NV ở 06 trường đã thực hiện TĐG theo thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT. Đồng thời, tiến hành quan sát hoạt động của GV, NVthực hiện hoạt động TĐG tại 06 trường MN này:
Trước tiên, tôi khảo sát về mục đích của hoạt động KĐCLGD. Sau khi khảo sát và phỏng vấn bằng phiếu trưng cầu ý kiến (Nội dung số 1, câu hỏi số 5, phiếu số 2) và phỏng vấn riêng một số giáo viên, nhân viên về mục đích của công tác này tôi nhận được kết quả như sau:
Bảng 2.3: Tổng hợp kết quả khảo sát nhận thức của giáo viên, nhân viên về mục đích của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục
trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Số người | Tỷ lệ (%) | Ghi chú | |
Đồng ý | 60 | 83.3 | |
Không đồng ý | 4 | 5.6 | |
Ý kiến khác | 8 | 11.1 |
Có thể bạn quan tâm!
- Trách Nhiệm Thực Hiện Công Tác Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Trường Mầm Non
- Mục Đích Quản Lý Hoạt Động Tự Đánh Giá Theo Tiêu Chuẩn Kiểm Định Chất Lượng Trường Mầm Non
- Khái Quát Chung Về Hoạt Động Tự Đánh Giá Theo Tiêu Chuẩn Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Ở Một Số Trường Mầm Non Thành Phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái
- Kết Quả Tự Đánh Giá Theo Tiêu Chuẩn Kiểm Định
- Thực Trạng Công Tác Quản Lý Hoạt Động Tự Đánh Giá Theo Tiêu Chuẩn Kiểm Định Chất Lượng Trường Mầm Non Thành Phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
- Thực Trạng Áp Dụng Các Phương Pháp Quản Lý Hoạt Động Tự Đánh Giá Theo Tiêu Chuẩn Kiểm Định Chất Lượng Trường Mầm Non
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
Các ý kiến khác:
- Đáp ứng yêu cầu của xã hội: 3/72 = 4.1%
- Tạo điều kiện để xây dựng trường chuẩn Quốc gia: 3/72 = 4.1%
- Thu hút học sinh đông hơn: 1/72 = 1.4%
- Thu hút đầu tư của các tổ chức xã hội: 1/72 = 1.4%.
Kết quả bảng 2.3 cho thấy, nhận thức về mục đích của hoạt động KĐCLGD khá tốt. Có 60/72 ý kiến chiếm 83.3% GV, NV đồng ý với mục đích Bộ GD&ĐT ban hành tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường MN nhằm nâng cao CLGD. Tuy nhiên, có 4/72 ý kiến không đồng ý với mục đích trênvà không nêu thêm lý do nào khác. Có 8/72 ý kiến khác bao gồm: 3/72 GV, NV cho rằng mục đích của hoạt động KĐCLGD nhằm đáp ứng nhu cầu của xã hội,3/72 GV, NVcho rằng tạo điều kiện để xây dựng trường chuẩn Quốc gia (4.1%), thu hút học sinh đông hơn (1.4%), thu hút đầu tư của các tổ chức xã (1.4%). Dù một số GV, NV trả lời như vậy nhưng đều nhằm mục đích chung nhất là nâng cao CLGD. Có sự nhận thức chưa hướng về mục đích chung ở một số GV, NV là do những GV, NV này không trực tiếp tham gia vào hoạt động TĐG, chưa được tập huấn và nghiên cứu các vân bản về công tác KĐCLGD.
Trong quá trình thực hiện KĐCLGD thì hình thức đánh giá chất lượng TĐG rất quan trọng. Theo kết quả khảo sát (Nội dung số 2, câu hỏi 5, phiếu số 2) thì 72/72GV, NV bằng 100% khẳng định các hình thức đánh giá hiện nay đã đánh giá chính xác chất lượng giáo dục ở các nhà trường.
Bảng 2.4: Bảng tổng hợp ý kiến nhận xét các hình thức đánh giá
chất lượng hoạt động tự đánh giá của giáo viên, nhân viên trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Số người | Tỷ lệ (%) | Ghi chú | |
Bằng văn bản hướng dẫn | 1 | 1.4 | |
Hội nghị | 5 | 6.9 | |
Kiểm tra, đánh giá trực tiếp | 10 | 13.9 | |
Báo cáo | 4 | 5.6 | |
Tất cả các hình thức trên | 52 | 72.2 |
Theo bảng 2.4, có 52/72GV, NV chiếm 72.2% ý kiến nhận xét để thực hiện tốt hoạt động TĐG thì khi đánh giá cần áp dụng kết hợp nhiều hình thức như đánh giá bằng văn bản, kiểm tra trực tiếp, báo cáo của CSGD với cấp trên và đánh giá qua các hội nghị. Có thể thấy, nhận thức của GV, NVvề hình thức đánh giá khá tốt. Tuy nhiên, một số GV, NV cho rằng việc đánh giá chất lượng hoạt động TĐG chỉ cần bằng văn bản (Chỉ chiếm số ít khoảng 1.4%), 13.9%ý kiến cho rằng với hoạt động TĐG thì kiểm tra, đánh giá trực tiếp sẽ là hình thức tốt nhất, 5.6% cho rằng chỉ cần các trường báo cáo, hoặc thông qua các hội nghị thường kỳ (6.9%).
100% GV, NV đánh giá nội dung xây dựng tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường MN và tiến hành KĐCLGD là việc làm cần thiết nhằm nâng cao CLGD. Điều này có thể khẳng định các nhà trường đã thực hiện tuyên truyền về hoạt động TĐG cũng như quá trình tiến hành KĐCLGD rất tốt.
89.4% GV, NV đã cho rằng tiến hành KĐCLGD có ý nghĩa rất lớn đối với mỗi nhà trường, công tác này cách giúp các cơ quan quản lý có nhìn tổng thể về CLGD ở các nhà trường MN, từ đó xây dựng giải pháp phù hợp để nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường. Chỉ có10.6% GV, NV trả lời để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên giao.
Mặc dù GV, NV nắm rất rõ ý nghĩa của hoạt động KĐCLGD nhưng khi được hỏi về ý nghĩa của hoạt động TĐG thì khá nhiều GV, NV còn lúng túng. Điều này được thể hiện qua bảng tổng hợp phiếu trưng cầu ý kiến hỏi về ý nghĩa của hoạt động TĐG như sau:
Bảng 2.5: Bảng tổng hợp nhận thức của giáo viên, nhân viên
về ý nghĩa của hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Số người | Tỷ lệ (%) | |
Để chuẩn bị đánh giá ngoài | 25 | 37.9 |
Là khâu đầu tiên để bắt đầu quy trình kiểm định chất lượng và cải tiến chất lượng của nhà trường | 39 | 59.1 |
Ý kiến khác | 2 | 3 |
Bảng 2.5 cho thấy có 39/72GV, NV chiếm 59.1% cho rằng hoạt động TĐG là khâu đầu tiên để bắt đầu quy trình KĐCLGD và cải tiến chất lượng của nhà trường. Phần lớn ở các trường đã tích cực tổ chức tập huấn và triển khai TĐG theo Thông tư 19/2018/TT-BGD&ĐT. Có tới 25/72 GV, NV (chiếm 37.9% ý kiến) cho rằng đây là để chuẩn bị công tác đánh giá ngoài,về thực tế tuy không sai nhưng lại không hoàn toàn chính xác bởi vì hoạt động KĐCLGD là một quy trình.
2.2.2. Thực trạng tổ chức hoạt động tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục trường Mầm non
2.2.2.1. Thực trạng thực hiện quy trình tự đánh giá tại các trường mầm non thành phố Thái Nguyên theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non
Để đánh giá được thực trạng thực hiện quy trình thực hiện hoạt động TĐG của các trường MN trên địa bàn TP Thái Nguyên, tôi thực hiện khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến đối với chuyên viên sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, CBQL tại 06 trường MN (Câu hỏi 6, phiếu số 1, phụ lục 2) và GV, NV (Câu hỏi 6, phiếu số 2, phụ lục số 2), đồng thời tiến hành nghiên cứu báo cáo TĐG, phiếu đánh giá tiêu chí, kế hoạch thực hiện TĐG của các nhà trường, tổng số người được khảo sát: 99 người. Tổng hợp được kết quả như bảng dưới đây:
Bảng 2.6: Tổng hợp thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động tự đánh giá tại các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Chuyên viên, CBQL | GV, NV | |||||||||||||||
Mức độ thực hiện | Mức độ thực hiện | |||||||||||||||
Chưa đạt | Đạt | Tốt | Rất tốt | Chưa đạt | Đạt | Tốt | Rất tốt | |||||||||
Tổng số | Tỷ lệ (%) | Tổng số | Tỷ lệ (%) | Tổng số | Tỷ lệ (%) | Tổng số | Tỷ lệ (%) | Tổng số | Tỷ lệ (%) | Tổng số | Tỷ lệ (%) | Tổng số | Tỷ lệ (%) | Tổng số | Tỷ lệ (%) | |
1. Thành lập hội đồng tự đánh giá. | 2 | 7.4 | 6 | 22.2 | 12 | 44.4 | 7 | 25.9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 44 | 61.1 | 28 | 38.9 |
2. Lập kế hoạch tự đánh giá. | 3 | 11.1 | 7 | 25.9 | 9 | 33.3 | 8 | 29.6 | 2 | 2.8 | 4 | 5.6 | 37 | 51.3 | 29 | 40.3 |
3. Thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng. | 1 | 3.7 | 4 | 14.8 | 16 | 59.3 | 6 | 22.2 | 0 | 0 | 4 | 5.6 | 46 | 63.9 | 22 | 30.5 |
4. Đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí. | 0 | 0 | 3 | 11.1 | 14 | 51.9 | 10 | 37 | 0 | 0 | 3 | 4.2 | 32 | 44.4 | 37 | 51.4 |
5. Viết báo cáo tự đánh giá. | 2 | 7.4 | 8 | 29.6 | 10 | 37 | 7 | 25.9 | 0 | 0 | 0 | 0 | 57 | 79.2 | 15 | 20.8 |
6. Công bố báo cáo tự đánh giá. | 0 | 0 | 6 | 22.2 | 15 | 55.6 | 6 | 22.2 | 0 | 0 | 7 | 9.7 | 40 | 55.6 | 25 | 34.7 |
7. Triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo tự đánh giá. | 1 | 3.7 | 4 | 14.8 | 12 | 44.4 | 10 | 37 | 7 | 9.7 | 10 | 13.9 | 45 | 62.5 | 10 | 13.9 |
46
Theo kết quả nghiên cứu báo cáo của các trường và tổng hợp kết quả khảo sát theo bảng 2.6 cho thấy các chuyên viên và CBQL đánh giá thực trạng thực hiện quy trình TĐG không giống với các GV, NV.
- Về thực trạng thành lập Hội đồng TĐG:
Các chuyên viên, CBQL có 2/27 ý kiến chiếm 7.4% đánh giá nội dung này các trường chưa đạt. Qua khảo sát cho thấy, đánh giá nội dung này không đạt là do một số ít trường thành phần Hội đồng TĐG chưa đáp ứng được yêu cầu. Có 6/27 ý kiến chiếm 22.2% đánh giá hoạt động này đạt, 44.4% nhận xét thực hiện tốt và 25.9% đánh giá thực hiện rất tốt.
Đối với GV, NV có 61.1% ý kiến đánh giá việc thành lập Hội đồng TĐG của nhà trường thực hiện tốt và 38.9% đánh giá thực hiện rất tốt.
- Thực trạng xây dựng kế hoạch TĐG:
Có 3/27 chuyên viên, CBQL đánh giá các nhà trường thực hiện công tác này chưa đạt và 7/27 ý kiến chiếm 25.9% đánh giá ở mức độ đạt. Nguyên nhân do có trường sao chép kế hoạch của đơn vị bạn không phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, phân công nhiệm vụ, phân bố thời gian, nhân lực, vật lực phục vụ TĐG không hợp lý. Tuy nhiên, 9/27 ý kiến chiếm 33.3% đánh giá hoạt động này các trường thực hiện tốt và 8/27 ý kiến chiếm 29.6% nhận xét thực hiện rất tốt.
Có 37/72 GV, NV chiếm 51.3% đánh giá nhà trường thực hiện tốt, 29/72 GV, NV chiếm 40.3% nhận xét nhà trường tiến hành rất tốt nội dung này. Tuy nhiên, 5.6% ý kiến đánh giá chỉ ở mức đạt và 2.8% ý kiến nhận xét không đạt.
- Thực trạng thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.
Ý kiến các chuyên viên và CBQL đánh giá nội dung này các trường thực hiện tốt chiếm 59.3% và thực hiện tốt chiếm 22.2%. Nhưng còn 3.7% ý kiến nhận xét không đạt và 14.8% ý kiến đánh giá dừng lại ở mức độ đạt.
Có 46/72 GV, NV chiếm 63.9% đánh giá thực hiện tốt, 22/72 GV, NV chiếm 30.5% đánh giá thực hiện rất tốt. Nhưng có 5.6% đánh giá chỉ ở mức đạt.
Nghiên cứu hồ sơ TĐG cho thấy, các trường khi tiến hành xác định nội hàm, gợi ý tìm minh chứng thường đưa ra các câu hỏi chung để cho các nhóm phụ trách tiêu
chí dễ xác định nội hàm chẳng hạn như: Nhà trường có hay không lập kế hoạch thực hiện các yêu cầu? Nhà trường đã thực hiện kế hoạch chưa và có đạt các yêu cầu đề ra không? Những yêu cầu nhà trường đặt ra và đạt được so với các trường có điều kiện tương đồng và yêu cầu chung như thế nào?.....
Tuy nhiên, một số trường đã vận dụng máy móc những minh chứng mà văn bản đã gợi ý hoặc minh chứng không có tính đặc thù của đơn vị. Đôi khi sử dụng minh chứng của đơn vị khác khi sao chép báo cáo TĐG khác.
- Thực trạng đánh giá mức độ đạt của từng tiêu chí các trường thực hiện khá tốt khi có 44.4% ý kiến GV, NV đánh giá thực hiện tốt và 51.4% ý kiến nhận xét tiến hành rất tốt, chỉ có 4.2% đánh giá ở mức độ đạt. Đối với các chuyên viên và CBQL không có ý kiến đánh giá không đạt, có 14/27 ý kiến chiếm 51.9% nhận xét nhà trường thực hiện tốt, 37% đánh giá thực hiện rất tốt chỉ có 11.1% cho rằng ở mức đạt.
- Thực trạng viết báo cáo TĐG.
Qua nghiên cứu các báo cáo TĐG của các trường và tổng hợp kết quả khảo sát tại bảng 2.6 cho thấy 100% GV, NV đánh giá nhà trường thực hiện nội dung này tốt (trong đó có 79.2% đánh giá thực hiện tốt và 20.8% nhận xét rất tốt).Tuy nhiên, các chuyên viên và CBQL lại đánh giá khác, có tới 7.4% ý kiến nhận xét việc viết báo cáo TĐG của các trường chưa đạt yêu cầu, 29.6% dừng lại ở mức độ đạt, 37.% nhận xét thực hiện tốt và 25.9% đánh giá thực hiện rất tốt.
Nghiên cứu các báo cáo cho thấy đa số báo cáo đều đánh giá đúng thực trạng của nhà trường. Xác định rõ điểm mạnh và điểm yếu cơ bản của nhà trường theo từng tiêu chí. Xây dựng được kế hoạch cải tiến chất lượng một cách liên tục. Tuy nhiên, một số báo cáo còn sao chép của đơn vị bạn nên chưa phản ánh được thực trạng của nhà trường.
- Thực trạng công bố báo cáo sau TĐG.
Kết quả khảo sát cho thấy có 7/72 GV, NV chiếm 9.7% đánh giá ở mức độ đạt, 55.6% đánh giá mức độ thực hiện tốt và 34.7% đánh giá thực hiện rất tốt nội dung công bố báo cáo sau TĐG. Đối với các chuyên viên, CBQL cũng đánh giá khá tốt về hoạt động này của các nhà trường khi 55.6% ý kiến nhận xét các trường thực hiện tốt, 22.2% đánh giá thực hiện rất tốt và 22.2% nhận xét đạt.
- Thực trạng triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo TĐG.
Hoạt động triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo TĐG của các trườngđôi khi chưa đạt được hiệu quả cao khi có 7.4% ý kiến của các chuyên viên, CBQL và 9.7% ý kiến của GV, NV đánh giá chưa đạt. Mặc dù vậy, GV, NV có 13.9% ý kiến nhận xét ở mức độ đạt, 62.5% ý kiến đánh giá nhà trường thực hiện tốt và 13.9% đánh giá thực hiện rất tốt nội dung này. Các chuyên viên, CBQL có 14.8% đánh giá ở mức đạt, 44.4% nhận xét thực hiện tốt và 37% đánh giá thực hiện rất tốt.
2.2.2.2. Thực trạng đánh giá nội dung theo các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non
Để đánh giá thực trạng nội dung theo các tiêu chuẩn kiểm định chất lượng, tôi đã tiến hành nghiên cứu, tổng hợp số liệu báo cáo TĐG của 06 trường MN bao gồm: MN Tích Lương, MN Sơn Cẩm, MN BV Đa Khoa, MN Tân Cương, MN Quan Triều, MN tư thục Hoa Hướng Dương kết quả như sau:
- Thực trạng đánh giá nội dung tiêu chuẩn 1.
Điểm mạnh: Kết quả thống kê tại bảng 2.7 cho thấy 6/6 bằng 100% trường MN đều xây dựng phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển nhà. Các đoàn thể và tổ chức theo quy định. CBQL và GV, NV đều đạt được các yêu cầu đề ra về trình độ chuyên môn. 100% các trường MN công lập có các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo được phân chia theo độ tuổi không có lớp ghép. Các trường đều thực hiện công tác tài chính quy định hiện hành. Việc thực hiện quy chế dân chủ cơ sở được thực hiện tốt.
Những vấn đề còn hạn chế: Tổ chức Đảng Cộng sản của trường MN tư thục Hoa Hướng Dương mới được thành lập hơn 2 năm. Năm đầu hoạt động, chi bộ nhà trường mới đạt mức hoàn thành nhiệm vụ. Số trẻ trong các nhóm trẻ và lớp mẫu giáo ở trường MN Sơn Cẩm và MN BV Đa Khoa vượt quá quy định. Ví dụ trường MN BV Đa Khoa số trẻ tại lớp MG 3-4 có sĩ số 42 trẻ/lớp. 02 trường này đều không đạt mức độ 2 ở chỉ báo b, tiêu chí 5.
Ở tiêu chuẩn 1 có:
- Tổng số 6/6 trường đạt mức độ 1 bằng 100%.
- Tổng số 4/6 trường đạt mức độ 2 bằng 66.7%.
- Tổng số 3/6 trường đạt mức độ 3 bằng 50%.
- Tổng số 4/6 trường đạt mức độ 4 bằng 66.7%.
Bảng 2.7: Tổng hợp kết quả tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục của 06 trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tính tới thời điểm tháng 2/2019
Tiêu chí | Mức độ 1 | Mức độ 2 | Mức độ 3 | Mức độ 4 | |||||
Số trường đạt | Tỷ lệ % | Số trường đạt | Tỷ lệ % | Số trường đạt | Tỷ lệ % | Số trường đạt | Tỷ lệ % | ||
Tiêu chuẩn 1 | 1 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 |
2 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | |
3 | 6 | 100 | 6 | 100 | 5 | 83.3 | 5 | 83.3 | |
4 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | |
5 | 6 | 100 | 4 | 66.7 | 4 | 66.7 | 4 | 66.7 | |
6 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | |
7 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | |
8 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | |
9 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | |
10 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | |
Tiêu chuẩn 2 | 1 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 |
2 | 6 | 100 | 5 | 83.3 | 5 | 83.3 | 5 | 83.3 | |
3 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | |
Tiêu chuẩn 3 | 1 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 |
2 | 6 | 100 | 6 | 100 | 1 | 16.7 | 0 | 0 | |
3 | 6 | 100 | 5 | 83.3 | 5 | 83.3 | 0 | 0 | |
4 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | |
5 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | |
6 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | |
Tiêu chuẩn 4 | 1 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 |
2 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | |
Tiêu chuẩn 5 | 1 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 |
2 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | |
3 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | 6 | 100 | |
4 | 6 | 100 | 5 | 83.3 | 3 | 50 | 3 | 50 | |
Tổng hợp | 6 | 100 | 4 | 66.7 | 1 | 16.7 | 0 | 0 |