Khái Niệm Đánh Giá Trong Giáo Dục, Tự Đánh Giá Trường Mầm Non

cứu khoa học của các tác giả trong nuóc đã góp phần hoàn thiện hệ thống văn bản triển khai thực hiện các khâu của quy trình kiểm định chất lượng giáo dục ở tất cả các bậc học thuộc các loại hình trong hệ thống giáo dục quốc dân của nước ta trong đó có GDMN.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Khái niệm đánh giá trong giáo dục, tự đánh giá trường mầm non

1.2.1.1. Khái niệm đánh giá trong giáo dục

Đến nay còn có nhiều quan niệm khác nhau về đánh giá trong giáo dục. Sự khác nhau thường là do ở cách tiếp cận về đánh giá trong giáo dục của các tác giả đó không như nhau. Chẳng hạn, có người tiếp cận theo hướng chỉ đề cập đến kết quả giáo dục, có người tiếp cận ở góc độ kiểm định chất lượng giáo dục,...

Theo Jean - Marie De Ketele (1989) thì: "Đánh giá có nghĩa là thu thập một tập hợp thông tin đủ, thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; và xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin; nhằm ra một quyết định”.

Theo Từ điển Tiếng Việt thì: “Đánh giá được hiểu là nhận định giá trị” [25].

Trong Giáo dục học thì: “Đánh giá được hiểu là quá trình hình thành những nhận định, phán đoán về kết quả công việc, dựa vào sự phân tích những thông tin thu được đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề ra, nhằm đề xuất những quyết định thích hợp để cải thiện thực trạng, điều chỉnh, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác giáo dục”.

Theo Trung tâm nghiên cứu về Đánh giá của Đại học Melboume (Úc) thì: “Đánh giá là quá trình thu thập thông tin, chứng cứ về đối tượng đánh giá và đưa ra những phán xét, nhận định về mức độ đạt được theo các tiêu chí đã đưa ra trong các chuẩn hay kết quả học tập”.

Như vậy, có thể hiểu “đánh giá trong giáo dục” là quá trình thu thập và lí giải kịp thời, có hệ thống thông tin về hiện trạng, khả năng hay nguyên nhân của chất lượng và hiệu quả giáo dục căn cứ vào mục tiêu dạy học, mục tiêu đào tạo làm cơ sở cho những chủ trương, biện pháp và hành động giáo dục tiếp theo.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

1.2.1.2. Khái niệm kiểm định chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục mầm non

Kiểm định chất lượng giáo dục nhằm đảm bảo đạt được những chuẩn mực nhất định trong đào tạo và không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng yêu cầu của người sử dụng nguồn nhân lực và đảm bảo quyền lợi cho người học.

Quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở một số trường mầm non thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên - 4

Từ đó có thể hiểu, Kiểm định chất lượng giáo dục là hoạt động đánh giá và công nhận mức độ thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung giáo dục đối với nhà trường và cơ sở giáo dục khác. Kiểm định chất lượng giáo dục bao gồm hai nội dung đó là tự đánh giá của cơ sở giáo dục và đánh giá ngoài đối với cơ sở giáo dục.

Kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non là hoạt động đánh giá (bao gồm tự đánh giá và đánh giá ngoài) để xác định mức độ trường mầm non đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và việc công nhận trường mầm non đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục của cơ quan quản lý nhà nước.

1.2.1.3. Khái niệm tự đánh giá

Tự đánh giá là một quá trình tự học tập, tự nghiên cứu, tự hoàn thiện theo các chuẩn mực đã đặt ra. Quá trình này thường kéo dài vài tháng, một học kỳ và cũng có thể sau một năm học. Đó là một khoảng thời gian cần thiết để họ tự nhận thấy những khuyết điểm của mình và phấn đấu để khắc phục những khiếm khuyết đó. Tự đánh giá nó thuộc đánh giá bên trong của một cơ sở giáo dục - đào tạo, nhưng nó lại là cơ sở để tiến hành đánh giá bên ngoài [1].

Đối với cơ sở giáo dục MN, TĐG là quá trình trường MN dựa trên các tiêu chuẩn đánh giá do Bộ GD&ĐT ban hành, tự xem xét, đánh giá thực trạng chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ; cơ sở vật chất, các vấn đề liên quan khác của nhà trường để điều chỉnh các nguồn lực và quá trình thực hiện nhằm đạt tiêu chuẩn đánh giá trường MN [1,tr3].

1.2.2. Khái niệm quản lý và quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục

1.2.2.1. Khái niệm quản lý

Xét về từ ngữ, thuật ngữ “quản lý" (tiếng Việt gốc Hán) có thể hiểu là hai quá trình tích hợp vào nhau; quá trình "quản" là sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái "ổn định"; quá trình “ lý" là sửa sang, sắp xếp, đổi mới để đưa tổ chức vào thế “phát triển”. Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý: Theo tác giả Nguyễn Minh Đạo: "Quản lý là sự tác động chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người nhằm đạt tới mục tiêu đã đề ra" (Cơ sở khoa học quản lý, NXB Chính

trị quốc gia, Hà Nội 1997)[12]; Harol Koontz: "Quản lý là một nghệ thuật nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra thông qua việc điều khiển, chỉ huy, phối hợp, hướng dẫn hoạt động của những người khác" [16]…. Thông thường, quản lý đồng nhất với các hoạt động tổ chức chỉ huy, điều khiển, động viên, kiểm tra, điều chỉnh… theo lý thuyết hệ thống: “quản lý là sự tác động có hướng đích của chủ thể quản lý đến một hệ thống nào đó nhằm biến đổi nó từ trạng thái này sang trạng thái khác theo nguyên lý phá vỡ hệ thống cũ để tạo lập hệ thống mới và điều khiển hệ thống”[15]. Từ những điều trên có thể khẳng định: Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường.

1.2.2.2. Khái niệm quản lý chất lượng

Quản lý chất lượng là các hoạt động có phối hợp để định hướng và kiểm soát một tổ chức về chất lượng. Việc định hướng và kiểm soát về chất lượng nói chung bao gồm lập chính sách chất lượng và mục tiêu chất lượng, hoạch định chất lượng, kiểm soát chất lượng, đảm bảo chất lượng và cải tiến chất lượng.

Quản lý chất lượng hiện đã được áp dụng trong mọi ngành công nghiệp, không chỉ trong sản xuất mà trong mọi lĩnh vực, trong mọi loại hình tổ chức, từ quy mô lớn đến quy mô nhỏ, cho dù có tham gia vào thị trường quốc tế hay không. Quản lý chất lượng đảm bảo cho tổ chức làm đúng những việc phải làm và những việc quan trọng, theo triết lý "làm việc đúng" và "làm đúng việc", "làm đúng ngay từ đầu" và "làm đúng tại mọi thời điểm".

1.2.2.3 Khái niệm quản lý chất lượng giáo dục

Quản lý chất lượng giáo dục là một khoa học quản lý chuyên ngành, người nghiên cứu trên nền tảng của khoa học quản lý nói chung. Quản lí giáo dục là hệ thống những tác động có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lí ở các cấp khác nhau đến tất cả các khâu của hệ thống nhằm đảm bảo sự vận hành bình thường của các cơ quan trong hệ thống giáo dục, đảm bảo cho sự phát triển và mở rộng hệ thống cả về mặt số lượng cũng như chất lượng.

1.2.2.4. Khái niệm quản lý hoạt động tự đánh giá

Quản lý giáo dục là hoạt động điều hành, phối hợp các lực lượng giáo dục nhằm

đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ theo yêu cầu phát triển xã hội. Trong hệ thống giáo dục, con người giữ vai trò trung tâm của mọi hoạt động. Con người vừa là chủ thể vừa là khách thể quản lý. Mọi hoạt động giáo dục và quản lý giáo dục đều hướng vào việc đào tạo và phát triển nhân cách thế hệ trẻ, bởi vậy con người là nhân tố quan trọng nhất trong quản lý giáo dục [17].

Như vậy, quản lý hoạt động tự đánh giá chất lượng giáo dục là sự tác động liên tục, có mục đích, có kế hoạch của nhà quản lý với công cụ là bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục gồm các tiêu chí, chỉ số cụ thể do Bộ GD&ĐT ban hành nhằm huy động, tổ chức, điều phối, điều chỉnh, giám sát... một cách có hiệu quả các hoạt động kiểm định nhằm đáp ứng được các yêu cầu chất lượng đối với các cơ sở giáo dục.

1.3. Một số vấn đề lý luận về hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non

1.3.1. Mục đích của hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

Tiêu chuẩn đánh giá chuẩn chất lượng trường MN là công cụ để trường MN TĐG nhằm nâng cao CLGD để công khai với xã hội về thực trạng nhà trường, để cơ quan có thẩm quyền công nhận trường đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Thực hiện công tác kiểm định chất lượng là quá trình đánh giá nhằm đưa ra quyết định công nhận trường MN đáp ứng các chuẩn quy định từ đó đề ra các giải pháp quản lý các mục tiêu: Đánh giá thực trạng, những điểm mạnh, điểm yếu xây dựng kế hoạch phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để duy trì nâng cao chất lượng giáo dục.

Mục đích kiểm định chất lượng giáo dục trường MN được quy định tại Điều 3 Quy định tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường MN ban hành kèm theo Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT như sau: Kiểm định chất lượng giáo dục nhằm xác định trường MN đạt mức đáp ứng mục tiêu giáo dục trong từng giai đoạn; lập kế hoạch cải tiến chất lượng, duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động của nhà trường; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của trường MN; để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá, công nhận hoặc không công nhận trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục. Và hoạt động TĐG là bước dầu tiên trong quy trình kiểm định chất

lượng.


Thực hiện TĐG nhằm đạt các mục đích sau:

Thứ nhất, TĐG nhằm giúp cơ sở giáo dục xác định mức độ đáp ứng mục tiêu giáo

dục trong từng giai đoạn, để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng giáo dục, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục; thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng của cơ sở giáo dục, từ đó để cơ quan quản lý nhà nước đánh giá và công nhận cơ sở giáo dục đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục.

Thứ hai, trong công tác KĐCLGD, TĐG là khâu cơ bản nhấtcủa kiểm định chất lượng giáo dục. Mỗi cơ sở giáo dục thông qua yêu cầu của từng tiêu chuẩn, tiêu chí mà chủ động, khách quan nhận định điểm mạnh, điểm yếu. Trên cơ sở đó để đưa ra kế hoạch cải tiến chất lượng sao cho mang tính khả thi.

Thứ ba, làm rõ thực trạng quy mô, chất lượng và hiệu quả các hoạt động giáo dục theo chức năng, nhiệm vụ được giao và xác định và so sánh theo tiêu chuẩn kiểm định nhà nước đã công bố xem đạt được đến mức nào. Cụ thể là đánh giá thực trạng các hoạt động tổ chức quản lý và các điều kiện đảm bảo chất lượng cho giáo dục: từ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đội ngũ giáo viên, nguồn kinh phí đến người học... xem đạt đến mức nào của các tiêu chuẩn đòi hỏi.

Thứ tư, xác định tầm nhìn, các điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức của cơ sở giáo dục và đề xuất kế hoạch, biện pháp nhằm từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện. Kiến nghị với các cơ quan chức năng có trách nhiệm chỉ đạo và cung cấp các biện pháp hỗ trợ cho cơ sở giáo dục không ngừng mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của mình.

1.3.2. Ý nghĩa của công tác kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

Thông qua hoạt động KĐCLGD, bao gồm hoạt động TĐG và hoạt động đánh giá ngoài, lãnh đạo nhà trường sẽ xác định được mức độ đáp ứng các mục tiêu giáo dục theo các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trong từng giai đoạn. Kết quả KĐCLGD phản ánh chất lượng chăm sóc, giáo dục của nhà trường, nhờ đó lãnh đạo trường nắm được những điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị mình, làm căn cứ để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng chăm sóc giáo dục, nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục.

KĐCLGD giúp cho trường MN định hướng và xác định chuẩn chất lượng nhất định. Thông tư số 19/2018TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 Ban hành Quy định về kiểm định chất

lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường MN thì công tác KĐCL giáo dục trường MN được kiểm định và đánh giá toàn diện các mặt hoạt động của trường với 5 tiêu chuẩn. Mỗi tiêu chuẩn có nhiều tiêu chí cụ thể. Các tiêu chuẩn này chính là những định hướng cho việc xây dựng và phát triển nhà trường trong giai đoạn hiện nay.

Kết quả KĐCLGD trường MN đạt hay không đạt so với các tiêu chuẩn quy định của Bộ GD&ĐT sẽ góp phần định hướng cho các hoạt động sau đây của xã hội:

- Giúp cho CMHS lựa chọn môi trường học tập cho con.

- Làm cơ sở để các CSGD kêu gọi đầu tư từ các tổ chức xã hội.

- Định hướng phát triển cho các nhà trường nhằm tăng cường năng lực cạnh tranh trên tất cả các lĩnh vực về giáo dục.

- Tạo sự cạnh tranh lành mạnh, công bằng giữa các trường MN công lập và tư thục hiện nay đang ngày càng phát triển mạnh mẽ.

- Khẳng định uy tín, trách nhiệm của nhà trường với xã hội.

1.3.3. Nội dung thực hiện hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

Để thực hiện hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng GDMN, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá CLGD cùng văn bản số 5942/BGDĐT-QLCL về hướng dẫn tự đánh giá và đánh giá ngoài trường MN rất cụ thể, chi tiết và dễ dàng cho các nhà trường trong công tác đánh giá. Trong đó nhấn mạnh việc đánh giá ở 05 tiêu chuẩn với 25 tiêu chí, mỗi tiêu chí đánh giá ở 03 chỉ báo (a, b, c). So với Thông tư 25/2014/TT- BGDĐT thì Thông tư số 19 đã rút được 02 tiêu chí với 06 chỉ báo.

Nội dung của tiêu chuẩn 1 nói về Tổ chức và quản lý nhà trường trong đó hướng tới 10 nội dung chủ yếu đó là:

Phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà trường. Chiến lược phát triển phải phù hợp với tình hình cụ thể của nhà trường và được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với trường tư thục) và các hội đồng khác phải được thành lập theo quy định và thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình; Tổ chức Đảng Cộng sản Việt Nam, các tổ chức chính trị xã hội và các tổ chức khác trong nhà trường.

Mỗi nhà trường có số lượng Hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ chuyên môn và tổ văn phòng theo quy định. Tổ chuyên môn và tổ văn phòng phải có kế hoạch và phê duyệt của Ban giám hiệu.

Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi; trong trường hợp số lượng trẻ trong mỗi nhóm, lớp không đủ 50% so với số trẻ tối đa quy định tại Điều lệ trường mầm non thì được tổ chức thành nhóm trẻ ghép hoặc lớp mẫu giáo ghép. Các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được tổ chức học 02 buổi trên ngày; Mỗi nhóm trẻ, lớp mẫu giáo có không quá 02 (hai) trẻ cùng một dạng khuyết tật.

Quản lý hành chính, tài chính và tài sản: Hệ thống hồ sơ của nhà trường được lưu trữ theo quy định; Lập dự toán, thực hiện thu chi, quyết toán, thống kê, báo cáo tài chính và tài sản; công khai và định kỳ tự kiểm tra tài chính, tài sản theo quy địnhquy chế chi tiêu nội bộ được bổ sung, cập nhật phù hợp với điều kiện thực tế và các quy định hiện hành; Quản lý, sử dụng tài chính, tài sản đúng mục đích và có hiệu quả để phục vụ các hoạt động giáo dục

Quản lý cán bộ, giáo viên và nhân viên phải đủ số lượng theo quy định và đảm bảo về trình độ đào tạo. Được phân công nhiệm vụ phù hợp với từng vị trí và được đảm bảo tất cả các quyền lợi.

Quản lý các hoạt động giáo dục. Mỗi nhà trường phải có kế hoạch giáo dục phù hợp với quy định hiện hành, điều kiện thực tế địa phương và điều kiện của nhà trường. Kế hoạch giáo dục được thực hiện đầy đủ và được rà soát, đánh giá, điều chỉnh kịp thời.

Thực hiện quy chế dân chủ cơ sở. Để đảm bảo thực hiện quy chế dân chủ các nhà trường phải đảm bảo cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến khi xây dựng kế hoạch, nội quy, quy định, quy chế liên quan đến các hoạt động của nhà trường; Các khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh (nếu có) thuộc thẩm quyền xử lý của nhà trường được giải quyết đúng pháp luật; Hàng năm, có báo cáo thực hiện quy chế dân chủ cơ sở

Đảm bảo an ninh trật tự, an toàn trường học. Nhà trường phải có phương án đảm bảo an ninh trật tự; vệ sinh an toàn thực phẩm; an toàn phòng, chống tai nạn, thương

tích; an toàn phòng, chống cháy, nổ; an toàn phòng, chống thảm họa, thiên tai; phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống các tệ nạn xã hội và phòng, chống bạo lực trong nhà trường; những trường có tổ chức bếp ăn cho trẻ được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm; Có hộp thư góp ý, đường dây nóng và các hình thức khác để tiếp nhận, xử lý các thông tin phản ánh của người dân; đảm bảo an toàn cho cán bộ quản lý giáo viên, nhân viên và trẻ trong nhà trường; Không có hiện tượng kỳ thị, hành vi bạo lực, vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong nhà trường.

Nội dung tiêu chuẩn 2 là tập chung chủ yếu khai thác về Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên được chia làm 03 tiêu chí:

Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng phải có trình độ đào tạo và chuyên môn theo quy định. Có đủ kinh nghiệm để nắm vị trí công tác được bổ nhiệm và được cán bộ, giáo viên, nhân viên tín nhiệm.

Đối với giáo viên. Có đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu đảm bảo thực hiện Chương trình giáo dục mầm non theo quy định;100% giáo viên đạt chuẩn trình độ đào tạo theo quy định; Có ít nhất 95% giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp giáo viên ở mức đạt trở lên.

Đối với nhân viên. Có nhân viên hoặc giáo viên kiêm nhiệm để đảm nhiệm các nhiệm vụ do hiệu trưởng phân công; Được phân công công việc phù hợp, hợp lý theo năng lực; Hoàn thành các nhiệm vụ được giao

Nội dung của tiêu chuẩn 3 là về Cơ sở vật chất và thiết bị dạy học có 06 tiêu chí:

Nhà trường Diện tích khu đất xây dựng hoặc diện tích sàn xây dựng bình quân tối thiểu cho một trẻ đảm bảo theo quy định; Có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh; khuôn viên đảm bảo vệ sinh, phù hợp cảnh quan, môi trường thân thiện và an toàn cho trẻ; Có sân chơi, hiên chơi, hành lang của nhóm, lớp; sân chơi chung; sân chơi - cây xanh bố trí phù hợp với điều kiện của nhà trường, an toàn, đảm bảo cho tất cả trẻ được sử dụng.

Khối phòng nhóm trẻ, lớp mẫu giáo và khối phòng phục vụ học tập: Số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tương ứng với số nhóm lớp theo độ tuổi; Có phòng sinh ho7ạt chung, phòng ngủ (có thể dùng phòng sinh hoạt chung làm phòng ngủ đối với lớp mẫu giáo); có phòng để tổ chức hoạt động giáo dục thể chất, giáo dục nghệ thuật

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2023