Biện Pháp 5. Xây Dựng Tổ Tư Vấn Thực Hiện Kiểm Định Chất Lượng Giáo Dục Mục Đích Biện Pháp:

Nội dung biện pháp:

Các trường tham mưu với chính quyền địa phương, phòng GD&ĐT, UBND TP Thái Nguyên và các cấp hoàn thiện công tác đầu tư về cơ sở vật chất, các trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi cho nhà trường. Đầu tư cơ sở vật chất bao gồm hệ thống các phòng chức năng như phòng học, phòng cho trẻ làm quen với ngoại ngữ, phòng tin học, phòng nghệ thuật, phòng tư vấn tâm lý, bếp ăn một chiều, khu vực hành chính - quản trị…. Đảm bảo các phòng đều được xây dựng kiên cố, đồng bộ. Khi đầu tư xây dựng, sửa chữa các phòng chức năng phải đầu tư cả trang thiết bị đảm bảo và phù hợp với chức năng của phòng đó. Với phòng tin học, đầu tư máy tính, bàn để máy tính, ghế ngồi phù hợp với học sinh mầm non. Cài những phần mềm thích hợp để cho trẻ làm quen với tin học. Phòng nghệ thuật nên đầu tư các thiết bị như các loại nhạc cụ, trang phục, … phòng cho trẻ làm quen với ngoại ngữ cần có tivi, bàn, ghế,

…. Phòng tư vấn tâm lý có bàn, ghế, tài liệu. Trang thiết bị dạy học, đồ dùng đồ chơi đáp ứng được nhu cầu tối thiểu theo quy định Văn bản hợp nhất 01/VBHN-BGDĐT ngày 20/3/2015 của Bộ GD&ĐT về Thông tư ban hành danh mục đồ dùng- đồ chơi - thiết bị dạy học tối thiểu dùng cho giáo dục mầm non.

Các trường xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ có nội dung chi cho hoạt động TĐG theo quy định tại điều 2 Thông tư liên tịch số 125/2014/TTTL-BTC-BGDĐT ngày 27/8/2014 của Bộ Tài chính Và Bộ GD&ĐT về việc hướng dẫn nội dung, mức chi cho hoạt động KĐCLGD cơ sở GDMN, phổ thông và thường xuyên như thuê chuyên gia tư vấn triển khai công tác TĐG, chi điều tra thu thập thông tin, xử lý, phân tích kết quả thu thập minh chứng, mã hóa minh chứng, viết báo cáo tự đánh giá và các tài liệu liên quan. Nguồn kinh phí này các nhà trường trích từ nguồn thu của cơ sở và cân đối trong dự toán chi sự nghiệp giáo dục hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước hoặc từ nguồn hỗ trợ của các tổ chức, các nhân theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và quy định khác có liên quan.

Ngoài ra, để hỗ trợ kinh phí cho các nhà trường cũng như hoạt động TĐG cần huy động sự ủng hộ từ các tổ chức, cá nhân dành cho hoạt động TĐG như huy động về tài chính để xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và phục vụ cho hoạt động TĐG; Huy động về nhân lực cùng tham gia xây dựng về cơ sở vật chất, tham gia tích cực các hoạt động của nhà trường đặc biệt là hoạt động TĐG.

Cách thức thực hiện biện pháp:

Để thực hiện biện pháp này đạt hiệu quả cao nhất cần tiến hành như sau:

Thứ nhất, các trường đề nghị bằng văn bản gửi các cấp có thẩm quyền đầu tư xây dựng phòng học, các phòng chức năng, các hạng mục công trình còn thiếu hoặc không đảm bảo yêu cầu.

Ngoài ra, đầu mỗi năm học Hiệu trưởng tiến hành kiểm tra, lại toàn bộ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi,… thống kê thực trạng hiện tại, so sánh đối chiếu với nhu cầu thực tế của nhà trường. Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, bổ sung phù hợp với nhu cầu của nhà trường. Từ đó, xây dựng các văn bản đề nghị được hỗ trợ xây dựng, bổ sung, thay thế, sửa chữa những công trình lớp học, bếp ăn, khu hành chính, nhà xe cho giáo viên…Để đáp ứng được yêu cầu cho hoạt động TĐG cũng như hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ hàng ngày.

Thứ hai, Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch về tài chính hỗ trợ cho hoạt động TĐG và được thể hiện trong quy chế chi tiêu nội bộ của nhà trường. Xây dựng kế hoạch chi tiêu nội bộ (vào đầu mỗi năm tài chính) hợp lý, dành một khoản để chi cho hoạt động TĐG của nhà trường, trong đó có chi cho hoạt động TĐG và các hoạt động khác phục vụ công tác TĐG theo quy định tại Thông tư liên tịch số 125/TTLT/BTC-BGDĐT.

Thứ ba, huy động sự ủng hộ của các tổ chức, cá nhân đặc biệt là phụ huynh cho hoạt động TĐG. Việc huy động sự ủng hộ đối với hoạt động TĐG rất cần thiết với nhà trường. Khi tiến hành huy động phải dựa trên tinh thần tự nguyện không được ép buộc, đặc biệt là đối với phụ huynh. Với nguồn tài chính huy động được từ các tổ chức, cá nhân phải có sự giám sát chặt chẽ của đơn vị, cá nhân ủng hộ, của nhà trường và kế toán. Đặc biệt, phải có hồ sơ, chứng từ theo dõi.

Điều kiện thực hiện biện pháp:

Để thực hiện được biện pháp này cần có các điều kiện sau:

- Hiệu trưởng phải là người có năng lực trong công tác quản lý nhà trường đặc biệt là quản lý tài chính công. Có tầm nhìn xa đối với sự phát triển nhà trường.

- Phải có sự phối kết hợp giữa các trường MN trong TP Thái Nguyên dưới hướng dẫn, chỉ đạo của UBND tỉnh Thái Nguyên, Sở GD&ĐT, UBND TP Thái Nguyên, Phòng GD&ĐT.

- Tạo mọi điều kiện cho các nhà trường thực hiện tốt công tác xã hội hóa giáo dục trên tinh thần tự nguyện của những tổ chức, cá nhân ủng hộ. Việc sử dụng nguồn xã hội hóa ở các trường phải được quản lý, giám sát chặt chẽ.

3.2.5. Biện pháp 5. Xây dựng tổ tư vấn thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục Mục đích biện pháp:

Tổ tư vấn sẽ hỗ trợ, tư vấn lựa chọn minh chứng thích hợp với tình hình thực tế của từng trường, hoàn thiện phiếu đánh giá tiêu chí, báo cáo TĐG, thúc đẩy thực hiện đúng tiến độ TĐG.

Nội dung thực hiện:

Phòng GD&ĐT xây dựng một tổ tư vấn hướng dẫn các trường thực hiện công tác KĐCLGD và phân công nhiệm vụ cho các thành viên. Trong quá trình tiến hành TĐG nếu gặp khó khăn,nhà trường sẽ đề nghị phòng GD&ĐT hỗ trợ, tư vấn. Phòng GD&ĐT sẽ có trách nhiệm cử các thành viên trong tổ tư vấn góp ý, hướng dẫn về nội dung nhà trường còn gặp khó khăn trong quá trình thực hiện công tác TĐG. Tổ tư vấn sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau:

+ Tư vấn lựa chọn minh chứng thích hợp, hướng dẫn tìm minh chứng, giúp khẳng định minh chứng hợp lí hay chưa hợp lí hoặc các minh chứng gián tiếp có thể chấp nhận được.

+ Tư vấn, góp ý cho nhóm công tác hoặc cá nhân viết phiếu đánh giá tiêu chí đúng các yêu cầu.

+ Hỗ trợ nhà trường hoàn thiện báo cáo tự đánh giá.

+ Thúc đẩy thực hiện đúng tiến độ tự đánh giá.

Biện pháp thực hiện:

Phòng GD&ĐT xây dựng tổ tư vấn về công tác KĐCLGD, thành viên tổ tư vấn gồm chuyên viên phòng GD&ĐT, CBQL, GV có kinh nghiệm về thực hiện công tác KĐCLGD, đã tham gia các đoàn đánh giá ngoài. Phân công cho các thành viên của tổ tư vấn hỗ trợ các trường trong quá trình thực hiện TĐG phải phù hợp với năng lực, trình độ, kinh nghiệm của từng thành viên. Phòng GD&ĐT lên kế hoạch và thông báo đến các thành viên của tổ tư vấn hỗ trợ về công tác TĐG khi có đề nghị của nhà trường.

Điều kiện thực hiện:

- Thành viên trong tổ tư vấn phải hiểu biết về nghiệp vụ TĐG và công tác KĐCLGD.

- Thời gian hỗ trợ các trường phải phù hợp với từng thành viên tổ tư vấn.

- Phải có sự phối kết hợp giữa phòng GD&ĐT, các cơ quan chức năng liên quan, các trường đào tạo về tư vấn tâm lý và sự đồng thuận của các trường MN.

3.2.6. Biện pháp 6: Ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động tự đánh giá Mục đích biện pháp:

Việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động KĐCLGD nhất là hoạt động TĐG là rất cần thiết. Nó không chỉ giúp hoạt động TĐG được thực hiện nhanh hơn, hiệu quả hơn mà còn rút ngắn được quy trình thực hiện.

Việc sử dụng phần mềm KĐCLGD đã có hiệu quả rất rõ khi năm học 2017- 2018, ngành giáo dục TP Thái Nguyên đã triển khai tới tất cả các trường. Khi sử dụng phần mềm này, các trường không còn phải làm báo cáo mà chỉ cần nhập dữ liệu và in báo cáo. Khi thực hiện hoạt động TĐG được hoàn thiện, người kiểm tra chỉ cần mở hệ thống sẽ kiểm tra được các lỗi của nhà trường và hướng dẫn chỉnh sửa trong thực hiện TĐG không cần phải xuống kiểm tra nhiều lần.

Nội dung thực hiện:

- Các trường tập huấn cho CBGV sử dụng thành thạo máy tính.

- Tham mưu với Sở GD&ĐT, UBND TP Thái Nguyên cấp kinh phí mua phần mềm KĐCLGD.

- Sử dụng phầm mềm KĐCLGD.

- Tham mưu với Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT tổ chức tập huấn cho toàn thểCBGV sử dụng phần mềm KĐCLGD.

Biện pháp thực hiện:

Vào đầu năm học, các trường tổ chức các buổi tập huấn về công nghệ thông tin cho CBGV. Việc tổ chức tập huấn chủ yếu về sử dụng word, excel, power point. Đặc biệt là sử dụng word, vì khá nhiều giáo viên sử dụng word chưa thành thạo nên khi tham gia hoạt động TĐG việc sử dụng máy tính chưa nhanh, còn làm sai. Khi tổ chức tập huấn, Ban Giám hiệu có kiểm tra thường xuyên về sự tiến bộ của giáo viên.

Phòng GD&ĐT cùng các trường tham mưu bằng văn bản với Sở GD&ĐT, UBND TP Thái Nguyên cấp kinh phí cho các trường mua phần mềm KĐCLGD tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các trường thực hiện tốt hoạt động TĐG.

Phòng GD&ĐT phối hợp với đơn vị cung cấp phần mềm KĐCLGD tổ chức tập huấn cho CBGV các nhà trường trong thời gian sớm nhất. Quá trình tập huấn yêu cầu các nhà trường triển khai nhập dữ liệu trực tiếp.

Sau khi được cấp phần mềm KĐCLGD, các nhà trường nghiêm túc thực hiện việc TĐG trên phầm mềm. Trong quá trình sử dụng, nếu có vướng mắc yêu cầu đơn vị cung cấp phần mềm giải đáp và hỗ trợ.

Điều kiện thực hiện:

- CBGV phải có hiểu biết về sử dụng máy tính. Tích cực học hỏi, tham gia sử dụng công nghệ thông tin.

- Phải có sự phối hợp của Sở GD&ĐT, UBND TP Thái Nguyên, Phòng GD&ĐT TP Thái Nguyên và các nhà trường.

- Đơn vị cung cấp phần mềm phải cử cán bộ tới tập huấn.

3.2.7. Mối quan hệ giữa các biện pháp

Để thực hiện tốt hoạt động TĐG của các trường MN trên địa bàn TP Thái Nguyên tôi đã đề ra 06 biện pháp nêu trên. Các biện pháp đề xuất tuy có tính độc lập tương đối với nhau nhưng chúng có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ với nhau, hỗ trợ, bổ sung, thúc đẩy nhau cùng nâng cao chất lượngquản lý KĐCLGD trong đó có hoạt động TĐG đối với Phòng GD&ĐT và Hiệu trưởng các trườngMN.

Mỗi biện pháp có tác động riêng đối với hoạt động quản lý, là một thành tố tạo nên hệ thống hoàn chỉnh. Biện pháp này sẽ là cơ sở, tiền đề và là điều kiện để thực hiện biện pháp tiếp theo. Mỗi biện pháp quản lý hoạt động TĐG trường MN là thành phần của một thể thống nhất, có quan hệ hữu cơ với nhau, tương tác lẫn nhau để cùng nâng cao chất lượng giáo dục của chính nhà trường tiến hành TĐG.

Do vậy, khi thực hiện đồng bộ 6 biện pháp nêu trên sẽ tạo ra bước đột phá trong việc nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động TĐG trường MN theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

3.3. Khảo nghiệm việc thực hiện các biện pháp trên ở một số trường mầm non tp Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

3.3.1. Mục đích của khảo nghiệm

Áp dụng các biện pháp nêu trên để phân tích, đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi với tình hình thực tế của TP Thái Nguyên và của xã hội hiện tại với các nhà trường. Trên cơ sở đó rút ra những kinh nghiệm để quản lý hoạt động TĐG tốt hơn.

Dựa vào tình hình thực tế của từng trường, từng địa phương cũng như nhiệm vụ đặt ra của ngành GDMN thành phố, khi thực hiện từng biện pháp ở từng trường sẽ đánh giá có phù hợp với thực tiễn hay không, nếu chưa phù hợp thì ở điểm nào. Có tính khả thi hay không cũng như tạo sự thuận lợi cho nhà trường thực hiện hoạt động TĐG cũng như cho công các quản lý hoạt động này của phòng GD&ĐT.

3.3.2. Nội dung và cách thức khảo nghiệm

Nội dung khảo nghiệm chính là đưa các biện pháp quản lý hoạt động TĐG ở trên vào thực tiễn của các nhà trường nhằm đánh giá tính hiệu quả và tính khả thi của các biện pháp từ khâu chuẩn bị cho hoạt động TĐG đến quy trình thực hiện TĐG.

Cách thức khảo nghiệm:

- Dựa trên kết luận qua các đợt kiểm tra của phòng GD&ĐT về hoạt động TĐG.

- Dựa trên báo cáo TĐG của các trường.

- Các phiếu khảo sát dành cho CBQL, GV, trong đó có 06 Hiệu trưởng, 12 Phó Hiệu trưởng và 72GV, NV tại 06 trường MN bao gồm:Tích Lương, Sơn Cẩm, BV Đa Khoa, Tân Cương, Quan Triều, tư thục Hoa Hướng Dương.

- Phỏng vấn trực tiếp với các CBQL.

3.3.3. Kết quả khảo nghiệm

3.3.3.1. Kết quả khảo nghiệm việc áp dụng các biện pháp nâng cao chất lượng quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trường mầm non

Sau khi tiến hành thực hiện các biện pháp quản lý hoạt động TĐG đối với các trường MN trên địa bàn TP Thái Nguyên, bản thân tôi cùng các chuyên viên phòng GD&ĐT đã kiểm tra, giúp đỡ trực tiếp các trường MN. Kết quả cho thấy100% các trường đều áp dụng các biện pháp quản lý hoạt động TĐG như:

- Tổ chức nâng cao nhận thức cho CBGV về hoạt động TĐG, trong đó thực hiện triển khai các văn bản về hoạt động KĐCLGD đạt 6/6 trường đạt 100%. Tất cả các CBGV, NV đều nắm vững được các văn bản hướng dẫn và kế hoạch thực hiện hoạt động TĐG của nhà trường. Nắm vững được mục đích, vai trò, ý nghĩa của hoạt động TĐG đối với sự phát triển của nhà trường.

- 100% các trường đều tổ chức tập huấn nghiệp vụ TĐG cho CBGV, trường thực hiện ít nhất là 02 lần, trường tập huấn nhiều nhất là 05 lần (trong đó có kết hợp với họp Hội đồng sư phạm hàng tháng).

- 100% các trường đều nhận được sự tham mưu, giúp đỡ của Phòng GD&ĐT và các chuyên gia tư vấn có kinh nghiệm.

- Một số trường được đầu tư cơ sở vật chất để đáp ứng tiêu chuẩn 3 trong KĐCLGD ở đây phải kể đến trường MN Tích Lương. Do thời gian khảo nghiệm ngắn nên việc đánh giá về đầu tư cơ sở vật chất đối với các nhà trường chưa được nhiều.

- 100% các trường đã xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ có nội dung dành cho công tác KĐCLGD.

- Kết quả Tổng hợp tự đánh giá của các trường MN trên địa bàn TPTN sau khi áp dụng các biện phápnâng cao hoạt động quản lý.

Bảng 3.1: Tổng hợp tự đánh giá của các trường MN trên địa bàn TPTN sau khi áp dụng các biện pháp nâng cao hoạt động quản lý‌


TIÊU CHUẨN


Tiêu chí

Mức độ 1

Mức độ 2

Mức độ 3

Mức độ 4

Số

trường đạt

Tỷ lệ

%

Số

trường đạt

Tỷ lệ

%

Số

trường đạt

Tỷ lệ

%

Số

trường đạt

Tỷ lệ

%


Tiêu chuẩn 1

1

6

100

6

100

6

100

6

100

2

6

100

6

100

6

100

6

100

3

6

100

6

100

5

83.3

5

83.3

4

6

100

6

100

6

100

6

100

5

6

100

5

83.3

5

83.3

5

83.3

6

6

100

6

100

6

100

6

100

7

6

100

6

100

6

100

6

100

8

6

100

6

100

6

100

6

100

9

6

100

6

100

6

100

6

100

10

6

100

6

100

6

100

6

100


Tiêu chuẩn 2

1

6

100

6

100

6

100

6

100

2

6

100

5

83.3

5

83.3

5

83.3

3

6

100

6

100

6

100

6

100


Tiêu chuẩn 3

1

6

100

6

100

6

100

6

100

2

6

100

6

100

2

33.3

0

0

3

6

100

5

83.3

5

83.3

0

0

4

6

100

6

100

6

100

6

100

5

6

100

6

100

6

100

6

100

6

6

100

6

100

6

100

6

100

Tiêu chuẩn 4

1

6

100

6

100

6

100

6

100

2

6

100

6

100

6

100

6

100


Tiêu chuẩn 5

1

6

100

6

100

6

100

6

100

2

6

100

6

100

6

100

6

100

3

6

100

6

100

6

100

6

100

4

6

100

6

100

3

50

3

50

Tổng hợp

6

100

5

83.3

2

33.3

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở một số trường mầm non thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên - 13

Theo kết quả tại biểu 3.1 cho thấy tỷ lệ số trường đạt mức độ 2 từ 4/6 trường chiếm 66.7%, sau thời gian áp dụng các biện pháp đã tăng lên 5/6 trường đạt 83.3%. Mức độ 3 từ 1 trường đạt đã lên 2 trường chiếm 33.3%.Tuy nhiên, với mức độ 4 trở lên chưa có trường nào đạt được bởi, các biện pháp tôi đưa ra trong thời gian ngắn chưa thể thực hiện được ngay.

3.3.3.2. Kết quả khảo nghiệm đánh giá mức độ hiệu quả và khả thi đối với các biện pháp

Sau khi triển khai thực hiện các biện pháp trên ở 06 trường MN trên địa bàn TPTN, tôi đã sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến (Phiếu trưng cầu ý kiến số 3) để đánh giá được mức độ cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đối với CBGV, NV (Bao gồm Chuyên viên, Hiệu trưởng, các Phó Hiệu trưởng, GV, NV tổng số 99 người). Sau khi tổng hợp được kết quả như sau:

Bảng 3.2: Tổng hợp kết quả khảo sát đánh giá tính cấp thiết của các biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn KĐCLGD


STT


Nội dung của biện pháp

Tính cấp thiết

Không cấp thiết

Cấp thiết

Rất cấp thiết

SL

%

SL

%

SL

%


1

Biện pháp 1: Thực hiện tốt công tác chỉ đạo nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên trong hoạt động tự đánh

giá ở các trường mầm non


0


0


36


36.4


63


63.6


2

Biện pháp 2: Tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng về hoạt động tự đánh giá và rèn luyện kỹ năng tự đánh giá cho cán bộ, giáo viên các trường mầm non trên địa bàn thành phố Thái

Nguyên


0


0


49


49.5


50


50.5


3

Biện pháp 3: Kiểm tra các trường về thực hiện hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo

dục trường mầm non


0


0


43


43.4


56


56.6

4

Biện pháp 4: Hoàn thiện các điều kiện

hỗ trợ hoạt động TĐG

0

0

57

57.6

42

42.4


5

Biện pháp 5: Xây dựng tổ tư vấn thực

hiện kiểm định chất lượng giáo dục, ban tư vấn tâm lý


0


0


71


71.7


28


28.3

6

Ứng dụng công nghệ thông tin vào

hoạt động tự đánh giá

0

0

0

0

99

100

Xem tất cả 159 trang.

Ngày đăng: 01/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí