Nghiên Cứu Cơ Sở Lý Luận Về Hoạt Động Tđg Và Quản Lý Hoạt Động Tđg Theo Tiêu Chuẩn Kđclgd Trường Mn.

số trường MN TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên có những cơ hội và thách thức không nhỏ. Các cấp các ngành đang ngày càng quan tâm và đầu tư cho GDMN nhiều hơn. Từ đó tạo được niềm tin cho các bậc phụ huynh, xây dựng thương hiệu cho nhà trường, tạo sự cạnh tranh trong công tác tuyển sinh đặc biệt đối với các trường công lập. Xây dựng và bồi dưỡng đội ngũ CBGV; đồng hành cùng các trường đào tạo giáo viên MN đáp ứng yêu cầu về chuẩn kỹ năng, thái độ, kiến thức sát với yêu cầu thực tế.

Những vấn đề trên xuất phát từ thực tế thực hiện TĐG của các nhà trường đặc biệt là công tác quản lý hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn KĐCLGD trường MN TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên tôi đã chọn đề tài “Quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở một số trường MN thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượngở một số trường MN TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên, đề tài đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở một số trường MN thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn KĐCLGD trường MN TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở một số trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

4. Giả thuyết khoa học

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động TĐG tại các trường mầm non là công tác quan trọng và không thể thiếu của phòng GD&ĐT. Nếu đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động TĐG một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn các nhà trường MN thì hoạt động TĐG sẽ được thực hiện có hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

Quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở một số trường mầm non thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên - 3

5.1. Nghiên cứu cơ sở lý luận về hoạt động TĐG và quản lý hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn KĐCLGD trường MN.

5.2. Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động TĐGvà quản lý hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở một số trường MN thành phố Thái nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

5.3. Đề xuất một số biện pháp quản lý hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở một số trường MN TP Thái nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

6. Phạm vi nghiên cứu

6.1. Giới hạn về nội dung nghiên cứu

Đề tài đi sâu phân tích và nghiên cứu thực trạng quản lý hoạt động TĐG, từ đó bước đầu đề xuất, khảo nghiệm tính cần thiết cũng như tính khả thi của các biện pháp đó.

6.2. Giới hạn về địa bàn khảo sát

Đề tài được triển khai nghiên cứu trong phạm vi 06 trường MN TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên bao gồm: MN Tích Lương, MN Quan Triều, MN Tân Cương, MN BV Đa Khoa, MN Sơn Cẩm, MN Tư thục Hoa Hướng Dương.

6.3. Giới hạn về khách thể điều tra

Tác giả tiến hành khảo sát 99 người, bao gồm:

- Chuyên viên sở GD&ĐT, chuyên viên phòng GD&ĐT TP Thái Nguyên: 09 người.

- Cán bộ quản lý của 06 trường MN TP Thái Nguyên: 18 người.

- Giáo viên, nhân viên 06 trường MN TP Thái Nguyên: 72 người.

7. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ của đề tài, tôi sử dụng các nhóm phương pháp sau:

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Tiến hành phân tích, tổng hợp, khái quát hóa, hệ thống hóa các tài liệu và các văn bản có liên quan đến vấn đề quản lý hoạt động TĐGtheo tiêu chuẩn KĐCLGD trườngMN. Trên cơ sở đó tiến hành phân tích, tổng hợp, hệ thống tài liệu để xây dựng khung lý luận làm nền tảng cho quá trình nghiên cứu.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

7.2.1. Phương pháp quan sát

Quan sát các cách tiến hành hoạt động TĐG và quản lý hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn KĐCLGD trường MN.

7.2.2. Phương pháp điều tra bằng ankét

Chúng tôi sử dụng các phiếu trưng cầu ý kiến dành cho lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT TP Thái Nguyên; CBQL, GV tại 06 trường MN TP Thái Nguyên để tìm hiểu thực trạng về quản lý kế hoạch, mục tiêu chương trình, đội ngũ, quản lý về cơ sở vật chất…phục vụ cho hoạt động TĐG và quản lý hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn KĐCLGD trường MN.

7.2.3. Phương pháp nghiên cứu sản phẩm

Nghiên cứu các báo cáo TĐG, hệ thống hồ sơ TĐG của các trường. Từ đó đưa ra những kết luận ban đầu trong hoạt động TĐGvà quản lý hoạt động TĐG của các trường MN.

7.2.4. Phương pháp phỏng vấn

Sử dụng phương pháp phỏng vấn, đàm thoại với chuyên viên sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, các Hiệu trưởng và giáo viên để thu nhận thông tin, làm rõ những thông tin đã thu thập được thông qua phương pháp điều tra. Qua đó tìm hiểu thêm những biện pháp thực hiện hoạt động TĐG và quản lý hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn KĐCLGD trường MN. Những thông tin này có giá trị làm căn cứ để nhận xét, khẳng định chính xác hơn thực trạng biện pháp thực hiện hoạt động TĐG của các trường MN. Ngoài ra, có thể tìm hiểu thêm các nhân tố ảnh hưởng tới thực trạng đó cũng như những khuyến nghị của họ. Những thông tin này cũng giúp cho nhà nghiên cứu có thêm căn cứ để khẳng định tính trung thực, độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.

7.2.5. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia

Tham khảo ý kiến của các chuyên viên sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, các CBQL, giáo viên, nhân viên (GV, NV)…để có thêm thông tin tin cậy đảm bảo tính khách quan cho các kết quả nghiên cứu. Và xin ý kiến đóng góp cho những đề xuất biện pháp nhằm quản lý có hiệu quả việc quản lý hoạt động TĐG ở các trường MN.

7.2.6. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm

Thông qua kết quả công tác TĐG và Quản lý hoạt động TĐG của các trường MN trên địa bàn, trao đổi kinh nghiệm với các CBQL thực hiện công tác TĐG… rút ra các kết luận, các biện pháp nhằm quản lý hoạt động TĐGtheo tiêu chuẩn KĐCLGD trường MN.

7.2.7. Phương pháp khảo nghiệm

Qua nghiên cứu thực tiễn khảo nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động TĐG và quản lý hoạt động TĐG ở các trường MN.

7.3. Phương pháp xử lý số liệu bằng thống kê toán học

Dùng để xử lý các số liệu thu thập được trong quá trình điều tra thực trạng biện pháp quản lý hoạt động TĐG và quản lý hoạt động TĐG dưới dạng bảng số liệu, biểu đồ... giúp cho các kết quả nghiên cứu trở nên chính xác và đảm bảo độ tin cậy.

8. Cấu trúc của luận văn

Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động tự đánh giá và quản lý hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn KĐCLGD trường MN.

Chương 2: Thực trạng về hoạt động TĐG và quản lý hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn kiểm KĐCLGD ở một số trường MN TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Chương 3: Biện pháp “Quản lý hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở một số trường MN TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên”.

Ngoài ra, luận văn còn có phần: Mở đầu; kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC TRƯỜNG MẦM NON‌‌

1.1. Lịch sử nghiên cứu về hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường Mầm non

1.1.1. Lịch sử nghiên cứu trên thế giới

Hoạt động KĐCLGD đã được hình thành và có lịch sử lâu đời. Nó được bắt nguồn từ châu Mỹ cụ thể là từ Bắc Mỹ và Hoa Kỳ. Mặc dù vậy, hoạt động này mới chỉ phát triển ở những năm 90 của thế kể XX, khi mà giáo dục đại học của thế giới đang chuyển dần từ nền giáo dục theo định hướng của nhà nước sang nền giáo dục theo định hướng thị trường. Năm 1885, ở New England thuộc miền Đông Bắc Hoa Kỳ đã thành lập một tổ chức phi chính phủ gọi là Hội các trường học và trường cao đẳng của New England (NE). Đây là một tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục địa phương đầu tiên thuộc phạm vi vùng gồm một số bang với mục đích là “đẩy mạnh sự nghiệp giáo dục bằng cách thúc đẩy lợi ích chung cho cả hai loại trường là cao đẳng và trường chuẩn bị vào cao đẳng” Hội này đổi tên thành Hội các trường Cao đẳng và Trung học của New England năm 1957. “Kiểm định cơ sở đào tạo tại địa phương có phạm vi bao trùm toàn bộ một cơ sở đào tạo với sự cố gắng giữ được các tiêu chuẩn đối với mọi hoạt động của cơ sở đó mà không phải chứng minh chất lượng một bộ phận nào của cơ sở đó”.

Ở châu Á, các nước như Hàn Quốc, Nhật Bản cũng đã xây dựng hệ thống KĐCLGD với chu kỳ kiểm định 7 năm/lần kiểm định. Thái Lan đã ban hành chính sách quốc gia về bảo đảm chất lượng đào tạo đại học từ 1996 và thử nghiệm đánh giá bên ngoài từ 1997. Đối với Singapo, hệ thống đánh giá bên ngoài của các Trường Đại học Quốc gia do các chuyên gia của các trường đại học danh tiếng trên thế giới đến đánh giá 2 năm/lần. Philipin thực hiện 9 biện pháp cải cách giáo dục cơ bản để nâng cao chuẩn của chất lượng giáo dục đại học trên toàn quốc. Trung Quốc đã ban hành quy chế tạm thời về đánh giá các cơ sở giáo dục và đào tạo đại học. Ấn Độ đưa ra hệ số tính điểm để thể hiện rõ những tiêu chí đánh giá quan trọng. Đối với Ôxtraylia, vấn đề

bảo đảm chất lượng được chú trọng từ những năm 1980 và một số trường đã bước đầu thành công trong việc tổ chức và đánh giá trường theo định kỳ.Đến nay cơ chế bảo đảm chất lượng ở Ôxtraylia đã hình thành với nhiều cơ quan, như Cơ quan chất lượng các đại học Ôxtraylia (AUQA)…Vấn đề bảo đảm chất lượng giáo dục đại học Malaysia theo mô hình của NiuDilân với cơ chế đảm bảo chất lượng bên trong và bên ngoài. Để một trường đào tạo có thể được phép tổ chức các khóa học thì các khóa đó phải được đánh giá bằng 2 chuẩn cơ bản được gọi là chuẩn tối thiểu và chuẩn kiểm định. Theo điều luật LAN năm 1996, kiểm định có ý nghĩa như là sự công nhận chính thức trên thực tế các chứng chỉ, các bằng đại học và sau đại học do cơ sở giáo dục và đào tạo đại học cấp là phù hợp với yêu cầu của tổ chức LAN

Tại khu vực Đông Nam Á, năm 1995 mạng lưới các trường đại học khối ASEAN (AUN) đã được thành lập, bao gồm 17 Đại học hàng đầu các nước thành viên ASEAN. Một trong những hoạt động chính của AUN là xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng. Một trong những hoạt động chính của AUN là xây dựng hệ thống bảo đảm chất lượng với chính sách 5 điểm sau:

- Các đại học thành viên của AUN sẽ cố gắng liên tục để tăng cường thực hiện hệ thống bảo đảm chất lượng.

- Các đại học thành viên của AUN sẽ thực hiện việc trao đổi bảo đảm chất lượng và các chương trình đào tạo trong khuôn khổ thực hiện thỏa thuận giữa các giám đốc cơ quan bảo đảm chất lượng của các đại học thành viên.

- Các giám đốc các cơ quan bảo đảm chất lượng của các đại học thành viên AUN sẽ hoạch định kế hoạch hình thành và phát triển hệ thống bảo đảm chất lượng của mình và được công nhận bởi AUN.

- Các đại học thành viên của AUN hoan nghênh việc thực hiện kiểm toán bên ngoài lẫn nhau trên cơ sở các thỏa thuận và sử dụng công cụ kiểm toán chung được thừa nhận trên thế giới và các chuẩn mực của các đại học thành viên.

- Các tiêu chí chất lượng các hoạt động chính sách của các đại học thành viên AUN (giảng dạy-học tập, nghiên cứu và dịch vụ) sẽ được thể hiện trong các công cụ kiểm toán do AUN soạn thảo gồm hệ thống 6 tiêu chí bảo đảm chất lượng (Mỗi tiêu chí có 2 mức).

Từ đó cho thấy, hoạt động KĐCLGD cũng như các tiêu chuẩn, quy định, chu kỳ, chu trình thực hiện đã xuất hiện và phát triển lâu đời. Với ý nghĩa thực tiễn của nó, KĐCLGD đánh giá hiện trạng các cơ sở giáo dục theo tiêu chuẩn đề ra, tìm các điểm mạnh điểm yếu của CSGD, từ đó phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu để phát triển nhằm nâng cao CLGD của các CSGD.

1.1.2. Lịch sử nghiên cứu trong nước

Mặc dù đã xuất hiện hơn 100 năm trên thế giới nhưng tới năm 2002, tại Việt Nam Bộ GD&ĐT mới được áp dụng phương pháp đánh giá này đánh dấu bằng việc phòng kiểm định chất lượng Đào tạo trong vụ Đại học, Bộ GD&ĐT được thành lập. Sau khi Cục Khảo thí Kiểm định chất lượng giáo dục được thành lập theo Nghị định số 85/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam. Bộ GD&ĐT lựa chọn KĐCL như một biện pháp chính thức để nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác này đã được khẳng định về mặt pháp lý thông qua Luật Giáo dục 2005 và Nghị định số 75/2006/NĐ-CP ngày 1/8/2006 của Chính phủ. Bộ GD&ĐT quy định: “Kiểm định chất lượng giáo dục trường là hoạt động đánh giá mức độ đáp ứng các tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục do Bộ GD&ĐT quy định đối với trường ở từng trình độ đào tạo” (Quyết định số 76/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14/12/2007 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT). Ngày 31/12/2008 Bộ GD&ĐT ra Quyết định số 83/2008/QĐ- BGDĐT Ban hành Quy định về quy trình và chu kỳ kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông. Ngày 08/9/2009 Bộ GD&ĐT ra công văn số 7880/BGDĐT- KTKĐCLGD về hướng dẫn tự đánh giá cơ sở giáo dục phổ thông nhằm nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên về công tác đánh giá và kiểm định CLGD, nắm được quy trình và nội dung các tiêu chí thuộc các tiêu chuẩn được sử dụng làm công cụ để nhà trường tự đánh giá, tự xem xét về hiện trạng và hiệu quả các hoạt động giáo dục, chỉ ra những điểm mạnh, điểm yếu theo từng tiêu chí. Ngày 23 tháng 11 năm 2012 Bộ GD&ĐT ra Thông tư số 42/2012/TTBGDĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục và quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên. Đó là những căn cứ quan trọng để xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng và các biện pháp thực hiện để đáp ứng các tiêu chuẩn CLGD do Bộ GD&ĐT ban hành nhằm không ngừng cải tiến nâng cao CLGD của nhà trường, tiến tới đăng ký kiểm định CLGD là điều kiện để khẳng định uy tín và thương hiệu của nhà trường trong sự nghiệp phát triển giáo dục và đào tạo.

Từ đây, có rất nhiều các nhà nghiên cứu khoa học đã tìm hiểu và đánh giá việc

áp dụng công tác KĐCLGD vào thực tế như: Nguyễn Đức Chính (2002) trong công trình “Kiểm định chất lượng trong giáo dục” đã trình bày rất rõ các khái niệm liên quan đến thuật ngữ KĐCLGD. Nghiên cứu này đã đi sâu, chi tiết các phương pháp, kỹ thuật, quy trình, cơ chế, chính sách KĐCLGD ở các nước Châu Âu, Hoa Kỳ, Châu Á Thái Bình Dương.

Tháng 11/2005, Viện Chiến lược và chương trình giáo dục tổ chức seminar khoa học “Những tiêu chí và chỉ số cơ bản của CLGD” trong khuôn khổ đề tài nghiên cứu khoa học giáo dục cấp Bộ “Cơ sở lý luận và thực tiễn về CLGD và đánh giá CLGD”. Seminar đã đưa ra một báo cáo cụ thể về “Những tiêu chí và chỉ số cụ thể của CLGD cấp hệ thống” trong đó nêu cụ thể 19 tiêu chí cơ bản và 63 chỉ số chất lượng của hệ thống GDMN.

Các quy định, hướng dẫn ngày càng được hoàn thiện hơn khi Thông tư 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá CLGD, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non (thay thế Thông tư 07/2011/TT-BGDĐT) ra đời cùng với hệ thống văn bản hướng dẫn cụ thể, chi tiết kèm theo.

Tháng 6/2015, sau khi Thông tư 25/2014/TT-BGDĐT ngày 07/8/2014 của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về tiêu chuẩn đánh giá CLGD, quy trình, chu kỳ kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non (Thay thế Thông tư 07), tác giả Lê Trường Sơn, chuyên viên phòngSở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Giang đã có đề tài nghiên cứu về các biện pháp nâng cao chất lượng thực hiện tự đánh giá công tác kiểm định chất lượng trường MN tỉnh Bắc Giang giai đoạn 2015-2020. Tuy nhiên, đề tài vẫn mang tính chung chung, khái quát, đưa các vấn đề thực tiễn chưa được nhiều.Ngày 22/8/2018 Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non (Thay thế Thông tư 25) và Công văn số 5942/BGDĐT-QLCL ngày 28/12/2018 về việc hướng dẫn tự đánh giá và đánh ngoài trường mầm non giúp cho công tác KĐCLGD có những bước phát triển mới.

Như vậy, với sự ra đời của hệ thống các văn bản pháp quy cùng các công trình nghiên

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí