Kết Quả Tự Đánh Giá Theo Tiêu Chuẩn Kiểm Định

- Thực trạng nội dung đánh giá tiêu chuẩn 2.

Những điểm đạt được: Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng đều có trình độ chuyên môn và kinh nghiệm quản lý. Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng đều được GV, NV trong trường tín nhiệm. Đội ngũ giáo viên của các trường đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu đảm bảo thực hiện Chương trình GDMN theo quy định.

Những điểm còn hạn chế: 01 trường MN trong 05 năm liên tiếp có 01 giáo đạt chuẩn nghề nghiệp chỉ đạt 78% ở mức khá trở lên đó là trường MN tư thục Hoa Hướng Dương. Như vậy, có 1/6 trường chưa đạt ở chỉ báo b, tiêu chí 2, tiêu chuẩn 2.

Tiêu chuẩn 2 có:

- Tổng số 6/6 trường đạt mức độ 1 bằng 100%.

- Tổng số 6/6 trường đạt mức độ 2 bằng 100%.

- Tổng số 5/6 trường đạt mức độ 3 bằng 83.3%.

- Tổng số 5/6 trường đạt mức độ 4 bằng 83.3%.

- Thực trạng đánh giá nội dung tiêu chuẩn 3.

Những điểm đạt được: 100% các trường có diện tích khu đất xây dựng hoặc diện tích sàn xây dựng bình quân tối thiểu cho một trẻ đảm bảo theo quy định. 100% trường MN có cổng, biển tên trường, tường hoặc hàng rào bao quanh; khuôn viên đảm bảo vệ sinh, có sân chơi, …100% các trường có số phòng của các nhóm trẻ, lớp mẫu giáo tương ứng với số nhóm, lớp theo độ tuổi. Các trường đều có khối phòng hành chính - quản trị và bếp ăn theo quy định.Trong các nhóm lớp đều có các thiết bị, đồ dùng, đồ chơi đáp ứng yêu cầu phục vụ nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ.

Những điểm chưa đạt được: Có 01 trường chiếm 16.7% có khu hành chính - quản trị có diện tích chưa đảm bảo yêu cầu đó là trường MN BV Đa Khoa. Hai phó Hiệu trưởng của nhà trường phải ngồi chung một phòng. Có 5/6 trường chiếm 83.3 chưa đạt yêu cầu về nhóm phòng chức năng phục vụ cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ được yêu cầu ở tiêu chí 2 tiêu chuẩn 3 đó là: Có phòng riêng cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, tin học, âm nhạc. Đa số các trường đều sử dụng các lớp học để cho trẻ thực hiện các hoạt động trên. Chỉ có duy nhất trường MN Tân Cương có đủ các phòng chức năng vì mới được đầu tư xây dựng. 6/6 trường chưa có các công trình xây dựng được kiên cố hóa 100%, chỉ có các lớp học được xây dựng kiên cố còn khu vực hành chính

- quản trị, bếp ăn đều được xây bán kiên cố. Đặc biệt, hiện chưa có trường nào có phòng tư vấn tâm lý.

Tại tiêu chuẩn 3 có:

- Tổng số 6/6 trường đạt mức độ 1 bằng 100%.

- Tổng số 5/6 trường đạt mức độ 2 bằng 83.3%.

- Tổng số 1/6 trường đạt mức độ 3 bằng 16.7%.

- Tổng số 0/6 trường đạt mức độ 4 bằng 0%.

-Thực trạng đánh giá nội dung tiêu chuẩn 4.

Những điểm mạnh: Các trường đều có Ban đại diện cha mẹ trẻ. Hàng năm, Ban đại diện cha mẹ trẻ được thành lập hoặc kiện toàn và hoạt động theo quy định tại Điều lệ Ban đại diện cha mẹ học sinh. Các trường đều thực hiện công tác tham mưu cấp với ủy đảng, chính quyền và phối hợp với các tổ chức, cá nhân của nhà trường để thực hiện kế hoạch giáo dục của nhà trường.

Kết luận: Tại tiêu chuẩn 4 có:

- Tổng số 1/6 trường đạt mức độ 1 bằng 100%.

- Tổng số 1/6 trường đạt mức độ 2 bằng 100%.

- Tổng số 1/6 trường đạt mức độ 3 bằng 100%.

- Tổng số 1/6 trường đạt mức độ 4 bằng 100%.

- Thực trạng đánh giá nội dung tiêu chuẩn 5.

Những điểm mạnh: 100% các trường thực hiện Chương trình giáo dục MN theo kế hoạch. Tổ chức các hoạt động thực hành, trải nghiệm, khám phá môi trường xung quanh phù hợp với nhu cầu, hứng thú của trẻ. Hàng năm, các trường đều xây dựng kế hoạch hoạt động y tế học đường và phối hợp với cơ sở y tế địa phương tổ chức các hoạt động chăm sóc sức khỏe cho trẻ. 100% trẻ được kiểm tra sức khỏe, đo chiều cao, cân nặng, đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng theo quy định.

Những điểm còn hạn chế: Tỷ lệ chuyên cần của trẻ 5 tuổi đạt từ 95% trở lên và 90% đối với trẻ dưới 5 tuổi có trường MN Sơn Cẩm chưa đạt chiếm 16.7%, có 02 trường là trường MN Tích Lương, MN BV Đa Khoa có tỷ lệ trẻ phát triển bình thường chỉ đạt 92%. Như vậy 03 trường này chưa đạt theo quy định tại chỉ báo a, tiêu chí 4.

Tại tiêu chuẩn 5 có:

- Tổng số 6/6 trường đạt mức độ 1 bằng 100%.

- Tổng số5/6trường đạt mức độ 2 bằng 83.3%.

- Tổng số 4/6 trường đạt mức độ 3 bằng 66.7%.

- Tổng số 4/6 trường đạt mức độ 4 bằng 66.7%.

Kết luận chung:

- Tổng số trường đạt mức độ 1 theo TĐG: 6/6 = 100%.

- Tổng số trường đạt mức độ 2 theo TĐG: 4/6 = 66.7%.

- Tổng số trường đạt mức độ 3 theo TĐG: 1/6 = 16.7.

- Tổng số trường đạt mức độ 4 theo TĐG: 0

Như vậy, kết quả TĐG nội dung theo các tiêu chuẩn được quy định tại Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT được thể hiện như sau:

120


100


80


60


40

MĐ 1 (%)

MĐ 2 (%)

MĐ 3 (%)

MĐ 4 (%)

20


0

Tiêu chuẩn 1 Tiêu chuẩn 2 Tiêu chuẩn 3 Tiêu chuẩn 4 Tiêu chuẩn 5

Biểu đồ 2.1: Kết quả tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định

chất lượng giáo dục của 06 trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên tính tới thời điểm tháng 2/2019

2.2.3. Thực trạng thực hiện các phương pháp tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non

Để khảo sát thực trạng thực hiện các phương pháp TĐG trường MN theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, tôi đã sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (Câu hỏi số 7, phiếu khảo sát 1, phụ lục 2) dành cho chuyên viên và các CBQL, và phiếu trưng cầu ý kiến (Câu hỏi số 7, phiếu khảo sát 2, phụ lục 2) dành cho GV, NV, kết quả tổng hợp được như sau:

Bảng 2.8: Thực trạng áp dụng phương pháp tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non tại TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên‌


TT


Mức độ phù hợp

Ý kiến

Chuyên viên, CBQL

GV, NV

Tổng số

Tỷ lệ (%)

Tổng số

Tỷ lệ (%)

1

Rất hiệu quả

22

81.5

51

70.8

2

Hiệu quả

5

18.5

19

26.4

3

Không hiệu quả

0

0

2

2.8

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở một số trường mầm non thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên - 9

Qua kết quả tổng hợp của bảng 2.9 cho thấy có 22/27 chuyên viên, CBQL chiếm 81.5% cho rằng áp dụng các phương pháp thực hiện hoạt động TĐG trường MN theo tiêu chuẩn KĐCLGD hiện nay rất hiệu quả. 2/27 chuyên viên, CBQL chiếm 18.5% cho rằng thực hiện các phương pháp hiện nay là hiệu quả. Không có chuyên viên, CBQL nào lựa chọn không hiệu quả. Như vậy có thể thấy, chuyên viên, CBQL các nhà trường đều đánh giá đúng về mức độ hiệu quả của các phương pháp đang áp dụng để TĐG trường MN theo tiêu chuẩn KĐCLGD.

Đối với GV, NV có 51/72 GV, NV chiếm 70.8% ý kiến chọn mức độ rất hiệu quả; 19/72 ý kiến chiếm 26.4% lựa chọn mức độ hiệu quả; 2/72 GV, NV chiếm 2.8% lựa chọn mức độ không hiệu quả. Kết quả trên cho thấy, đa số GV, NV đánh giá đúng về phương pháp đang sử dụng để TĐG trường MN theo tiêu chuẩn KĐCLGD. Tuy nhiên một số giáo viên nhận thức chưa đúng về mức độ phù hợp của các phương pháp TĐG trường MN.

2.2.4. Thực trạng tác động của hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non

Để đánh giá được tác động của hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn KĐCLGD đối các nhà trường, tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến đối với 27 chuyên viên, CBQL (Câu hỏi số 8, phiếu khảo sát số 1, phụ lục 2) và 72 GV, NV của 06 nhà trường (Câu hỏi số8, phiếu khảo sát số 2, phụ lục 2) và được kết quả như sau:

Bảng 2.9: Tổng hợp kết quả đánh giá tác động của hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên


Nội dung

Chuyên viên, CBQL

GV, NV

Đồng ý

Chưa

Không

đồng ý

Đồng ý

Chưa

Không

đồng ý


T. số

Tỷ lệ

(%)


T. số

Tỷ lệ

(%)


T. số

Tỷ lệ

(%)


T. số

Tỷ lệ (%)

T.s ố

Tỷ lệ

(%)


T.số

Tỷ lệ (%)

1. Nâng cao nhận thức của đội ngũ CB, GV, NV trong đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo

dục trẻ mầm non


27


100


0


0


0


0


72


100


0


0


0


0

2. Nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ CBGV, NV trong đảm bảo chất lượng

chăm sóc giáo dục trẻ mầm non


27


100


0


0


0


0


72


100


0


0


0


0

3. Xác định được điểm mạnh, điểm yếu và đề ra các biện pháp cải

tiến chất lượng giáo dục trong nhà trường


27


100


0


0


0


0


72


100


0


0


0


0

4. Xây dựng văn hóa

lưu trữ minh chứng

27

100

0

0

0

0

62

86.1

0

0

8

13.9

5. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệm vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân

viên phục vụ


27


100


0


0


0


0


72


100


0


0


0


0

6. Nâng cao chất lượng

nuôi, dạy trẻ

27

100

0

0

0

0

4

5.6

0

0

0

0

7. Xây dựng thương

hiệu nhà trường

27

100

0

0

0

0

57

79.2

0

0

15

20.8

8. Cạnh tranh trong

tuyển sinh

27

100

0

0

0

0

66

91.2

0

0

6

8.8

9. Xây dựng văn hóa

kiểm định

27

100

0

0

0

0

72

100

0

0

0

0

10. Đảm bảo tỷ lệ giáo

viên, học sinh theo quy định


27


100


0


0


0


0


61


84.7


0


0


11


15.3

Kết quả tại bảng 2.10 cho thấy:

Thực hiện công tác TĐG giúp nâng cao nhận thức của đội ngũ CBGV, NV trong đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ MN và nâng cao ý thức trách nhiệm của đội ngũ CBGV, NV trong đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ MN: Có 100% chuyên viên, CBQL và GV, NV đồng ý với tác động này.

Xác định được điểm mạnh, điểm yếu và đề ra các biện pháp cải tiến chất lượng giáo dục trong nhà trường: 100% ý kiến chuyên viên, CBQL, GV, NV đồng ý với tác động của hoạt động TĐG đối với nhà trường.

Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệm vụ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên phục vụ: ở nội dung này có 100% ý kiến nhất trí. Bởi khi thực hiện hoạt động TĐG thì việc đầu tiên là phải đảm bảo về chất lượng đội ngũ CBGV, đảm bảo về hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Sau khi thực hiện TĐG nhà trường cần phải duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động, vì vậy cũng yêu cầu giáo viên luôn phải nâng cao trình độ, chuyên môn của mình cũng như nâng cao trách nhiệm trong công việc.

Nâng cao chất lượng nuôi, dạy trẻ: Được 100% chuyên viên, CBQL, GV, NV tán thành và đánh giá ở mức đồng ý. Như lý giải ở trên việc tìm ra những mặt còn hạn chế và xây dựng kế hoạch cải tiến luôn nhằm mục đích nâng cao chất lượng nuôi, dạy trẻ.

Xây dựng thương hiệu của nhà trường là một trong những mục đích của hoạt động TĐG và khi được hỏi về tác động của hoạt động TĐG có 79.2% GV, NV đồng ý. Tuy nhiên, 20.8% ý kiến không đồng ý với nội dung này. Nhưng 100% chuyên viên, CBQL đồng ý vì hoạt động TĐG giúp thương hiệu của mỗi nhà trường được nâng cao.

100% chuyên viên, CBQL và 91.7% GV, NV đồng ý rằng tiến hành hoạt động TĐG đã giúp nhà trường khi cạnh tranh tuyển sinh. Tác động này là việc nhìn thấy được. Khi nhà trường TĐG và được công nhận đạt mức 3 hoặc mức 4 sẽ có uy tín đối với phụ huynh, thu hút học sinh nhiều hơn so với trường chỉ đạt mức độ 2. Nhưng vẫn còn 8.8% ý kiến không đồng ý.

Có 84.7% GV, NV cho rằng, hoạt động TĐG đã giúp nhà trường đảm bảo tỷ lệ giáo viên, học sinh theo quy định, còn 15.3% không đồng ý. Thực tế cho thấy, sau khi tiến hành TĐG một số trường do điều kiện về diện tích đất cũng như cơ sở vật chất vẫn chưa đảm bảo được theo quy định. Còn các chuyên viên, CBQL nhất trí 100% với tác động này của hoạt động TĐG.

Khi tiến hành TĐG việc lưu trữ minh chứng là nội dung đặc biệt quan trọng bởi các minh chứng là căn cứ để xác định được nội hàm các chỉ báo, tiêu chí có đạt hay không đạt và đạt ở mức độ nào. Chính vì thế, khi được hỏi có 100% chuyên viên, CBQL và 86.1% GV, NV cho rằng hoạt động TĐG đã xây dựng văn hóa lưu trữ minh chứng cho nhà trường. Việc xây dựng được văn hóa lưu trữ không chỉ giúp cho hoạt động TĐG được thuận lợi mà còn giúp nhà trường lưu trữ các hồ sơ, tài liệu cho các hoạt động được khoa học. Tuy nhiên, có 13.9% ý kiến chưa đồng ý với tác động của hoạt động TĐG, tìm hiểu kỹ hơn cho thấy phần lớn các GV, NV này không tham gia hoạt động TĐG của nhà trường.

Xây dựng văn hóa kiểm định là nội dung mà 100% chuyên viên, CBQL, GV, NV đánh giá đồng ý khi được hỏi về tác động của hoạt động TĐG đối với trường MN.

2.3. Thực trạng quản lý hoạt động tự đánh giá tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

2.3.1. Thực trạng nhận thức của chuyên viên, cán bộ quản lý về quản lý hoạt động tự đánh giá tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

2.3.1.1. Thực trạng nhận thức về mục tiêu quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng

Để khảo sát nhận thức của chuyên viên, CBQL về mục tiêu quản lý hoạt động TĐG trường MN theo tiêu chuẩn KĐCLGD. tôi đã sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (câu hỏi số 9, phiếu khảo sát 1, phụ lục 2) cho 27 chuyên viên, CBQL. Sau khi phân tích số liệu thu được kết quả như sau:

Qua tổng hợp kết quả khảo sát tại bảng 2.11 cho thấy hầu hết các chuyên viên, CBQL đã nắm rõ mục tiêu quản lý hoạt động TĐG trường MN.

Cụ thể, có 25/27 ý kiến chiếm 92.6% đồng ý lựa chọn mục tiêu quản lý TĐG để “Nắm bắt được hiện trạng chất lượng giáo dục của nhà trường”. Có 23/27 ý kiến đạt 85.2% đồng ý lựa chọn mục tiêu quản lý TĐG để “Chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của nhà trường”. Có 25/27 ý kiến chiếm 92.6% đồng ý lựa chọn mục tiêu quản lý TĐG để “Đề ra kế hoạch cải tiến chất lượng hiệu quả”. Riêng mục tiêu cuối cùng, “Thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực trạng chất lượng giáo dục”, có 26/27 % ý kiến đồng ý.

Bảng 2.10: Thực trạng nhận thức về mục tiêu quản lý hoạt động

tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng tại thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên‌


Mục tiêu

Đồng ý

Không đồng ý

Tổng số

Tỷ lệ

(%)

Tổng số

Tỷ lệ

(%)

Nắm bắt được hiện trạng chất lượng

giáo dục của nhà trường

25

92.6

2

7.4

Chỉ ra các điểm mạnh, điểm yếu của

nhà trường

23

85.2

4

14.8

Đề ra kế hoạch cải tiến chất lượng hiệu

quả

25

92.6

2

7.4

Thông báo công khai với các cơ quan quản lý nhà nước và xã hội về thực

trạng chất lượng giáo dục


26


96.3


1


3.7

2.3.1.2. Thực trạng nhận thức về quản lý thực hiện hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Để khảo sát thực trạng nhận thức về quản lý thực hiện hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng. Chúng tôi đã sử dụng câu hỏi 10, phiếu số 1, phụ lục 2 cho 27 chuyên viên, CBQL. Sau khi phân tích số liệu, chúng tôi thu được kết quả như sau:

Bảng 2.11: Thực trạng nhận thức về quản lý thực hiện hoạt động

tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

TT

Tầm quan trọng của quản lý

thực hiện HĐ TĐG

Ý kiến

Số người

%

1

Rất quan trọng

22

81.5

2

Quan trọng

5

18.5

3

Không quan trọng

0

0

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí