Yếu Tố Về Ý Thức Chấp Hành Pháp Luật Của Người Nộp Thuế Tncn

1.1.4.2. Yếu tố về ý thức chấp hành pháp luật của người nộp thuế TNCN

Thông qua công cụ pháp luật Nhà nước tạo ra tác động đến đời sống kinh tế - xã hội của người dân cũng như các hoạt động quản lý hành chính của CQNN, cụ thể trong luận văn này là hoạt động quản lý thuế TNCN. Ý thức chấp hành pháp luật thuế của NNT là một trong những yếu tố quan trọng có tác động phần nào tới hoạt động quản lý thuế TNCN của cơ quan chức năng, nó là hệ quả hành vi xuất phát từ trình độ hiểu biết của mỗi người. Một xã hội có NNT với ý thức tuân thủ tốt là một xã hội có cộng đồng dân cư có dân trí cao, nhận thức sâu sắc nghĩa vụ của mình đối với Nhà nước và trách nhiệm của bản thân đối với cộng đồng. Thực tế, khi mỗi công dân nhận thức đúng đắn về quyền lợi an sinh xã hội và dịch vụ công cộng mà họ được thụ hưởng là do nhà nước cung cấp, họ sẽ thấy rằng nghĩa vụ đóng thuế vào NSNN là điều nên làm. Mỗi công dân có ý thức tự nguyện chấp hành pháp luật thuế TNCN sẽ khiến cho quy trình quản lý thu thuế được thực hiện hiệu quả, thuận lợi. Từ đó, ngày càng giảm thiểu hành vi trốn thuế, đồng thời, quá trình làm việc cũng được giải quyết một cách nhanh gọn, chính xác, kịp thời. Ngược lại, nếu ý thức chấp hành pháp luật của NNT kém sẽ dẫn đến tình trạng khai thuế, nộp thuế, quyết toán thuế, thanh tra, kiểm tra thuế bị trì trệ, làm giảm hiệu suất giải quyết hồ sơ của CQT, gây khó khăn cho CQT trong việc thực hiện công tác quản lý thuế TNCN. Hậu quả khó tránh khỏi là nguồn thu thuế bị thất thoát, không đảm bảo công bằng giữa những NNT.

Ý thức chấp hành pháp luật của NNT có thể từng bước cải thiện khi được cơ quan chức năng trong lĩnh vực quản lý thuế tiến hành tuyên truyền, giáo dục đầy đủ định kì. Một khi người dân thực sự am hiểu pháp luật về thuế, có ý thức tự giác hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế của bản thân thì hiệu quả của công tác quản lý thuế không những sẽ rất cao, mà còn phát huy được tối đa chức năng của thuế TNCN.

1.1.4.3. Yếu tố về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý thuế TNCN và cơ sở vật chất của cơ quan quản lý thuế

Về trình độ, năng lực, phẩm chất đạo đức của cán bộ quản lý thuế TNCN

Trình độ, năng lực là một dạng khả năng chuyên biệt của cá nhân nhưng lại

có quan hệ mật thiết với quá trình thực hiện hành vi. Việc thực thi pháp luật về quản lý thuế TNCN chịu ảnh hưởng từ trình độ, năng lực quản lý của CQT, công chức thuế. Bởi toàn bộ quy trình của hoạt động quản lý thuế đều do đội ngũ này vận hành, từ ban hành văn bản, tổ chức bộ máy quản lý, thực hiện quy định của pháp luật đến thanh tra, kiểm tra giám sát, xử lý vi phạm. Các định hướng, chính sách muốn hoạt động hiệu quả, có tính thực tiễn cao, phù hợp với hoàn cảnh của đất nước thì cơ quan thuế, công chức thuế phải là tổ chức, cá nhân có năng lực, trình độ nhất định. Cho nên mỗi cá thể trong đội ngũ công chức thuế ít nhất đều phải nắm chắc kiến thức nghiệp vụ cơ bản và không ngừng bồi dưỡng kỹ năng thực tế liên quan đến hoạt động quản lý thuế TNCN. Đặc biệt đội ngũ lãnh đạo cần phải có kinh nghiệm dày dặn trong việc xử lý tình huống thực tế, có chuyên môn, nghiệp vụ sâu và rộng trong mảng công việc do mình quản lý, để dẫn dắt cơ quan, đơn vị công tác thực hiện hiệu quả hoạt động quản lý thuế TNCN.

Bên cạnh yếu tố về năng lực, trình độ thì phẩm chất đạo đức của mỗi cán bộ, công chức thuế cũng tác động mạnh mẽ đến công tác quản lý thuế TNCN. Để có được một đội ngũ thực sự có chất lượng thì mỗi cán bộ, công chức phải là người có nhân cách tốt, luôn nhiệt huyết và có trách nhiệm với công việc được giao. Ngoài ra, nên giải quyết công việc một cách mềm dẻo, linh hoạt, không cửa quyền, hách dịch nhưng cũng không được đi ngược lại với các quy định của chính sách pháp luật. Có như vậy thì hoạt động quản lý thuế TNCN mới đạt được hiệu quả cao trên thực tế.

Về cơ sở vật chất của cơ quan quản lý thuế

Quản lý thuế TNCN là một chuỗi công việc bao gồm tiếp nhận tờ khai đăng kí MST, cấp MST; nhận, nhập, kiểm tra tờ khai thuế; liên hệ, trao đổi thông tin với các cơ quan, phòng, ban có liên quan; tuyên truyền, phổ biến pháp luật... Những công việc này đòi hỏi sự tỉ mỉ, tính chính xác cao nhưng vẫn phải đảm bảo hoàn thành đầy đủ, kịp thời để tránh thất thoát nguồn thu. Chính vì thế, muốn hoạt động quản lý thuế TNCN được diễn ra vừa nhanh chóng, hiệu quả vừa an toàn, tiết kiệm thời gian, công sức thì cơ sở vật chất của cơ quan quản lý thuế phải đáp ứng được đòi hỏi của công việc. Đảm bảo cơ sở vật chất tốt phục vụ hoạt động của CQT là

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 118 trang tài liệu này.

điều hết sức cần thiết để công tác quản lý thuế TNCN trơn tru hơn; đồng thời, phải phát triển hơn nữa hệ thống cơ sở dữ liệu dành riêng cho ngành thuế, ứng dụng CNTT trong hoạt động quản lý thuế nhằm mục đích kiểm soát tốt thông tin và tra cứu nhanh khi có nhu cầu tìm kiếm.

1.2. Những vấn đề lý luận pháp luật về quản lý thuế TNCN

Quản lý thuế thu nhập cá nhân theo pháp luật Việt Nam qua thực tiễn Thành phố Bắc Kạn, tỉnh Bắc Kạn - 4

1.2.1. Khái niệm pháp luật về quản lý thuế TNCN

Pháp luật quản lý thuế TNCN là công cụ hữu hiệu giúp điều tiết tất cả các khoản thu nhập thuộc sở hữu cá nhân, không phân biệt nguồn gốc phát sinh thu nhập vì vậy các quan hệ xã hội hình thành nên những khoản thu nhập này rất đa dạng: quan hệ kinh doanh, quan hệ lao động, quan hệ chuyển nhượng các quyền, quan hệ tín dụng... Tùy theo đặc thù kinh tế - xã hội của từng nước mà việc xây dựng hệ thống pháp luật quản lý thuế TNCN là khác nhau. Đây là hàng rào pháp lý được pháp luật quản lý thuế TNCN thiết lập để giúp các chủ thể tham gia vào quan hệ này biết được đâu là giới hạn và khi vượt qua giới hạn đó họ sẽ phải gánh chịu những hậu quả như thế nào. Hệ thống pháp luật quản lý thuế TNCN nói chung đều được cấu thành bởi hai bộ phận chính là các quy định về nội dung và các quy định về hình thức. Trong đó, pháp luật nội dung phản ánh chính sách thuế TNCN, còn pháp luật hình thức quy định các thủ tục hành chính liên quan đến vấn đề quản lý thuế TNCN. Việt Nam xây dựng hệ thống pháp luật về quản lý thuế TNCN theo hướng ban hành Luật Thuế TNCN riêng biệt với Luật Quản lý thuế. Khác với một số nước quy định tất cả các sắc thuế chung trong bộ luật thuế vụ, bộ luật này vừa quy định về nội dung điều chỉnh của mỗi sắc thuế vừa quy định hồ sơ, thủ tục và cơ chế quản lý thuế [41].

Như vậy, pháp luật quản lý thuế TNCN là tổng thể các quy phạm pháp luật do CQNN có thẩm quyền ban hành tạo cơ sở pháp lý cho sự tác động có chủ đích của Nhà nước, điều chỉnh quan hệ xã hội giữa Nhà nước với đối tượng nộp thuế và các chủ thể khác có liên quan phát sinh trong quá trình tổ chức quản lý thuế TNCN của CQT và thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của NNT để đảm bảo tuân thủ pháp luật thuế TNCN, phát triển nguồn thu vào NSNN.

1.2.2. Vai trò của pháp luật về quản lý thuế TNCN

1.2.2.1. Đối với Nhà nước

Thứ nhất, pháp luật về quản lý thuế TNCN tạo cơ sở pháp lý quan trọng trong việc điều hành chính sách thuế và tổ chức thực hiện Luật thuế TNCN nhằm phát triển nguồn thu vào ngân sách, đáp ứng nhu cầu chi tiêu của Nhà nước. Nói cách khác, Nhà nước sử dụng pháp luật về quản lý thuế TNCN như một công cụ hữu hiệu để thực hiện hoạt động quản lý thuế, thông qua việc quy định trình tự, thủ tục hành chính đối với nghiệp vụ quản lý thuế TNCN. Hệ thống quy trình quản lý thuế nếu được quy định đầy đủ, thống nhất và minh bạch sẽ góp phần hạn chế tiêu cực trong công tác quản lý thuế; ngược lại, một quy trình quản lý không phù hợp khiến các mục tiêu mà chính sách thuế đặt ra khó có thể đạt được. Có thể thấy, Luật Quản lý thuế có vai trò quan trọng, tạo ra tác động không nhỏ đến hiệu quả thực hiện luật thuế TNCN, bởi pháp luật về thuế TNCN là pháp luật nội dung còn pháp luật về quản lý thuế TNCN là pháp luật thủ tục.

Thứ hai, pháp luật về quản lý thuế TNCN giúp nâng cao trách nhiệm của CQNN, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động quản lý thuế TNCN. Những cơ quan có thẩm quyền có trách nhiệm giám sát việc tuân thủ pháp luật thuế của tổ chức, cá nhân đúng theo quy trình, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật tùy từng trường hợp cụ thể. Đối với một số cơ quan, tổ chức có liên quan, pháp luật quy định cụ thể trách nhiệm tích cực phối hợp với cơ quan quản lý thuế trong trường hợp cần thiết như: cung cấp thông tin khi được yêu cầu, nộp báo cáo quyết toán thuế, hợp tác với cơ quan thuế trong việc xác định số thuế TNCN phải nộp (thông qua việc xác định nguồn phát sinh thu nhập, tập hợp các văn bản hợp pháp có liên quan…).

Thứ ba, pháp luật về quản lý thuế TNCN góp phần thực hiện kiểm soát thu nhập của NNT. Áp dụng luật thuế TNCN sẽ đảm bảo tính hợp lý, hiệu quả của hệ thống chính sách thuế trong việc hỗ trợ Nhà nước nắm được thông tin về thu nhập của mỗi cá nhân góp phần phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

1.2.2.2. Đối với xã hội

Thứ nhất, pháp luật về quản lý thuế TNCN là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng và công bằng xã hội. Luật thuế TNCN ra đời góp phần thu hẹp khoảng cách thu nhập giữa các tầng lớp dân cư, nhờ các quy định về giảm trừ gia cảnh và biểu thuế lũy tiến đối với thu nhập từ tiền lương, tiền công. Người có thu nhập thấp hơn mức giảm trừ gia cảnh thì chưa phải nộp thuế, người có thu nhập cao hơn phải nộp thuế theo mức thuế suất tương ứng với khoản thu nhập kiếm được. Bên cạnh đó, những người có thu nhập tương đương nhưng hoàn cảnh sống khác nhau thì mức nộp thuế cũng có sự khác biệt. Vì thế, nguyên tắc công bằng giữa các tầng lớp dân cư được đảm bảo và khoảng cách thu nhập được điều tiết hiệu quả.

Thứ hai, pháp luật về quản lý thuế TNCN có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo ý thức tuân thủ pháp luật của NNT và cả lợi ích của các chủ thể tham gia quan hệ pháp luật quản lý thuế TNCN. Về cơ bản mặt bằng dân trí sẽ được nâng cao nếu được tuyên truyền, phổ biến đầy đủ, thường xuyên và đúng cách những nội dung cụ thể về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của CQT cũng như quy định chi tiết về quyền và nghĩa vụ của NNT. Khi mức độ hiểu biết của nhân dân đã được cải thiện thì Nhà nước cũng sẽ không tiêu tốn nhiều nguồn lực trong việc ổn định xã hội.

Thứ ba, pháp luật về quản lý thuế TNCN nhằm đáp ứng nhu cầu hội nhập quốc tế. Để đảm bảo phát triển xã hội ổn định, bền vững và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, việc tiếp tục hoàn thiện các chính sách tài chính trong đó hệ thống chính sách thuế là hết sức cần thiết, nhằm thực hiện tốt nhiệm vụ phân bổ nguồn lực đồng thời giải quyết tốt các mối quan hệ giữa tiết kiệm, đầu tư và tiêu dùng, giữa tăng trưởng với công bằng xã hội và xóa đói giảm nghèo.

1.2.3. Các bộ phận hợp thành pháp luật về quản lý thuế TNCN

Pháp luật về quản lý thuế TNCN được cấu thành bởi các bộ phận pháp luật chủ yếu sau đây:

- Pháp luật quản lý thuế đối với đối tượng nộp thuế TNCN;

- Pháp luật quản lý thuế đối với việc đăng ký thuế, cấp mã số thuế TNCN;

- Pháp luật quản lý thuế đối với việc kê khai, nộp thuế, ấn định thuế TNCN;

- Pháp luật quản lý thuế đối với công tác quyết toán thuế, hoàn thuế TNCN;

- Pháp luật quản lý thuế đối với việc miễn thuế, giảm thuế TNCN và giảm trừ gia cảnh;

- Pháp luật quản lý thuế đối với công tác kiểm tra, thanh tra thuế và xử lý vi phạm pháp luật về thuế TNCN

- Pháp luật quản lý thuế đối với cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế TNCN;

- Pháp luật quản lý thuế đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế TNCN.

1.2.3.1. Pháp luật về quản lý thuế đối với đối tượng nộp thuế TNCN

Vì là thuế trực thu nên đối tượng chịu thuế TNCN đồng thời là đối tượng nộp thuế. Việc xác định đối tượng nộp thuế dựa trên quy định tại Điều 2 Luật Thuế TNCN năm 2014 sửa đổi, bổ sung. Việc quản lý đối tượng nộp thuế chủ yếu dựa trên thông tin NNT, bao gồm thông tin về NNT và thông tin liên quan đến nghĩa vụ của NNT. Cơ quan thuế có trách nhiệm bảo mật thông tin NNT; đồng thời, NNT cũng có trách nhiệm cung cấp những thông tin có liên quan đến việc thực hiện nghĩa vụ thuế của mình. Quản lý đối tượng nộp thuế TNCN là cơ sở chủ đạo giúp CQT xác định nhân thân NNT, nguồn phát sinh thu nhập có thể có của NNT hoặc tình trạng thực hiện nghĩa vụ nộp thuế TNCN của NNT đối với Nhà nước.

1.2.3.2. Pháp luật quản lý thuế đối với đăng ký thuế, cấp mã số thuế TNCN

Đăng ký thuế TNCN là việc NNT thực hiện các thủ tục cần thiết để được cơ quan quản lý thuế cấp một mã số, từ đó cá nhân bắt đầu thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước thông qua MST của mình. Đây là bước đầu tiên giúp cơ quan quản lý xác định các đối tượng có nghĩa vụ phải nộp thuế nhưng cũng là bước đặc biệt quan trọng với hoạt động quản lý thuế TNCN, thông tin của NNT cung cấp trong tờ khai thuế giúp Nhà nước dễ dàng kiểm soát được thu nhập của người lao động góp phần tối đa hóa nguồn thu NSNN.

Bên cạnh đó, Tổng cục Thuế đã ứng dụng giao dịch điện tử vào quy trình

quản lý thuế nhằm giảm thiểu tiêu cực, thời gian và chi phí thực hiện thủ tục hành chính. Điều này đã và đang tạo ra những thay đổi tích cực đối với công tác quản lý trên toàn hệ thống cơ quan thuế, được Nhà nước khuyến khích áp dụng. Hiện tại NNT có thể đăng ký thuế bằng hai phương pháp là đăng ký thuế trực tiếp và đăng ký thuế điện tử trên Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế.

1.2.3.3. Pháp luật quản lý thuế đối với kê khai, nộp thuế, ấn định thuế TNCN Về kê khai thuế TNCN

Khi phát sinh nghĩa vụ thuế TNCN, NNT bắt buộc phải kê khai thuế theo quy định của pháp luật. Kê khai thuế TNCN là việc NNT tự xác định số thuế phải nộp phát sinh trong kỳ kê khai thuế trừ trường hợp có quy định khác. Bên cạnh đó, họ phải tự chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu được khai trong hồ sơ, cũng như đảm bảo đã kê khai trung thực các nội dung của tờ khai và nộp đủ các loại chứng từ, tài liệu có liên quan cho cơ quan quản lý thuế. Cơ quan quản lý thuế thông qua việc kê khai thuế mà thu thập được thông tin NNT, kiểm soát được thu nhập của các đối tượng nộp thuế theo chu kì nhất định. Có thể coi đây là khâu có vai trò đặc biệt quan trọng trong quá trình quyết toán thuế TNCN.

Về nộp thuế TNCN

Nộp thuế TNCN là việc NNT đưa số tiền thuế TNCN phải nộp cho cơ quan quản lý thuế, sau đó các cơ quan kho bạc hoặc ngân hàng sẽ chuyển toàn bộ tiền thu được vào NSNN. Thuế TNCN được nộp thông qua các hình thức: tiền mặt, chuyển khoản, bù trừ với số tiền thuế đã nộp thừa... Đây là bước tiếp theo NNT phải thực hiện sau khi kê khai thuế nhằm hoàn thành nghĩa vụ thuế của mình với Nhà nước. Nhằm mục đích giảm phiền hà, tạo điều kiện thuận lợi cho NNT khi thực hiện các thủ tục hành chính về thuế, khi xây dựng pháp luật các nhà làm luật đã gắn liền thời hạn nộp thuế với thời hạn nộp hồ sơ khai thuế với nhau. Vì thế, nội dung quy định pháp luật về nộp thuế và kê khai thuế không tách rời mà luôn đi liền với nhau.

Về ấn định thuế TNCN

Pháp luật quản lý thuế TNCN chỉ liệt kê các trường hợp bị ấn định thuế được quy định trong Chương V của Luật Quản lý thuế năm 2019. Nhưng có thể hiểu, ấn

định thuế là việc cá nhân phải thực hiện nghĩa vụ thuế theo một con số nhất định mà CQT đưa ra. Khi NNT theo phương pháp kê khai vi phạm pháp luật thuế thì CQT có quyền ấn định số thuế phải nộp hoặc xác định mức thuế đối với cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế. Việc ấn định thuế TNCN được CQT thực hiện dựa trên cơ sở dữ liệu CQT thu thập được, tài liệu và kết quả thanh tra, kiểm tra còn hiệu lực và căn cứ vào những thông tin khác có liên quan. Sau đó CQT mới ra thông báo nộp thuế theo nguyên tắc: khách quan, công bằng, đúng pháp luật.

1.2.3.4. Pháp luật quản lý thuế đối với việc quyết toán thuế, hoàn thuế TNCN Về quyết toán thuế TNCN

Sau khi kết thúc một năm dương lịch mỗi NNT phải thực hiện hoạt động quyết toán thuế để xác định nghĩa vụ thuế TNCN trong năm của mình, việc quyết toán thuế được xác định theo nơi nhận thu nhập và mức độ thường xuyên của thu nhập. Theo quy định, các đối tượng phải thực hiện quyết toán thuế TNCN bao gồm: Tổ chức, cá nhân chi trả thu nhập (doanh nghiệp) và cá nhân có thu nhập (người lao động). Cá nhân có trách nhiệm tự quyết toán hoặc có thể ủy quyền cho doanh nghiệp quyết toán thuế thay cho mình nếu đủ điều kiện được ủy quyền theo quy định của pháp luật. NNT có thể chọn 1 trong 2 cách quyết toán là trực tiếp trên website thuế điện tử hoặc sử dụng phần mềm HTKK.

Về hoàn thuế TNCN

Căn cứ theo quy định của Luật thuế TNCN năm 2014 sửa đổi, bổ sung và các văn bản hướng dẫn thi hành, có thể hiểu: Hoàn thuế TNCN là việc cá nhân được Nhà nước hoàn lại phần tiền thuế đã nộp hoặc tạm nộp trong các trưởng hợp pháp luật quy định. Hoàn thuế là phương thức quản lý thuế theo nguyên tắc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của NNT.

1.2.3.5. Pháp luật quản lý thuế đối với việc miễn thuế, giảm thuế TNCN và giảm trừ gia cảnh

Về miễn thuế, giảm thuế TNCN

Bên cạnh việc quy định cụ thể các loại thu nhập chịu thuế, Luật thuế TNCN còn quy định các khoản thu nhập được miễn, giảm thuế TNCN trong những điều

Xem tất cả 118 trang.

Ngày đăng: 29/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí