễn Thế Hinh, Giám đốc dự án LCASP
TUYÊN BỐ BẢN QUYỀN
Tài liệu này thuộc loại sách giáo trình nên các nguồn thông tin có thể được phép dùng nguyên bản hoặc trích dẫn dùng cho các mục đích về đào tạo và tham khảo.
Mọi mục đích khác mang tính lệch lạc hoặc sử dụng với mục đích kinh doanh thiếu lành mạnh sẽ bị nghiêm cấm.
MÃ TÀI LIỆU: MĐ 01
LỜI GIỚI THIỆU
Mô đun “Chuẩn bị nuôi trùn” là một trong sáu mô đun của bộ giáo trình sơ cấp nghề “Nuôi trùn quế từ phân gia súc, gia cầm và chất thải nông nghiệp”. Mô đun này hướng dẫn thực hiện các công việc như: khảo sát các điều kiện nuôi trùn, tạo chất nền nuôi trùn, thu gom và xử lý thức ăn cho trùn.
Mô đun này được phân bố giảng dạy trong 84 giờ với 04 bài như sau: Bài 1: Đặc điểm của trùn quế.
Bài 2: Khảo sát các điều kiện nuôi trùn. Bài 3: Tạo chất nền nuôi trùn.
Bài 4: Thu gom và xử lý thức ăn cho trùn.
Các bài trong mô đun có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Tạo điều kiện cho học viên thực hiện được mục tiêu học tập và áp dụng vào thực tế trong việc nuôi trùn quế tại cơ sở. Mô đun này liên quan mật thiết với các mô đun: lựa chọn và xây dựng chuồng nuôi, thả trùn giống, chăm sóc trùn, thu hoạch trùn và sử dụng sản phẩm trùn.
Các thông tin trong giáo trình này có giá trị hướng dẫn giáo viên thiết kế, tổ chức giảng dạy và vận dụng phù hợp với điều kiện, bối cảnh thực tế của từng vùng trong quá trình dạy học.
Để hoàn thiện được cuốn giáo trình này chúng tôi đã nhận được sự giúp đỡ của các nhà khoa học, các cán bộ phụ trách kỹ thuật nông nghiệp, các hộ nuôi trùn quế, các thành viên trong hội đồng nghiệm thu đã tham gia đóng góp ý kiến để chúng tôi xây dựng chương trình và biên soạn giáo trình.
Quá trình biên soạn giáo trình mặc dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ các chuyên gia, các đọc giả để giáo trình được điều chỉnh, bổ sung ngày càng hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tham gia biên soạn:
1. Chủ biên: Dương Minh Hiền
2. Nguyễn Thị Chúc
3. Nguyễn Thị Thùy Linh
4. Huỳnh Hạnh Ngôn
LỜI CẢM ƠN
Nhóm tác giả chúng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Ban Quản lý dự án Hỗ trợ nông nghiệp các bon thấp, các nhà khoa học, các cơ sở sản xuất, kinh doanh thiết bị khí sinh học, hộ dân trong vùng Dự án Hỗ trợ nông nghiệp Các bon thấp và đồng nghiệp đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ chúng tôi trong quá trình biên soạn tài liệu này.
Trong quá trình biên soạn giáo trình dù đã hết sức cố gắng nhưng chắc chắn không tránh khỏi những khiếm khuyết. Chúng tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ đồng nghiệp, các chuyên gia, nhà khoa học và độc giả để cuốn giáo trình tiếp tục được chỉnh sửa, hoàn thiện trong lần tái bản.
Trân trọng cảm ơn!
Thay mặt nhóm tác giả Dương Minh Hiền
MỤC LỤC
ĐỀ MỤC TRANG
LỜI GIỚI THIỆU 2
MỤC LỤC 4
CÁC THUẬT NGỮ CHUYÊN MÔN, CHỮ VIẾT TẮT 7
Bài 1: Đặc điểm sinh học của trùn 8
A. Nội dung 8
1. Lợi ích của việc nuôi trùn 8
1.1. Làm thức ăn cho con người và vật nuôi 8
1.2. Làm phân bón cho cây trồng 10
1.3. Làm dược liệu, mỹ phẩm 10
1.4. Góp phần bảo vệ môi trường sinh thái 11
2. Đặc điểm hình thái, cấu tạo của trùn quế 11
2.1. Hình dạng bên ngoài 11
2.2. Cấu tạo bên trong 13
3. Đặc tính sinh lý của trùn quế 15
3.1. Nhiệt độ 15
3.2. Ẩm độ 15
3.3. Ánh sáng 16
3.4. Không khí 16
3.5. Độ pH 16
4. Sự sinh trưởng và sinh sản 16
4.1. Sự sinh trưởng 16
4.2. Sự sinh sản 17
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 19
C. Ghi nhớ 20
Bài 2. Khảo sát các điều kiện nuôi trùn 21
1. Xác định tình hình nuôi và tiêu thụ trùn 21
1.1. Tầm quan trọng 21
1.2. Các loại thông tin cần xác định 22
1.3. Cách thu thập các loại thông tin 22
1.4. Phân tích thông tin 24
1.5. Kết luận thông tin nuôi và tiêu thụ trùn 24
2. Khảo sát vị trí xây dựng chuồng nuôi trùn 24
2.1. Chọn hướng chuồng 24
2.2. Chọn vị trí đặt chuồng 25
3. Khảo sát nguồn thức ăn, nguồn nước 32
3.1. Yêu cầu nguồn nước nuôi trùn 32
3.2. Khảo sát nguồn thức ăn 34
4. Lập bảng kế hoạch 35
4.1. Khái niệm 35
4.2. Tác dụng của bảng kế hoạch 35
4.3. Căn cứ để lập kế hoạch nuôi trùn 36
4.4. Tiến hành lập bảng kế hoạch nuôi trùn 36
4.5. Một số lưu ý khi lập bảng kế hoạch 45
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 46
C. Ghi nhớ 48
Bài 3: Tạo chất nền nuôi trùn 49
A. Nội dung 49
1. Tiêu chuẩn của chất nền 49
2. Chọn lựa chất nền 49
3. Chế biến và xử lý chất nền 52
3.1. Ủ nóng 52
3.2. Ủ nguội 60
4. Sử dụng chất nền 63
4.1. Lấy chất nền từ đống ủ 63
4.2. Cho chất nền vào nơi nuôi 63
4.3. Tưới ẩm chất nền 64
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 65
C. Ghi nhớ 69
Bài 4: Thu gom và xử lý thức ăn cho trùn 70
A. Nội dung 70
1. Xác định nguồn thức ăn của trùn 70
1.1. Xác định nguồn phân gia súc 70
1.2. Xác định nguồn phân gia cầm 73
1.3. Xác định nguồn bã thải từ công trình khí sinh học 73
1.4. Xác định nguồn phụ phẩm nông nghiệp 76
1.5. Rác thải hữu cơ 79
2. Thu gom thức ăn cho trùn 80
2.1. Chuẩn bị dụng cụ, phương tiện và địa điểm dự trữ thức ăn 80
2.2. Thu gom và vận chuyển thức ăn vào nơi dự trữ 84
2.3. Bảo quản thức ăn 87
3. Xử lý thức ăn cho trùn 88
3.1. Chọn phương pháp xử lý thức ăn 88
3.2. Chuẩn bị dụng cụ, trang thiết bị và nơi xử lý thức ăn 88
3.3. Xử lý thức ăn từ phân gia súc – gia cầm 90
3.4. Xử lý thức ăn từ chất thải nông nghiệp 96
3.5. Xử lý thức ăn là rác thải hữu cơ 99
3.6. Xử lý bã thải từ công trình khí sinh học 101
B. Câu hỏi và bài tập thực hành 101
C. Ghi nhớ 105
HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN 106
I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN 106
II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN 106
III. NỘI DUNG MÔ ĐUN 106
IV. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN BÀI TẬP, BÀI THỰC HÀNH 107
V. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP 108
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO 114