Xác Định Nhu Cầu Vốn Lưu Động Của Doanh Nghiệp


nghiệp phải đi vay và do đó sẽ phải trả lãi. Điều này làm cho khả năng tài chính của doanh nghiệp bị ảnh hưởng, dẫn tới nguồn lợi nhuận giảm.

Ngược lại, vốn lưu động lớn hơn nhu cầu vốn lưu động cần có thì dẫn đến tình trạng thừa vốn, gây lãng phí vốn, không tận dụng được cơ hội kinh doanh khác, giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

Vấn đề đặt ra là phải xác định đúng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp để đảm bảo không bị thiếu vốn sản xuất hay thừa vốn dẫn đến tình trạng lãng phí, đảm bảo cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được diễn ra thường xuyên, liên tục. Nhà quản lý doanh nghiệp sẽ phải cân nhắc rất kỹ lưỡng các yếu tố thuộc về nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp để xác định chính xác nhất lượng vốn mà doanh nghiệp cần.

1.1.6 Xác định nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp

Vốn lưu động là số vốn cần thiết đảm bảo cho doanh nghiệp dự trữ các loại tài sản ngắn hạn nhằm đáp ứng mọi nhu cầu hoạt động cơ bản của doanh nghiệp. Cần phải xác định được nhu cầu vốn lưu động để có phương án SXKD hiệu quả, đảm bảo hoạt động SXKD được diễn ra liên tục.

1.1.6.1 Nhu cầu tài trợ vốn lưu động thường xuyên

Vốn lưu động thường xuyên là nguồn vốn có tính chất ổn định mà doanh nghiệp sử dụng để hình thành nên tài sản lưu động thường xuyên, cần thiết cho hoạt động SXKD thường nhật. Do có sự chênh lệch về mặt thời gian và giá trị các dòng tiền vào và ra của doanh nghiệp trong hoạt động thường nhật mà doanh nghiệp có thể dự toán trước được lượng vốn thiếu hụt để tìm nguồn bù đắp. Lượng vốn thiếu hụt này doanh nghiệp có thể huy động từ nguồn vốn chủ sở hữu, mua chịu của nhà cung cấp hoặc đi vay các tổ chức tín dụng phi ngân hàng, NHTM. Đối với hình thức vay của ngân hàng, doanh nghiệp thường được cho vay dưới hình thức vay ngắn hạn theo hạn mức tín dụng. Hạn mức tín dụng được tính toán trên cơ sở nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp và lượng vốn chủ sở hữu tham gia tài trợ cho vốn lưu động.

1.1.6.2 Nhu cầu tài trợ vốn lưu động thời vụ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 128 trang tài liệu này.

Vốn lưu động thời vụ là nguồn vốn có tính chất ngắn hạn mà doanh nghiệp có thể sử dụng để đáp ứng các nhu cầu có tính chất tạm thời, bất thường phát sinh trong quá trình SXKD của doanh nghiệp. Những khoản phát sinh bất thường nằm ngoài kế hoạch SXKD nên doanh nghiệp không có sự chuẩn bị, do đó doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn tài trợ cho hoạt động SXKD. Đứng trước nhu cầu tài trợ vốn lưu động thời vụ, doanh nghiệp thường đi vay mà không sử dụng vốn chủ sở hữu. Nguồn vốn này chủ yếu là vay ngắn hạn ngân hàng. Ngân hàng cho khách hàng vay dưới hình thức cho vay theo món, đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn lưu động thời vụ của doanh nghiệp.

7

Hoàn thiện công tác thẩm định cho vay bổ sung vốn lưu động đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – Chi nhánh Đông Anh - 3

1.2 Hoạt động cho vay bổ sung vốn lưu động của ngân hàng

1.2.1 Khái niệm cho vay bổ sung vốn lưu động

Cho vay là hoạt động đem lại nguồn thu lớn cho các ngân hàng, trong đó có cho vay bổ sung vốn lưu động. Theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010, “cho vay là hình thức cấp tín dụng, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng một khoản tiền để sử dụng vào mục đích xác định trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.” Như vậy, cho vay của NHTM có thể hiểu là quan hệ vay mượn giữa một bên là người cho vay (NHTM) với một bên là người vay (khách hàng vay) bằng cách chuyển giao tiền cho bên vay trong một thời gian nhất định với cam kết hoàn trả cả gốc và lãi khi đến hạn.

Dựa theo thời gian cho vay, cho vay của NHTM được chia thành cho vay ngắn hạn và cho vay trung và dài hạn. Cho vay bổ sung vốn lưu động là hình thức cho vay kinh doanh trong ngắn hạn, nhằm bổ sung lượng vốn lưu động thiếu hụt trong kỳ SXKD của doanh nghiệp. Đây là hoạt động quan trọng giúp doanh nghiệp đảm bảo duy trì hoạt động SXKD diễn ra thường xuyên, liên tục, từ đó quyết định sự tồn tại của doanh nghiệp. Để hoạt động cho vay bổ sung vốn lưu động của ngân hàng có hiệu quả thì điều quan trọng là phải hiểu được khái niệm cho vay bổ sung vốn lưu động. Dựa trên khái niệm về vốn lưu động, khái niệm cho vay của NHTM đã được làm rõ ở trên, ta có thể định nghĩa cho vay bổ sung vốn lưu động là:

Cho vay bổ sung vốn lưu động là hình thức cấp tín dụng ngắn hạn, theo đó bên cho vay giao hoặc cam kết giao cho khách hàng vay một khoản tiền nhằm bổ sung thêm vốn lưu động cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng trong một thời gian nhất định theo thỏa thuận với nguyên tắc có hoàn trả cả gốc và lãi.

1.2.2 Đối tượng cho vay bổ sung vốn lưu động

NHTM cho vay đáp ứng nhu cầu vay vốn hợp pháp theo quy định của pháp luật. Tất cả các doanh nghiệp khi có nhu cầu vay vốn hợp pháp đều có thể đến ngân hàng để thực hiện yêu cầu vay vốn phục vụ hoạt động SXKD của mình. Đối tượng khách hàng cho vay vốn của NHTM rất đa dạng. Luật các tổ chức tín dụng, Luật NHNN và các văn bản hiện hành không quy định cụ thể những nhu cầu vay vốn nào là hợp pháp. Tuy nhiên, tổ chức tín dụng có thể đáp ứng nhu cầu vay mượn của khách hàng trên cơ sở loại trừ những trường hợp mà pháp luật cấm hoặc không cho phép thực hiện. Những nhu cầu vay vốn mà tổ chức không được cho vay bao gồm:

- Mua sắm các tài sản và chi phí hình thành nên tài sản mà pháp luật cấm mua bán, chuyển nhượng, chuyển đổi.

- Thanh toán các khoản chi phí để thực hiện các giao dịch mà pháp luật cấm

- Đáp ứng các nhu cầu tài chính để giao dịch mà pháp luật cấm.

8


Cho vay BSVLĐ không nằm ngoài hoạt động kinh doanh của ngân hàng nên những quy định trong cho vay cũng là quy định khi cho vay BSVLĐ. Khách hàng đến ngân hàng vay vốn để BSVLĐ cũng cần phải đáp ứng được các yêu cầu vay vốn hợp pháp theo quy định của pháp luật và cũng phải đáp ứng được yêu cầu của ngân hàng.

1.2.3 Nguyên tắc cho vay bổ sung vốn lưu động

Để đảm bảo an toàn vốn, trong quá trình cho vay, các ngân hàng luôn phải tuân thủ các nguyên tắc chung khi cho vay, trong đó có cho vay BSVLĐ. Các nguyên tắc cụ thể gồm:

1.2.3.1 Sử dụng vốn vay đúng mục đích đã thỏa thuận trong hợp đồng cho vay

Khi khách hàng đến vay vốn ngân hàng thì khoản vay đó phải được xác định trước mục đích sử dụng. Do đó, các doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn phải trình bày với ngân hàng mục đích vay vốn, kế hoạch SXKD, các hợp đồng cung cấp và tiêu thụ sản phẩm, các tài liệu kế toán… Ngân hàng dựa trên bộ hồ sơ vay vốn của khách hàng mà đưa ra quyết định cho vay hay không. Sử dụng vốn vay đúng mục đích theo hồ sơ vay vốn tức là khách hàng đã giữ chữ tín với ngân hàng.

Bên cạnh đó, nguyên tắc sử dụng vốn vay đúng mục đích nhằm đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn và tăng khả năng thu hồi vốn sau này. Ngân hàng dựa trên kế hoạch SXKD, mục đích vay vốn mà khách hàng lập ra để tính toán, phân tích một số chỉ tiêu tài chính cơ bản, xét thấy có tính khả thi và hiệu quả mới xem xét cho vay nhằm giảm thiểu những rủi ro sau này cho ngân hàng, đảm bảo khả năng thu hồi nợ của ngân hàng và khả năng trả nợ của khách hàng. Không chỉ vậy, nguyên tắc này cũng là cơ sở để giám sát khoản vay, đảm bảo hiệu quả cho công tác kiểm soát sau cho vay, giúp ngân hàng thu hồi được đầy đủ cả nợ gốc và lãi.

1.2.3.2 Phải hoàn trả đúng hạn đầy đủ cả gốc và lãi

Hoàn trả là thuộc tính vốn có của cho vay, sự hoàn trả là mối quan tâm hàng đầu của các ngân hàng khi cho vay. Thu hồi nợ cả gốc và lãi đúng hạn là cơ sở để các NHTM tồn tại và phát triển.

Nguồn vốn cho vay của ngân hàng chủ yếu là nguồn vốn huy động, ngân hàng là người “đi vay để cho vay” nên phải đảm bảo hoàn trả đầy đủ và kịp thời cho người gửi khi họ có yêu cầu. Vì vậy, ngân hàng cần đòi hỏi doanh nghiệp đi vay phải hoàn trả cho ngân hàng đúng hạn. Nếu ngân hàng không thu hồi hoặc không thu hồi đúng hạn các khoản cho vay thì có khả năng dẫn đến mất khả năng thanh toán và phá sản.

Ngoài ra, ngân hàng cũng cần bù đắp các khoản chi phí trong hoạt động kinh doanh của mình như: trả lãi tiền gửi, chi phí ấn chỉ, trả lương cán bộ nhân viên, nộp thuế, trích lập các quỹ… Do đó, ngân hàng phải thu thêm khoản chênh lệch ngoài số vốn gốc cho vay.


9

Đây là nguyên tắc quan trọng trong hoạt động cho vay của ngân hàng, yêu cầu khách hàng phải tuân thủ tuyệt đối, đảm bảo an toàn, ổn định và phát triển của bản thân ngân hàng.

1.2.4 Điều kiện cho vay bổ sung vốn lưu động

Khi cho khách hàng vay, nghĩa là ngân hàng đang chấp nhận rủi ro để đánh đổi lợi nhuận trong tương lai. Khách hàng chỉ có thể vay vốn của ngân hàng khi họ đáp ứng đầy đủ tất cả các điều kiện vay vốn. Theo Quyết định số 1627/2001/QĐ – NHNN của Thống đốc NHNN về việc ban hành Quy chế cho vay của Tổ chức tín dụng với khách hàng được ban hành ngày 31/12/2001, ta có thể hiểu các điều kiện trong cho vay bổ sung vốn lưu động bao gồm:

Khách hàng phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật: Quan hệ vay mượn giữa ngân hàng với khách hàng là quan hệ được pháp luật bảo vệ. Vì vậy, nó phải được lập trên cơ sở quy định của luật pháp. Trong quan hệ vay mượn sẽ phát sinh sự chuyển giao và giao dịch về tiền, do đó cần sự xác nhận của các bên tham gia theo đúng quy định của pháp luật. Năng lực pháp luật dân sự là khả năng của pháp nhân hưởng quyền và nghĩa vụ theo luật định. Năng lực hành vi dân sự là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự. Người có năng lực hành vi dân sự là người đủ tuổi thành niên, có ý thức về hành vi của mình, chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình trước pháp luật. Người không có năng lực hành vi dân sự không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hành vi của mình. Trong thường hợp ngân hàng cho khách hàng vay vốn mà không có đầy đủ năng lực hành vi dân sự và năng lực pháp luật dân sự thì rủi ro sau này ngân hàng phải gánh chịu hoàn toàn. Do đó, các chủ thể tham gia quan hệ phải có năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự và chịu trách nhiệm dân sự theo quy định của pháp luật.

Mục đích sử dụng vốn vay hợp pháp: Vốn vay phải được sử dụng hợp pháp tức là không vi phạm pháp luật và mục đích sử dụng vốn vay phù hợp với đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế. Vì vậy, khi khách hàng sử dụng vốn bất hợp pháp thì các tài sản đó sẽ bị phong tỏa hoặc tịch thu, từ đó ảnh hưởng tới khả năng trả gốc và lãi cho ngân hàng. Ngoài ra, khi vốn vay sử dụng bất hợp pháp thì tư cách pháp lý của khách hàng có thể bị mất đi do đó ảnh hưởng tới quan hệ vay mượn hợp pháp giữa ngân hàng với khách hàng.

Có năng lực tài chính lành mạnh đảm bảo trả nợ trong thời hạn cam kết: Năng lực tài chính lành mạnh của khách hàng được hiểu là doanh nghiệp có đầy đủ năng lực về vốn, tài sản, đảm bảo duy trì hoạt động SXKD thường xuyên, liên tục. Khách hàng có năng lực tài chính lành mạnh tạo tiền đề cho sự phát triển cũng như đảm bảo khả năng trả nợ cho ngân hàng. Ngân hàng yêu cầu khách hàng phải có tình

10


hình tài chính lành mạnh để có thể trả nợ cho ngân hàng trong trường hợp phương án SXKD của khách hàng không khả thi, gặp rủi ro, hạn chế rủi ro cho ngân hàng. Khi khách hàng không có đủ khả năng trả nợ, ngân hàng sẽ phải gánh chịu tổn thất, ảnh hưởng tới uy tín và khả năng thanh toán của ngân hàng.

Khách hàng phải có phương án sản xuất, kinh doanh khả thi và có hiệu quả: Khách hàng phải có phương án khả thi và hiệu quả vì bản chất của NHTM là tổ chức kinh doanh trong đó việc cho vay phải đảm bảo các nguyên tắc sinh lời cơ bản. Do đó, phương án mà ngân hàng tài trợ vốn phải đảm bảo tính khả thi và hiệu quả. Trong hoạt động tín dụng của NHTM, nguồn thu từ phương án vay vốn được coi là nguồn thu “thứ nhất” đảm bảo an toàn vốn cũng như phát triển liên tục của khách hàng và ngân hàng.

Khách hàng phải thực hiện các quy định về bảo đảm tiền vay theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của NHNN Việt Nam: Biện pháp bảo đảm tiền vay là hệ thống các biện pháp ngân hàng đặt ra nhằm tạo cơ sở kinh tế và pháp lý để đảm bảo khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ nợ với ngân hàng. Các biện pháp bảo đảm tiền vay bao gồm: đảm bảo bằng cầm cố, thế chấp tài sản, bảo lãnh của bên thứ ba hoặc cho vay chỉ dựa trên uy tín của khách hàng vay vốn. Đặc biệt trong đó, biện pháp bảo đảm tiền vay bằng tài sản là nguồn thu nợ “thứ hai” của ngân hàng khi khách hàng không trả được khoản vay. Nếu ngân hàng dựa vào nguồn thu thứ nhất là từ hoạt động SXKD của khách hàng thì khi khách hàng gặp rủi ro, không trả được nợ, ngân hàng cũng sẽ gặp tổn thất, không có vốn trả cho người gửi khi họ có yêu cầu rút tiền, ảnh hưởng tới chất lượng và uy tín của ngân hàng.

1.2.5 Đặc điểm cho vay bổ sung vốn lưu động

Đối tượng vay vốn đa dạng: Đối tượng đến vay vốn là các doanh nghiệp, cá nhân có nhu cầu vay mượn và bổ sung vốn lưu động phục vụ hoạt động SXKD hợp pháp. Những đối tượng này được phân chia theo nhiều hình thức, nhiều tiêu chí khác nhau. Dựa theo quy mô hoạt động thì có doanh nghiệp lớn, vừa, nhỏ và siêu nhỏ. Dựa theo ngành nghề kinh doanh thì có nông nghiệp, công nghiệp, thương mại – dịch vụ, xây dựng, lâm nghiệp, ngư nghiệp… Căn cứ vào loại hình doanh nghiệp thì có doanh nghiệp Nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty cổ phần, công ty liên doanh, công ty trách nhiệm hữu hạn… Như vậy, có thể thấy được sự đa dạng trong thành phần khách hàng đến vay vốn ngân hàng, do đó nhu cầu vay vốn cũng rất đa dạng.

Quy mô khoản vay đa dạng: Mỗi khách hàng đến vay vốn lại có nhu cầu về lượng vốn vay khác nhau, tùy thuộc vào quy mô hoạt động của doanh nghiệp, nhu cầu vốn cần có của doanh nghiệp, khả năng tài chính của doanh nghiệp… Như vậy, các khoản cho vay của ngân hàng khá đa dạng, linh hoạt, phù hợp với từng đối tượng khách hàng vay vốn, đáp ứng tốt nhất nhu cầu vay mượn của khách hàng.

11

Thời gian cho vay ngắn hạn: Đặc điểm của vốn lưu động là tham gia vào một chu kỳ SXKD và thu hồi toàn bộ khi thu hồi tiền hàng nên vốn lưu động chỉ luân chuyển trong ngắn hạn, tối đa là 1 năm tài chính. Khi khách hàng thu hồi được tiền hàng thông qua doanh thu bán hàng thì khách hàng mới có nguồn trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng. Mà doanh thu bán hàng được thu hồi trong thời gian ngắn, nên thời gian cho vay BSVLĐ là ngắn hạn, tối đa là 12 tháng.

Mục đích sử dụng vốn khác nhau: Mỗi doanh nghiệp có tính chất hoạt động khác nhau nên vốn lưu động được sử dụng cho mục đích SXKD khác nhau. Tuy nhiên, những nhu cầu vay vốn đều phải đáp ứng yêu cầu chung là phù hợp với quy định của pháp luật, không bị pháp luật cấm dưới bất cứ hình thức nào.

Nguồn thu nợ từ chính phương án SXKD: Trong cho vay BSVLĐ, khách hàng sử dụng chính nguồn thu từ phương án SXKD để trả nợ cho ngân hàng. Doanh thu từ việc bán hàng của khách hàng chính là nguồn thu thứ nhất của ngân hàng. Như vậy, sau mỗi chu kỳ SXKD, sau khi đã thu hồi được tiền hàng, khách hàng mới trả nợ được cho ngân hàng. Ngân hàng chỉ có thể thu hồi được nợ khi khách hàng thu được tiền hàng.

Rủi ro thấp: Cho vay BSVLĐ có thời gian ngắn hơn các khoản cho vay khác nên rủi ro sẽ thấp hơn cho vay tiêu dùng và cho vay kinh doanh trong trung và dài hạn. Ngân hàng có thể ước tính rủi ro trong ngắn hạn một cách chính xác, thu hồi vốn về nhanh hơn, và kiểm soát việc sử dụng vốn của khách hàng tốt hơn.

Lãi suất cho vay thấp: Thời gian cho vay ngắn, rủi ro thấp nên lãi suất cho vay BSVLĐ cũng sẽ thấp hơn các khoản cho vay trung và dài hạn khác. Lãi suất cho vay do ngân hàng và khách hàng tự thỏa thuận và phù hợp với lãi suất yêu cầu của Nhà nước trong từng thời kỳ phát triển kinh tế.

Công tác thẩm định phức tạp: Mức độ phức tạp theo ngành nghề doanh nghiệp, quy mô hoạt động của doanh nghiệp đa dạng và mục đích sử dụng vốn vay của doanh nghiệp cũng khác nhau, chu kỳ SXKD của doanh nghiệp khác nhau… đòi hỏi một quy trình thẩm định chặt chẽ, hiệu quả, công tác thẩm định phức tạp, tỉ mỉ, CBTD phải có trình độ chuyên môn và sự nhạy bén, hiểu biết về các ngành nghề kinh doanh.

Phương thức cho vay linh hoạt: Xuất phát từ nhu cầu vốn lưu động thường xuyên và vốn lưu động thời vụ của doanh nghiệp, ngân hàng cung cấp hai phương thức cho vay là cho vay theo hạn mức tín dụng và cho vay theo món. Cho vay theo hạn mức tín dụng thường không có TSBĐ mà ngân hàng chỉ dựa trên dòng tiền vào từ hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Khách hàng vay vốn ngân hàng theo hạn mức tín dụng là những khách hàng có quan hệ thường xuyên với ngân hàng và có uy tín, do đó ngân hàng thường không yêu cầu TSBĐ. Cho vay theo món áp dụng cho khách hàng ít có uy tín, ít có giao dịch với ngân hàng. Cho vay theo món chỉ phát sinh khi khách hàng

12


có nhu cầu vốn lưu động xảy ra bất thường, không theo kế hoạch. Chính vì vậy, khi cho khách hàng vay theo món, ngân hàng yêu cầu có TSBĐ để giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng chặt chẽ.

1.2.6 Vai trò của cho vay bổ sung vốn lưu động

1.2.6.1 Đối với doanh nghiệp

Đáp ứng nhu cầu vốn lưu động thiếu hụt của doanh nghiệp: Vốn lưu động có vai trò quan trọng trong hoạt động SXKD của doanh nghiệp. Nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp thường lớn, nhưng khả năng đáp ứng của doanh nghiệp thì hạn chế. Doanh nghiệp có thể tự bù đắp sự thiếu hụt về vốn lưu động của mình bằng cách huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu. Nhưng để làm được việc này, doanh nghiệp phải đáp ứng những điều kiện khắt khe và quy định chặt chẽ của pháp luật, vậy nên không phải lúc nào cũng có thể sử dụng cách huy động vốn này. Mặt khác, việc huy động vốn thông qua hình thức này khó có thể đáp ứng kịp thời và nhanh chóng nhu cầu vốn lưu động của doanh nghiệp. Một cách khác là doanh nghiệp có thể thông qua việc chiếm dụng vốn tạm thời từ bạn hàng thông qua các chính sách trả chậm, mua chịu của đối tác. Tuy nhiên, thời gian chiếm dụng vốn thường ngắn và doanh nghiệp khó có thể áp dụng biện pháp này thường xuyên.

Vay vốn từ ngân hàng để đáp ứng nhu cầu thiếu hụt vốn lưu động là lựa chọn của các doanh nghiệp. Với giải pháp này, doanh nghiệp có thể tiếp cận nguồn vốn nhanh hơn, chi phí sử dụng vốn thấp hơn, tạo điều kiện phát triển, mở rộng hoạt động SXKD.

Tạo điều kiện cho doanh nghiệp nắm bắt các cơ hội kinh doanh: Ngân hàng đáp ứng nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp một cách kịp thời thông qua nghiệp vụ cho vay BSVLĐ, giúp doanh nghiệp chủ động trong công tác hoạch định và thực hiện kế hoạch SXKD của mình. Doanh nghiệp đã có chiến lược sử dụng vốn vào các mục đích kinh doanh khác nhau. Khi có cơ hội kinh doanh mới mà doanh nghiệp chưa huy động được vốn kịp thời từ các nguồn khác, doanh nghiệp có thể vay vốn tại ngân hàng trong thời gian ngắn nhất với số vốn tối đa có thể để kịp thời nắm bắt cơ hội kinh doanh, không bỏ lỡ cơ hội tăng giá trị và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Tăng tính cạnh tranh của doanh nghiệp: Nắm bắt được các cơ hội kinh doanh đem đến cho doanh nghiệp thị trường mới, nguồn thu mới, mở rộng lĩnh vực đầu tư, kinh doanh của doanh nghiệp, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp diễn ra ngày càng gay gắt, nếu doanh nghiệp không nắm bắt kịp thời các cơ hội kinh doanh thì sẽ gặp khó khăn trong việc đứng vững trên thị trường. Để đạt được yêu cầu đó thì doanh nghiệp phải chủ động trong nguồn vốn của mình, và công cụ vay vốn lưu động từ ngân hàng là biện pháp hiệu quả mà các doanh nghiệp đang hướng tới.

13

1.2.6.2 Đối với ngân hàng

Mở rộng quan hệ với khách hàng: Cho vay BSVLĐ có đặc điểm là thời gian cho vay ngắn, nên trong mỗi chu kỳ SXKD, khách hàng nếu có nhu cầu có thể xin vay vốn tại ngân hàng. Việc này tạo điều kiện cho ngân hàng tiếp xúc với khách hàng, nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp tốt hơn để mở rộng quan hệ vay mượn với khách hàng và các tổ chức. Đối tượng khách hàng đến vay vốn ngân hàng thuộc nhiều ngành nghề, kinh doanh trên nhiều lĩnh vực khác nhau, do đó ngân hàng có cơ hội tiếp xúc với nhiều doanh nghiệp hơn, mở rộng đối tượng kinh doanh của ngân hàng.

Mang lại nguồn thu lớn cho ngân hàng: Bất cứ doanh nghiệp hay ngân hàng nào khi tham gia vào thị trường đều cố gắng tìm kiếm những nguồn thu lớn hơn, mang lại lợi nhuận nhiều hơn. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường mở cửa, các doanh nghiệp cạnh tranh nhau gay gắt mà vốn lưu động là điều kiện tiên quyết để các doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động SXKD thì cho vay BSVLĐ là hoạt động kinh doanh đem lại nguồn thu lớn cho ngân hàng.

Phân tán rủi ro cho ngân hàng: Để tạo được sự khác biệt, thu hút khách hàng thì sản phẩm của ngân hàng phải luôn được đổi mới, tiến bộ hơn sản phẩm trước đó. Những nội dung và quy định trong cho vay BSVLĐ cần phải linh hoạt, phù hợp với thị trường và gắn với nhu cầu của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng, ngân hàng cũng thu được lợi nhuận cao hơn. Ngân hàng cũng có thể kết hợp với các hình thức khác để đa dạng hóa hoạt động cho vay, phân tán rủi ro cho các hoạt động kinh doanh ngân hàng.

1.2.6.3 Góp phần vào sự ổn định và phát triển của nền kinh tế

Thông qua hoạt động cho vay BSVLĐ, NHTM đã giúp cho quá trình SXKD của các doanh nghiệp được liên tục và ổn định, góp phần vào sự ổn định và phát triển của nền kinh tế. Vốn lưu động là điều kiện không thể thiếu của quá trình SXKD, nhu cầu về vốn lưu động trong doanh nghiệp thường xuyên và lớn. Khi không có đủ vốn lưu động thì hoạt động SXKD của doanh nghiệp bị ngưng trệ, ảnh hưởng tới chu kỳ sản xuất tiếp theo, dẫn tới kết quả kinh doanh không tốt, doanh nghiệp không có lãi, thậm chí thua lỗ, tình trạng thất nghiệp gia tăng, công nhân mất việc làm. Mức sống của người lao động bị giảm sút, dễ dẫn đến những tệ nạn xã hội. Ngân hàng cho vay BSVLĐ giúp doanh nghiệp có điều kiện nắm bắt được các cơ hội kinh doanh tốt hơn, tạo việc làm cho lao động, nâng mức sống của người lao động góp phần ổn định và phát triển của nền kinh tế.

1.2.7 Phân loại cho vay bổ sung vốn lưu động

1.2.7.1 Theo thời gian cho vay

Cho vay ngắn hạn: Cho vay bổ sung vốn lưu động là hình thức cho vay trong ngắn hạn của ngân hàng, nhằm mục đích cung ứng vốn ngắn hạn cho khách hàng để

14

Xem tất cả 128 trang.

Ngày đăng: 17/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí