25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá CLGD, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non (Thay thế Thông tư 07/2011/TT-BGDĐT); Năm 2018 Thông tư số 19/2018/TT- BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non (thay thế Thông tư 25/2014/TT- BGDĐT) và nhiều văn bản hướng dẫn chi tiết khác.
Thứ hai, hoạt động TĐG tại các CSGD đã được sự quan tâm, chỉ đạo của các cấp như Bộ GD&ĐT, Bộ Tài Chính, UBND tỉnh Thái Nguyên, sở GD&ĐT, UBND TP Thái Nguyên, phòng GD&ĐT TP Thái Nguyên. Sự quan tâm này được thể hiện ở việc các cấp tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ TĐG, đầu tư cơ sở vật chất, nguồn kinh phí hỗ trợ cho công tác KĐCLGD trong đó có hoạt động TĐG. Tuy nhiên, chưa có sự tham vấn nhiều về hoạt động TĐG cho các nhà trường, chưa có các biện pháp thúc đẩy các nhà quản lý nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TĐG; Cơ sở vật chất chưa được đồng đều; Nguồn kinh phí dành cho hoạt động TĐG chưa được hướng dẫn và sử dụng chặt chẽ.
Thứ ba, công tác bồi dưỡng CBQL về quản lý hoạt động TĐG chưa được triển khai. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn tới hiệu quả quản lý TĐG chưa đạt yêu cầu đề ra.
1.4.4.2. Yếu tố chủ quan
Yếu tố chủ quan ảnh hưởng tới quản lý hoạt động TĐG bao gồm nhận thức của CBQL về tầm quan trọng của công tác KĐCLGD, đối với ngành MN CBQL có nhiều công việc phải giải quyết chưa dành được nhiều thời gian cho hoạt động TĐG, kỹ năng, kinh nghiệm thực hiện TĐG của CBGV còn hạn chế.
Thứ nhất, nhận thức của một số CBQL chủ yếu ở đây là Hiệu trưởng các trường MNvề tầm quan trọng của hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn KĐCLGD trường MN không đồng đều. Do đó, một số trường còn bị động trong việc thành lập Hội đồng TĐG, tiến hành phân công nhiệm vụ và thực hiện TĐG. Việc xây dựng kế hoạch TĐG của Hiệu trưởng ở một số trường còn mang tính hình thức, chưa sát với tình hình thực tế của nhà trường và địa phương.
Thứ hai, một số CBQL chưa dành nhiều thời gian cho hoạt động TĐG. Vấn đề này là do các Hiệu trưởng phải thực hiện quá nhiều công việc cùng một lúc, chưa sắp xếp được thời gian nghiên cứu tài liệu và đầu tư cho hoạt động TĐG. Đối với phòng
GD&ĐT cũng chưa dành được nhiều thời gian hỗ trợ các nhà trường đặc biệt là các Hiệu trưởng thực hiện quản lý hoạt động này có hiệu quả.
Thứ ba, nhà quản lý phải mất nhiều thời gian, công sức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện của các thành viên khi thực hiện TĐG. Lý giải nguyên nhân này được biết hoạt động TĐG đối với một số CBGV vẫn còn rất mới mẻ; đa số CBGV hiện nay tuổi đời còn khá trẻ nên chưa có nhiều kinh nghiệm và kỹ năng thực hiện TĐG.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Hoạt động TĐG là bước đầu tiên trong quy trình đánh giá theo tiêu chuẩn KĐCLGD trường MN. Thực hiện quản lý công tác này có vai trò đặc biệt quan trọng đối với CBQL đặc biệt là Hiệu trưởng - người đứng đầu cơ sở giáo dục và chuyên viên phụ trách công tác KĐCLGD phòng GD&ĐT.
Việc nghiên cứu lý luận về quản lý và thực hiện hoạt động TĐG bao gồm nghiên cứu các văn bản pháp quy như Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm nonvà các văn bản hướng dẫn, những khái niệm, quan điểm cơ bản về giáo dục, chất lượng giáo dục, nội dung, quy trình thực hiện hoạt động TĐG….
Quản lý hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn KĐCLGD trường MN được xây dựng trên cơ sở hướng tới mục tiêu, ý nghĩa chung của hoạt động TĐG. Chất lượng quản lý hoạt động TĐG bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố khách quản và chủ quan.
Nghiên cứu lý luận chính là cơ sở để tìm hiểu, đánh giá thực trạng hoạt động TĐG và quản lý hoạt động TĐG ở các trường MN trên địa bàn TP Thái Nguyên.
Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ
THEO TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở MỘT SỐ TRƯỜNG MẦM NON THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN,
TỈNH THÁI NGUYÊN
2.1. Khái quát chung về hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ở một số trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên và khảo sát thực trạng
2.1.1. Khái quát chung về hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ở một số trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Ngay từ khi Thông tư số 07/2011/TT-BGDĐT ngày 17/2/2011 ra đời ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường MN tiếp đến là Thông tư số 25/2014/TT-BGDĐT, và mới nhất là sự ra đời của Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT cùng với sự chỉ đạo của Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên, phòng GD&ĐT TP Thái Nguyên đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo 100% các cơ sở giáo dục MN trên địa bàn TP triển khai công tác TĐG theo tiêu chuẩn, tiêu chí của Bộ GD&ĐT. Đồng thời, đẩy mạnh chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn các trường tích cực thực hiện hoạt động TĐG.
Tổng hợp kết quả TĐG của các nhà trường cho thấy có 60/60 trường MN trên địa bàn TP Thái Nguyên (trong đó có 13 trường MN tư thục) đã tiến hành công tác TĐG, chiếm tỷ lệ 100%. Như vậy, việc tổ chức công tác TĐG về cơ bản đã đạt được yêu cầu so với kế hoạch đề ra.
Tính tới thời điểm tháng 2/2019, các trường MN thuộc TP Thái Nguyên đã thiến hành hoạt đông TĐG theo Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐTđược kết quả như sau:
- Tổng số trường đạt mức độ 1: 55/60 trường đạt 91.7%
- Tổng số trường đạt mức độ 2: 52/60 trường đạt 86.7%
- Tổng số trường đạt mức độ 3: 1/60 trường đạt 1.7%
- Tổng số trường đạt mức độ 1: 0
Kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1: Kết quả tự đánh giá của các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên
Tiêu chí | Mức độ 1 | Mức độ 2 | Mức độ 3 | Mức độ 4 | |||||
Số trường đạt | Tỷ lệ % | Số trường đạt | Tỷ lệ % | Số trường đạt | Tỷ lệ % | Số trường đạt | Tỷ lệ % | ||
Tiêu chuẩn 1 | 1 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 |
2 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | |
3 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | |
4 | 55 | 91.7 | 55 | 91.7 | 55 | 91.7 | 55 | 91.7 | |
5 | 60 | 100 | 55 | 91.7 | 54 | 90 | 54 | 100 | |
6 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | |
7 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | |
8 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | |
9 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | |
10 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | |
Tiêu chuẩn 2 | 1 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 |
2 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | 58 | 96.7 | |
3 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | |
Tiêu chuẩn 3 | 1 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 |
2 | 60 | 100 | 60 | 100 | 1 | 1.7 | 0 | 0 | |
3 | 60 | 100 | 60 | 100 | 48 | 80 | 0 | 0 | |
4 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | |
5 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | |
6 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | |
Tiêu chuẩn 4 | 1 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 |
2 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | |
Tiêu chuẩn 5 | 1 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | 11 | 18.3 |
2 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | |
3 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | 60 | 100 | |
4 | 60 | 100 | 52 | 86.7 | 11 | 18.3 | 11 | 18.3 | |
Tổng hợp | 55 | 91.7 | 52 | 86.7 | 1 | 1.7 | 0 | 0 |
Có thể bạn quan tâm!
- Khái Niệm Đánh Giá Trong Giáo Dục, Tự Đánh Giá Trường Mầm Non
- Trách Nhiệm Thực Hiện Công Tác Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Trường Mầm Non
- Mục Đích Quản Lý Hoạt Động Tự Đánh Giá Theo Tiêu Chuẩn Kiểm Định Chất Lượng Trường Mầm Non
- Tổng Hợp Kết Quả Khảo Sát Nhận Thức Của Giáo Viên, Nhân Viên Về Mục Đích Của Hoạt Động Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục
- Kết Quả Tự Đánh Giá Theo Tiêu Chuẩn Kiểm Định
- Thực Trạng Công Tác Quản Lý Hoạt Động Tự Đánh Giá Theo Tiêu Chuẩn Kiểm Định Chất Lượng Trường Mầm Non Thành Phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên
Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.
2.1.2. Khái quát chung về khảo sát thực trạng
2.1.2.1. Mục đích khảo sát
Nắm được thực trạng thực hiện hoạt động TĐG và thực trạng quản lý hoạt động này tại 06 trường MN thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Trên cơ sở đó đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động đánh giá TĐG tại các trường MN trên địa bàn TP Thái Nguyên.
2.1.2.2. Nội dung khảo sát
- Khảo sát thực trạng hoạt động TĐGtại 06 trường MN thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động TĐG tại 06 trường MN thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
- Khảo sát tác động của hoạt động quản lý TĐGtại 06 trường MN thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.
2.1.2.3. Đối tượng khảo sát
- Chuyên viên Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT: 09 người.
- Cán bộ quản lý: 18 người.
- Giáo viên: 66 người.
- Nhân viên: 6 người. Tổng cộng: 99người.
2.1.2.4. Địa bàn khảo sát
Tiến hành khảo sát tại 06 trường MN thuộc thành phố Thái Nguyên: MN Tích MN Lương, MN Sơn Cẩm, MN BV Đa Khoa, MN Tân Cương, MN Quan Triều, MN tư thục Hoa Hướng Dương.
2.1.2.5. Phương pháp khảo sát
- Nghiên cứu sản phẩm hoạt động của 06 trường MN (Báo cáo TĐG, phiếu đánh giá tiêu chí, kế hoạch thực hiện TĐG và biên bản kiểm tra hoạt động TĐG của các trường).
- Điều tra (bằng phiếu trưng cầu ý kiến), phỏng vấncác chuyên chuyênSở GD&ĐT, PhòngGD&Đ,CBQL, GV, NV 06 trường MN.
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động TĐG của CBGV, NV tại 06 trường
MN.
- Sử dụng phương pháp thống kê để xử lý kết quả khảo sát.
2.1.2.6. Kết quả khảo sát
- Kết quả khảo sát thu được từ các phiếu trưng cầu ý kiến gọi là số liệu thô, chưa nói lên được điều gì, vì thế phải xử lý kết quả thu được theo ý đồ của người nghiên cứu.
- Việc xử lý kết quả khảo sát có thể thực hiện theo các cách khác nhau như: tính tỉ lệ phần trăm để phân tích, so sánh, đối chiếu, từ đó có nhận xét, đánh giá hiện tượng một cách khách quan, khoa học và đảm bảo tính nhất quán.
2.2. Thực trạng thực hiện hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non
2.2.1. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về hoạt động tự đánh giá kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non
2.2.1.1. Thực trạng nhận thức của chuyên viên, cán bộ quản lý các trường mầm non thành phố Thái Nguyên về hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non
Để đánh giá được nhận thức của chuyên viên sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, CBQL trường MN tôi đã sử dụng phương pháp khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến (Phiếu trưng cầu ý kiến số 1, câu số 5, phụ lục 2) đối với 04 chuyên viên Sở GD&ĐT, 05 chuyên viên phòng GD&ĐT và 18 CBQL của 06 trường MN trên địa bàn TP Thái Nguyên tổng số 27 đồng chí.
Bảng 2.2: Bảng tổng thực trạng nhận thức của chuyên viên, cán bộ quản lý các trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên về hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non
Tính cần thiết | Tính khả thi(%) | |||||||||||
Không cần thiết | Cần thiết | Rất cần thiết | Không khả thi | Khả thi | Rất khả thi | |||||||
Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | Số lượng | Tỷ lệ (%) | |
1. Thực hiện tốt công tác chỉ đạo nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên trong hoạt động tự đánh giá ở các trường mầm non | 0 | 0 | 5 | 18.5 | 22 | 81.5 | 0 | 0 | 0 | 0 | 27 | 100 |
2. Tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng về hoạt động tự đánh giá | 0 | 0 | 0 | 0 | 27 | 100 | 3 | 11.1 | 7 | 25.9 | 17 | 63 |
3. Tăng cường kiểm tra các trường MN về thực hiện hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn KĐCLGD trường MN | 0 | 0 | 7 | 25.9 | 20 | 74.1 | 0 | 0 | 6 | 22.2 | 21 | 77.8 |
4. Xây dựng các chính sách cho hoạt động TĐG | 0 | 0 | 12 | 44.4 | 15 | 55.6 | 0 | 0 | 0 | 0 | 27 | 100 |
5. Tăng cường việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc các trường nâng cao chất lượng hoạt động | 0 | 0 | 0 | 0 | 27 | 100 | 0 | 0 | 0 | 0 | 27 | 100 |
41
Kết quả tại bảng 2.2 cho thấy 5/27 ý kiến chiếm 18.5% đánh giá việc thực hiện tốt công tác chỉ đạo nâng cao nhận thức của CBGV trong hoạt TĐG giá ở các trường MN là cần thiết và 81.5% ý kiến đánh giá rất cần thiết. 100% ý kiến cho rằng thực hiện hoạt động này mang tính khả thi rất cao tại các trường MN.
27/27 chuyên viên, CBQL đạt 100% ý kiến nhận xét nội dung “Tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng về hoạt động TĐG” là công tác rất cần thiết. 11.1% ý kiến cho rằng cho rằng việc tập trung tất cả CBGV, NV các trường để tập huấn sẽ không khả thi. Lý do được đưa ra là trường MNphải chăm sóc trẻ toàn thời gian nên khó bố trí cho tất cả các giáo viên được tập huấn. Mặc dù vậy, 63% ý kiến đánh giá là rất khả thi và 25.9% nhận xét là khả thi nếu tiến hành nội dung này.
Trong quá trình thực hiện hoạt động TĐG công tác kiểm tra các trường MN về thực hiện hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn KĐCLGD trường MN là việc làm cần thiết. Điều này được khẳng định qua tổng hợp các ý kiến trong phiếu khảo sát. Có 7/27ý kiến(chiếm 25.9%) cho rằng công tác kiểm tra là việc làm cần thiết, 74.1% đánh giá rất cần thiết. 100%ý kiến đánh giá thực hiện kiểm tra hoạt động TĐG các trường MN mang tính khả thi cao (trong đó có 22.2% ý kiến đánh giá là khả thi, 77.8% nhận xét rằng rất khả thi).
Khi khảo sát về việc xây dựng các chính sách cho hoạt động TĐG, có 100% ý kiến đều cho rằng cần phải thực hiện và nếu được tiến hành mang tính khả thi cao, 55.6%đánh giá ở mức rất cần thiết nhưng có tới 44.4% chuyên viên, CBQLđánh giáở mức cần thiết, trong đó tập trung lớn nhất ở các Hiệu trưởng. Như vậy, đối với nội dung này CBQL tại các nhà trường cần quan tâm hơn nữa.
Tăng cường việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc các trường nâng cao chất lượng hoạt động có tác động trực tiếp tới công tác KĐCLGD trong đó có hoạt động TĐG. Vì thế 100% ý kiến được hỏi đều nhất trí rằng đây là hoạt động cần thiết và có tính khả thi cao.
2.2.1.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên, nhân viên các trường mầm non thành phố Thái Nguyên về hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non
Để đánh giá được nhận thức của GV, NV đối với hoạt động TĐG tôi đã sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (Phiếu số 2, phụ lục số 2, câu hỏi số 5) đối với 72GV,