Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên - 2

3.2.7. Tăng cường các điều kiện phục vụ tổ chức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho học sinh 81

3.3. Mối quan hệ giữa các biện pháp 83

3.4. Khảo nghiệm tính cần thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 83

3.4.1. Mục tiêu 83

3.4.2. Nội dung, phương pháp, đối tượng khảo sát 84

3.4.3. Đối tượng khảo nghiệm 84

3.4.4. Kết quả khảo nghiệm 84

Tiểu kết chương 3 89

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 90

TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT


CBQL

Cán bộ quản lý

GDĐT

Giáo dục đào tạo

GV

Giáo viên

HĐTN

Hoạt động trải nghiệm

HS

Học sinh

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.

Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tổng số lớp và số học sinh tại các trường tiểu học năm học 2019-2020 38

Bảng 2.2. Nhận thức của CBQL, GV về vai trò, ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 41

Bảng 2.3. Thực trạng thực hiện mục tiêu của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 42

Bảng 2.4. Thực trạng nội dung của hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 45

Bảng 2.5. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 49

Bảng 2.6. Thực trạng hình thức tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 52

Bảng 2.7. Thực trạng lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 54

Bảng 2.8. Thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 56

Bảng 2.9. Thực trạng chỉ đạo thực hiện hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 58

Bảng 2.10. Thực trạng kiểm tra, đánh giá thực hiện hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 60

Bảng 2.11. Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 62

Bảng 3.1. Kết quả khảo nghiệm tính cần thiết của các biện pháp đề xuất 84

Bảng 3.2. Kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các biện pháp đề xuất 87

MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Nghị quyết Hội nghị số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo chỉ ra rằng "Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học" [2]. Các năng lực của HS gồm năng lực chuyên biệt và năng lực chung được chú trọng phát triển trong quá trình trải nghiệm.

Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao hoặc giải quyết những vấn đề của thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội phù hợp với lứa tuổi; thông qua đó, chuyển hoá những kinh nghiệm đã trải qua thành tri thức mới, hiểu biết mới, kĩ năng mới góp phần phát huy tiềm năng sáng tạo và khả năng thích ứng với cuộc sống, môi trường và nghề nghiệp tương lai.

Ở cấp tiểu học, nội dung Hoạt động trải nghiệm tập trung vào các hoạt động khám phá bản thân, hoạt động rèn luyện bản thân, hoạt động phát triển quan hệ với bạn bè, thầy cô và người thân trong gia đình. Các hoạt động xã hội và tìm hiểu một số nghề nghiệp gần gũi với học sinh cũng được tổ chức thực hiện với nội dung, hình thức phù hợp với lứa tuổi. Môn học Lịch sử và Địa lý 4,5 có nội dung cốt lõi bao gồm các mạch kiến thức và kĩ năng cơ bản, thiết yếu về Lịch sử và Địa lý đáp ứng các yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của HS ở từng lớp học. Đặc trưng môn học là tích hợp liên môn gắn với thực tiễn đời sống và cung cấp tri thức cho HS về lịch sử, truyền thống đấu tranh

dựng nước và giữ nước của dân tộc, vì vậy 2 môn học này là điều kiện thuận

lợi để vận dụng và tổ chức HĐTN vào quá trình dạy học. Tích hợp 2 môn học này không chỉ ở nội dung mà còn cả trong phương pháp, cách thức tổ chức hoạt động: trong tổ chức giáo dục về lịch sử tích hợp giáo dục về địa lý. Chính vì vậy, tổ chức các HĐTN môn Lịch sử và Địa lý phù hợp với kinh nghiệm, năng lực nhận thức, khả năng khả năng tiếp nhận của HS ở mỗi lớp học để bồi dưỡng HS tình yêu quê hương đất nước và phát triển về năng lực.

Đứng ở góc độ nhà quản lý, quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho HS ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên là một bài toán đổi mới giáo dục được giải quyết bởi chủ thể quản lý và đối tượng quản lý. Do vậy, việc nghiên cứu thực trạng tổ chức hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 cho HS các trường tiểu học ở thành phố Thái Nguyên là hết sức cần thiết. Bởi trong quá trình khảo sát thực trạng, việc đề xuất các biện pháp có hiệu quả để khắc phục những hạn chế, khó khăn, giải quyết những vấn đề đặt ra không chỉ nâng cao chất lượng công tác dạy học bộ môn, nâng cao kiến thức cơ bản của chủ đề học tập mà còn giúp học sinh lĩnh hội kiến thức mới qua trải nghiệm, từ đó nâng cao hiệu quả hoạt động giáo dục và đào tạo của nhà trường.

Vẫn còn khoảng trống nghiên cứu trong quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 hiện nay như việc lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, vai trò của giáo viên và hiệu trưởng… Chính vì vậy tác giả chọn đề tài: Quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên”.

2. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học, đề xuất một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học.

3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu

3.1. Khách thể nghiên cứu

Hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học.

3.2. Đối tượng nghiên cứu

Biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

4. Giả thuyết khoa học

Hiện nay hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học còn tồn tại nhiều hạn chế về nội dung, hình thức tổ chức, chưa có sự phối hợp giữa các lực lượng giáo dục. Mặt khác, công tác quản lý trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học còn nhiều bất cập trong khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo thực hiện và kiểm tra, đánh giá. Nếu đề xuất các quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thì sẽ nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động này.

5. Nhiệm vụ nghiên cứu

5.1. Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học.

5.2. Khảo sát thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.

5.3. Đề xuất biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.

6. Phạm vi giới hạn nghiên cứu

6.1. Giới hạn vấn đề nghiên cứu

Đề tài đi sâu nghiên cứu các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng đối với hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

6.2. Giới hạn đối tượng khảo sát

Đề tài khảo sát đối với các CBQL, GV một số trường tiểu học trên địa bàn thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên với số lượng 20 CBQL, 55 GV tại các trường tiểu học: Cam Giá, Nha Trang, Gia Sàng, Nguyễn Viết Xuân, Độc Lập, Tân Cương, Lương Ngọc Quyến, Nguyễn Huệ, Tân Lập, Phúc Trìu.

7. Phương pháp nghiên cứu

7.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa và khái quát hóa các vấn đề về lý luận và trên cơ sở tổng hợp các vấn đề lý luận từ các tài liệu, giáo trình, luận văn, luận án…để tiến hành phân tích, khái quát hóa các vấn đề lý luận có liên quan đến phạm vi nghiên cứu của đề tài.

7.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học và quản lý trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên.

- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Phiếu trưng cầu gồm các câu hỏi đóng/mở về vấn đề quản lý trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học. Đối tượng khảo sát là giáo viên, cán bộ quản lý. Mục đích chủ yếu là thu thập các số liệu nhằm xác định thực trạng quản lý trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học, phân tích những ưu điểm, hạn chế thực trạng này. Đây là phương pháp chính sử dụng trong đề tài.

- Phỏng vấn trực tiếp cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh nhằm bổ sung cho kết quả điều tra bằng phiếu hỏi.

- Phương pháp xin ý kiến chuyên gia nhằm khảo nghiệm tính hiệu quả,

tính khả thi của các biện pháp đề xuất.

7.3. Phương pháp xử lý số liệu

Dùng thống kê toán học để xử lý các kết quả nghiên cứu.

8. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và khuyến nghị, Danh mục tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận văn gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học

Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên

Chương 3: Các biện pháp quản lý hoạt động trải nghiệm trong dạy học môn Lịch sử và Địa lý lớp 4,5 ở các trường tiểu học thành phố Thái Nguyên

Xem tất cả 121 trang.

Ngày đăng: 21/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí