2.3.4. Thực trạng về đánh giá hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông
Nhằm tìm hiểu về thực trạng kết quả các hình thức HĐTN đã triển khai tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong, tác giả đã khảo sát đánh giá của giáo viên về kết quả các hình thức HĐTN đã triển khai trong nhà trường, cụ thể như sau:
Bảng 2.7. Kết quả đánh giá của GV về hoạt động trải nghiệm cho học sinh khối 1 và khối 2 tại các trường Tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong
Tiêu chí | N | Mức đánh giá | ĐTB | Thứ bậc | |||||
Không hiệu quả | Ít hiệu quả | Bình thường | Hiệu quả | Rất hiệu quả | |||||
1 | Hoạt động câu lạc bộ | 90 | 0 | 0 | 16.67 | 33.33 | 50.00 | 4.33 | 2 |
2 | Tổ chức trò chơi | 90 | 2.22 | 8.89 | 22.22 | 48.89 | 17.78 | 3.71 | 4 |
3 | Tổ chức diễn đàn, giao lưu | 90 | 7.78 | 16.67 | 33.33 | 17.78 | 24.44 | 3.34 | 7 |
4 | Sân khấu tương tác | 90 | 4.44 | 15.56 | 33.33 | 31.11 | 15.56 | 3.38 | 6 |
5 | Tham quan, dã ngoại | 90 | 0 | 0 | 13.33 | 33.33 | 53.33 | 4.40 | 1 |
6 | Hội thi / cuộc thi | 90 | 5.56 | 7.78 | 22.22 | 37.78 | 26.67 | 3.72 | 3 |
7 | Nhân đạo | 90 | 2.22 | 8.89 | 22.22 | 48.89 | 17.78 | 3.71 | 4 |
ĐTB chung | 3.80 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Tiểu Học Khối 1 Và Khối 2
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quản Lý Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Tiểu Học Khối 1 Và Khối 2
- Thực Trạng Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Tiểu Học Khối 1 Và Khối 2 Ở Huyện Đăk Glong, Tỉnh Đăk Nông
- Thực Trạng Kiểm Tra Đánh Giá Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Tiểu Học Khối 1 Và Khối 2 Ở Huyện Đăk Glong, Tỉnh Đăk Nông
- Xây Dựng Kế Hoạch Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Khối 1, 2 Phù Hợp Với Đặc Điểm Tâm Lý Lứa Tuổi Học Sinh Và Điều Kiện Thực Tiễn Các
- Đa Dạng Hóa Các Loại Hình Hoạt Động Trải Nghiệm Cho Học Sinh Tiểu Học Khối 1 Và Khối 2 Ở Huyện Đăk Glong, Tỉnh Đăk Nông
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Kết quả bảng trên cho thấy:
- HĐTN bằng các hình thức như: Tham quan, dã ngoại (đạt 4.40 điểm, rất hiệu quả); Hoạt động câu lạc bộ (đạt 4.33 điểm, rất hiệu quả); Hội thi/cuộc thi (3.71 điểm,hiệu quả); tổ chức trò chơi (3.71 điểm, hiệu quả) đã cho kết quả tốt bởi vì: đối với hình thức này thì hầu như là tất cả các khối lớp cùng được tham gia, khi đi tham quan thực tế học sinh vừa được nghe, được nhìn vì thế kiến thức sẽ được các em khắc sâu và ghi nhận, tuy nhiên các thầy cô cũng cho biết để tổ chức cho học sinh tham gia HĐTN các bằng hình thức này là rất vất vả cho CBGV, nhà trường từ khâu chuẩn bị, GV phụ trách, kinh phí hoạt động, địa điểm tham quan, sự an toàn của các em... HĐTN với hình thức tổ chức các cuộc thi có tính tổng hợp, đạt điểm trung bình là 3.72 điểm, mức khá, cho thấy hình thức này thầy cô trả lời có hiệu quả. Qua phỏng vấn trực tiếp một số giáo viên bộ môn đã cho biết thêm ở hình thức giáo dục này nên được tổ chức thực hiện đầy đủ hơn và là một trong những hình thức tổ chức HĐTN thu hút được nhiều học sinh tham gia và có hiệu quả giáo dục cao.
- Các hình thức như sân khấu tương tác (đạt 3.38 điểm, đạt mức trung bình), tổ chức diễn đàn (đạt 3.34 điểm, đạt mức trung bình), hai hình thức này không hiệu quả vì: Với những hình thức này thì những em có học lực yếu, trung bình và những em nhút nhát sẽ tự ti không có hứng thú tham gia do đó hiệu quả giáo dục thu được là không cao. Bên cạnh đó, học sinh tiểu học còn chưa va chạm nhiều với môi trường công nghệ nên tổ chức HĐTN với hai hình thức này không mang lại hiệu quả tốt. Qua khảo sát cho biết một số GV trong các trường tiểu học còn chưa nhạy bén với những vấn đề giáo dục mới tiến bộ, còn rập khuôn theo lối mòn mà làm chậm các vấn đề, nhất là vấn đề khoa học công nghệ, nhân quyền giáo dục, chưa theo kịp yêu cầu giáo dục ngày càng cao của xã hội, ít nghiên cứu, ít tham khảo tài liệu. Việc tổ chức HĐTN còn mang nặng tính cảm tính, chưa phù hợp với tình hình phát triển tâm sinh lý học sinh hiện nay.
Từ quan điểm của CBGV về các hình thức HĐTN trên đây, chúng tôi nhận thấy việc tổ chức các hình thức HĐTN chưa có sự thống nhất, chỉ mang tính hình thức đối phó theo yêu cầu giáo dục chung của ngành, còn theo cảm tính của mỗi cá nhân, chưa đi vào chiều sâu nhằm mang lại hiệu quả cao trong giáo dục toàn diện cho học sinh. Vì thế, trong thời gian tới CBGV các nhà trường tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong cần đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức về vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức HĐTN cho học sinh trong các nhà trường được tốt hơn nữa.
2.4. Thực trạng quản lý hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông
2.4.1. Thực trạng lập kế hoạch tổ chức hoạt động trải cho nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông
Xây dựng kế hoạch công tác giáo dục, trong đó có HĐTN là việc làm quan trọng của người làm công tác quản lý tại mỗi nhà trường. Xây dựng kế hoạch HĐTN, cần phải căn cứ vào nhiệm vụ mỗi năm học, điều kiện thực hiện của nhà trường, vì đây là cơ sở để xây dựng kế hoạch HĐTN một cách khoa học và có chất lượng, hiệu quả. Trong thực tế việc xây dựng kế hoạch HĐTN cho học sinh tiểu học còn chưa được quan tâm đúng mức, tác giả tiến hành khảo sát bằng phiếu hỏi với 90 CBGV của các trường tiểu học huyện Đăk Glong điểm trung bình đạt 3.6 điểm, cho thấy hoạt động này khá thường xuyên, cụ thể như sau:
Bảng 2.8. Thực trạng việc xây dựng kế hoạch HĐTN của hiệu trưởng các trường tiểu học huyện Đăk Glong
Tiêu chí | N | Mức đánh giá | ĐTB | Thứ bậc | |||||
Không thường xuyên | Ít thường xuyên | Bình thường | Thường xuyên | Rất thường xuyên | |||||
1 | Xây dựng kế hoạch HĐTN chung cho toàn trường | 120 | 2.50 | 10.00 | 33.33 | 33.33 | 20.83 | 3.60 | 3 |
2 | Xây dựng kế hoạch HĐTN cho từng khối lớp | 120 | 2.50 | 6.67 | 15.83 | 45.00 | 30.00 | 3.93 | 1 |
3 | Xây dựng kế hoạch HĐTN gắn với nội dung học tập các môn văn hóa ngoài giờ lên lớp | 120 | 7.50 | 15.00 | 31.67 | 27.50 | 18.33 | 3.34 | 5 |
4 | Xây dựng kế hoạch gắn với rèn luyện đạo đức, lối sống | 120 | 4.17 | 11.67 | 25.00 | 33.33 | 25.83 | 3.65 | 2 |
5 | Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng đơn vị lớp | 5.00 | 10.83 | 33.33 | 35.00 | 15.83 | 3.46 | 4 | |
ĐTB chung | 3.60 |
Kết quả chi tiết như sau:
- Tiêu chí “Xây dựng kế hoạch HĐTN cho từng khối lớp” đạt 3.93 điểm, xếp thứ nhất, 30% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 45,00% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 15,83% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 6,67% ý kiến đánh giá là “ít thường xuyên” và có 2,5% ý kiến đánh giá là “không thường xuyên”. Qua kết quả cho thấy công tác xây dựng kế hoạch chung HĐTN và cho từng khối lớp được nhà quản lý quan tâm thực hiện. CBQL đều cho ý kiến đây là công tác thực hiện thường xuyên, đôn đốc cả GV và HS hàng năm, có kế hoạch triển khai phù hợp từng khối.
- Tiêu chí “Xây dựng kế hoạch gắn với rèn luyện đạo đức, lối sống” đạt 3.65 điểm, có 25,83% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 33,33% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 25,00% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 11,67% ý kiến đánh giá là “ít thường xuyên” và có 4,17% ý kiến đánh giá là “không thường xuyên”. Các thầy cô tổ trưởng chuyên môn, TPT Đội, Bí thư Đoàn TN họ khẳng định rằng: họ là những người trực tiếp lập kế hoạch, báo cáo với lãnh đạo nhà trường bởi tổ nhóm chuyên môn không chỉ hiểu về thái độ của học sinh với môn học mình phụ trách mà
còn thấy được tính cần thiết, tầm quan trọng của việc tổ chức HĐTN do vậy mà xây dựng kế hoạch gắn với rèn đạo đức, lối sống cho học sinh tiểu học.
- Tiêu chí “Xây dựng kế hoạch HĐTN chung cho toàn trường” đạt 3.60 điểm, có 20,83% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 33,33% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 33,33% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 10% ý kiến đánh giá là “ít thường xuyên” và có 2,5% ý kiến đánh giá là “không thường xuyên”. Thực sự công tác lập kế hoạch HĐTN chưa làm triệt để. Qua tìm hiểu, kế hoạch HĐTN của trường không được xây dựng từ đầu năm học bởi vì chưa có sự chỉ đạo cụ thể về hoạt động một cách thường xuyên liên tục mà chỉ theo từng đợt hoạt động kèm theo chuyên đề hoặc những khi có đoàn kiểm tra của phòng, sở. Thậm chí kế hoạch chỉ là hình thức, vì vậy rất khó khăn cho việc triển khai các hoạt động, hiệu quả của HĐTN không cao.
- Tiêu chí “Hướng dẫn giáo viên xây dựng kế hoạch hoạt động cho từng đơn vị lớp” đạt 3.46 điểm, có 15,83% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 35,00% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 33,33% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 10,83% ý kiến đánh giá là “ít thường xuyên” và có 5% ý kiến đánh giá là “không thường xuyên”. Từ việc biên soạn kế hoạch của giáo viên phụ trách lớp và môn học, nhà quản lý nắm được thời gian và các điều kiện khác cần cho việc tổ chức, cân nhắc tính khả thi và những ưu tiên cần thiết cho các HĐTN. Từ đó nhà quản lý ấn định thời gian và duyệt chi kinh phí, điều kiện tổ chức. Họ cũng khẳng định rằng: nếu kế hoạch HĐTN được xây dựng từ đầu năm, gồm kế hoạch năm, kế hoạch tháng và từng tuần. Công tác này các trường tiểu học còn chưa thực sự làm thường xuyên.
- Tiêu chí “Xây dựng kế hoạch HĐTN gắn với nội dung học tập các môn văn hóa ngoài giờ lên lớp” đạt 3.34 điểm, có 18,33% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 27,50% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 31,67% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 15% ý kiến đánh giá là “ít thường xuyên” và có 7,5% ý kiến đánh giá là “không thường xuyên”. Khi xây dựng kế hoạch người phụ trách cần thông qua thành viên các tổ nhóm chuyên môn, các giáo viên cùng thực hiện HĐTN liên môn cho học sinh để mọi người được biết, cho ý kiến đánh giá tính khả thi và những điều kiện cần để tổ chức. Tất cả kế hoạch HĐTN của tổ, nhóm, liên môn phải được ghi trong nghị quyết và báo cáo với lãnh đạo nhà trường để phê duyệt, thông
qua hội nghị công nhân viên chức và được niêm yết công khai. Khi kế hoạch đã được phê duyệt, bộ phận được giao công việc đều yên tâm thực hiện. Kết quả mang lại rất khả quan: không chỉ người giáo viên chủ động về mọi mặt mà ngay cả với học sinh, các em cũng thuận lợi trong việc dành thời gian cho hoạt động này, các em được chuẩn bị tâm thế từ trước. Công tác này chưa được các trường thực hiện thường xuyên.
Như vậy, công tác lập kế hoạch HĐTN cho học sinh tiểu học đã thực hiện ngay từ đầu năm học; các tổ, nhóm chuyên môn đã phải trao đổi, thống nhất trong tổ, nhóm để lựa chọn các HĐTN trong một năm học do tổ, nhóm hoặc liên môn thực hiện và báo cáo về ban giám hiệu nhà trường để xây dựng kế hoạch năm học. Tuy nhiên, khâu lập kế hoạch này còn mang nặng tính hình thức, năm sau theo năm trước mà chưa có sự đột phá, cải cách trong thay đổi các chương trình, nội dung, tính mới cho HĐTN.
2.4.2. Thực trạng tổ chức thực hiện hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông
Để tìm hiểu thực trạng công tác tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN cho học sinh của hiệu trưởng đã triển khai, chúng tôi tiến hành khảo sát, trao đổi với CBQL, GV nhà trường, kết quả thu được như sau:
Bảng 2.9. Thực trạng việc tổ chức thực hiện kế hoạch HĐTN cho học sinh khối 1 và khối 2 tại các trường tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong
Tiêu chí | N | Mức đánh giá | ĐTB | Thứ bậc | |||||
Không hiệu quả | Ít hiệu quả | Bình thường | Hiệu quả | Rất Hiệu quả | |||||
1 | Phân công cụ thể công việc cho từng tổ, nhóm, cá nhân CBGV | 120 | 6.67 | 13.33 | 35.83 | 31.17 | 13.33 | 3.32 | 5 |
2 | Tạo điều kiện thuận lợi để CBGV thực hiện nhiệm vụ | 120 | 2.50 | 6.67 | 22.50 | 58.33 | 10.00 | 3.67 | 2 |
3 | Có cơ chế phối hợp cụ thể giữa GV và các lực lượng khác | 120 | 7.50 | 14.17 | 50.00 | 17.50 | 10.83 | 3.10 | 7 |
4 | Chuẩn bị mọi nguồn lực để thực hiện | 120 | 4.17 | 11.67 | 39.17 | 32.50 | 12.50 | 3.38 | 4 |
5 | Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về | 120 | 8.33 | 12.50 | 42.50 | 26.67 | 10.00 | 3.18 | 6 |
HĐTN | |||||||||
6 | Thường xuyên giám sát, đôn đốc, nhắc nhở | 120 | 5.00 | 6.67 | 21.67 | 47.50 | 19.17 | 3.69 | 1 |
7 | Khen thưởng, xử lý kịp thời, công bằng, chính xác | 120 | 5.83 | 10.83 | 26.67 | 35.00 | 21.67 | 3.56 | 3 |
ĐTB chung | 3.41 |
Kết quả chi tiết như sau:
- Tiêu chí “Thường xuyên giám sát, đôn đốc, nhắc nhở” đạt 3.69 điểm, xếp thứ nhất, 19,17% ý kiến đánh giá là “rất hiệu quả”, 47,50% ý kiến đánh giá là “hiệu quả”, 21,67% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 6,67% ý kiến đánh giá là “ít hiệu quả” và có 5% ý kiến đánh giá là “không hiệu quả”. Hiệu trưởng và các CBQL thường xuyên yêu cầu báo cáo định kỳ, đột xuất về công tác thực hiện HĐTN của trường như số lượt, số học sinh tham gia, tỷ lệ phản hồi,... từ đó có biện pháp nhắc nhở thực hiện nghiêm túc.
- Tiêu chí “Tạo điều kiện thuận lợi để CBGV thực hiện nhiệm vụ” đạt 3.67 điểm, 10% ý kiến đánh giá là “rất hiệu quả”, 58,33% ý kiến đánh giá là “hiệu quả”, 22,50% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 6,67% ý kiến đánh giá là “ít hiệu quả” và có 2,5% ý kiến đánh giá là “không hiệu quả”. Hiệu trưởng và CBQL tạo điều kiện về thời gian, địa điểm, kinh phí bồi dưỡng cán bộ giáo viên thực hiện nhiệm vụ HĐTN cho học sinh.
- Tiêu chí “Khen thưởng, xử lý kịp thời, công bằng, chính xác” đạt 3.56 điểm, 21,67% ý kiến đánh giá là “rất hiệu quả”, 35,00% ý kiến đánh giá là “thường xuyên”, 26,67% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 10,83% ý kiến đánh giá là “ít hiệu quả” và có 5,83% ý kiến đánh giá là “không hiệu quả Hàng năm, hiệu trưởng có thực hiện đánh giá khen thưởng các cán bộ giáo viên trong thực hiện HĐTN tại trường, nhà trường đưa ra chỉ tiêu thực hiện nhiệm vụ qua quy chế hoạt động nội bộ của trường, từ đó kích thích, động viên, khen thưởng kịp thời nhằm khuyến khích các giáo viên khác tham gia vào HĐTN, vì mục tiêu phát triển toàn diện cho học sinh tiểu học.
- Tiêu chí “Chuẩn bị mọi nguồn lực để thực hiện” đạt 3.38 điểm, 12,5% ý kiến đánh giá là “rất thường xuyên”, 32,50% ý kiến đánh giá là “hiệu quả”, 39,17% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 11,67% ý kiến đánh giá là “ít hiệu quả” và có 4,17% ý kiến đánh giá là “không hiệu quả”. Hiệu trưởng và CBQL chuẩn bị thời
gian, kinh phí, giáo viên, cơ sở vật chất, nguồn lực huy động các tổ chức tài trợ từ cá nhân, tổ chức xã hội để phát triển HĐTN trong toàn bộ chương trình hàng năm của trường. Tuy nhiên các nhà tài trợ của các cá nhân, tổ chức còn chưa nhiều, chủ yếu nguồn đóng góp của cha mẹ phụ huynh thực hiện HĐTN nên nguồn lực để thực hiện còn chưa lớn, chưa tạo ra sự quan tâm của các nhà tài trợ trên địa bàn.
- Tiêu chí “Phân công cụ thể công việc cho từng tổ, nhóm, cá nhân CBGV” đạt 3.29 điểm, 13,33% ý kiến đánh giá là “rất hiệu quả”, 31,17% ý kiến đánh giá là “hiệu quả”, 35,83% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 13,33% ý kiến đánh giá là “ít hiệu quả” và có 6,67% ý kiến đánh giá là “không hiệu quả”. Trên thực tế khi thực hiện nhiệm vụ này, các tổ, nhóm, cá nhân mới chỉ thực hiện ở khâu đó là vai trò trong môn học mình phụ trách môn học, theo lớp, chưa trở thành phong trào mạnh mẽ cho các GV trong các tổ, bộ môn khác cùng tham gia. GV đều đánh giá khi phỏng vấn: thực hiện đều có sự phân công nhiệm vụ cho GV trong tổ, nhóm thực hiện và ghi nhật ký hoạt động của từng nhóm, tổ để báo cáo cho CBQL.
- Tiêu chí “Bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về HĐTN” đạt 3.18 điểm, 10% ý kiến đánh giá là “rất hiệu quả”, 26,67% ý kiến đánh giá là “hiệu quả”, 42,50% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 12,5% ý kiến đánh giá là “ít hiệu quả” và có 8,33% ý kiến đánh giá là “không hiệu quả”. Hiện nay Hiệu trưởng và CBQL các trường tiểu học chưa có sự quan tâm triệt để, các giáo viên chủ yếu tham khảo các chương trình HĐTN giữa các trường để học tập kinh nghiệm thực hiện, một số giáo viên truy cập mạng internet để tìm kiếm bắt chước các trường khác và vận dụng cho trường mình, nên chất lượng HĐTN chưa hiệu quả, cơ chế chính sách cho bồi dưỡng giáo viên chưa có.
- Tiêu chí “Có cơ chế phối hợp cụ thể giữa GV và các lực lượng khác” đạt
3.10 điểm, 10,83% ý kiến đánh giá là “rất hiệu quả”, 17,50% ý kiến đánh giá là “hiệu quả”, 50,00% ý kiến đánh giá là “bình thường”, 14,17% ý kiến đánh giá là “ít hiệu quả” và có 7,5% ý kiến đánh giá là “không hiệu quả”. Điều này cho thấy Hiệu trường chưa xây dựng cơ chế phối hợp giữa giáo viên và các nhà tài trợ, phụ huynh, tổ chức giáo dục trong và ngoài nước, tổ chức giáo dục trên địa bàn... trong thực hiện chương trình HĐTN.
Như vậy, tất cả các nội dung công việc trong kế hoạch HĐTN của hiệu trưởng và CBQL đều được tổ chức thực hiện nhưng thực hiện chỉ ở mức trung bình, chưa thực hiện thường xuyên, nhất là phân công cụ thể công việc cho từng tổ, nhóm, cá nhân CBGV, công tác bồi dưỡng giáo viên về HĐTN; Có cơ chế phối hợp cụ thể giữa GV và các lực lượng khác. Vì vậy trong thời gian tới hiệu trưởng nhà trường cần có những biện pháp hữu hiệu, kế hoạch quản lý tổ chức thực hiện HĐTN chi tiết cụ thể hơn nữa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện nói chung và HĐTN nói riêng trong các nhà trường.
2.4.3. Thực trạng chỉ đạo triển khai các hoạt động trải nghiệm cho học sinh Tiểu học khối 1 và khối 2 ở huyện Đăk Glong, tỉnh Đăk Nông
Để HĐTN của học sinh đạt hiệu quả cao, việc tập huấn chuyên môn cho đội ngũ giáo viên về lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ, chuẩn bị cơ sở vật chất, kinh phí, xây dựng chương trình, tổ chức thực hiện,... là hết sức quan trọng trong trường tiểu học trên địa bàn. Kết quả đánh giá về thực trạng chỉ đạo triển khai các hoạt động trải nghiệm cho học sinh ở trường tiểu học trên địa bàn huyện Đăk Glong là
3.63 điểm, ở mức thường xuyên.
Bảng 2.10. Thực trạng chỉ đạo tổ chức HĐTN cho học sinh tiểu học khối 1 và khối 2 trên địa bàn huyện Đăk Glong
Tiêu chí | N | Mức đánh giá | ĐTB | Thứ bậc | |||||
Không hiệu quả | Ít hiệu quả | Bình thường | Hiệu quả | Rất Hiệu quả | |||||
1 | Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN theo chủ đề môn học | 120 | 3.33 | 8.33 | 29.17 | 37.50 | 21.67 | 3.66 | 5 |
2 | Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN theo chủ đề liên môn | 120 | 2.50 | 6.67 | 23.33 | 53.33 | 30.00 | 3.93 | 1 |
3 | Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN theo chủ đề tích hợp các nội dung giáo dục | 120 | 4.17 | 6.67 | 26.67 | 40.83 | 30.00 | 3.86 | 2 |
4 | Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN theo chủ đề giáo dục đạo đức, lối sống | 120 | 4.17 | 11.67 | 25.83 | 32.50 | 25.83 | 3.64 | 6 |
5 | Chỉ đạo thực hiện nội dung HĐTN theo chủ đề rèn luyện KNS | 120 | 5.00 | 10.83 | 31.67 | 36.67 | 15.83 | 3.46 | 11 |