Tổng Quan Ảnh Hưởng Của Quá Trình Đô Thị Hóa Tới Ao, Hồ Của Một Số Thành Phố Lớn Trên Thế Giới

Đa dạng loài là tần số và sự phong phú về trạng thái của các loài khác nhau;

Đa dạng HST là sự phong phú về trạng thái và tần số của các HST khác nhau.

Từ ba góc độ này, người ta có thể tiếp cận với ĐDSH ở cả ba mức độ: mức độ phân tử (gen), mức độ cơ thể và mức độ HST [IUCN, 1994].

ĐDSH bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần cơ thể, các quần thể, hay các hợp phần sinh học khác của HST, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người. Nói cách khác, ĐDSH là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên tạo nên do tất cả các dạng sống trên trái đất, là sự đa dạng của sự sống ở tất cả các dạng, các cấp độ và các tổ hợp giữa chúng. Đó không chỉ là tổng số của các HST, các loài, các vật chất di truyền mà còn bao gồm tất cả các mối quan hệ phức tạp bên trong và giữa chúng với nhau.

Cũng có nhiều ý kiến cho rằng ĐDSH bao gồm cả đa dạng văn hoá, là sự thể hiện của xã hội con người, một thành viên của thế giới sinh vật và đồng thời là một nhân tố quan trọng của các HST. Đa dạng văn hoá được thể hiện bằng sự đa dạng ngôn ngữ, tín ngưỡng tôn giáo, những kinh nghiệm về việc quản lý đất đai, nghệ thuật, âm nhạc, cấu trúc xã hội, sự lựa chọn những cây trồng, chế độ ăn uống và một số thuộc tính khác của xã hội loài người. Văn hoá bản địa là một trong những khía cạnh rất quan trọng của đa dạng văn hoá chính là văn hoá của các dân tộc bản địa. Đa dạng văn hoá gắn liền với các dân tộc bản địa bị đe doạ bởi nền kinh tế và xã hội “văn minh”. Việc bảo vệ sự đa dạng về văn hoá này là rất cần thiết do thông thường nó là nền tảng cho sự phát triển bền vững.

Vì vậy, ĐDSH phải được coi là sản phẩm của sự tương tác của hai hệ thống: hệ thống tự nhiên và hệ thống xã hội.

1.2 Tổng quan ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa tới ao, hồ của một số thành phố lớn trên thế giới

Loài người, trong quá trình phát triển của mình có mối liên hệ rất chặt chẽ với các vùng ĐNN vì chúng là nơi cung cấp các điều kiện về lương thực, thực phẩm, môi trường sống và nhiều lợi ích khác. ĐNN đô thị có thể được hiểu là những vùng đất ngập nước nằm trong phạm vi khu vực các đô thị, nơi có các hoạt động kinh tế xã hội đặc trưng của các loại hình đô thị.

Quá trình đô thị hóa là một quá trình diễn thế tất yếu trong lịch sử phát triển của loài người. Đặc biệt, cùng với quá trình công nghiệp hóa, sự phát triển nhanh chóng của khoa học kỹ thuật đã đẩy quá trình đô thị hóa trên thế giới nói chung diễn ra nhanh chóng. Đô thị hóa không chỉ là sự phát triển đô thị về quy mô, số lượng dân cư, mà còn gắn liền với những biến đổi kinh tế-xã hội ở đô thị trên cơ sở phát triển công nghiệp, giao thông vận tải, xây dựng, dịch vụ… . Những yếu tố thể hiện của phát triển đô thị là sự tăng dân số, sự phát triển về kinh tế, xã hội, không gian đất đai, môi trường đô thị… .

Phát triển đô thị và đô thị hóa bắt đầu ở phương Tây, sau đó lan sang Mỹ những năm cuối thế kỷ XIX và tới châu Á những năm 60 của thế kỷ XX. Trong thế kỷ XX, các nước phát triển đã chuyển gần 80-90% dân số cư trú từ nông thôn sang cư trú tại đô thị, số người sống trong đô thị hiện nay đã tới 50% dân số của thế giới.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Các cuộc cách mạng công nghiệp đã tác động tới các khu vực thành thị và nông thôn một cách sâu sắc và giúp cho việc hình thành nên hệ thống kiến trúc hiện đại, nếp sống văn minh đô thị tai các nước văn minh trên thế giới. Đô thị hóa và phát triển đô thị trên thế giới và khu vực như là một động lực phát triển quan trọng trong tiến trình lịch sử, hiện tại và trong tương lai. Điểm chung của đô thị hóa và phát triển đô thị là sự đóng góp to lớn về kinh tế xã hội và đặc biệt có ý nghĩa trong công cuộc công nghiệp hóa và hiện đại hóa của mỗi quốc gia, mỗi vùng.

Trong thời đại ngày nay, sự phát triển đô thị và đô thị hóa ngày càng diễn ra nhanh chóng và mạnh mẽ - ước tính tới năm 2030 sẽ có hơn 60% dân số toàn cầu sẽ sống ở đô thị. Tuy nhiên, việc phụ thuộc vào các điều kiện tự nhiên trong đó có các khu vực ĐNN là rất cần thiết đối với dân cư đô thị. Chính vì vậy, vai trò của hệ sinh thái ĐNN đô thị đối với sự phát triển bền vững của các đô thị ngày càng được coi trọng và được cộng đồng quốc tế quan tâm nghiên cứu.

Nghiên cứu đánh giá hiện trạng, ảnh hưởng của quá trình đô thị hóa lên các dịch vụ hệ sinh thái và đa dạng sinh học của Hồ Tây, thành phố Hà Nội - 4

Quá trình đô thị hóa là hệ quả tất yếu của của quá trình công nghiệp hóa, là xu thế chung của quá trình chuyển từ nền văn minh nông nghiệp lên nền văn minh công nghiệp. Đây là một tiến trình phức tạp, bao gồm những thay đổi cơ bản trong phân bố lưc lượng sản xuất, trong lối sống, văn hóa.

Các vùng đất ngập nước (ao, hồ, sông suối…) tại các khu vực đô thị đóng vai trò hết sức quan trọng, đặc biệt là trong quá trình phát triển đô thị tại các thành phố trên toàn thế giới. Các khu vực đất ngập nước có vai trò như: dự trữ nước ngầm, giảm thiểu ngập lụt, là sinh cảnh cho các loài động thực vật, giải trí và nuôi trồng thủy sản, nơi vui chơi giải trí và cung cấp các giá trị về kinh tế và văn hóa tinh thần… Tuy nhiên, việc phát triển đô thị cũng tác động ngược lại và các vùng đất ngập nước đang đứng trước nguy cơ bị đe dọa nghiêm trọng từ những sức ép như sự ô nhiễm nước thải, rác thải và các nguồn ô nhiễm khác làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới các chức năng hệ sinh thái.

Điển hình về ô nhiễm ao hồ của một số thành phố lớn trên thế giới (Phụ lục 1).


Tại các quốc gia phát triển như Anh, Mỹ, Canada, Úc, Nhật Bản; các nghiên cứu về ĐNN đô thị được tiến hành từ khá sớm do đây là các nước có tỷ lệ đô thị hóa cao, trình độ khoa học tiên tiến và cũng là những nước có nhiều đầm hồ trong thành phố. Các khía cạnh được nghiên cứu bao gồm: sinh thái học, chất lượng môi trường, kinh tế học, các giá trị văn hóa, thể chế chính sách… nhằm quản lý hiệu quả ĐNN đô thị, đặc biệt là hệ thống sông hồ. Ngoài ra, Ấn Độ cũng là quốc gia tại khu vực Châu Á đi tiên phong trong nghiên cứu và quản lý hồ đô thị

với chiến dịch cứu hồ vào năm 1990 với nhiều chương trình nghiên cứu, tuyên truyền nâng cao nhận thức bảo vệ và bảo tồn các hồ ở đô thị.

Như vậy, có thể thể thấy rằng các nghiên cứu có tính chuyên ngành cho hệ thống sông hồ vùng đô thị đã được nghiên cứu khá nhiều trên thế giới. Tuy nhiên, hiện còn thiếu những nghiên cứu mang tính liên ngành tổng hợp để từ đó đưa ra được các định hướng chiến lược cũng như các giải pháp thực tiễn cho quản lý và phát triển bền vững đất ngập nước đô thị, đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa tăng nhanh và tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu.

1.3 Ảnh hưởng của phát triển đô thị tới ao hồ của Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng

Từ việc là một nước cơ bản là nông nghiệp với số lao động trong nông nghiệp chiếm hơn 80% dân số, cho tới những năm 90 của thế kỷ trước, Việt Nam vẫn còn là đất nước có tỷ lệ đô thị hóa không cao (17-18%). Tuy nhiên, trong những năm gần đây, với việc tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình phát triển đô thị ở Việt Nam đã và đang diễn ra mạnh mẽ và nhanh chóng trên quy mô toàn quốc. Sự phát triển đô thị này được thể hiện qua các yếu tố như: dân số tại đô thị tăng lên nhanh chóng, hàng loạt cơ sở hạ tầng được hình thành và xây dựng, sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế lao động rõ rệt, sự gia tăng dân số tại các khu vực trọng điểm miền Bắc, Trung và Nam (Ví dụ: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng…).

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực thì quá trình đô thị hóa tại Việt Nam nói chung và tại Hà Nội nói riêng còn có nhiều mặt tiêu cực có thể kể ra như:

(1) Đô thị hóa gây ra các vấn đề về xã hội (như tệ nạn xã hội, sức ép dân số, nghề nghiệp…) và đặc biệt là sự ô nhiễm môi trường ngày càng trầm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe con người cũng như các loài sinh vật;

(2) Đô thị hóa của một vùng kéo theo sự thay đổi của kinh tế, xã hội và cả chính trị của vùng đó (tác động mạnh tới chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các đô thị đóng góp lớn vào GDP nước ta đặc biệt là công nghiệp, dịch vụ;

(3) Đô thị hóa và phát triển đô thị nhanh là nguyên nhân gây nên những biến đổi môi trường và xã hội một cách sâu sắc (tài nguyên đất bị khai thác triệt để để xây dựng đô thị, môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng do chất thải, khí thải từ các khu đô thị lớn..);

(4) Đô thị hóa nhanh tạo ra những áp lực lên khả năng cung cấp năng lượng, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, giao thông, vệ sinh môi trường (rác thải, nước thải, tài nguyên thiên nhiên…) và an ninh. Ngoài ra việc dân số gia tăng cũng làm gia tăng sự ô nhiễm và thiếu hụt các dịch vụ cơ bản như nhà ở, điện nước…và các nhu cầu khác.

Trong hơn 20 năm tiến hành công cuộc đổi mới, quá trình đô thị hoá ở nước ta diễn ra hết sức nhanh chóng nhất là trong 10 năm trở lại đây, đặc biệt ở các thành phố lớn như Hà Nội, Đà Nẵng và Thành phố Hồ Chí Minh. Việc phát triển đô thị của một thành phố lớn, với tốc độ đô thị hóa nhanh, bên cạnh những thuận lợi, tiềm năng cũng gặp phải không ít những khó khăn và thách thức như quá tải về kết cấu hạ tầng đô thị, nạn kẹt xe, ngập úng, ô nhiễm môi trường.

Trong vài thập kỷ qua, quá trình đô thị hóa nhanh chóng và tăng trưởng dân số đã tạo ra tác động môi trường tiêu cực lên hồ, ao, đầm của một số thành phố lớn trong đó có thủ đô Hà Nội.

Hà Nội là thành phố nằm ở khu vực trung tâm của đồng bằng sông Hồng và được mệnh danh là thành phố của sông, hồ. Trong những năm gần đây, để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước và để xứng đáng với đầu tầu kinh tế của vùng đồng bằng bắc bộ. Kinh tế của Hà Nội đã có những thay đổi to lớn, tốc độ đô thị hóa của thành phố so với những tỉnh thành khác là rất cao (20-30% vào năm 2010) dự kiến đến năm 2030 là 65-70% (Đề án quy hoạch chung xây dựng vùng thủ đô đến năm 2030 và tầm nhìn tới năm 2030) . Với sự phát triển đô thị nhanh chóng thì bên cạnh những mặt tích cực đã thấy rõ thì cũng phát sinh nhiều vấn đề tiêu cực như: sự di cư mạnh từ nông thôn ra thành thị gây nên áp lực về dân số và phân bố dân số, sự phát triển hạ tầng đô thị gây sức ép lớn đến tài nguyên đất đai,

nguồn nước và các tài nguyên sinh học khác; sức ép về ô nhiễm môi trường và xử lý các vấn đề môi trường phát sinh từ các hoạt động kinh tế, xã hội… .

Các khu vực đất ngập nước (điển hình là các ao, hồ, sông ngòi) từ xa xưa đã gắn liền với sự phát triển của thành phố Hà Nội và là một bộ phận quan trọng đối với cuộc sống của người dân của thủ đô. Trong bối cảnh phát triển đô thị và xu thế đô thị hóa ngày càng nhanh chóng đang diễn ra hiện nay. Các vùng đất ngập nước của Hà Nội đã và đang phải chịu những áp lực rất lớn mà điển hình là bị san lấp gây thu hẹp diện tích để phục vụ cho việc xây dựng nhà cửa, đường xá; ngoài ra hầu hết các ao hồ tại thủ đô chỉ có vai trò như là một nơi chứa nước thải, chất thải rắn… từ các hoạt động kinh tế xã hội. Các chức năng của hệ sinh thái và vai trò của hệ sinh thái đã và đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

Hồ, ao Hà Nội (gọi chung là hồ Hà Nội), là một phần rất quan trọng của cảnhquan đô thị Hà Nội. Hệ thống hồ Hà Nội có bề dày lịch sử văn hoá, mang đếnnhững lợi ích trực tiếp, tích cực đối với chất lượng cuộc sống đô thị của người HàNội. Ví dụ như hồ Hoàn Kiếm, hồ Tây …

Hà Nội có nhiều hồ, đầm tự nhiên nhưng trong quá trình đô thị hoá, do thiếu quy hoạch, quản lý kém nên nhiều ao hồ đã bị san lấp. Khu vực nội thành tập trung khá nhiều hồ, có tới 24 hồ. Trong đó có những hồ lớn như hồ Tây, Bảy Mẫu, Trúc Bạch, Hoàn Kiếm, Thiền Quang, Thủ Lệ, Giảng Võ, Ngọc Khánh, đầm Vân Trì, Linh Đàm. Ngoài ra, còn nhiều hồ, đầm lớn nhỏ phân bố khắp các quận, huyện của thành phố.

Cùng với quá trình đô thị hóa, hệ sinh thái đất ngập nước (chủ yếu là ao, hồ) ở khu vực nội thành Hà Nội cũng đang bị xâm hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường sống của người dân khu vực.Quá trình đô thị hoá và tăng trưởng dân sốdẫn đến nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng, các khu vực ven hồ là mục tiêu lấnchiếm nhiều nhất. Nhiều ao, hồ đã bị san lấp để lấy đất xây dựng, diện tích mặt ao,hồ đã giảm đi rất nhiều, có nhiều ao, hồ đã hoàn toàn biến mất, nhiều nơi trước kialà hồ thì bây giờ đã được thay thế bằng những khu đô thị hay những nhà chung cư.

Dân số tăng nhanh dẫn đến lượng nước thải sinh hoạt ngày càng nhiều, kể cảnước thải công nghiệp và nước thải ở các bệnh viện (phần lớn là chưa qua xử lý).Nước thải từ các nguồn này hầu hết là đổ ra sông và hồ, gây ô nhiễm cho hồ ngàycàng nặng, vượt quá khả năng tự làm sạch của hồ. Việc lấn chiếm hồ để xây dựnglàm cho diện tích mặt hồ bị thu hẹp, cùng với rác thải xả xuống hồ đã làm cho độsâu của hồ giảm đi dẫn đến thể tích chứa nước của hồ ngày càng giảm, khả năngđiều tiết kém đi và nồng độ các chất gây ô nhiễm ngày càng tăng cao.

Nhiệt độ tăng do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu sẽ làm cho các đặc tính vậtlý và hoá học của nước bị thay đổi. các hệ sinh thái của hồ phụ thuộc một cách chặtchẽ vào môi trường nước trong hồ. Ảnh hưởng của biến đổi khí hậu làm cho nướctrong các hồ thay đổi cả về lượng và chất lượng nước, làm ảnh hưởng tới môitrường sống của các hệ sinh thái, góp phần làm tăng nguy cơ mất cân bằng hệ sinhthái tự nhiên của các hồ.

Biện pháp chủ yếu để xử lý ô nhiễm hồ là sử dụng các chế phẩm vi sinh, chế phẩm sinh học rắc xuống mặt hồ để làm giảm chỉ số ô nhiễm hoặc kết hợp với các bè nuôi một số loại thực vật thủy sinh như lục bình, thủy trúc… giúp cải thiện đáng kể chất lượng nước hồ.

Tuy nhiên nhiều hồ sau khi được cải tạo, nguồn nước có dấu hiệu phục hồi thì cũng nhanh chóng bị ô nhiễm trở lại do hầu hết các hồ trong nội thành Hà Nội đều là hồ điều hòa, có chức năng chứa nước, nhiều nguồn nước thải, đặc biệt là nước thải sinh hoạt vẫn xả thẳng xuống hồ. Cùng với đó, nhiều người dân thiếu ý thức, ngang nhiên xả rác, xả thải xuống hồ, khiến hồ nhanh chóng ô nhiễm trở lại và mất mỹ quan đô thị.

Việc nghiên cứu vấn đề đô thị hóa của Hà Nội trong mối liên quan tới chất lượng môi trường nói chung và bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước nói riêng đã được tiến hành thực hiện trong những năm 1990. Nhiều nghiên cứu mang tính đơn ngành và chuyên sâu đã được thực hiện như nghiên cứu về chất lượng nước, chất lượng môi trường sông hồ Hà Nội, quản lý hồ Hà Nội [Nguyễn Ngọc Lý,

2011]. Đặc biệt, trong các năm 2002 - 2003, dưới sự tài trợ của Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (IUCN), Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường đã tiến hành Dự án “Quản lý bền vững và bảo tồn đất ngập nước Hà Nội”. Năm 2013, Trung tâm Nghiên cứu Tài nguyên và Môi trường còn tiến hành dự án “ Nghiên cứu, đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp quản lý, bảo tồn đa dạng sinh học Hồ Tây, thành phố Hà Nội. Dự án đã thực hiện các hoạt động hỗ trợ nhằm giảm thiểu các mối đe dọa đến hệ sinh thái ĐNN Hà Nội và thúc đẩy sử dụng bền vững đất ngập nước Hà Nội dưới sức ép của đô thị hóa thông qua các hoạt động chính là:

(1) Điều tra, khảo sát hiện trạng của các hồ Hà Nội;


(2) Nâng cao nhận thức cho các tầng lớp nhân dân và học sinh trên địa bàn Hà Nội;

(3) Xây dựng và đệ trình Bản thảo đề xuất Kế hoạch hành động nhằm bảo tồn và quản lý bền vững đất ngập nước Hà Nội.

Trong vài năm gần đây, hệ thống ao hồ và sông ngòi của Hà Nội đã được quan tâm đặc biệt trong các công trình nghiên cứu thuộc mảng khoa học xã hội, nhất là các nhà sử học, các nhà địa lý và qui hoạch đô thị. Đã có những nghiên cứu chuyên sâu về thể chế quản lý hồ Hà Nội [ Nguyễn Ngọc Lý, 2011] hay hệ sinh thái Hồ Tây [Mai Đình Yên, 2011]. Các nghiên cứu về hồ Hà Nội mới chỉ dừng lại ở mức độ đánh giá hoạt động, thể chế quản lý hồ Hà Nội hoặc nghiên cứu về HST hồ Tây và các nghiên cứu chỉ mang tính đơn ngành, không có sự lồng ghép để tạo thành một nghiên cứu hoàn chỉnh. Và đặc biệt chưa có sự tham gia của nhà quy hoạch đô thị trong nghiên cứu, bảo tồn ĐNN Hà Nội.

1.4 Tổng quan nghiên cứu về hồ Tây


Hồ Tây là hồ nằm ở phía Tây Bắc trong lòng nội thành TP. Hà Nội với diện tích khoảng 527ha với độ sâu trung bình của hồ khoảng 1,6 - 2m. Hồ Tây được coi là "lá phổi" của thành phố Hà Nội. HST hồ Tây có sự đa dạng, đặc thù về động thực vật được coi là điển hình nhất của HST nước ngọt đồng bằng Bắc Bộ. Khí hậu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/05/2022