Đặc trưng cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA LUẬT


NGUYỄN THỊ KHÁNH HUYỀN



Chuyên ngành: Lý luận và lịch sử nhà nước và pháp luật

Mã số: 60 38 01 01


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 45 trang tài liệu này.

LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


Đặc trưng cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 - 1

Cán bộ hướng dẫn khoa học: GS.TS THÁI VĨNH THẮNG


LỜI CAM ĐOAN


Tôi xin cam đoan Luận văn là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!


NGƯỜI CAM ĐOAN


Nguyễn Thị Khánh Huyền



Trang phụ bìa Lời cam đoan Mục lục

Danh mục các từ viết tắt

MỤC LỤC


Trang


MỞ ĐẦU 1

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ BỘ DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931 6

1.1. Hoàn cảnh ra đời của Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 6

1.2. Nguyên tắc cơ bản xây dựng Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 11

1.3. Bố cục và nội dung của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 30

Kết luận chương 1 ......................................... .

Chương 2: SỰ KẾT HỢP TƯ TƯỞNG PHÁP LUẬT PHƯƠNG TÂY VÀ TƯ TƯỞNG PHÁP LUẬT TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM

- ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA BỘ DÂN LUẬT BẮC KÌ 1931.

2.1.1. Sự kết hợp trong các vấn đề nguyên tắc cơ bản của Bộ Dân Luật

Bắc Kì 1931........................................

2.1.2. Sự kết hợp trong chế định hôn nhân và gia đình

2.1.3. Sự kết hợp trong chế định sở hữu ......

2.1.4. Sự kết hợp trong chế định khế ước ....

2.1.5. Sự kết hợp trong chế định thừa kế .....

2.2. Những giá trị khoa học của Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 có thể kế thừa trong việc hoàn thiện hệ thống pháp luật ở Việt Nam

hiện nay ............................................. .

Kết luận chương 2 ......................................... .

KẾT LUẬN .................................................... .

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 31


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Bộ dân luật Bắc Kì 1931 được xem là một trong những Bộ luật tiêu biểu của luật pháp Việt Nam thời thuộc Pháp. Nó kế thừa nhiều quy định của Bộ luật Hồng Đức và Bộ Luật Gia Long, tiếp thu không ít về kĩ thuật làm luật, cơ cấu Bộ luật, hình thức pháp lí và một số nội dung của Bộ luật dân sự Napoleon. Đồng thời ở một mức độ nhất định, Bộ luật này đã thể hiện những phong tục tập quán của người Việt Nam nên nó có những quy định đặc thù khác với phương Tây và Trung Hoa.

Ngày 10/10 /1945, trong sắc lệnh lâm thời của chủ tịch chính phủ lâm thời Việt Nam Cộng Hòa là Hồ Chí Minh, trong những buổi ngày đầu độc lập, để có thể tạm ổn định về mặt pháp luật đã quy định rõ rằng: “Cho đến khi ban hành luật pháp trên toàn cõi Việt Nam, các luật lệ ở Bắc, Trung, Nam Kì vẫn tạm thời giữ nguyên như cũ nếu những luật lệ ấy không trái với những thay đổi ấn định được ghi trong điều khoản này.”

Kết quả nghiên cứu về đặc trưng cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 sẽ đóng góp vào việc bảo tồn, kế thừa và phát huy các di sản văn hoá dân tộc, các truyền thống pháp luật ở nước ta hiện nay. Quan trọng hơn, qua đó chúng ta rút ra được những kinh nghiệm và bài học bổ ích đối với quá trình xây dựng pháp luật, đảm bảo cao nhất quyền lợi chính đáng của mọi người dân. Đây còn là việc làm thiết thực thể hiện quyết tâm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI Đảng Cộng Sản Việt Nam đó là: “Tiếp tục xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại”. Vì những lí do này, tôi lựa chọn vấn đề “Đặc trưng cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931” làm đề tài luận văn Thạc sĩ luật học của mình.


2. Đối tượng nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Bộ dân luật Bắc Kì 1931, trong đó đặc biệt nghiên cứu các quy phạm pháp luật thể hiện đặc trưng cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931, là sự kết hợp của thành tựu pháp luật phương tây và thành tựu lập pháp của các triều đại phong kiến Việt Nam ở trong Bộ luật.

3. Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nghiên cứu của luận văn là đặc trưng cơ bản nhất của Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 qua các quy phạm pháp luật của bộ luật , từ đó chỉ ra giá trị khoa học của nó có thể tiếp thu trong công cuộc xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1. Mục đích nghiên cứu

Luận văn phân tích đặc trưng cơ bản nhất của Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 từ đó để có thể thấy được giá trị khoa học và thực tiễn của bộ luật. Những giá trị có thể kế thừa để hoàn thiện pháp luật dân sự Việt Nam hiện nay.

4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu

+ Làm rõ bối cảnh xã hội (kinh tế, chính trị, xã hội và văn hoá tư tưởng…) có ảnh hưởng trực tiếp tới tư duy làm luật của các nhà lập pháp thời Pháp thuộc qua Bộ dân luật Bắc Kì 1931

+ Làm rõ những đặc trưng cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931.

+ Phân tích một số chế định cơ bản thể hiện sự kết hợp của thành tựu pháp luật phương tây và thành tựu lập pháp trong pháp luật phong kiến Việt Nam trong Bộ Dân luật Bắc Kì

+ Phân tích nhu cầu và khả năng tiếp tục kế thừa các giá trị khoa học và thực tiễn của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 trong điều kiện xây dựng NNPQ XHCN Việt Nam hiện nay, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh.


5. Tính mới và những đóng góp của đề tài

Bộ dân luật Bắc Kì là một Bộ luật quan trọng của pháp luật Việt Nam thời kì thuộc Pháp. Bộ dân luật Bắc Kì đã thể hiện sự kế thừa và phát triển của Bộ luật Hồng Đức và Bộ luật Gia Long về kỹ thuật lập pháp, cơ cấu của Bộ luật, hình thức pháp lý. Tuy nhiên, Bộ dân luật Bắc kỳ vẫn thể hiện được những đặc thù xã hội Việt Nam thời bấy giờ khác biệt với luật các nước phương Tây và Luật của Trung Hoa. Do vậy có thể nói, Bộ dân luật Bắc kỳ là Bộ luật tiêu biểu của pháp luật Việt Nam thời Pháp thuộc.

Cho đến hiện nay, các quy phạm pháp luật của Bộ luật này đã được các nhà lập pháp Việt Nam kế thừa và phát triển. Chính vì giá trị đương đại của nó, đã có nhiều nhà nghiên cứu, giảng viên các trường đại học nghiên cứu về Bộ dân luật Bắc Kì 1931 để làm tài liệu cho quá trình nghiên cứu và phục vụ cho hoạt động giảng dạy của mình.

Tuy có nhiều đề tài nghiên cứu khoa học về pháp luật dân sự có đề cập đến việc kế thừa và phát triển Bộ dân luật Bắc Kì 1931 nhưng cho đến nay chưa có một công trình nghiên cứu một cách toàn diện và sâu sắc về Bộ luật này. Các công trình nghiên cứu mới chỉ nghiên cứu theo hướng khái quát về các quy phạm pháp luật trong Bộ Dân luật Bắc Kì hoặc nghiên cứu về một chế định trong Bộ luật dân sự.

Vì vậy, đề tài nghiên cứu này tập trung đi sâu vào tìm hiểu các chế định có trong Bộ Dân luật Bắc Kì 1931, từ đó có thể làm rõ được đặc trưng cơ bản nhất của Bộ Dân luật Bắc Kì 1931 đó là sự kết hợp của hai yếu tố: tư tưởng pháp luật phong kiến Việt Nam và tư tưởng pháp luật truyền thống Việt Nam được kết hợp nhuần nhuyễn trong bộ luật.

6. Tình hình nghiên cứu đề tài

- Trong cuốn Giáo trình Lịch sử nhà nước và pháp luật Việt Nam- Nhà xuất bản Công an nhân dân, chương IX tác giả Phạm Điềm đã có những giới thiệu khái quát nhất về nội dung của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 là một trong số những Bộ luật thời kì Pháp thuộc. Trong chương này ông đã nêu nội dung của


một số chế định như: chế định sở hữu, chế định khế ước, chế định hôn nhân và gia đình, chế định thừa kế…

- Bài viết” Một số vấn đề lí luận về việc đăng kí tài sản tại Việt Nam” của PGS – TS Phùng Trung Tập trường đại học Luật Hà Nội trong hội thảo “Hội thảo cơ sở lý luận và thực tiễn nhằm xây dựng dự án luật đăng kí tài sản tổ chức 9-9-2013” đã có một phần đưa ra các quan niệm về tài sản theo Bộ Dân luật Bắc Kì 1931.

- Bài viết “Một số ý kiến về quyền sở hữu tài sản của vợ chồng” của tác giả Nguyễn Thị Lan, khoa Luật Dân sự, trường đại học Luật Hà Nội đã nêu ra các quy phạm pháp luật của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 về mối quan hệ tài sản vợ chồng được quy định trong Bộ luật này.

Về thành tựu: Các bài viết trên đã đề cập đến Bộ Dân Luật Bắc kì trên cơ sở là một thành tựu quý giá trong quá trình lập pháp của nước nhà. Các bài viết hữu ích đối với những người nghiên cứu, giảng dạy lịch sử nhà nước pháp luật và những người đang làm công tác xây dựng pháp luật.

Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu: Do giới hạn của mục tiêu nghiên cứu, các công trình của các nhà khoa học thuộc nhiều lĩnh vực trên đây đã tập trung nghiên cứu những vấn đề có tính chất khái quát hoặc đi vào từng chế định dân sự như: hôn nhân, thừa kế,

Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống sâu sắc lịch sử hình thành và những nội dung cụ thể của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 chỉ ra những yếu tố có tính tiến bộ mà hiện nay vẫn còn có tính thời sự. Việc bảo lưu truyền thống văn hóa dân tộc cũng như tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại của Bộ Dân Luật Bắc Kì cũng chưa có công trình khoa học nào nghiên cứu

7. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

7.1. Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu về hoàn cảnh ra đời và nội dung đặc trưng


cơ bản của Bộ dân luật Bắc Kì 1931 thông qua các chế định về hôn nhân gia đình, chế định về sở hữu, chế định về khế ước và chế định về thừa kế.

7.2. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp nghiên cứu đề tài bao gồm các phương pháp nghiên cứu cơ bản của khoa học pháp lý và lịch sử. Tác giả đã tiến hành nghiên cứu sử liệu, các thư tịch, kết hợp nghiên cứu thông sử về lịch sử nhà nước và pháp luật. Ngoài ra còn có các phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp, logic, liên ngành khoa học xã hội.v.v.

+ Hệ thống phương pháp nghiên cứu của khoa học lịch sử, nhất là phương pháp phân tích, so sánh được sử dụng chủ yếu tại Chương 1 vì đây là phần nghiên cứu về lịch sử ra đời của Bộ luật, cũng như các Bộ luật mang thành tựu lập pháp trong pháp luật cổ truyền Việt Nam, thành tựu pháp luật phương Tây có ảnh hưởng đến Bộ dân luật Bắc Kì 1931. Phương pháp lịch sử để phân tích các nguyên nhân chủ yếu làm nên sự kết hợp của thành tựu lập pháp trong pháp luật cổ truyền Việt Nam và thành tựu pháp luật phương tây của Bộ dân luật Bắc Kì 1931.

+ Phương pháp so sánh sử dụng nhiều nhất trong Chương 2 để nêu bật sự kết hợp của thành tựu pháp luật phương tây và thành tựu pháp luật phương tây của Bộ dân luật Bắc Kì 1931.thông qua các điều luật cụ thể. Điều này giúp tác giả phân tích, lập luận, đánh giá các vấn đề được nhận định mà luận văn nghiên cứu.

+ Các phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp,tư duy logic, liên ngành khoa học xã hội.v.v.... được sử dụng xuyên suốt trong Luận văn.

8. Kết cấu của luận văn

Kết cấu của luận văn gồm: Phần Mở đầu, hai chương và kết luận. Cụ thể các chương của luận văn như sau:

Chương 1: Tổng quan về Bộ Dân luật Bắc Kì 1931.

Chương 2: Sự kết hợp tư tưởng pháp luật phương Tây và tư tưởng pháp luật phong kiến Việt Nam – Đặc trưng cơ bản của bộ Dân luật Bắc Kì 1931.

Xem tất cả 45 trang.

Ngày đăng: 21/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí