Mục Đích Quản Lý Hoạt Động Tự Đánh Giá Theo Tiêu Chuẩn Kiểm Định Chất Lượng Trường Mầm Non

4. Hằng năm, tổ chức sơ kết, tổng kết về công tác kiểm định chất lượng giáo dục; báo cáo kết quả với Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ Giáo dục và Đào tạo để được hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra.[3]

Trách nhiệm của Phòng GD&ĐT (Quy định tại điều 42 Thông tư số 19):

1. Tham mưu Ủy ban nhân dân cấp huyện lập kế hoạch kiểm định chất lượng giáo dục; hướng dẫn, chỉ đạo, giám sát, kiểm tra các trường mầm non trên địa bàn triển khai công tác kiểm định chất lượng giáo dục theo quy định.

2. Giám sát, chỉ đạo các trường mầm non trên địa bàn thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng để không ngừng duy trì và nâng cao chất lượng.

3. Hằng năm tổ chức sơ kết, tổng kết về công tác kiểm định chất lượng giáo dục và xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; báo cáo kết quả với Ủy ban nhân dân cấp huyện, sở giáo dục và đào tạo để được hướng dẫn, chỉ đạo kiểm tra, thanh tra.

Trách nhiệm của trường MN (Quy định tại điều 43 Thông tư số 19):

1. Tham mưu cấp ủy đảng, chính quyền địa phương lập kế hoạch xây dựng và phát triển, phấn đấu trong từng giai đoạn để trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục, đạt chuẩn quốc gia.

2. Tổ chức tự đánh giá, đăng ký đánh giá ngoài; đề nghị cấp có thẩm quyền công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường đạt chuẩn quốc gia khi xét thấy đảm bảo các tiêu chuẩn đánh giá trường MN tại Quy định này.

3. Căn cứ kết quả đánh giá ngoài, bổ sung, hoàn thiện báo cáo tự đánh giá thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng đã đề ra trong báo cáo tự đánh giá các khuyến nghị của đoàn đánh giá ngoài và chỉ đạo của cơ quan quản lý. Hằng năm, báo cáo kết quả thực hiện cải tiến chất lượng đối với cơ quan quản lý giáo dục trực tiếp để được hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra và giám sát.

4. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, dữ liệu liên quan đến các hoạt động của nhà trường, các điều kiện cần thiết khác để phục vụ công tác đánh giá ngoài; phản hồi ý kiến về dự thảo báo cáo đánh giá ngoài đúng thời hạn.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

5. Duy trì, phát huy kết quả kiểm định chất lượng giáo dục, kết quả xây dựngtrường đạt chuẩn quốc gia để không ngừng nâng cao và cải tiến chất lượng.[3]

1.4. Một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non

Quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở một số trường mầm non thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên - 6

1.4.1. Mục đích quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non

Quản lý hoạt động tự đánh giá trường MN theo tiêu chuẩn KĐCLGD là hoạt động được thực hiện thường xuyên theo từng năm học. Mục đích của quản lý hoạt độngTĐG trường MN theo tiêu chuẩn KĐCLGD là nhằm nắm bắt được hiện trạng chất lượng giáo dục của nhà trường; chỉ ra các điểm mạnh, yếu; đề ra kế hoạch cải tiến chất lượng hiệu quả; Thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục.

1.4.2. Nội dung quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non

Việc quản lý hoạt động TĐG ở trường MN theo tiêu chuẩn KĐCLGD tiến hành theo 07 nội dung sau:

Nội dung 1: Quản lý việc thành lập hội đồng TĐG:

- Quản lý việc Hiệu trưởng trường MN ra quyết định thành lập Hội đồng TĐG. Số lượng thành viên, thành phần tham gia Hội đồng TĐG theo quy định tại Điều 24 Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT. Phòng GD&ĐT có trách nhiệm yêu cầu các Hiệu trưởng trường MN ra quyết định thành lập Hội đồng TĐG và lựa chọn các thành viên trong Hội đồng phù hợp với năng lực của từng thành viên và phù hợp với tình hình thực tế của Nhà trường.

- Quản lý việc Hội đồng TĐG thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn được quy định tại Điều 25Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT. Nội dung quản lý này là trách nhiệm của Hiệu trưởng trường MN. Hiệu trưởng có nhiệm vụ quản lý, giám sát, hỗ trợ và giải đáp các vướng mắc cho Hội đồng TĐG trong quá trình hòa động.

Nội dung 2. Quản lý việc lập kế hoạch tự đánh giá ở các nội dung sau:

- Quản lý xây dựng Kế hoạch TĐG. Phòng GD&ĐT có trách nhiệm yêu cầu Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch TĐG phù hợp với nhà trường và gửi báo cáo về phòng GD&ĐT cũng như các vấn đề liên quan tới kế hoạch TĐG.

- Quản lý việc bổ sung, điều chỉnh kế hoạch nếu phát sinh những vấn đề chưa phù hợp trong quá trình thực hiện TĐG. Đây là nhiệm vụ của Hiệu trưởng trường MN.

Nội dung 3. Quản lý việc thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.

- Quản lý việc xác định nội hàm, phân tích tiêu chí tìm minh chứng. Hiệu trưởng

trường MN cần quản lý công tác này bằng cách yêu cầu các nhóm công tác hiểu đượccó những từ, cụm từ quan trọng có ý nghĩa như là “từ khóa” của mỗi chỉ báo, tiêu chí đối chiếu “Mục tiêu cụ thể” của nhà trường liên quan nội hàm chỉ báo, tiêu chí. Trên cơ sở đã xác định đúng, đủ nội hàm chỉ báo, tiêu chí, Hiệu trưởng hướng dẫn các nhóm công tác hoặc cá nhân sẽ phân tích tiêu chí để tìm những minh chứng cần thu thập, nơi thu thập và ghi vào phiếu đánh giá tiêu chí.

- Quản lý việc thu thập minh chứng là trách nhiệm của Hiệu trưởng trường MN.

- Quản lý việc xử lý và phân tích các minh chứng. Hiệu trưởng trường MN có trách nhiệm kiểm tra, giám sát Hội đồng TĐG thảo luận các minh chứng cho từng tiêu chí đã thu thập được của nhóm công tác hoặc cá nhân.

- Quản lý việc sử dụng minh chứng là trách nhiệm của Hiệu trưởng trường MN. Hiệu trưởng có trách nhiệm giám sát và hướng dẫn Hội đồng TĐG và các nhóm công tác sử dụng các minh chứng khoa học, hợp lý, phù hợp và trách sử dụng minh chứng trùng lặp.

- Quản lý việc lưu trữ và bảo quản. Hiệu trưởng có trách nhiệm hướng dẫn Hội đồng TĐG tập hợp, sắp xếp minh chứng trong các hộp (cặp) theo thứ tự mã hóa. Yêu cầu thay thế các minh chứng hết giá trị bằng minh chứng đang còn hiệu lực và phù hợp.

Nội dung 4. Quản lý việc đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí.

- Quản lý việc đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí thực hiện thông qua Phiếu đánh giá tiêu chí. Hiệu trưởng trường MN có trách nhiệm hướng dẫn Hội đồng TĐG và các nhóm công tác, các cá nhân tiến hành thảo luận và đánh giá mức độ đạt của từng tiêu chí.

- Quản lý quy trình viết và hoàn thiện Phiếu đánh giá tiêu chí. Nội dung 5. Quản lý việc viết báo cáo tự đánh giá.

Phòng GD&ĐT thực hiện nhiệm vụ quản lý việc viết báo cáo TĐG của các Nhà trường ở các mặt sau:

- Quản lý về cấu trúc, hình thức của báo cáo.

- Quản lý việc nội dung viết báo cáo.

- Quản lý các nhóm công tác, cá nhân chịu trách nhiệm rà soát lại nội dung báo cáo có liên quan đến các tiêu chí được giao.

- Quản lý việc Hội đồng TĐG nghiên cứu, tiếp thu các ý kiến góp ý để hoàn thiện báo cáo, ký xác nhận vào bản báo cáo TĐG sau khi đã đọc và nhất trí với nội dung báo cáo TĐG.

- Quản lý việc báo cáo TĐG được Hội đồng TĐG nhất trí thông qua, hiệu trưởng xem xét, kýtên, đóng dấu và lưu trữ.

Nội dung 6. Quản lý việc công bố báo cáo tự đánh giá: Quản lý phạm vi công bố báo cáo và hình thức công bố báo cáo.

Phòng GD&ĐT đề nghị các Nhà trường thực hiện công bố báo cáo TĐG. Khuyến khích công bố các kết quả TĐG của báo cáo TĐG (tệp pdf) lên trang thông tin điện tử của nhà trường.


giá.

Nội dung 7. Quản lý việc triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh


-Quản lý việc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng được đề ra trong báo cáo

TĐG để cải tiến, nâng cao chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường;

- Quản lý việc gửi báo cáo TĐG cho cơ quan quản lý trực tiếp kèm theo công văn đề nghị được quan tâm, hỗ trợ trong quá trình thực hiện cải tiến, nâng cao chất lượng theo kế hoạch cải tiến chất lượng đã nêu trong báo cáo TĐG;

- Quản lý việc cập nhật và lưu trữ báo cáo TĐG.

- Quản lý việc nhà trường thực hiện trách nhiệm theo quy định tại Điều 43 Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT.

1.4.3. Phương pháp quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non

Phương pháp quản lý là tổng thể những cách thức tác động có hướng đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý (trên cơ sở lựa chọn những công cụ và phương tiện thích hợp nhằm thực hiện mục tiêu của tổ chức.

Có thể thể phân loại các phương pháp quản lý theo nhiều cách như: Căn cứ vào phương thức tác động, có phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp; căn cứ vào chức năng quản lý, có các phương pháp kế hoạch hoá, phương pháp tổ chức, phương pháp kiểm tra, hạch toán…; căn cứ vào nội dung và cơ chế ho ạt

động quản lý, có các phương pháp kinh tế, phương pháp hành chính - tổ chức, và phương pháp tâm lý - xã hội/giáo dục; căn cứ vào phạm vi, đối tượng tác động có các phương pháp quản lý nội bộ hệ thống và các phương pháp tác động lên các hệ thống khác.

Đối với quản lý hoạt động KĐCLGD chủ yếu quản lý theo nội dung và cơ chế hoạt động bao gồm 03 nhóm phương pháp quản lý chủ yếu như sau:

1.4.3.1. Nhóm phương pháp kinh tế

Nhóm phương pháp kinh tế là các phương pháp tác động vào đối tượng quản lý thông qua các lợi ích kinh tế bằng việc sử dụng các đòn bẩy kinh tế (tiền lương, tiền thưởng, tiền phạt, giá cả, lợi nhuận, lãi suất…) để cho đối tượng quản lý tự lựa chọn phương án hoạt động có hiệu quả nhất trong phạm vi hoạt động của họ.

Cơ sở khách quan của các phương pháp kinh tế là sự vận dụng các quy luật kinh tế trong quản lý. Phương pháp kinh tế có vai trò rất quan trọng và giữ vai trò trung tâm trong công tác quản lý vì nó tác động thông qua các lợi ích kinh tế, tạo ra sự quan tâm vật chất thiết thân của mỗi người và tập thể lao động, tạo ra động lực kinh tế trực tiếp khơi dậy sức mạnh tiềm tàng trong mỗi con người, động lực đó càng vững chắc nếu lợi ích cá nhân được kết hợp đúng đắn với lợi ích của tập thể và xã hội.

Ưu điểm:

- Mỗi người tự mình quyết định cách làm việc sao co có thu nhập vật chất cao nhất sẽ giúp hiệu quả công việc đạt được cao nhất.

- Tác động lên đối tượng quản lý một cách nhẹ nhàng, không gây ra sức ép tâm lý, tạo ra bầu không khí thoaỉ mái, dễ được chấp nhận.

- Tính dân chủ rất cao, các đối tượng quản lý có quyền lựa chọn hành động theo ý mình.

- Nó kích thích khả năng sáng tạo, phát huy tính sáng tạo trong công việc, mang lại hiệu quả rất cao.

- Có thể áp dụng linh hoạt, phù hợp với nhiều đối tượng trong nhiều điều kiện hoàn cảnh và trong nhiều lĩnh vực.

Nhược điểm:

- Nếu coi nó là duy nhất sẽ lệ thuộc vào vật chất, quên các giá trị tinh thần, đạo đức, truyền thống văn hóa, hủy hoại môi trường sống…

- Không có sự dảm bảo thực hiện cao vì nó không bắt buộc.

- Dễ bị đối tượng quản lý xem thường nếu không kèm theo các phương pháp tác động khác.

Vận dụng trong quản lý hoạt động KĐCLGD:

Đối với các CSGD sử dụng các phương pháp quản lý kinh tế được vận dụng như: Xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ có nội dung dành cho hoạt động KĐCLGD, xây dựng kế hoạch chi cho hoạt động KĐCLGD, hoạt động TĐG, chi cho hoạt động cho các thành viên tham gia hoạt động TĐG, xây dựng nội dung chi mua các trang thiết bì, tài liệu phục vụ KĐCLGD….

1.4.3.2. Nhóm phương pháp hành chính - tổ chức

Nhóm phương pháp hành chính - tổ chức là các phương pháp tác động dựa vào các mối quan hệ tổ chức của hệ thống quản lý. Nhóm phương pháp này có vai trò rất to lớn trong công tác quản lý nhằm xác lập trật tự, kỷ cương trong tổ chức; giải quyết các vấn đề đặt ra trong quản lý một cách nhanh chóng và là khâu nối các phương pháp khác thành một hệ thống.

Trong bất kỳ một tổ chức nào cũng hình thành những mối quan hệ tổ chức trong hệ thống quản lý. Về phương diện quản lý nó biểu hiện thành mối quan hệ giữa quyền uy và phục tùng. Người quản lý dử dụng quyền lực của mình để buộc đối tượng quản lý phải thực hiện nhiêm vụ.

Nhóm phương pháp hành chính - tổ chức trong quản lý là cách thức tác động trực tiếp của chủ thể quản lý đến các tập thể và cá nhân dưới quyền bằng các quyết định dứt khoát mang tính chất bắt buộc, đòi hỏi cấp dưới phải chấp hành nghiêm chỉnh, nếu vi phạm sẽ bị xử lý kịp thời, thích đáng. Các quyết định được cụ thể hóa dưới dạng các quy chế, quy định, quyết định, nội quy của tổ chức.

Ưu điểm:

- Sử dụng mệnh lệnh, quyền lực buộc cấp dưới thực thiện nhiệm vụ nhất định. Giúp duy trì kỷ cương trật tự cho môi trường tổ chức.

- Khi sử dụng không cần phải đi kèm những phương pháp khác mà vẫn đảm bảo hiệu quả.

Nhược điểm:

- Tạo ra áp lực, sức ép tâm lý, làm giảm khả năng sáng tạo.

- Lạm dụng quá mức sẽ dẫn đến quan liêu trong tổ chức dẫn đến hậu quả xấu.

- Nhà quản lý phải là những người rất có bản lĩnh để quan sát nắm bắt được đối tượng để có sự tác động chuẩn xác, phù hợp thì mới có hiệu quả cao.

Vận dụng trong hoạt động KĐCLGD:

Việc ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện KĐCLGD trong đó có hoạt động TĐG. Kế hoạch, quyết định thành lập đoàn kiểm tra thực hiện KĐCLGD các CSGD. Đối với các nhà trường là quyết định thành lập Hội đồng TĐG, kế hoạch thực hiện KĐCLGD, quyết định phân công nhiệm vụ cho các thành viên, báo cáo kết quả TĐG…..

1.4.3.3. Nhóm phương pháp tâm lý - xã hội (tâm lý - giáo dục)

Nhóm phương pháp tâm lý - xã hội (hay còn gọi là nhóm phương pháp “tâm lý- giáo dục”, “giáo dục”) là các cách thức tác động vào nhận thức và tình cảm của người lao động nhằm nâng cao tính tự giác và nhiệt tình của họ trong việc thực hiện nhiệm vụ.

Các phương pháp tâm lý - xã hội dựa trên cơ sở sự vận dụng các quy luật tâm lý. Đặc trưng của phương pháp này là tính thuyết phục và kích thích tinh thần. Tính thuyết phục làm cho nhân viên phân biệt được phải- trái, đúng- sai, lợi- hại, thiện- ác… để hành động cho phù hợp. Khơi dậy tính tự nguyện, tự giác của đối tượng quản lý, kích thích họ làm việc hăng hái với tất cả trí tuệ và khả năng cao nhất.

Ưu điểm:

- Bền vững.

- Không gây sức ép tâm lý cho đối tượng, trái lại đói tượng cảm thấy được quan tâm nên sẽ tạo ra được sự phấn khởi, hăng hái, không khí làm việc sôi nổi, đôi khi mang lại những kết quả vượt xa sự mong đợi.

Nhược điểm:

- Tác động chậm, cầu kỳ, không đảm bảo thực hiện chắc chắn, nên khi sử dụng vẫn cần phải có kết hợp đi kèm các phương pháp khác.

- Phương pháp này yêu cầu cho người quản lý phải là người có đủ uy tín, có điều kiện và có thời gian quan tâm chăm sóc, động viên cấp dưới.

Vận dụng trong hoạt động KĐCLGD:

Tuyên truyền tới CBQL, GV, NV về mục đích, ý nghĩa, nội dung của công tác KĐCLGD, của hoạt động TĐG. Phân tích những khó khăn, thách thức và cơ hội khi thực hiện TĐG tại nhà trường, động viên CBGV cùng giúp đỡ nhau hoàn thành tốt kế hoạch đề ra.

Xây dựng niềm tự hào về nhà trường cho giáo viên và trẻ để giáo viên thêm yêu nghề, trẻ thêm yêu trường, chất lượng giáo dục được ngày một nâng cao và bền vững.

Thể hiện sự quan tâm, đánh giá đúng năng lực của các thành viên trong Hội đồng TĐG để khen thưởng, tôn vinh kịp thời cũng là biện pháp được áp dụng thành công và có tác dụng lớn tại đơn vị. Kịp thời chấn chỉnh những cá nhân có nhận thức chưa đúng đắn về hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn.

1.4.4. Những yếu tố ảnh hướng tới quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non

1.4.4.1. Yếu tố khách quan

Quản lý hoạt động TĐG đối với phòng GD&ĐT và các CBQL là một chuỗi những hoạt động bao gồm xây dựng kế hoạch hướng dẫn TĐG (hướng dẫn xây dựng kế hoạch, thành lập Hội đồng TĐG, tiến hành hoạt động TĐG….), tư vấn cho các CSGD trong quá trình thực hiện TĐG, kiểm tra kết quả hoạt động TĐG của các nhà trường…Khi tiến hành những nội dung này có rất nhiều yếu tố khách quan ảnh hưởng tới chất lượng quản lý như hệ thống văn bản hướng dẫn thực hiện KĐCLGD trong đó có hoạt động TĐG, sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành, chế độ chính sách ưu tiên cho hoạt động TĐG và công tác bồi dưỡng thực hiện TĐG dành cho các CSGD.

Thứ nhất, hệ thống văn bản pháp quy ngày càng hoàn thiện tạo cơ sở pháp lý cho hoạt động TĐG. Để đáp ứng được với yêu cầu xã hội, từ năm 2011 cho tới nay, Bộ GD&ĐT đã xây dựng và ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện KĐCLGD trường MN phù hợp với từng thời điểm. Năm 2011, Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 07/2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2011của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường mầm non; năm 2014 ban hành Thông tư

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí