Đánh Giá Thành Công, Hạn Chế Và Đề Xuất Khuyến Nghị Giải Pháp Nâng Cao Chất Lượng Chương Trình

chương trình này có đối tượng người nghe đặc th đó là đông đảo bà con kiều bào Việt Nam ở xa Tổ quốc. Mặt khác, đây là chương trình có số lượng tiết mục và trang tin nhiều nhất hiện nay ở Đài Tiếng nói Việt Nam. Mỗi tiết mục có góc độ đề cập riêng, tạo ra sự phong phú, đa dạng. Đó chính là ưu thế, là điều kiện để tạo nên bản sắc của một chương trình Việt kiều. Mỗi tiết mục xuất hiện định kỳ vào các ngày trong tuần vừa tránh bỏ sót về thông tin, đồng thời giúp cho người nghe có tâm l , thói quen đón nghe tích cực. Chương trình này đã góp phần c ng với các loại hình báo chí khác làm phong phú thêm đời sống tinh thần của bà con kiều bào Việt Nam ở xa Tổ quốc.

Những nhận định, phân tích, đánh giá ở trên s là cơ sở để tác giả tổng hợp những ưu điểm và nhược điểm của chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” của Đài Tiếng nói Việt Nam đồng thời, đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng của chương trình.

Chương 3. ĐÁNH GIÁ THÀNH CÔNG, HẠN CHẾ VÀ ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CHƯƠNG TRÌNH

3.1. Thời cơ và thách thức đối với chương trình phát thanh dành cho người Việt Nam ở nước ngoài trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện

3.1.1. Thời cơ của chương trình phát thanh dành cho người Việt Nam ở nước ngoài

3.1.1.1. Phát huy thế mạnh của chương trình phát thanh truyền

thống


* Thông tin nhanh nhạy, kịp thời

Ưu thế đặc th khiến cho phát thanh từng cạnh tranh được với các

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 172 trang tài liệu này.

loại hình báo chí truyền thông khác là sự nhanh nhạy trong thông tin.

Thông tin nhanh là một yêu cầu sống c n đối với một đài phát thanh hiện đại. So với các loại hình báo chí, truyền thông đại chúng khác, sự vượt trội của phát thanh trước hết là khả năng cung cấp cho bạn nghe đài những thông tin mới nhất, nóng hổi nhất, những thông tin vừa mới xảy ra, đang xảy ra, hoặc s xảy ra mà chưa có ai biết.

Chương trình phát thanh Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa tổ quốc của Đài tiếng nói Việt Nam trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện - 12

Riêng với báo phát thanh, xét về khía cạnh nội dung thông tin và hình thức giao tiếp với thính giả, việc đưa thông tin nhanh s làm tăng tính trực tiếp, rút ngắn thời điểm sự kiện xảy ra với thời điểm công chúng tiếp nhận sự kiện.

* Sống động, riêng tư, thân mật

Một trong những thế mạnh của báo phát thanh được thính giả đánh giá cao là những người làm báo phát thanh biết cách tôn trọng người nghe và tác động nhanh, hiệu quả đến công chúng. Nói cách khác, sức hấp dẫn của báo phát thanh chính là ở sự thân mật, gần gũi với công chúng thính giả.

Với mục tiêu thu hút thính giả, tạo ra sức sống cho làn sóng phát thanh, những người làm báo của chương trình phát thanh không chỉ quan tâm đến việc đem lại cho người Việt Nam ở nước ngoài những thông tin nóng hổi, bổ ích mà c n ở cách thể hiện những thông tin đó một cách thân tình, gần gũi “như nói với một người bạn”. Hiểu được tâm l những người sống xa quê hương, những phóng viên, biên tập viên của chương trình không ngừng cải tiến về hình thức để các chương trình phát thanh ngày càng gần gũi hơn với thính giả, ph hợp với từng đối tượng nghe đài, đáp ứng thị hiếu ở từng độ tuổi...

* Sử dụng âm thanh tổng hợp

Mọi người trong xã hội không phân biệt trình độ học vấn đều có thể tiếp nhận thông tin qua một chiếc radio. Âm thanh không phụ thuộc vào hình ảnh và chữ nên có nhiều thuận lợi khi sử dụng và đặc biệt là có thể kích thích trí tưởng tượng, tạo không khí và gợi lên tâm trạng đối với người Việt sống xa Tổ quốc.

Bằng việc sử dụng âm thanh tổng hợp (bao gồm lời nói, tiếng động và âm nhạc), phát thanh đã tác động trực tiếp vào thính giả, đưa người nghe tới gần hơn sự kiện, nhân vật, như được h a mình, được cảm nhận đầy đủ sự kiện hay nhân vật đó.

* Kỹ thuật đơn giản, tiện lợi

Ưu thế vượt trội của phát thanh là tính tiện lợi do kỹ thuật đơn giản, thiết bị gọn nhẹ. Sự đơn giản, gọn nhẹ của thiết bị thu nhận thông tin phát thanh là một ưu thế nổi bật của phát thanh so với các báo khác trong c ng một điều kiện như nhau, vì báo mạng và truyền hình cần thiết bị kỹ thuật cồng kềnh và phức tạp hơn nhiều. Khi cuộc sống ngày càng phát triển, con người ngày càng chịu nhiều áp lực của nhịp sống khẩn trương, hiện đại thì những ưu thế này lại càng phát huy tác dụng.


Phương thức tiếp nhận thông tin rất linh hoạt, tiện lợi. Chỉ cần một thiết bị thu tín hiệu nhỏ là công chúng đã có thể hưởng thụ các chương trình phát thanh ở bất cứ đâu, bất cứ khi nào. Chỉ với một chiếc radio nhỏ nhẹ, rẻ tiền và nguồn năng lượng cũng rất rẻ, bạn có thể vừa nghe chương trình phát thanh vừa làm mọi công việc, kể cả lái xe ô tô

3.1.1.2. Tính tương tác

Chương trình phát thanh truyền thống ngay từ những năm 1945 đến về sau này chủ yếu được truyền đi bằng sóng vô tuyến từ các cột hoặc trạm phát sóng để đến được thiết bị thu như radio. Ngày nay tín hiệu vô tuyến cũng được truyền qua đường cáp quang hoặc vệ tinh để đến được những v ng xa xôi. Chương trình phát thanh cũng được cung cấp trực tuyến trên Internet. Hệ thống truyền tải là streaming cố hữu, nội dung được truyền tải qua Internet.

Kể từ khi chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” được đăng trên trang thông tin đối ngoại vovworld.vn, số lượng thính giả gửi thư qua hộp thư điện tử của chương trình tăng nhanh với 30 -35 thư và rất nhiều cuộc điện thoại gọi trực tiếp về chương trình. Nội dung các thư gửi về chương trình chủ yếu là bày tỏ mong muốn được chương trình tăng cường giới thiệu về những v ng đất lịch sử, nền văn hóa truyền thống, danh lam thắng cảnh của đất nước; yêu cầu được nghe những ca khúc viết về quê hương, về Mẹ, về Tổ quốc để vơi đi nỗi nhớ quê hương; yêu cầu giải đáp về thời gian và tần số phát sóng; về các quy định pháp luật cũng như chính sách của Đảng và Nhà nước; đóng góp kiến cải tiến và nâng cao chất lượng chương trình Hiện nay, nhờ có sự tương tác qua địa chỉ email của chương trình mà những lá thư của thính giả được trả lời nhanh chóng, tiện lợi và không bị thất lạc hay nhập địa chỉ. Cũng nhờ vậy mà những lá thư gửi đến chương trình thường được trả lời nhanh hơn, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thính giả. Và thư gửi đến chương trình cũng

ngày càng nhiều hơn với nội dung phong phú và đa dạng hơn. Đây cũng là một lợi thế trong thời đại truyền thông hiện nay.

3.1.2. Thách thức đối với chương trình phát thanh dành cho người Việt Nam ở nước ngoài trong bối cảnh truyền thông đa phương tiện

3.1.2.1. Thiếu hấp dẫn do chưa thể hiện hết những ứng dụng của tính đa phương tiện

Phát thanh sử dụng âm thanh tổng hợp. Được người khác đọc, kể, thông báo cho nghe là một cảm giác rất dễ chịu. Tuy nhiên, “trăm nghe không bằng một thấy”. Âm thanh có thể sống động, thân mật, riêng tư nhưng chỉ thoảng qua, khó đọng lại, khó ghi nhớ. Điều đó đã chỉ ra nhược điểm lớn nhất của loại hình báo nói là “tính thoảng qua”. Nghe nhiều nhưng ấn tượng không thể so sánh được với một lần được chứng kiến bằng mắt.

Hơn nữa hiện nay, một sản phẩm báo chí đa phương tiện phải bao gồm ít nhất từ hai trong những thành phần sau trở lên. Đó là:văn bản (text), hình ảnh tĩnh và đồ họa (still image & graphic), âm thanh (audio), hình ảnh động (video & animation) và các chương trình tương tác (interactive program). Mặc d chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” đăng trên Internet đã sử dụng một số phương tiện để truyền tải thông tin đến cho công chúng như khả năng tính hợp âm thanh (audio), hình ảnh động (video) nhưng khả năng tích hợp những chương trình tương tác (interactive programs) thì c n chưa tốt.

3.1.2.2. Khó khăn trong việc lưu giữ chương trình hoặc tra cứu tư

liệu

Đây là điểm yếu cơ bản của phát thanh so với các loại hình khác như

báo in và báo điện tử. Nếu công chúng của báo in và báo điện tử dễ dàng tra cứu và sử dụng những thông tin bổ ích, cần thiết trên hai loại hình báo chí này thì công chúng phát thanh khó l ng làm được như vậy.

3.1.2.3. Thông tin theo trật tự thời gian


Thông tin theo trật tự thời gian của phát thanh truyền thống đã gây khó khăn trong tiếp nhận của công chúng. Công chúng không được chủ động lựa chọn chương trình và thứ tự theo sở thích, trình độ, khả năng. Điều này là hạn chế của phát thanh, đặc biệt là nếu so với báo in và báo điện tử. Tuy nhiên, với phát thanh trên mạng interrnet, nhược điểm này đã bị hạn chế tối đa vì công chúng có thể nghe theo thích của họ sau

khi đã tải chương trình xuống.

3.2. Thành công và hạn chế của chương trình

3.2.1.Thành công

Là kênh thông tin duy nhất phát bằng tiếng Việt ra nước ngoài, chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” trở thành người bạn đồng hành hữu ích đối với bà con kiều bào Việt Nam xa xứ. Hơn 20 năm qua, chương trình đã liên tục cải tiến, đổi mới, nâng cao chất lượng hiệu quả theo hướng phát thanh hiện đại. Hiện nay, c ng với việc h a mạng âm thanh trên tờ báo điện tử VOV.VN, trên trang thông tin điện tử VOVWORLD.VN, chương trình c n được phát sóng 6 giờ một ngày trên nhiều băng tần. Sóng của chương trình đã đến được nhiều v ng lãnh thổ quốc gia, nhằm phục vụ gần 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài, người nước ngoài biết tiếng Việt và đông đảo thính giả trong nước, đặc biệt là thân nhân kiều bào. Trung bình, mỗi tháng, chương trình nhận được 25 đến 30 thư của thính giả gửi về từ các nước Mỹ, Pháp, Anh, Nga, Thụy Sĩ, Đức, Nhật, Thái Lan, Lào Nhiều nhất là thư gửi về từ Mỹ. Với số lượng thư gửi về khá ổn định, chứng tỏ chương trình đã đạt được những thành công nhất định, tạo được chỗ đứng trong l ng thính giả. Hàng năm, vào các ngày lễ, ngày Tết, thính giả ở nhiều nước đã thường xuyên gửi thư, thiệp chúc tết hoặc gọi điện thoại chúc mừng, động viên các biên tập viên chương trình.

Thực tế, có những thính giả bao nhiêu năm xa quê là bấy nhiêu năm nghe Đài Tiếng nói Việt Nam, nghe chương trình phát thanh "Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc". Ví dụ thính giả Tuấn Kiệt (Việt kiều Canada) đã nghe đài hơn 30 năm; Đinh Qu Trương (Việt kiều Thụy Sĩ) nghe Đài 35 năm Nhiều thính giả mặc d tuổi cao nhưng chương trình thực sự là người bạn gắn bó thân thiết. Từ Hoa Kỳ, thính giả Mat Otero đã gửi thư về cho chương trình, kèm theo ảnh cụ bà Nguyễn Thị Dư. Bức thư có đoạn viết: “Đây là bức hình bà của tôi đang thưởng thức âm thanh trên Đài Tiếng nói Việt Nam ở Dallas, Texas. Bà tôi năm nay 86 tuổi, mắt đã bị l a, trước đây bà sống ở Huế. Cảm ơn chương trình đã cung cấp cho tôi, những người con Việt ở khắp nơi trên thế giới các chương trình phát thanh tuyệt vời”.

Nhiều tên tuổi của thính giả đã trở nên thân thuộc với biên tập viên của chương trình và bạn nghe đài như: Lê Trọng Văn, Phạm Kỳ Cơ, Nguyễn Xuân Thiều, Trần Anh Tuấn, Kiều Linh và nhóm Việt kiều yêu nước (Việt kiều tại Hoa Kỳ); Vò Quang Yến, Khánh Linh, Trung Nguyễn (Việt kiều tại Pháp); Nguyễn Đức Thành, Hà Châu (Việt kiều ở Nhật Bản); Tracy Nguyễn (Việt kiều Canada); Huy Lương, Nguyễn Ba, Đặng Thế Sáng (Việt kiều ở Cộng h a liên bang Đức); Nguyễn Thắng, Phan Quốc Lợi (Việt kiều ở Thái Lan) .

Sau đây là phần trích trong mục Hộp thư thính giả phát sóng ngày 7/10/2016 với kiến của thính giả gửi về chương trình:

Tiết mục Hộp thư thính giả

Trong thư gửi về chương trình tuần qua, thính giả cho biết, rất thích các chuyên mục giới thiệu về đất nước, con người Việt Nam như Phóng sự ảnh, Việt Nam đất nước con người, Tạp chí văn nghệ . Với họ, các chuyên mục giúp cho họ biết rò hơn về các địa điểm, danh lam thắng cảnh của Việt Nam. Hay nhiều thính giả trong nước cũng cảm ơn những thông

tin hữu ích của chương trình qua các chuyên mục Sức khỏe của bạn, Hộp thư thính giả, Bạn cần biết, Giai điệu quê hương

Đối với những người Việt Nam ở nước ngoài, khi trở về quê hương vào dịp này, họ cảm nhận về sự đổi thay rò rệt và mong muốn luôn được đóng góp cho quê hương mình. Hãy nghe tâm sự của Th y Dương, người Việt ở Pháp gửi tới chương trình: “Nước mình phát triển. Mình thấy phát triển nhiều về hàng ăn, giải trí. Càng về càng gặp nhiều đối tác. Khi tôi sang Pháp bao giờ tôi cũng nghĩ một ngày nào đó s về Việt Nam, đóng góp cho Việt Nam, đóng góp theo nhiều cách. Như tôi bây giờ ở Pháp nhưng lúc nào cũng hướng về Việt Nam. Tất cả những gì tôi làm cũng đều vì Việt Nam”.

Có thể nói, một trong những thành công lớn của chương trình phát thanh “Dành cho đồng bào Việt Nam ở xa Tổ quốc” là đã tạo được chuyển biến tích cực trong suy nghĩ và hành động của nhiều bà con kiều bào xa xứ. Nhiều lá thư của bà con gửi về tâm sự rằng, họ rất vui mừng khi qua chương trình thấy được những đổi thay trên quê hương Việt Nam từ đường xá đến đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Qua chương trình, bà con kiều bào hiểu được rằng, nhờ có đường lối đúng đắn của Đảng và truyền thống doàn kết của nhân dân đã đưa đất nước phát triển không ngừng. Điều đó làm tăng thêm sự bất bình trước những ngộ nhận và xuyên tạc của một số kẻ vì hằn th cá nhân đã quay lưng lại với Tổ quốc.

Có rất nhiều người sau khi nghe chương trình, hiểu được chính sách rộng mở của Nhà nước Việt Nam đã mong muốn trở về thăm và tìm kiếm cơ hội đầu tư, góp phần xây dựng quê hương đất nước. Nhiều lá thư gửi về chương trình không giấu nổi cảm xúc vui mừng trước những thành tựu đạt được của đất nước. Khi biết quê hương mình gặp khó khăn do thiên tai, họ đã tự nguyện đóng góp tiền của, c ng với đồng bào trong nước khắc phục hậu quả. Khi Trung Quốc ngang nhiên mang giàn khoan Hải Dương 981

Xem tất cả 172 trang.

Ngày đăng: 21/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí