Sự Tác Động Qua Lại Giữa Các Yếu Tố Trong Quản Lí


cảm xúc nội tâm, giảm stress và sự căng thẳng khi học, giảm rào cản xã hội giữa các cá nhân, đặc biệt là giảm sự ganh đua trong quá trình học giữa các học sinh giỏi và học sinh yếu, mọi thành viên đều được coi trọng và tôn trọng như nhau trong quá trình trải nghiệm, bởi sự trải nghiệm không có sự cứng nhắc theo

khuôn mâu hoặc sách vở mà người học phải thuộc, các hoạt động trải nghiệm

chấp nhận sự khác biệt và sự rủi ro cho những câu trả lời, cũng như chấp nhận sự thử sai khi thực hiện hành động.

Nhìn chung, “Học tập trải nghiệm” là một lý thuyết học tập được thế giới rất coi trọng bởi nó đề cao việc hình thành năng lực của con người thông qua những trải nghiệm thực tiễn, điều đó hoàn toàn phù hợp với các quy luật về tâm lý trong việc hình thành phát triển nhân cách cho học sinh.

Ở Việt Nam, có thể nói Hoạt động trải nghiệm là một khái niệm mới xuất hiện trong khoảng 3, 4 năm trở lại đây, tuy nhiên nội hàm của khái niệm này, với tư cách là hoạt động giáo dục theo nghĩa hẹp và với tên gọi là Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (trong Chương trình Giáo dục phổ thông hiện hành) thì đã được nhiều nhà nghiên cứu trong nước đề cập tới, tiêu biểu là các tác giả: Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt, Hà Nhật Thăng, Nguyễn Dục Quang, Lê Thanh Sử, Đinh Thị Kim Thoa, Nguyễn Thị Liên…


Theo các tác giả Hà Thế Ngữ, Đặng Vũ Hoạt thì: quá trình giáo dục nhất thiết phải bao gồm việc lĩnh hội tri thức kinh nghiệm và phát triển năng lực nhận thức, và phải được tiến hành một phần quan trọng ngay trong các bài học trên lớp cũng như trong các hoạt động khác của học sinh ngoài trường, ngoài giờ lên lớp. Các tác giả cũng đã nêu lên nguyên tắc về tính toàn vẹn của quá trình giáo dục, trong đó phải đảm bảo sự thống nhất của quá trình giáo dục trên lớp và giáo dục ngoài lớp, ngoài trường …[18]


Với tên gọi là Hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp các tác giả nghiên cứu về hoạt động này đã đưa ra những quan niệm của mình như sau:

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 142 trang tài liệu này.


Theo giáo sư Đặng Vũ Hoạt, “HĐGDNGLL là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về khoa học kỹ thuật, lao động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, văn hoá nghệ thuật, thẩm mỹ, thể dục thể thao, vui chơi … để giúp các em hình thành và phát triển nhân cách” [18]

Quản lý hoạt động trải nghiệm ở trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình - 3

Trong chương trình Trung học cơ sở về HĐGD NGLL hiện hành, các tác giả đã đưa ra khái niệm: "HĐGD NGLL là những hoạt động được tổ chức ngoài giờ học các môn học ở trên lớp. HĐGD NGLL là sự tiếp nối hoạt động dạy - học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết và thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của học sinh". [2]

Trong công trình “Giá o duc

hoc

– Môt

số vấn đề lý luân

và thưc

tiên”,

GS Hà Thế Ngữ đã khẳng điṇ h “Môt

nền giáo duc

gắn chăt

́ i cuôc

sống của

con người, của nhân dân lao đôṇ g, gắn chăt

́i thưc

tiên

xã hôị , nhất điṇ h phải

bao gồm toà n thể cá c hoat

đôn

g sống thưc

của ngườ i hoc

. Chỉ có điều là những

hoat

đôṇ g đó không còn mang tính chất tư ̣ nhiên sơ khai nữa, mà đươc

sư ̣ tô

chứ c và lan

h đao

của nhà giáo duc, hay nói cách khác, là những hoat

đôn

g giá o

duc

”. Theo GS Hà Thế Ngữ những hoat

đôṇ g giáo duc

cơ bản gồm: vui chơi,

hoc

tâp̣ , lao đôn

g sản xuất, hoaṭ đôn

g xã hôị , và sinh hoaṭ tâp

thể (giao lưu). [20]

Trong các nghiên cứu về HĐTN trong 2 năm trở lại đây, một số tác giả cũng đã đưa ra những quan niệm của mình về HĐTN.

Theo Đinh Thị Kim Thoa (2015) hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục thông qua sự trải nghiệm và sáng tạo của cá nhân trong việc kết nối kinh nghiệm học được trong nhà trường với thực tiễn đời sống mà nhờ đó các kinh nghiệm được tích luỹ thêm và dần chuyển hoá thành năng lực [50].

Nguyễn Thị Liên và đồng nghiệp (2016) cho rằng, theo nghĩa chung nhất:

“Hoạt động trải nghiệm sáng tạo là hoạt động giáo dục, trong đó nội dung và


cách thức tổ chức tạo điều kiện cho từng học sinh được tham gia trực tiếp và làm chủ thể của hoạt động, tự lên kế hoạch, chủ động xây dựng chiến lược hành động cho bản thân và cho nhóm để hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực cần có của công dân trong xã hội hiện đại, qua hoạt động học sinh phát huy khả năng sáng tạo để thích ứng và tạo ra cái mới, giá trị cho cá nhân và cộng đồng”.

Các tư tưởng và các công trình nghiên cứu, giáo trình,luận văn đã đề cập đến nhiều nội dung và khía cạnh khác nhau về hoạt động trải nghiệm. Tuy nhiên, chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về quản lí HĐTN ở các trường THCS huyện Lệ Thủy, tỉnh Quảng Bình.

1.2. Một số khái niệm cơ bản

1.2.1. Quản lý

Quản lí là một hoạt động cần thiết cho tất cả các lĩnh vực của đời sống con người. Khái niệm quản lí đã được các nhà khoa học định nghĩa một cách khác nhau:

Trong tác phẩm “Những vấn đề cốt yếu của quản lí” Tác giả Harold Kontz [19] viết: “Quản lí là một hoạt động thiết yếu, nó đảm bảo phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được các mục đích của nhóm. Mục tiêu của mọi nhà quản lí nhằm hình thành một môi trường mà trong đó con người có thể đạt được các mục đích của nhóm với thời gian, tiền bạc và sự bất mãn cá nhân ít nhất”.

Tác giả Đặng Vũ Hoạt và Hà Thế Ngữ [20] cho rằng: “Quản lí là một quá trình định hướng, quá trình có mục đích, quản lí có hệ thống là quá trình tác động đến hệ thống nhằm đạt được những mục tiêu nhất định. Những mục tiêu

này đặc trưng cho trạng thái mới của hệ thống mà người quản lí mong muốn”.

Theo tác giả Trần Kiểm “ Quản lí là nhằm phối hợp nỗ lực của nhiều người sao cho mục tiêu của từng người biến thành những thành tựu của xã hội ”.

Như vậy, khái niệm quản lí được các nhà nghiên cứu và phân tích bằng


nhiều cách khác nhau nhưng về cơ bản có những đặc điểm chung như :

- Quản lí là sự phối hợp có hiệu quả của những người cộng sự khác nhau trong cùng một tổ chức.

- Quản lí là các hoạt động thực tiễn nhằm đảm bảo hoàn thành các công việc qua những nỗ lực của người khác.

Tóm lại: Quản lí là sự tác động có định hướng, có tổ chức, chỉ đạo, kiểm tra của chủ thể quản lí để chỉ huy, điều khiển, hướng dẫn các quá trình xã hội, hành vi và hoạt động của con người nhằm đạt tới mục đích, đúng với ý chí của nhà quản lí, phù hợp với quy luật khách quan.

Ngày nay, trước sự phát triển mạnh mẽ như vũ bảo của khoa học kĩ thuật và sự biến động không ngừng của nền kinh tế - xã hội, quản lí được xem là một trong năm nhân tố quyết định đến sự phát triển kinh tế - xã hội (vốn - nguồn lực lao động - khoa học kỹ thuật - tài nguyên và quản lí trong đó quản lí đóng vai trò quyết định sự thành bại của công việc). Hoạt động quản lí tồn tại với ba yếu tố cơ bản đó là: “chủ thể quản lí, khách thể quản lí, mục tiêu quản lí” các yếu tố này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và cùng nằm trong môi trường quản lí được thể hiện qua sơ đồ sau:



MÔI TRƯỜNG QUẢN LÍ

Công cụ quản lí

Chủ thể quản lí

Khách thể quản lí

Mục tiêu quản lí

Phương pháp quản lí


Sơ đồ 1.1. Sự tác động qua lại giữa các yếu tố trong quản lí


1.2.2. Trải nghiệm

Theo nhà triết học vĩ đại người Nga Solovyev V.S. quan niệm rằng trải nghiệm là kiến thức kinh nghiệm thực tế; là thể thống nhất bao gồm kiến thức và kỹ năng. Trải nghiệm là kết quả của sự tương tác giữa con người và thế giới, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Kinh nghiệm là những hiểu biết do trông thấy, nghe thấy, do từng trải, tiếp xúc với cuộc sống mà có hoặc là những điều coi như những kiến thức học được bằng lí luận, đã thu nhận được trong quá trình thực sự hoạt động (cư xử, giao thiệp, hành nghề ..)

Trong tài liệu tập huấn “Kỹ năng xây dựng và tổ chức các hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong trường trung học” của Cục nhà giáo và cán bộ quản lí cơ sở giáo dục [18] viết: Học qua trải nghiệm là người học phải biết phản tỉnh, chiêm nghiệm trên các kinh nghiệm của mình để từ đó khái quát hóa và công thức hóa thành các khái niệm đó có thể áp dụng nó vào các tình huống mới có thể xuất hiện trong thực tế; khi đó các khái niệm này được áp dụng và kiểm nghiệm trong thực tế để thấy được sự đúng- sai, hữu dụng - vô ích...; từ đó lại xuất hiện các kinh nghiệm mới và chúng lại trở thành đầu vào cho vòng học tập tiếp theo, cứ thế lặp lại cho tới khi nào việc học đạt được mục tiêu đã đề ra. Học từ trải nghiệm thường mang lại cảm xúc cho cá nhân trong quá trình hoạt động nên những kinh nghiệm có được từ trải nghiệm cũng được lưu giữ lâu hơn trong trí nhớ. Người dạy cần tổ chức cho người học biết cách khái quát, sắp xếp những kinh nghiệm rời rạc thành tri thức, thành hiểu biết (chuyển hóa kinh nghiệm). Vì vậy, học từ trải nghiệm là quá trình học theo đó kiến thức, năng lực được tạo ra thông qua việc chuyển hóa kinh nghiệm ( theo Kolb, 1984), là quá trình xây dựng ý nghĩa trực tiếp từ kinh nghiệm.

Theo quan điểm của chúng tôi: Trải nghiệm là kiến thức hay sự thành thạo một sự kiện hoặc một chủ đề bằng cách tham gia hay chiếm lĩnh nó.

1.2.3. Hoạt động trải nghiệm


Có nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động trải nghiệm của các chuyên gia nổi tiếng về lĩnh vực hoạt động trải nghiệm.

Theo Bùi Ngọc Diệp thì hoạt động trải nghiệm sáng tạo là các hoạt động giáo dục có mục đích, có tổ chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời tham gia các hoạt động quan tâm, chia sẽ tới những người xung quanh; hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại .

Theo dự thảo chương trình Giáo dục phổ thông mới (2018) “Hoạt động trải nghiệm là các hoạt động giáo dục bắt buộc, trong đó học sinh dựa trên sự huy động tổng hợp kiến thức và kỹ năng từ nhiều lĩnh vực giáo dục khác nhau để trải nghiệm thực tiễn đời sống nhà trường, gia đình, xã hội, tham gia hoạt động hướng nghiệp và hoạt động phục vụ cộng đồng dưới sự hướng dẫn và tổ chức của nhà giáo dục, qua đó hình thành những phẩm chất chủ yếu, năng lực chung và một số năng lực thành phần đặc thù của hoạt động này như: năng lực thiết kế và tổ chức hoạt động, năng lực định hướng nghề nghiệp, năng lực thích ứng với những biến động trong cuộc sống và các kỹ năng sống khác.

Chương trình giáo dục Hàn Quốc nêu rõ “Hoạt động trải nghiêm

sáng

tạo là hoạt động ngoại khóa sau các giờ học trên lớp, có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động giảng dạy, được thực hiện nhằm mục tiêu đào tạo ra các thế hệ nhân tài có định hướng tương lai với đầy đủ nhân cách và sức sáng tạo, biết vận dụng một cách tích cực những kiến thức đã học vào thực tế, đồng thời biết chia sẻ và quan tâm tới mọi người xung quanh. Hoạt động trải nghiêṃ sáng tạo về cơ bản mang tính chất là các hoạt động tập thể trên tinh thần tự chủ cá nhân, với sự nỗ lực giáo dục nhằm phát triển khả năng sáng tạo và cá tính riêng của mỗi cá nhân trong tập thể [10].


Chương trình GD phổ thông mới của Việt Nam nêu rõ: Nội dung cơ bản của chương trình Hoạt động trải nghiệm xoay quanh các mối quan hệ giữa cá nhân học sinh với bản thân; giữa học sinh với người khác, cộng đồng và xã hội; giữa học sinh với môi trường; giữa học sinh với nghề nghiệp. Nội dung này được triển khai qua 4 nhóm hoạt động chính [3]:

- Hoạt động phát triển cá nhân;

- Hoạt động lao động;

- Hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng;

- Hoạt động định hướng nghề nghiệp.


Theo quan điểm của chúng tôi: “ HĐTN là hoạt động giáo dục có mục đích, có kế hoạch, có tổ chức được thực hiện trong hoặc ngoài nhà trường nhằm phát triển, nâng cao các tố chất và tiềm năng của bản thân học sinh, nuôi dưỡng ý thức sống tự lập, đồng thời tham gia các hoạt động quan tâm, chia sẽ tới những người xung quanh; hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại ”.

Xuất phát từ vị trí, vai trò của hoạt động trải nghiệm thì hiện nay HĐTN đã trở thành chương trình bắt buộc và là một hoạt động không thể thiếu trong quá trình giáo dục toàn diện HS.

Trong quá trình giáo dục, HS có xu hướng vượt ra khỏi phạm vi tri thức do chương trình quy định, bởi vì tri thức của hoạt động nội khóa nhiều khi không thỏa mãn nhu cầu nhận thức của học sinh. Do đó, HĐTN minh họa thêm cho bài học nhằm tạo điều kiện cho HS có thể mở rộng đào sâu tri thức phát triển hứng thú và năng lực cho riêng mình. HĐTN được tổ chức dưới nhiều hình thức để học HS liên hệ với tập thể và cá nhân mình trong quá trình học tập, rèn luyện tác phong, lối sống và ý thức chấp hành pháp luật.

1.2.4. Quản lý hoạt động trải nghiệm


Quản lí HĐTN là một bộ phận của quản lí trường học, bao gồm hàng loạt những hoạt động như lựa chọn, tổ chức, các nguồn lực, các tác động của tập thể sư phạm, các lực lượng khác trong và ngoài nhà trường theo kế hoạch và chương trình giáo dục trong khuôn khổ quy định của hoạt động giáo dục bắt buộc nhằm thay đổi hay tạo ra hiệu quả giáo dục cần thiết. HĐTN do nhà trường quản lí, tiến hành ngoài giờ học các môn văn hóa trên lớp có mối quan hệ bổ sung, hỗ trợ cho hoạt động dạy học với sự tham gia của các lực lượng xã hội (theo chương trình, nội dung, kế hoạch). HĐTN được diễn ra trong suốt năm học để khép kín quá trình giáo dục, làm cho quá trình đó diễn ra ở mọi lúc, mọi nơi.

Tóm lại: Quản lí HĐTN là quá trình tác động của chủ thể quản lí (Hiệu trưởng và bộ máy giúp việc của hiệu trưởng) đến tập thể giáo viên và học sinh, được tiến hành ngoài giờ học các môn văn hóa ở trên lớp theo chương trình kế hoạch nhằm đạt mục tiêu giáo dục học sinh một cách toàn diện.

1.3. Hoạt động trải nghiệm ở trường THCS

1.3.1. Vị trí, vai trò của HĐTN đố i vớ i sự phá t triển nhân cá ch của hoc̣ sinh THCS

* Vị trí:

Hoạt động trải nghiệm là một bộ phận cấu thành trong hoạt động giáo dục, là một bộ phận quan trọng trong hoạt động giáo dục ở trường THCS. Là cầu nối tạo nên mối liên hệ giữa gia đình, nhà trường và xã hội.

Hoạt động trải nghiệm không chỉ là sự tiếp nối hoạt động dạy học mà còn tạo nên sự hài hòa, cân đối trong quá trình sư phạm tổng thể nhằm thực hiện mục tiêu giáo dục nói chung và cấp học nói riêng, được thể hiện qua sơ đồ sau:


Mục tiêu đào tạo

Quá trình đào tạo:

- Dạy học trên lớp

- HĐTN

- HĐLĐ - HN

Hiệu quả đào tạo

Sơ đồ 1.2. HĐTN trong quá trình giáo dục

Xem tất cả 142 trang.

Ngày đăng: 16/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí