Thực Trạng Công Tác Quản Lý Hoạt Động Tự Đánh Giá Theo Tiêu Chuẩn Kiểm Định Chất Lượng Trường Mầm Non Thành Phố Thái Nguyên, Tỉnh Thái Nguyên

Qua kết quả tổng hợp của bảng 2.12 cho thấy các chuyên viên, CBQL đã nhận thức đúng về tầm quan trọng của quản lý thực hiện hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trong trường MN. Cụ thể: có 22/27 ý kiến đạt 81.5% đánh giá đây là hoạt động rất quan trọng; 5/27 ý kiến chiếm 18.5% cho rằng đây là hoạt động quan trọng. Không có chuyên viên, CBQL nào chọn không quan trọng. Từ nhận thức đúng của các chuyên viên, CBQL đã chi phối tích cực đến việc quản lý thực hiện hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng tại các trường MN đạt hiệu quả cao nhất.

2.3.2. Thực trạng công tác quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

2.3.2.1. Thực trạng hoạt động quản lý tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

Đánh giá thực trạng công tác quản lý hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn KĐCLGD tại các trường MN trên địa bàn TP Thái Nguyên tôi đã sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (Câu hỏi số 11, phiếu số 2, phụ lục 2) đối với 27 chuyên viên, CBQL và được kết quả như sau:

Trong quá trình thực hiện công tác quản lý hoạt động TĐG nhà quản lý phải xác định được mục đích công tác cần quản lý. Theo kết quả tại bảng 2.13 cho thấy, có 14/27 ý kiến (chiếm 51.9%) cho rằng việc các nhà quản lý thực hiện quản lý việc xác định mục đích thực hiện hoạt động TĐG trường MN đã thực hiện tốt và 13/27 ý kiến đánh giá ở mức thực hiện rất tốt chiếm 48.1%.

Theo như đánh giá của các chuyên viên, CBQL cho thấy việc quản lý các kế hoạch huy động các nguồn lực đảm bảo để thực hiện hoạt động TĐG tại các nhà trường thực hiện khá tốt. Có 18/27 ý kiến (đạt 66.7%) cho rằng nhà trường đã thực hiện tốt công tác này, có 6/27 ý kiến chiếm 22.2% cho rằng rất tốt. Tuy nhiên, có 3/27 ý kiến chiếm 11.1% đánh giá việc quản lý công tác này mới chỉ ở mức đạt vì cho rằng mặc dù thực hiện kế hoạch này nhưng trong quá trình tiến hành TĐG việc huy động chưa được như mong muốn.

Bảng 2.12: Thực trạng công tác quản lý tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên


Nội dung

Mức độ thực hiện

Chưa đạt

Đạt

Tốt

Rất tốt

Tổng số

Tỷ lệ

(%)

Tổng số

Tỷ lệ

(%)

Tổng số

Tỷ lệ

(%)

Tổng số

Tỷ lệ (%)

1. Quản lý việc xác định

mục đích TĐG trường

0

0

0

0

14

51.9

13

48.1

2. Quản lý việc thực hiện kế hoạch huy động các nguồn lực đảm bảo để

thực hiện hoạt động TĐG


0


0


3


11.1


18


66.7


6


22.2

3. Quản lý xây dựng kế hoạchnâng caochất

lượng thực hiện TĐG


0


0


4


14.8


9


33.3


14


51.9

4. Quản lý xây dựng các văn bản triển khai và

hướng dẫn thực hiện TĐG


0


0


5


18.5


16


59.3


6


22.2

5. Quản lý tập huấn nghiệp

phục vụ công tác TĐG

1

3.7

3

11.1

13

48.1

10

37

6. Quản lý xây dựng triển khai mạng lưới thực hiện

hoạt động TĐG


0


0


1


3.7


21


77.8


5


18.5

7. Quản lý việc thực hiện chế độ chính sách để các trường tổ chức hoạt động

TĐG


14


51.9


13


48.1


0


0


0


0

8. Quản lý xây dựng các

yêu cầu đánh giá hoạt động TĐG.


0


0


3


11.1


14


51.9


10


37

9. Quản lý Hội đồng TĐG thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm trong

quá trình TĐG


0


0


7


25.9


14


51.9


6


22.2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở một số trường mầm non thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên - 10

Việc xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng thực hiện TĐG là nội dung quan trọng trong hoạt động TĐG và là nội dung được quan tâm hàng đầu của nhà trường. Qua khảo sát thực tế, các trường MN đều thực hiện rất tốt việc quản lý, theo dõi, giám sát xây dựng kế hoạch và tiến độ thực hiện kế hoạch này. 100% ý kiến đều đánh giá việc quản lý công tác này của các nhà trường thực hiện từ mức đạt trở lên. Cụ thể có 4/27 ý kiếnbằng 14.8% đánh giá hoạt động này thực hiện ở mức đạt, 9/27 ý kiến (chiếm 33.3%) đánh giá thực hiện tốt, 14/27 ý kiến chiếm 51.9% đánh giá ở mức thực hiện rất tốt.

Các trường được sự quan tâm, hướng dẫn sát sao của các cơ quan quản lý đặc biệt là phòng GD&ĐT về hoạt động TĐG trong đó có công tác xây dựng các kế hoạch phục vụ cho TĐG, kế hoạch nâng cao chất lượng thực hiện TĐG. Qua phỏng vấn trực tiếp với các chuyên viên phòng GD&ĐT được biết, phòng GD&ĐT đã quản lý việc thực hiện các kế hoạch này bằng cách đề nghị các nhà trường xây dựng kế hoạch và báo cáo bằng văn bản về phòng GD&ĐT đúng thời gian quy định

Đối với việc quản lý xây dựng các văn bản triển khai, hướng dẫn thực hiện TĐG và tập huấn nghiệp vụ phục vụ TĐG, có 16/27 ý kiến chiếm 59.3% đánh giá các trường thực hiện tốt, 6/27 ý kiến đạt 22.2% nhận xét thực hiện rất tốt và 5/27 ý kiến chiếm 18.5% chỉ đánh giá ở mức đạt. Khảo sát thực tế, 100% các nhà trường đã tổ chức xây dựng văn bản triển khai và hướng dẫn thực hiện TĐG. Các trường đa số đều công khai các văn bản này trên bảng tin và cổng thông tin điện tử của nhà trường.

Việc quản lý công tác tập huấn TĐG có 48.1% ý kiếnđánh giá ở mức độ tốt và 37% ý kiến đánh giá ở mức rất tốt, cho thấy hoạt động này của các nhà trường thực hiện chưa được như mong đợi. Việc quản lý tập huấn ở một số trường như MN Tích Lương, MN Sơn Cẩm, MN BV Đa Khoa…được thực hiện đều đặn hàng năm và có báo cáo lên phòng GD&ĐT, có xây dựng kế hoạch và thể hiện nội dung trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học. Tuy nhiên, có 11.1% ý kiến đánh giá nội dung này chỉ ở mức đạt và 3.7% cho rằng chưa đạt. Phỏng vấn trực tiếp với một số chuyên viên, CBQL được biết một số trường chưa thực sự quan tâm tới công tác này.

Việc quản lý công tác xây dựng triển khai mạng lưới hoạt động TĐG ở các trường MN trên địa bàn TP Thái Nguyên được đánh giá thực hiện khá tốt, trong đó có 21/27 ý kiến chiếm 77.8% đánh giá ở mức tốt và 5/27ý kiến bằng 18.5% đánh giá ở mức rất tốt chỉ có 3.7% đánh giá ở mức đạt.

Khi nhắc tới việc quản lý chế độ chính sách cho CBGV, NV tham gia hoạt động TĐG có tới 14/27 ý kiến chiếm 51.9% GV, NV cho rằng chưa đạt. Theo quy định tại Thông tư liên tịch số 125/2014/TTLT-BTC-BGDĐT ngày 27/8/2014 hướng dẫn nội dung chi, mức cho cho hoạt động KĐCLGD đã quy định cụ thể từng mức chi khi thực hiện KĐCLGD. Mặc dù tại điều 2 và điều 4 của Thông tư liên tịch này có quy định về chi cho hoạt động TĐG nhưng nguồn chi lấy từ nguồn thu của CSGD. Trong khi đó, ngành giáo dục hiện nay đang thực hiện tiết kiệm chi nên việc chi bồi dưỡng cho CBGV thực hiện hoạt động TĐG rất khó khăn. Khi nghiên cứu quy chế chi tiêu nội bộ chỉ có 2/6 trường có dành một phần chi cho hoạt động TĐG. Có 48.1% ý kiến (13/27đ/c) đánh ở mức đạt. Như vậy, việc quản lý thực hiện chính sách đối với các thành viên tham gia TĐG tại các trường MN TP Thái Nguyên chưa thực hiện tốt mặc dù các cơ quản quản lý đã đề nghị các trườngthực hiện đúng quy định về nội dung chi cho hoạt động KĐCLGD trong đó có hoạt động TĐG cho các thành viên tham gia.

Quản lý việc xây dựng các yêu cầu đánh giá hoạt động TĐG của các trường qua kết quả tổng hợp tại biểu 2.13 cho thấy 51.9% đánh giá thực hiện tốt và37% GV,NV đánh giá rất tốt, có 11.1% đánh giá ở mức đạt. Các nhà trường đã quản lý nội dung này rất hiệu quả bằng việc đưa vào kế hoạch thực hiện cụ thể phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và có báo cáo với phòng GD&ĐT để được tư vấn, giúp đỡ.

Quản lý Hội đồng TĐG thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm trong quá trình TĐG ở nội dung này cho thấy 51.9% ý kiến được khảo sát đánh giá các trường thực hiện tốt và 22.2% ý kiến cho rằng rất tốt. Tuy nhiên, có 25.9% nhận xét chỉ ở mức đạt. Như vậy, quản lý nội dung này các cơ quan quản lý và các nhà trường cần lưu ý thêm.

2.3.2.2. Thực trạng nội dung quản lý hoạt động tự đánh giá tại các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

Để đánh giá được hiệu quả quản lý hoạt động TĐG tại các trường MN TP Thái Nguyên tôi đã tiến hành khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến đối với 27 chuyên viên, CBQL (Câu hỏi số 12, phiếu khảo sát số 2, phụ lục 2) và tổng hợp được kết quả như sau:

Qua kết quả tổng hợp của bảng 2.14 cho thấy mức độ thực hiện nội dung quản lý hoạt động TĐG trường MN theo tiêu chuẩn KĐCLGD của các cơ quan quản lý và CBQL các trường MNTP Thái Ngyên, tỉnh Thái Nguyên khá tốt. Cụ thể, mức độ hiệu quả của việc thực hiện quản lý hoạt động TĐG trường MN gồm 07 nội dung chủ yếu sau:

1. Quản lý việc thành lập hội đồng TĐG.

Bảng 2.13: Thực trạng quản lý việc thành lập Hội đồng TĐG tại các trường MN thành phố Thái Nguyên

TT

Quản lý việc thành lập hội đồng tự

đánh giá

Ý kiến

Số người

%

1

Chưa đạt

0

0

2

Đạt

0

0

3

Tốt

17

63

4

Rất tốt

10

37

Ở nội dung này, các chuyên viên và CBQL đánh giá cao nhất khi có 17/27 ý kiến chiếm 63% đánh giá thực hiện tốt và 37% đánh giá thực hiện rất tốt. Không có ý kiến đánh giá đạt hoặc không đạt.

2. Quản lý việc lập kế hoạch TĐG.

Bảng 2.14: Thực trạng Quản lý việc lập kế hoạch TĐG tại các trường MN thành phố Thái Nguyên

TT

Quản lý việc lập kế hoạch TĐG

Ý kiến

Số người

%

1

Chưa đạt

0

0

2

Đạt

1

3.7

3

Tốt

18

66.7

4

Rất tốt

8

29.6

Quản lý việc lập kế hoạch TĐG được các chuyên viên, CBQL đánh giá khá tốt, có 18/27 ý kiến đạt 66.7% đánh giá thực hiện tốt, 29.6% đánh giá thực hiện rất tốt, chỉ có 1/27 ý kiến chếm 3.7% nhận xét ở mức độ đạt.

3. Quản lý việc thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng.

Bảng 2.15: Thực trạng Quản lý việc thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng tại các trường MN thành phố Thái Nguyên

TT

Quản lý việc thu thập, xử lý và phân

tích các minh chứng

Ý kiến

Số người

%

1

Chưa đạt

0

0

2

Đạt

3

11.1

3

Tốt

10

48.1

4

Rất tốt

14

51.9


Nội dung “Quản lý việc thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng” được 10/27 chuyên viên, CBQL đánh giá ở mức độ thực hiện tốt và 14/27 ý kiến chiếm 51.9% nhận xét thực hiện rất tốt và 11.1% đánh giá ở mức độ đạt.

4. Quản lý việc đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí.

Bảng 2.16: Thực trạng Quản lý việc đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí tại các trường MN thành phố Thái Nguyên‌

TT

Quản lý việc đánh giá các mức đạt

được theo từng tiêu chí

Ý kiến

Số người

%

1

Chưa đạt

0

0

2

Đạt

0

0

3

Tốt

16

59.3

4

Rất tốt

11

40.7

Giống như nội dung “Quản lý việc thành lập hội đồng TĐG”, ở nội dung quản lý này được các chuyên viên, CBQL đánh giá hiệu quả rất cao bởi có 16/27 ý kiến chiếm 59.3% đánh giá thực hiện tốt và 11/27 ý kiến chiếm 40.7% nhận xét thực hiện rất tốt. Như vậy, quản lý đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí đạt được kế quả như mong đợi. Phỏng vấn trực tiếp với một số Hiệu trưởng cho biết các nhà trường quản lý công tác này bằng việc xây dựng kế hoạch thực hiện TĐG, kiểm tra trực tiếp các nhóm tiêu chí thực hiện đánh giá nội dung các tiêu chí, tiêu chuẩn.

5. Quản lý việc viết báo cáo TĐG.

Bảng 2.17: Thực trạng Quản lý việc viết báo cáo TĐG tại các trường MN thành phố Thái Nguyên‌

TT

Quản lý việc viết báo cáo TĐG

Ý kiến

Số người

%

1

Chưa đạt

0

0

2

Đạt

2

7.4

3

Tốt

19

10.4

4

Rất tốt

6

22.2

Quản lý hoạt động viết báo cáo TĐG cũng là một nội dung được đánh giá chưa được như mong đợi bởicó 2/27 ý kiến đánh giá chỉ thực hiện được ở mức đạt, 19/27 ý kiến đánh giá thực hiện tốt và 6/27 ý kiến chiếm 22.2%. Qua khảo sát thực tế được biết khi các trường tiến hành viết báo cáo TĐG được giám sát chặt chẽ của Hội đồng TĐG và toàn thể CBGV.

6. Quản lý việc công bố báo cáo TĐG.

Bảng 2.18: Thực trạng Quản lý việc công bố báo cáo TĐG tại các trường MN thành phố Thái Nguyên‌

TT

Quản lý việc công bố báo cáo TĐG

Ý kiến

Số người

%

1

Chưa đạt

0

0

2

Đạt

4

14.8

3

Tốt

15

55.6

4

Rất tốt

8

29.6

So với 05 nội dung quản lý trên thì nội dung “Quản lý việc công bố báo cáo TĐG” được đánh giá thấp hơn khi có 4/27 ý kiến chiếm 14.8% chỉ đánh giá ở mức độ đạt, 55.6% nhận xét quản lý nội dung này thực hiện tốt và 29.6% đánh giá thực hiện rất tốt. Phỏng vấn trực tiếp một số Hiệu trưởng được biết, sau khi viết báo cáo nhà trường đã thực hiện công bố trong phạm vi nhà trường. Một số ít trường đã công bố báo cáo trên cổng thông tin điện tử của nhà trường.

Phòng GD&ĐT quản lý hoạt động viết báo cáo TĐG thông qua việc đề nghị các trường gửi báo cáo TĐG về phòng vào thời gian quy định. Sau khi kiểm tra, phòng GD&ĐT đã có nhận xét, hướng dẫn các trường hoàn thiện báo cáo và thực hiện TĐG tốt hơn.

7. Quản lý việc triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo TĐG.

Bảng 2.19: Thực trạng Quản lý việc triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo TĐG tại các trường MN thành phố Thái Nguyên

TT

Quản lý việc triển khai các hoạt động

sau khi hoàn thành báo cáo TĐG

Ý kiến

Số người

%

1

Chưa đạt

0

0

2

Dạt

6

22.2

3

Tốt

14

51.9

4

Rất tốt

7

25.9


Ở nội dung quản lý này được các chuyên viên, CBQL đánh giá hiệu quả thực hiện thấp nhất khi có 6/27 ý kiến chiếm 22.2% nhận xét ở mức độ đạt, 14/27 ý kiến chiếm 51.9% đánh giá thực hiện tốt và 25.9% đánh ở mức thực hiện rất tốt. Tìm hiểu nguyên nhân này tôi đã quan sát việc triển khai quản lý việc triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo TĐG cho thấymột số trường chưa quản lý tốt việc thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng được đề ra trong báo cáo TĐG để cải tiến, nâng cao chất lượng các hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của nhà trường; chưa chủ động gửi báo cáo TĐG cho phòng GD&ĐT; đặc biệt rất ít trường có công văn đề nghị được hỗ trợ khi thực hiện TĐG.

Từ kết quả trên cho thấy các cơ quan quản lý và CBQL các trường MN TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện tương đối tốt vai trò quản lý trên 07 nội dung dung TĐG, tương ứng với 07 bước của quy trình TĐG trường MN theo tiêu chuẩn KĐCLGD được quy định tại Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT. Nội dung quản lý có hiệu quả cao nhất là “Quản lý việc thành lập hội đồng TĐG” và “Quản lý việc đánh giá các mức đạt được theo từng tiêu chí”.Nội dung quản lý có hiệu quả thấp nhất là “Quản lý việc triển khai các hoạt động sau khi hoàn thành báo cáo TĐG”.

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí