Thực Trạng Áp Dụng Các Phương Pháp Quản Lý Hoạt Động Tự Đánh Giá Theo Tiêu Chuẩn Kiểm Định Chất Lượng Trường Mầm Non

2.3.3. Thực trạng áp dụng các phương pháp quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non

Để đánh giá được thực trạng áp dụng các phương pháp quản lý hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường MN tôi đã khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến đối với 27 chuyên viên, CBQL (Nội dung câu hỏi số 13, phiếu khảo sát số 1, phụ lục 2) và được kết quả như sau:

Bảng 2.20: Thực trạng áp dụng các phương pháp quản lý hoạt động

tự đánh giá trường mầm non theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên‌

TT

Mức độ phù hợp

Tổng số

Tỷ lệ (%)

1

Rất hiệu quả

18

66.7

2

Hiệu quả

9

33.3

3

Không hiệu quả

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 159 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở một số trường mầm non thành phố Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên - 11

Qua kết quả tổng hợp của bảng 2.15 cho thấy, hiệu quả áp dụng các phương pháp quản lý hoạt động TĐG mà các chuyên viên, CBQL thực hiện tại các trường MN ở là tương đối hiệu quả. Số ý kiến cho rằng phương pháp là rất hiệu quả chiếm tỷ lệ khá cao (66.7%). Mức độ đánh giá hiệu quả là trên 33.3%. Không có ý kiến đánh gái phương pháp sử dụng trong quản lý hoạt động TĐG là không hiệu quả. Như vậy, số ý kiến lựa chọn mức độ rất hiệu quả và hiệu quả của hình thức và phương pháp quản lý hoạt động TĐG chiếm tỉ lệ 100%.

2.3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non

Khi tiến hành quản lý hoạt động TĐG thì các yếu tố ảnh hưởng khách quan và chủ quan rất nhiều. Để đánh giá được ảnh hưởng của các yếu tố này tôi sử dụng phiếu trưng cầu ý kiến đối với các chuyên viên, CBQL (tổng số 27 người) với nội dung câu hỏi số 14, phiếu khảo sát số 1, phụ lục 2. Cách tính như sau, ảnh hưởng tốt 4 điểm, khá 3 điểm, trung bình 2 điểm và yếu là 1 điểm. Saukhi khảo sát và tổng hợp được kết quả như sau:

Qua kết quả tổng hợp của bảng 2.16 cho thấy các yếu tố có mức độ ảnh hưởng khác nhau đến quản lý hoạt động TĐG trường MN theo tiêu chuẩn KĐCLGD ở TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên. Cụ thể mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động TĐG được sắp xếp theo thứ bậc như sau:

1. Hệ thống các văn bản pháp quy về công tác kiểm định chất lượng trường MN: Tổng số 106 điểm, xếp hạng 1.

2. Kinh nghiệm và kỹ năng TĐG của CBGV, NV: Tổng 100 điểm, xếp hạng 2.

3. Sự quan tâm, chỉ đạo, hướng dẫn của các cấp: Tổng 96 điểm, xếp hạng 3.

4. Bồi dưỡng CBQL về hoạt động TĐG: Tổng 91 điểm, xếp hạng 4.

5. Nhận thức của CBQL, GV và NV về hoạt động TĐG: Tổng 88 điểm, xếp hạng 5.

6. Thời gian dành cho hoạt động TĐG: Tổng 88 điểm, xếp hạng 5.

Bảng 2.21: Thực trạng yếu tố ảnh hưởng tới quản lý hoạt động tự

đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng trường mầm non ở thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên‌


STT


Yếu tố ảnh hưởng

Tốt 4 điểm

Khá 3 điểm

Trung bình

(2 điểm)

Yếu 1 điểm

Tổng điểm

Xếp hạng


1

Hệ thống các văn bản pháp quy về công tác kiểm định chất lượng

trường mầm non


25


2


0


0


106


1

2

Sự quan tâm, chỉ đạo,

hướng dẫn của các cấp

18

6

3

0

96

3


3

Bồi dưỡng cán bộ quản

lý về hoạt động tự đánh giá


15


7


5


0


91


4


4

Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên về hoạt động

tự đánh giá


11


12


4


0


88


5

5

Thời gian dành cho

hoạt động tự đánh giá

9

16

2

0

88

5


6

Kinh nghiệm và kỹ năng tự đánh giá của cán bộ

giáo viên, nhân viên


20


6


1


0


100


2

Từ kết quả như trên có thể thấy 25/27 chuyên viên, CBQL khẳng định yếu tố ảnh hưởng tích cực nhất đến quản lý hoạt động TĐG là hệ thống các văn bản pháp quy về công tác kiểm định chất lượng trường MNtrong đó quy định cụ thể về hoạt động TĐG. Hệ thống văn bản mang tính chất quyết định giúp các nhà trường triển khai thực hiện hoạt động TĐG. Yếu tố “Kinh nghiệm và kỹ năng TĐG của CBGV, NV” đứng thứ hai cho thấy khi tiến hành TĐG chất lượng phụ thuộc lớn vào kỹ năng và kinh nghiệm của các thành viên tham gia hoạt động này. Yếu tố ảnh hưởng chưa tích cực tới hoạt động TĐG của các nhà trường bao gồm hai yếu tố là “Nhận thức của CBQL, GV và NV về hoạt động TĐG” và “Thời gian dành cho hoạt động TĐG”. Từ đó cho thấy, nhận thức của CBQL, GV và NV về hoạt động TĐG chưa được như mong đợi, công tác tuyên truyền của các cấp và nhất là của CBQL, GV, NV các nhà trường còn hạn chế. Đồng thời, thời gian dành cho hoạt động TĐG ở các trường chưa được quan tâm và ưu tiên thực hiện.

2.4. Nguyên nhân của thực trạng trên

Bên cạnh những kết quả đạt được đáng khích lệ trong hoạt động TĐG của các trường MN trên địa bàn TP Thái Nguyên thì còn một số tồn tại, hạn chế như đã nêu ở trên. Xảy ra những vấn đề như trên có cả nguyên nhân khách quan lẫn nguyên nhân chủ quan.

2.4.1. Nguyên nhân khách quan

Thực hiện công tác TĐG và quản lýhoạt động này là nội dung gắn liền với các hoạt động của nhà trường và cũng là xu thế tất yếu mà các trường đều phải làm để đánh giá chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ. Tuy nhiên, một số CBQL chưa sẵn sàng chuẩn bị cho hoạt động này. Trong quá trình thực hiện quản lý, một số trường mới thành lập từ 5-7 năm hoặc mới chia, tách, sáp nhập có sự xáo trộn về đội ngũ CBQL, cơ sở vật chất, nhân lực, hồ sơ nên khi quản lý hoạt động TĐG còn nhiều lúng túng, sai sót hoặc chưa làm đúng tiến độ. Một vấn đề khác đó là những thời điểm có sự luân chuyển CBQL đặc biệt là Hiệu trưởng thì nắm bắt tình hình của đơn vị mới, sắp xếp để hợp lý với cơ cấu tổ chức còn nhiều bỡ ngỡ. Việc phân công cho công tác TĐG do chưa hiểu được hoạt động của môi trường mới nên có thể chưa đúng năng lực của từng CBGV.

Với sự phát triển của xã hội hiện nay, các trường MN tư thục được xây dựng nhiều cạnh tranh khốc liệt với các trường MN công lập cũng là một áp lực rất lớn cho cả hai bên. Chính vì thế, khi quản lý hoạt động TĐG cả lãnh đạo của trường công lẫn trường tư luôn muốn đưa đơn vị mình được kết quả tốt nhất, cao nhất, nâng cao uy tín đối với CMHS cũng như các cấp lãnh đạo. Vì thế, khi quản lý hoạt động TĐG một số CBQL áp đặt chất lượng TĐG nên hiệu quả chưa cao và chưa phản ánh đúng thực tế.

Hiện nay, các lớp tập huấn bồi dưỡng quản lý hoạt động KĐCLGD trong đó có hoạt động TĐG dành cho CBQL chưa được thực hiện cũng là một khó khăn lớn.

Thêm vào đó, văn bản về công tác KĐCLGD thường xuyên thay đổi cũng là một khó khăn đối với các CBQL. Việc văn bản mới về hướng dẫn thực hiện hoạt động KĐCLGD trường MN (Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non) ra đời đã hướng dẫn cụ thể hoạt động TĐG nhưng vì mới được ban hành, chưa được tập huấn nhiều nên một số trường còn làm chưa đúng. Cùng với đó, mặc dù có thông tư mới nhưng các văn bản hướng dẫn chi tiết thực hiện thông tư này chưa có nên đã có trường sử dụng các văn bản hướng dẫn của Thông tư số 25/2014/TT- BGDĐT.

Một vấn đề nữa đó là do đặc thù của ngành MN nên CBGV nhà trường chưa dành được nhiều thời gian quản lý hoạt động TĐG.

2.4.2. Nguyên nhân chủ quan

Có một số ít CGQL chưa nhận thức được tầm quan trọng của quản lý hoạt động TĐG. Đôi khi vẫn chưa hiểu rõ được mục đích quản lý công tác này nên không tích cực triển khai công tác KĐCLGD. Khi lựa chọn, phân công cho các thành viên tham gia đánh giá chưa đúng năng lực của mỗi người. Cũng vì thế CBQL chưa nghiên cứu kỹ các văn bản hướng dẫn TĐG và hướng dẫn các thành viên trong Hội đồng TĐG. Dẫn đến chất lượng của hoạt động TĐG chưa cao.

Năng lực của CBQL khi quản lý hoạt động TĐG ở một số ít trường còn hạn chế. Trong khi quản lý việc thu thập, xử lý và phân tích các minh chứng, viết phiếu đánh giá tiêu chí, còn lúng túng.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2


Quản lý hoạt động TĐG là nội dung quan trọng trong quá trình thực hiện công tác KĐCLGD trường MN. Với sự ra đời của Thông tư số 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 của Bộ trưởng Bộ GDĐT ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non đã đưa ra những quy định phù hợp nhất với tình hình của các nhà trường và của xã hội.

Qua khảo sát thực hiện hoạt động TĐG và quản lý hoạt động TĐG tại các trường MN trên địa bàn TP Thái Nguyên cho thấy các trường đã nghiêm túc thực hiện hoạt động TĐG, phòng GD&ĐT TP Thái Nguyên đã triển khai quản lý hoạt động TĐG đạt được những kết quả nhất định. Bên cạnh đó vẫn còn những khó khăn, vướng mắc cần được khắc phục.

Tôi đã tiến hành khảo sát về thực trạng nhận thức của chuyên viên sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT, CBQL, GV, NV 06 trường MN TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên về quản lý hoạt động TĐG và thực hiện TĐG. Kết quả cho thấy,100% chuyên viên và CBQL cho rằng việc thực hiện tốt công tác chỉ đạo nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên trong hoạt TĐG giá ở các trường mầm non; tổ chức các buổi tập huấn, bồi dưỡng về hoạt động TĐG; Tăng cường việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc các trường nâng cao chất lượng hoạt động có tác động trực tiếp tới công tác KĐCLGD trong đó có hoạt động TĐG trong trường MN là cần thiết và rất cần thiết. Tuy nhiên, một số CBQL cho rằng việc xây dựng các chính sách cho hoạt động TĐG là chưa thực sự cần thiết và tính khả thi chưa cao. Cũng qua khảo sát cho thấy trên nhiều GV, NV tại các trường MN đã nắm được mục đích, ý nghĩa cũng như các hình thức đánh giá CLGD. Cũng qua khảo sát cho thấy đa số chuyên viên, CBQL nắm rõ được mục tiêu, ý nghĩa của quản lý hoạt động TĐG.

Khi tiến hành khảo sát, tôi cũng đánh giá nội dung quản lý và thực hiện TĐG, quy trình TĐG và sự tác động của hoạt động TĐG đối với nhà trường. Qua khảo sát bằng phiếu trưng cầu ý kiến và phỏng vấn trực tiếp với các chuyên viên, CBQL cho thấy hoạt động TĐG đã có tác động tích tới CBGV, giúp CBGV nâng cao nhận thức, trách nhiệm của mình trong nhà trường, xây dựng được môi trường văn hóa trong lưu trữ và nhiều tác động tiến bộ khác.

Đồng thời, tôi khảo sát về mục tiêu, tầm quan trọng, nội dung, phương pháp và các yếu tố ảnh hưởng của quản lý hoạt động TĐG đối với các chuyên viên, CBQL. Kết quả cho thấy các chuyên viên, CBQL đã nắm rõ mục tiêu và xác định được tầm quan trọng của công tác quản lý, từ đó giúp cho hoạt động quản lý TĐG đạt hiệu quả cao.

Từ những thực trạng trên cho thấy cần thiết phải xây dựng những biện pháp phù hợp với tình hình thực tế của TP Thái Nguyên cũng như các trường MN trên địa bàn TP Thái nguyên để nâng cao chất lượng quản lý hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn KĐCLGD trường MN.

Chương 3

MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN KIỂM ĐỊNH CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC Ở MỘT SỐ‌

TRƯỜNG MẦM NON TP THÁI NGUYÊN, TỈNH THÁI NGUYÊN


3.1. Các nguyên tắc thực hiện biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu

Trong công tác quản lý hoạt động TĐG của các trường MN khi đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng cần phải đảm bảo tính mục tiêu như ban đầu xây dựng. Khi xây dựng các biện pháp triển khai cần phải phù hợp với thực tế trong từng thời điểm, từng giai đoạn.Khi có sự thay đổi về mục tiêu mà phương pháp thực hiện không còn phù hợp cần phải nghiên cứu lại và thay đổi cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Đồng thời, tất cả các kế hoạch cải tiến chất lượng, các biện pháp duy trì và nâng cao chất lượng hoạt động của nhà trường không được vượt ngoài khả năng thực hiện của nhà trường.

3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn

Khi tiến hành thực hiện quản lý hoạt động TĐG luôn phải đảm bảo gắn giữa lý luận và thực tiễn. Bám sát các văn bản, hướng dẫn,… từ đó xây dựng, triển khai các biện pháp quản lý hoạt động TĐG theo tiêu chuẩn KĐCLGD trường MN (Phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường, địa phương. Mức độ hiệu quả của các biện pháp phụ thuộc rất lớn vào việc biện pháp đó có phù hợp với thực tiễn hay không. Chính vì thế, việc xây dựng các biện pháp đảm bảo tính thực tiễn là một trong những yếu tố quan trọng để tiến hành hoạt động TĐG.

3.1.3. Đảm bảo tính hiệu quả

Tính hiệu quả ở đây là việc các biện pháp được đề xuất phải áp dụng được vào thực tế của các nhà trường trên địa bàn TP Thái Nguyên. Đặc biệt, dù đưa ra bao nhiêu biện pháp thì phải đảm bảo các trường đều có khả năng thực hiện đem tới hiệu quả cao nhất.

3.1.4. Đảm bảo tính khả thi

Tính hiệu quả và tính khả thi luôn đi đôi với nhau. Vậy khi đưa ra các biện pháp thực hiện phải đảm bảo tính khả thi tức là những biện pháp đó phải phù hợp với đặc điểm, tình hình của nhà trường, địa phương. Đáp ứng những yêu cầu cơ bản của công tác quản lý nói chung và thực hiện hoạt động TĐG nói riêng tại các trường mầm non trên địa bàn TP Thái Nguyên.

3.1.5. Đảm bảo tính hệ thống

Hoạt động quản lý là một chuỗi các hoạt động xuyên suốt trong đó có công tác KĐCLGD. Vì thế, khi đưa ra các biện pháp quản lý hoạt động TĐG phải nằm trong các biện pháp quản lý chung của nhà trường. Hoạt động TĐG được nâng cao đồng nghĩa với việc các hoạt động khác trong nhà trường như hoạt động chuyên môn, hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng…cũng được nâng cao.

3.2. Một số biện pháp quản lý hoạt động tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng ở một số trường mầm non TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

3.2.1. Biện pháp 1: Thực hiện công tác chỉ đạo nâng cao nhận thức của cán bộ, giáo viên trong hoạt động tự đánh giá ở các trường mầm non

Mục đích biện pháp:

Xây dựng biện pháp nhằm nâng cao nhận thức sẽ giúp CBQL, GV có cái nhìn khách quan hơn, hiểu sâu hơn về mục đích, vai trò của công tác này đối với sự phát triển của nhà trường. Từ đó giúp CBGV, NV xác định đúng mục đích thực hiện TĐG tại cơ sở, CBQL hiểu được tầm quan trọng của quản lý hoạt động TĐG trường MN theo tiêu chuẩn KĐCLGD.

Nội dung biện pháp:

Để thực hiện biện pháp nâng cao nhận thức cho CBGV, NV thì CBQL đặc biệt là đ/c Hiệu trưởng cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:

- Triển khai các văn bản về công tác KĐCLGD tới toàn thể CBGV. Các văn bản bao gồm: Thông tư 19/2018/TT-BGDĐT ngày 22/8/2018 ban hành Quy định về kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận đạt chuẩn quốc gia đối với trường mầm non; Công văn triển khai thực hiện KĐCLGD năm học 2018-2019 của Sở GD&ĐT; Văn bản hướng dẫn hoạt động TĐG của Phòng GD&ĐT TPTN; Kế hoạch thực hiện TĐG của nhà trường.

- Đánh giá, tìm hiểu mức độ nhận thức của CBGV trong nhà trường về mục đích, ý nghĩa,vai trò của hoạt động TĐG và xây dựng kế hoạch bồi dưỡng nâng cao nhận thức và nghiệp vụ TĐG cho CBGV, tổ chức thực hiện tốt và có đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch.

- CBGV tham gia hoạt động TĐG cùng xây dựng kế hoạch TĐG.

- Mời chuyên gia tư vấn về tư vấn hoạt động TĐG của nhà trường.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/06/2023