Tăng Cường Kiểm Tra, Giám Sát Trong Công Tác Thực Hiện Kế Hoạch Tự Đánh Giá Trong Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục.‌


viên thực hiện hồ sơ giảng dạy, đề cương bộ môn, tài liệu tham khảo đảm bảo đáp ứng đúng các tiêu chí.

Thường xuyên kiểm tra hoạt động soạn thảo giáo trình giảng dạy, tài liệu chuyên khảo, đề cương giảng dạy các lớp cấp chứng chỉ… nhằm kiến nghị với các bộ phận này điều chỉnh cho phù hợp so với các yêu cầu trong kiểm định đánh giá.

Đa dạng hóa các hình thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn quản lí cho lãnh đạo các phòng ban và giảng viên về tự đánh giá và kiểm định. Khuyến khích các bộ phận này tham gia tích cực các lớp học do trường và các đơn vị khác tổ chức có liên quan đến chuyên môn. Soạn thảo và xây dựng quy chế mang tính chế tài đối với việc nâng cao năng lực và đảm bảo giữ vững các tiêu chí đã thực hiện trước đây của lãnh đạo các khoa, phòng, ban trong trường.

Tổ chức hội thảo chuyên đề nhằm cập nhật những kiến thức mới về hoạt động kiểm định trong và ngoài nước hiện đang áp dụng.

Thường xuyên đôn đốc kiểm tra các hoạt động về lưu trữ của các bộ phận chuyên trách nhằm đảm bảo các tiêu chí cho những lần kiểm định tiếp theo của nhà trường thông qua hoạt động đánh giá ISO định kỳ.

c. Đối với giảng viên

Nắm vững mục đích ý nghĩa của hoạt động kiểm định chất lượng là nhằm đảm bảo các chuẩn mực đào tạo mà nhà trường đã cam kết với xã hội và các cơ quan quản lí nhà nước. Hoạt động này cũng một phần phản ánh năng lực giảng dạy của giảng viên. Căn cứ vào kết quả kiểm định giảng viên có dịp “soi lại” mình để có những điều chỉnh phù hợp hơn trong quá trình giảng dạy.

Tích cực học tập nhằm tu dưỡng chuyên môn nghề nghiệp nhằm đáp ứng các yêu cầu đào tạo và các quy định về các tiêu chí trong kiểm định chất lượng đào tạo. Thường xuyên tham gia vào các lớp tập huấn chuyên môn khi


có yêu cầu từ các bộ phận chức năng. Chủ động phối hợp với các phòng ban nhằm cung cấp minh chứng cho quá trình thực hiện hoạt động kiểm định. Tích cực tuyên truyền về mục đích ý nghĩ của Tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục cho sinh viên.

3.3.3. Tăng cường kiểm tra, giám sát trong công tác thực hiện kế hoạch tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.‌

3.3.3.1. Mục đích, ý nghĩa của biện pháp

Kiểm tra, giám sát nhằm mục đích đảm bảo cho các kế hoạch được thực hiện đúng với mục tiêu ban đầu đề ra. Kiểm tra công tác quản lí các hoạt động tự đánh giá nhằm chuẩn bị các điều kiện cho hoạt động này khi thực hiện được triển khai thuận lợi đúng thời gian.

Kiểm tra nhằm đôn đốc các bộ phận chức năng thực hiện đúng nhiệm vụ được giao, chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết khi tiến hành tự đánh giá. Ngoài ra, hoạt động này còn giúp các cá nhân có liên quan nâng cao năng lực quản lí hoạt động tự đánh giá nói riêng và trong các hoạt động của nhà trường nói chung.

3.3.3.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Ban giám hiệu giao Trung tâm ĐBCL là đơn vị chuyên trách phối hợp với phòng Thanh tra luôn luôn đôn đốc kiểm tra việc thực hiện các hoạt động liên quan khi triển khai hoạt động tự đánh giá

Xây dựng quy chế quy định rõ chứng năng nhiệm vụ của các thành viên trong Tổ kiểm tra thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nhằm tạo điều kiện thuận lợi và cơ sở pháp lý cho bộ phận này hoạt động.

Có chế tài cụ thể đối với những cá nhân tổ chức trong trường không hoàn thành kế hoạch đã được triển khai về công tác chuẩn bị cho hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng.

Công tác ISO cần được thực hiện mạnh mẽ, bài bản hơn, tạo ra văn hóa lưu giữ minh chứng trong công việc ở các đơn vị của nhà trường. Tạo điều


kiện thuận lợi cho hoạt động TĐG sau này. Đây cũng là cơ sở nhằm thực hiện các tiêu chí tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục và đảm bảo chất lượng.

3.3.4. Tăng cường các điều kiện, phương tiện hỗ trợ quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng.‌

3.3.4.1. Mục đích của biện pháp

Các nguồn lực về con người, cơ sở vật chất, tài chính là những điều kiện, phương tiện không thể thiếu trong tất cả các hoạt động của nhà trường nói chung và trong công tác quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng nói riêng. Nếu các điều kiện, phương tiện được chuẩn bị đầy đủ và phân bổ hợp lý thì nhà quản lí giảm bớt được một số khâu không cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề cần giải quyết, tiết kiệm được nhiều thời gian và công sức hơn.

3.3.4.2. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Hoàn thiện cơ sở pháp lý nhằm tạo điều kiện cho các bộ phận tham gia đánh giá và kiểm định trong nôi bộ nhà trường có cơ sở thực hiện.

Tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp hiệu quả từ các phòng ban cho đến các khoa chuyên môn, lấy tinh thần phục vụ thân thiện, nhiện tình và trách nhiệm làm tiêu chí thực hiện.

Căn cứ vào mức độ thực hiện của các tiêu chí, tiêu chuẩn để có kế hoạch phân bổ số lượng nhân sự có chuyên môn phù hợp. Đồng thời cần phải trang bị cơ sở vật chất, phương tiện phù hợp đáp ứng với các yêu cầu của từng tiêu chuẩn tiêu chí.

Có chế độ đãi ngộ tương ứng với thành tích của cá nhân và tập thể khi hoàn thành xuất sắc các nhiệm vụ được giao.

Tạo điều kiện tối đa cho các bộ phận chuyên trách và các cán bộ quản lí của trường học tập nâng cao trình độ chuyên môn về tự đánh giá và về kiểm định chất lượng giáo dục.


Đối với các CBQL và các chuyên viên, giảng viên khi thực hiện hoạt động tự đánh giá cần có cơ chế giảm tải một số công việc chuyên môn và giảng dạy để học có thời gian đầu tư vào hoạt động tự đánh giá nhằm đảm bảo về thời gian và đảm báo báo cáo đạt yêu cầu kiểm định chất lượng giáo dục.

3.3.5. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục‌

3.3.5.1. Mục đích của biện pháp

Công nghệ thông hiện nay là công cụ không thể thiếu trong các lĩnh vực của cuộc sống. Trong quản lí công nghệ thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nâng cao chất lượng quản lí. Cuộc các mạng lần thứ tư vừa là cơ hội vừ là thách thức cho các nhà quản lí giáo dục. Thông quan công nghệ trong cuộc các mạng này mà nhà quản lí có thể cập nhận nhanh chóng những cơ sở dữ liệu được tích hợp dạng bigdata để phân tích, định hướng và đưa ra quyết định có sự tham vấn của các nguồn thông tin có liên quan đến lĩnh vực của mình. Mặt khác khi nhà trường tham gia vào cơ sở dữ liệu tập trung thì đòi hỏi nhà quản lí giáo dục phải thường xuyên kiểm tra đôn đốc cơ sở của mình sao cho đạt chất lượng tốt nhất vì đây là một kênh quan trọng để đánh giá chất lượng của cơ sở mình.

Khi triển khai hoạt động tự đánh giá cần một hệ thống minh chứng được mã hóa và sắp xếp một cách khoa học vì thế việc ứng dụng công nghệ thông tin sẽ góp phần thực hiện quản lí hoạt động tự đánh giá có hiệu quả, tiết kiệm thời gian, công sức.

3.3.5.2 Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp

Ban giám hiệu giao nhiệm vụ cho Trung tâm Công nghệ thông tin học hỏi các cơ sở giáo dục đại học khác đã triển khai áp dụng CNTT vào hoạt động Tự đánh giá, từ đó có thể chuyển giao công nghệ hoặc tự xây dựng một phần mềm riêng áp dụng theo đặc thù của nhà trường.


Khuyến khích các bộ phận phòng ban lên kế hoạch chuyển hóa cơ sở dữ liệu được quản lí truyền thống sang quản lí tập trung trên máy chủ chuyên dụng.

Có kế hoạch tập huấn cho cán bộ chuyên trách về chuyên môn quản lí cơ sở dữ liệu tập trung. Chỉ đạo các khoa phòng tập trung các số liệu liên quan đến nhiệm vụ của đơn vị mình nhập vào cơ sở dữ liệu của nhà trường.

Tích hợp quản lí minh chứng theo hệ thống quản lí ISO và quản lí minh chứng tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục trên một phần mềm để tạo điều kiện thuận lợi trong công tác quản lí hai mảng hoạt động này tránh chồng chéo và mất thời gian.

Trang bị cơ sở vật chất máy móc cũng như con người có chuyên môn cao trong lĩnh vực công nghệ thông tin cho đơn vị chuyên trách để thực hiện thành công mục tiêu ứng dụng sâu rộng công nghệ thông vào quản lí hoạt động tự đánh giá nói riêng và các hoạt động đào tạo của nhà trường nói chung.

Có chế độ đãi ngộ đối với những tổ chức cá nhân có thành tích trong quản lí và ứng dụng công nghệ thông tin.

3.3.6. Mối quan hệ giữa các biện pháp‌

Những biện pháp mà người nghiên cứu đề xuất trên đây là căn cứ vào tình hình thực trạng hiện nay của trường ĐH Luật HCM về hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục. Căn cứ vào tình hình thực tế và cơ sở lý luận của các biện pháp người nghiên cứu đã cố gắng đề xuất các biện pháp trên cơ sở tương hỗ lẫn nhau về cả nội dung và phương pháp thực hiện. Các biện pháp chỉ mang tính độc lập tương đối. Mỗi biện pháp có tác dụng nhất định dối với từng mục tiêu cụ thể của hoạt động.

Sự sắp xếp theo thứ tự các biện pháp trước và sau có tác dụng làm nền tảng và cơ sở cho những biện pháp kế tiếp. Nên trong quá trình thực hiện cần chú trọng và tính thứ tự của các biện pháp.


3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp‌

Nhằm tìm hiểu nhận định của cán bộ quản lí và nhân viên chuyên trách phụ trách hoạt động kiểm định chất lượng về tính cần thiết của các đề xuất trong tình hình thực tế hiện nay tại trường. Đồng thời xem xét tính khả thi khi thực hiện triển khai các biện pháp nhằm cải tiết và nâng cao chất lượng kiểm định đánh giá.

Kết quả khảo sát là cơ sở cho người nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lí các hoạt động liên quan đến đánh giá và đảm bảo chất lượng tại trường đại học luật Tp Hồ Chí Minh.

Phiếu khảo nghiệm được chia làm hai phần. Phần tính cần thiết gồm ba lựa chọn (Rất cần thiết, cần thiết, không cần thiết). Phần khả thi gồm ba lựa chọn (Rất khả thi, khả thi, không khả thi).

Với 42 phiếu thăm dò, gồm: Hội đồng TĐG: 20 người, Ban Thư ký: 7 người, Thành viên nhóm công tác 15 người . Chúng tôi thu được kết quả ở bảng 3.1.

+ Kết quả khảo nghiệm như sau:

Bảng 3.1. Đánh giá về tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất‌


S T T


Các biện pháp đề xuất


Đối tượng

Cần thiết

Khả thi

Rất cần thiết (%)

Cần thiết (%)

Không cần thiết (%)


Trung bình

Rất khả thi (%)

Khả thi (%)

Khôn g khả thi (%)


Trung bình


1

Nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho CB, GV, SV về vai trò, ý nghĩa của tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục.

Hội đồng

59.3

% (16)

40.7

% (11)



2.59

51.9

% (14)

48.1

% (13)



2.52

Thàn h

viên

53.3

% (8)

46.7

% (6)



2.53

80.0

% (12)

20.0

% (3)



2.8


2

Bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lí hoạt

Hội đồng

74.1

% (20)

25.9

% (7)



2.74

25.9

% (8)

33.3

% (8)

40.7%

(11)


1.85

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 157 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục tại trường Đại học Luật thành phố Hồ Chí Minh - 16



S T T


Các biện pháp đề xuất


động kiểm định chất lượng cho đội ngũ cán bộ quản lí


Đối tượng

Cần thiết

Khả thi

Rất cần thiết (%)

Cần thiết (%)

Không cần thiết (%)


Trung bình

Rất khả thi (%)

Khả thi (%)

Khôn g khả thi (%)


Trung bình

Thàn h

viên

73.3

% (11)

26.7

% (4)



2.73

13.3

% (2)

26.7

% (4)

60.0%

(9)


1.53


3

Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát trong công tác thực


Hội đồng

74.1

% (20)

25.9

% (7)



2.74

37.0

% (10)

37.0

% (9)


25.9%

(7)


2.11


hiện kế hoạch TĐG trong kiểm định chất lượng









Thàn h

viên

80.0

% (12)

20.0

% (3)



2.8

46.7

% (7)

33.3

% (5)

20.0%

(3)


2.27


4

Tăng cường các điều kiện, phương tiện hỗ trợ quản lí hoạt động tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục

Hội đồng

70.4

% (19)

29.6

% (8)



2.7

22.2

% (6)

29.6

% (8)

48.1%

(13)


1.74

Thàn h

viên

53.3

% (8)

46.7

% (7)



2.53

20.0

% (3)

33.3

% (5)

46.7%

(7)


1.73


5

Tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lí hoạt động tự

đánh giá trong kiểm

Hội đồng

81.5

% (22)

18.5

% (5)



2.81

70.4

% (19)

29.6

% (8)



2.7

Thàn

73.3

26.7



73.3

26.7




định chất lượng giáo

h

%

%

2.73

%

%

2.73


dục

viên

(11)

(4)


(11)

(4)


Trung bình chung

2.68

2.26

Khoảng điểm số

Cần thiết

Khả thi

3.4.1. Về tính cần thiết‌

Kết quả khảo sát cho thấy đa số các ý kiến được hỏi đều đồng tình với các đề xuất của người nghiên cứu. Các nội dung khảo sát nhận được các ý kiến lựa chọn ở mức độ Cần thiết Rất cần thiết. Ở mức độ cần thiết tỉ lệ chiếm đa số, còn ở mức độ rất cần thiết chiềm số lượng tương đối. Tuy nhiên, vẫn còn một số nội dung người được khảo sát còn nghi ngờ về khả năng thực hiện các biện pháp khi mà các điều kiện về kiểm định chất lượng còn nhiều vấn đề cần phải được củng cố và bổi sung ở các đơn vị thực hiện.


Điểm trung bình của các nội dung khảo sát tương đối cao, điều này cho thấy không có sự không đồng tình về các đề xuất mà người nghiên cứu đưa ra. Tuy nhiên điểm trung bình giữa hội đồng và thành viên không có sự đồng đều, cho thấy chưa có sự đồng thuận cao giữa nhà quản lí với những người trực tiếp thực hiện các nội dung kiểm định. Xét trên cơ sở thang chia khoảng ở chương 2 thì sự chênh lệch này không ảnh hưởng nhiều đến ý nghĩa của các lựa chọn của khảo sát.

Điểm trung bình chung của mức độ tính cần thiết 2.68 tương đối cao và nằm ở mức chia khoảng lựa chọn cần thiết có thể kết luận các nội dung mà người nghiên cứu đề xuất hoàn toàn cần thiết để nâng cao chất lượng hoạt động tự kiểm tra và kiểm định chất lượng tại trường.

3.4.2. Về tính khả thi‌

Kết quả khảo sát bảng 3.1 phần tính khả thi cho thấy hầy hết các điểm trung bình đều nằm ở mức chia khoảng khả thi của cả hai đối tượng hội đồng và thành viên. Tuy nhiêu, vẫn còn một số ý kiến nghi ngại về khả năng thực hiện như; công tác bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực quản lí hoạt động kiểm địch chất lượng và quản lí các hoạt động của nhóm chuyên trách, TB = 1.85 1.53. Nội dung này những người được hỏi chưa thực sự yên tâm vì đây là công tác có liên quan đến nhiều phòng ban bộ phận, nên khi triển khai thực hiện sẽ cần sự kết nối liên thông. Ngoài ra nội dung; tăng cường các điều kiện, phương tiện hỗ trợ quản lí hoạt động tự đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục, TB = 1.74 1.73 cũng có nhận định tương tự. Mặc dù hai nội dung trên có kết quả khá thấp so với các nội dung khác, nhưng điểm trung bình chung của phần tính khả thi tương đối cao. Như vậy có thể thấy những nội dung mà người nghiên cứu đề xuất là có tính khả thi khi áp dụng vào tình hình thực tế hiện nay tại trường nhằm nâng cao chất lượng hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục.

Ngày đăng: 27/02/2023