Thực Trạng Nhận Thức Về Tầm Quan Trọng Và Mức Độ Thực Hiện Các Nội Dung Quản Lí Hoạt Động Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo


cá nhân, đơn vị” cũng không nhận được nhiều ý kiến đồng tình. Điểm trung bình của mục này chỉ 3.25 xếp hạng 7. Điểm số và thứ hạng cho thấy việc xem công tác tự đánh giá và kiểm định chất lượng là mất thời gian và đòi hỏi nhiều công sức không nhận được sự đồng ý cao. Vì đây là nội dung cần thiết và thiết thực của nhà trường, khi tham gia đào tạo trong xu thế hội nhập. Xếp hạng 5 là nội dung khảo sát “Đảm bảo bao quát đầy đủ các tiêu chí” có điểm trung bình 3.42 độ lệch chuẩn 0.504. Điểm số cho thấy số lượng người được hỏi đồng tình với việc kiểm định nhằm đảm bảo các tiêu chí là chưa cao.

Bảng khảo sát trên nhằm tìm hiểu nhận thức của cán bộ giảng viên trong trường về công tác TĐG trong kiểm định chất lượng giáo dục. Qua kết quả khảo sát cho thấy hầu hết các nội dung được hỏi đều nhận được sự đánh giá cao. Điều này thể hiện nhận thức của các đội ngũ đều nhận thấy tầm quan trọng của công tác kiểm định chất lượng giáo dục. Các nội dung khảo sát có độ tin cậy tương đối cao Cronbach’s Anpha 0.786 là chấp nhận được.

Điểm trung bình chung của bảng 2.2 là 3.48 điểm số này nằm trong khoảng điểm số có mức lựa chọn quan trọngnêu có thể thấy hầu hết các ý kiến được hỏi đều đánh giá tầm quan trọng của nhận thức về công tác tự đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục.

Bên cạnh kết qua khảo sát các thành viên các Nhóm công tác về nhận thức tầm quan trọng cuat hoạt động TĐG trong KĐCLGD thì kết quả phỏng vấn về nhận thức của cán bộ giảng viên cũng có sự tương đồng về những số liệu thu được qua khảo sát bằng phiếu hỏi. Cụ thể đa số các ý kiến phỏng vấn cho rằng hoạt động tự đánh giá là rất quan trọng vì đây một phần là trách nhiệm phần khác cũng là dịp để nhà trường “soi lại” mình với các trường đào tạo cùng ngành nghề nhằm hoàn thiện chương trình đào tạo, nội dung giảng dạy và phương pháp chuyển tải kiến thức

Ví dụ khi được hỏi;


Khi được phỏng vấn, TV1 cho rằng: “Với nhà trường: rất quan trọng: Dịp “tổng Tự kiểm tra sức khoẻ” toàn diện và chi tiết từng nội dung liên quan đến cơ cấu tổ chức và hoạt động của Nhà trường, qua đó nhận ra được những điểm mạnh, hạn chế và xây dựng phương án nhằm khác phúc, cải tiến nâng cao chất lượng Nhà trường trong mọi mặt.

Với xã hội: Công khai, minh bạch cam kết với Xã hội và thị trường lao động, thể hiện tinh thần tự chủ và tự chịu trách nhiệm”.

Điểm trung bình khảo sát bảng 2.2 là 3.48 điểm số này nằm trong khoảng chia điểm số ở mức lực chọn tốt điều này hoàn toàn phù hợp với các nội dung đã được phỏng vấn. Quan điểm của những người được phỏng vấn có sự tương quan thận với các nội dung của khảo sát ở bảng 2.3.

2.4.2 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng và mức độ thực hiện các nội dung quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.‌

Bảng 2.4. Nội dung quản lí (QL) hoạt động TĐG trong KĐCLGD‌



Stt


Nội dung

Tầm quan trọng

Mức độ thực hiện

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng

Trung bình

Độ

lệch chuẩn

Thứ hạng


1

QL việc lập kế hoạch đáp ứng mục tiêu trong hoạt

động TĐG của nhà trường


3.42


0.504


3


3.00


0.885


4


2

QL công việc của các

nhóm chuyên trách trong hoạt động TĐG


3.29


0.624


6


2.75


0.737


7


3

QL việc phân bổ các nguồn lực trong quá trình

TĐG


3.29


0.55


6


2.83


0.868


6


4

QL việc xác định loại minh chứng và phương pháp thu thập thông tin

minh chứng.


3.46


0.658


1


3.08


0.717


2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh - 9



Stt


Nội dung

Tầm quan trọng

Mức độ thực hiện

Trung bình

Độ lệch chuẩn

Thứ hạng

Trung bình

Độ lệch

chuẩn

Thứ hạng


5

QL việc phân tích và lựa

chọn minh chứng đáp ứng yêu cầu của tiêu chí


3.33


0.761


5


3.00


0.722


4

6

QL việc xây dựng, hoàn

thiện Báo cáo TĐG

3.46

0.509

1

3.17

0.761

1


7

QL việc công khai báo cáo tự đánh giá và hoạt

động sau TĐG


3.38

0.576

4

3.04

0.955

3

Trung bình chung

3.38

2.98

Khoảng điểm trung bình

Trên 3.28 (rất quan

trọng)

Từ 2.5 đến 3.27 (khá)

Độ tin cậy của thang do

(Cronbach's Alpha)

0.841

0.901

Tương quan (Pearson)

0.889

Nhằm tìm hiểu nhận thức của cán bộ, giảng viên về các hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục người nghiên cứu tiến hành khảo sát các nội dung về lĩnh vực này tại bảng 2.4. Kết quả thu được thể hiện nhận thức về tầm quan trọng của nội dung quản lí hoạt động tự đánh giá và mức độ thực hiện các nội dung đó hiện nay tại trường.

Mục có điểm số cao nhất là “Quản lý việc xác định loại minh chứng và phương pháp thu thập thông tin minh chứng.” và “QL việc xây dựng, hoàn thiện Báo cáo TĐG” điểm trung bình là 3.46 đều xếp hạng 1 của phần nhận thức tầm quan trọng. Điểm số này cho thấy đa số các ý kiến được hỏi đều nhất trí công tác thu thập thông tin, xây dựng và hoàn thiện báo cáo tự đánh giá là rất quan trọng cho việc kiểm định chất lượng giáo dục. Chính vì sự nhất trí cao về nhận thức nên chỉ số phân tán (độ lệch chuẩn) của hai mục này tương đối thấp 0.658 0.509. Tuy nhiên, mục mức độ thực hiện của nội dung “QL việc xác định loại minh chứng và phương pháp thu thập thông tin minh


chứng.” lại có thứ hạng thấp hơn, hạng 2. Điều này cho thấy, mặc dù nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động nhưng vì do nhiều yếu tố khách quan nên công tác thực hiện chưa thể hiện đúng vị trí vai trò của nó. Độ lệch chuẩn 0.717 cho thấy có sự phân tán các ý kiến được hỏi về nội dung trên. Đối với mục “QL việc xây dựng, hoàn thiện Báo cáo TĐG” có thứ hạng phần tầm quan trọng và mức độ thực hiện tương đương nhau. Xếp hạng 3 là nội dung “QL việc lập kế hoạch đáp ứng mục tiêu trong hoạt động TĐG của nhà trường” điểm trung bình 3.42 cho thấy đa số các ý kiến khảo sát đều nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lí lập kế hoạch hoạt động nhằm thực hiện các tiêu chí đánh giá chất lượng. Đây là hoạt động nhằm cụ thể hóa các khâu đánh giá của từng bộ phận tham gia nhằm đảm bảo sự kiểm soát chặt chẽ quá trình xử lý thông tin và công bố thông tin. Nội dung “QL việc công khai báo cáo tự đánh giá và hoạt động sau TĐG” nhận thức về tầm quan trọng có điểm trung bình là 3.38 xếp hạng 4 phần mức độ thực hiện điểm trung bình 3.04 xếp hạng 3. Điểm số và thứ hạng cho thấy nhận thức về công khai báo cáo đánh giá chưa thực sự cao mặc dù hoạt động này được thực hiện tốt tại cơ sở đào tạo. Công khai các chỉ số một mặt thể hiện sự minh bạch thông tin trong công tác đào tạo nguồn nhân lực mặt khác giúp cho các nhà hoạch định chiến lược phát triển có số liệu chính xác nhằm lên kế hoạch một cách chi tiết và hiệu quả. Đây cũng là kênh quan trọng cho phụ huynh học sinh lựa chọn và định hướng cho con em mình khi quyết định theo học tại trường. Vì vậy, Công tác quản lí công khai báo cáo phải được thực hiện và quan tâm đúng mức. Nhận được sự đánh giá thấp nhất bảng là hai nội dung “QL công việc của các nhóm chuyên trách trong hoạt động TĐG” và “QL việc phân bổ các nguồn lực trong quá trình TĐG” điểm trung bình của hai mục này là 3.29 cùng được xếp hạng 6. Như vậy, có thể thấy các ý kiến khảo sát đều cho rằng hoạt động quản lí công việc và phân bổ các nguồn lực trong tự đánh giá là chưa thực sự quan trọng so với các nội dung khảo sát khác.


Nhưng trên thực tế, đây là hai nội dung có sự ảnh hưởng nhất định đến chất lượng của công tác tự đánh giá. Phần mức độ thực hiện của hai nội dung này là 2.75 xếp hạng 7 và 2.83 xếp hạng 6. Thứ tự điểm số và thứ hạng có sự chênh lệch so với nhận thức nhưng không đáng kể.Như vậy các ý kiến được hỏi cho rằng mức độ thực hiện công tác phân bổ nguồn lực và quản lí công việc của nhóm khi thực hiện hoạt động tự đánh giá là có thực hiện nhưng mức độ chưa cao và hiệu quả còn hạn chế.

Điểm trung bình chung của các nội dung khảo sát mức độ nhận thức là

3.28. Điểm số này nằm trong khoảng chia điểm trên 3.28 đây là khoảng mà đa số các ý kiến được khảo sát đều cho rằng rất quan trọng. Như vậy, nhận thức của cán bộ nhân viên, giảng viên của trường về các nội dung quản lí hoạt động tự đánh giá là rất cao. Phần mức độ thực hiện có điểm trung bình chung

2.98. Điểm số này nằm trong khoảng điểm số từ 2.5 đến 3.27 đạt mức khá. Nghĩa là các nội dung được khảo sát nhìn chung mức độ thực hiện tương đối thường xuyên và theo đánh giá là đạt mức khá.

Về thực trạng hiểu biết về tầm quan trọng và mức độ mức độ thực hiện các nội dung quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục qua phỏng vấn cũng đã có một số ý kiến phỏng vấn (của TV1, TV2, TV6, CV1, CV2) có cùng quan điểm về các nội dung này như sau: Việc lập kế hoạch rất chi tiết, bài bản và là một nội dung rất quan trọng.Tuy nhiên việc triển khai không hoàn toàn phù hợp với kế hoạch. Hạn chế lớn nhất là tình trạng viết tiêu chí không tương xứng về công sức, sự đầu tư (chất lượng viết) giữa các Nhóm. Ngoài ra, việc vi phạm thời hạn cũng là một vấn đề lớn.

Chỉ số Cronbach’s Alpha của bảng 2.4 khá cao 0.841 cho các nội dung về tầm quan trọng và 0.901 cho các nội dung về mức độ thực hiện. Đây là chỉ số tin cậy của thang đo, đạt mức khá trong thống kê. Chỉ số này cho thấy các nội dung khảo sát có mức độ tin cậy cao.


Người nghiên cứu kiểm nghiệm mức độ tương quan giữa nhận thức về tầm quan trọng với mức độ thực hiện trong công tác quản lí các nội dung tự đánh giá, kết quả kiểm nghiệm tương quan Pearson cho thấy có sự tương quan cao giữa hai nội dung này. Chỉ số tương quan là 0.899. Tương quan này cho thấy có sự liên hệ chặt chẽ giữa nhận thức và mức độ thực hiện các nội dung quản lí.

Điểm trung bình chung của tầm quan trọng 3.38 của mức độ thực hiện 2.98 người nghiên cứu nhận thấy điểm số này hoàn toàn phù hợp với kết quả phỏng vấn những nội dung liên quan đến nhận thức và mức độ thực hiện các nội dung tự đánh giá trong kiểm định chất lượng. Các ý kiến phỏng vấn có sự tương quan thuận với các ý kiến khảo sát. Cụ thể như sau;

Qua phỏng vấn, TV2 cho biết: “Với nhà trường: Đánh giá, xem xét toàn diện các mặt hoạt động, qua đó tìm ra các tồn tại để khắc phục theo lộ trình phù hợp

Với xã hội: Biết về vai trò, uy tín, vị trí của Nhà trường.

Với người học: Phụ huynh và học sinh lựa chọn đúng cơ sở giáo dục với chất lượng được công khai, phù hợp với khả năng và nguyện vọng của người học”.

2.4.3. Thực trạng mức độ thực hiện các nội dung quản lí trong hoạt động tự đánh giá‌

2.4.3.1. Quản lý việc lập kế hoạch đáp ứng mục tiêu trong hoạt động TĐG của nhà trường


Bảng 2.5. Quản lý việc lập kế hoạch đáp ứng mục tiêu trong hoạt động TĐG của nhà trường


Stt


Nội dung

Trung bình

Độ

lệch chuẩn

Thứ hạng

1

Kế hoạch đảm bảo thực hiện mục tiêu TĐG

4.17

1.007

1

2

Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện công tác

TĐG cho các đơn vị có liên quan

4.04

1.042

2

3

Phổ biến rộng rãi trong toàn trường về kế hoạch

TĐG

4.04

1.197

2

4

Triển khai các hoạt động TĐG theo kế hoạch

3.96

1.160

4

5

Định kỳ rà soát, kiểm tra và chỉ đạo điều chỉnh

kế hoạch để đảm bảo mục tiêu TĐG

3.75

1.225

6

6

Đánh giá kết quả thực hiện so với mục tiêu đề ra

3.96

0.999

4

Trung bình chung

3.99

Khoảng điểm trung bình

Từ 3.7đến 4.5 (Khá)

Độ tin cậy của thang do (Cronbach's Alpha)

0.955

Quản lý lập kế hoạch nhằm đảm bảo thực hiện đầy đủ các tiêu chí trong đánh giá và kiểm định chất lượng là việc làm hết sức cần thiết. Từ công tác giám sát chặt chễ các khâu chuẩn bị lập kế hoạch, triển khai lập kế hoạch và thực hiện lập kế hoạch người quản lí có thể bao quát hết được toàn bộ quá trình và tiên lượng được các tình huống nhằm điều động nhân lực và chi sẻ vật lực một các hợp lý nhất cho quá trình thực hiện lập kế hoạch. Bảng 2.5 là kết quả khảo sát các nội dung về quản lí công tác lập kế hoạch.

Độ tin cậy của thang đo (Cronbach’s Alpha) là 0.955. Chỉ số này cho thấy độ tin cậy của thang khảo sát các nội dung trên là rất cao, có thể hoàn toàn tin cậy được.

Có điểm trung bình cao nhất bảng là nội dung “Kế hoạch đảm bảo thực hiện mục tiêu TĐG” điểm trung bình là 4.17 xếp hạng 1. Điểm trung bình cho


thấy đa số các ý kiến được hỏi đều cho rằng các kế hoạch nhằm đảm bảo cho công tác tự đánh giá tại trường được thực hiện rất tốt. Nghĩa là, hoạt động này nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà quản lí cũng như cán bộ công nhân viên của trường. Độ lệch chuẩn 1.007 cho thấy có sự phân tán ý kiến được khảo sát về nội dung này tuy nhiên sự phân tán ý kiến này không làm ảnh hưởng nhiều đến kết quả của khảo sát. Có cùng điểm trung bình và thứ hạng là hai nội dung “Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hiện công tác TĐG cho các đơn vị có liên quan” và “Phổ biến rộng rãi trong toàn trường về kế hoạch TĐG”. Cả hai nội dung được đánh giá theo khảo sát ở mức tốt. Như vậy có thể thấy công tác chuẩn bị kế hoạch cho hoạt động tự đánh giá và kiểm định chất lượng tại trường được các bộ phận tham gia chuẩn bị chu đáo và đầy đủ nhằm đám ứng một cách tốt nhất cho hoạt động. Mặt khác, nhằm tác động vào nhận thức của đội ngữ cán bộ, giảng viên thì hoạt động tuyên truyền về tầm quan trọng cũng được quan tâm thực hiện. Cho nên hầu hết các ý kiến khảo sát đều nhận định đây là những nội dung được chuẩn bị chu đáo và có sự đầu tư lớn từ phía các bộ phận chức năng khi thực hiện lên kế hoạch và thực hiện kế hoạch tự đánh giá. Nội dung “Triển khai các hoạt động TĐG theo kế hoạch” và “Đánh giá kết quả thực hiện so với mục tiêu đề ra” có cùng điểm trung bình 3.96 và cùng thứ hạng 4. Đây là thứ hạng tương đối thấp của bảng. Điểm số và thứ hạng cho thấy, công tác triển khai thực hiện các kế hoạch tự đánh giá tại trường được quan tâm chú trọng đầu tư về công tác lên kế hoạch nhưng hoạt động triển khai chưa thực sự tương ứng. Nên các ý kiến nhận được từ khảo sát không được đánh giá cao như công tác lên kế hoạch. Đây cũng là một hạn chế mà các nhà quản lí cần lưu ý khi thực hiện. Để hoạt động tự đánh giá đúng thực chất và phản ánh đúng năng lực của từng bộ phận tham gia đào tạo tại trường thì hoạt động triển khai phải được giám sát chặt chẽ và thực hiện đúng các yêu cầu kế hoạch đặt ra như ban đầu. Ngoài ra, công tác tổng hợp thông tin thu được trong khi đánh giá so sánh với mục tiêu cũng

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 27/02/2023